Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 31

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :

· Đọc trơn cả bài(HSY đánh vần khi cần). Đọc đúng các từ ngữ: Ngưỡng cửa, nơi ny, cũng quen, dắt vòng, đi men.Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ(HSY phân tích, đánh vần tiếng khó đọc)

· Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên rồi lớn lên đi xa hơn nữa.(KG)

· Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)

II. CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Ổn định.

2.Kiểm tra:Người bạn tốt.

-Ai đã giúp bạn Hà khi bạn bị gãy bút chì? (Y)

-Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo? (Y)

-Thế nào là người bạn tốt? (K-G) .

 

doc 24 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùo viên thu vở, chấm 1 số bài.
-Giáo dục học sinh rèn chữ, giữ vở.
-Gồm 1 nét cong kín và một nét móc hai đầu viết nghiêng xuống.
- Học sinh viết bảng con. 
- Bạn nhận xét.
- Học sinh tô chữ Q vào bảng con.
-Học sinh viết bảng con : ăt , ăc , màu sắc , dìu dắt .
- Học sinh tô chữ R vào bảng con.
-Học sinh viết bảng con : ươc , ươt , dòng nước , xanh mướt .
-Học sinh viết vở tập viết .
4. Củng cố: Tập viết chữ hoa : Q , R .
5.Dặn dò :- Chuẩn bị: Tô chữ S , T hoa.
 Chính Tả Tiết 13
NGƯỠNG CỬA
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
Nhìn bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài: Ngưỡng cửa 20 chữ trong khoảng 8_10 phút(HSY không tính thời gian)
Điền đúng vần ăc, âc; chữ g, gh vào chỗ trống.(TB_KG)
Bài tập 2,3(SGK)
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn thơ, bài tập.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra :Mèo con đi học 
-Giáo viên gọi học sinh làm bài điền r hay d hay gi: cành hoa  ung  inh. Để ành
- Chấm bài của các học sinh chép lại.
3.Bài mới : Ngưỡng cửa 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn tập chép ù (Y)
- Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc thầm.
- Giáo viên yêu cầu tìm tiếng khó.
- Học sinh lên bảng viết từ.
- Giáo viên cho chép đoạn thơ.
- Giáo viên đọc lại thong thả, đánh vần tiếng khó.
- Giáo viên chấm 1 số vở.
 Giải lao
*Hoạt động 2: Làm bài tập (YG)
-Bài 2: Điền ăt hay ăc (TB)
- Giáo viên treo tranh và hỏi.
Hai người đàn ông đang làm gì?
Em bé đang làm gì?
- Giáo viên cho học sinh lên bảng điền.
-Bài 3: Điền g hay gh (Y.)
- Giáo viên cho đọc yêu cầu 3.
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Giáo viên cho 2 em lên điền.
- Giáo viên sửa bài, nhận xét.
*Hoạt động 3:Dạy qui tắc chính tả.
Đứng trước e, ê, I ta điền bằng con chữ g nào?
Các âm còn lại viết với g nào?
- Giáo viên nhận xét và cho học sinh nhắc lại.
-Giáo dục : Viết đúng chính tả .
- Học sinh đọc.
- 3 – 5 Học sinh đọc cá nhân.
- Học sinh tìm.
- Cả lớp viết bảng con.
- Học sinh viết tập.
- Học sinh soát lỗi và sửa ra lề.
- Học sinh nêu yêu cầu bài.
- Học sinh trả lời
- Cả lớp làm vào VBT.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nhận xét.
-gh đi với e, ê , I , y .
-Các âm còn lại đi với g .
4. Củng cố:
- Khen các em viết đẹp, có tiến bộ.
- Về nhà nhớ học các qui tắc viết chính tả.
5. Dặn dò : - Chuẩn bị bài Kể cho bé nghe.
 - Nhận xét tiết học.
.
 Toán Tiết 122
ĐỒNG HỒ – THỜI GIAN
I.MỤC TIÊU:
Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có biểu tượng ban đầu về thời gian.
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Mô hình đồng hồ .
 -Học sinh:Mô hình đồøng hồ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra :Luyện tập
Đặt tính rồi tính :
 35 + 43 59 – 47 81 + 10
 77 + 21 95 – 34 
3.Bài mới :Đồng hồ . Thời gian
 *Hoạt động 1:Hướng dẫn xem đồng hồ (YG)
- Giáo viên cho học sinh xem đồng hồ để bàn và hỏi: Đồng hồ có những gì?
- Giáo viên giới thiệu mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài và các số từ 1 đến 12.
- Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn.
- Giáo viên giới thiệu: Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ đúng số nào thì lúc đó là giờ đúng.
- Giáo viên cho học sinh xem 9 giờ đúng.
 Giải lao
 *Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành (Y)
- Giáo viên hỏi học sinh tương tự với các tranh vẽ ở sách.
- Giáo viên hỏi thêm: Vào buổi tối, em thường làm gì?
 *Hoạt động 3: Trò chơi (TB)
- Thi đua tìm xem đồng hồ nhanh, đúng. Giáo viên quay kim chỉ mấy giờ đúng và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Giáo viên nhanä xét, tuyên dương.
-Giáo dục học sinh biết quý trọng thời gian.
- Học sinh nêu : Đồng hồ có các kim số từ 1 à 12.
- Giáo viên cho học sinh thực hành xem đồng hồ.
- Học sinh nói giờ đúng 9 giờ, 11 giờ.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh thi nói nhanh giờ đúng.
 4.Củng cố : Giáo viên quay kim để học sinh xem giờ đúng trên mặt đồng hồ .
5.Dặn dò :-Tập xem đồng hồ ở nhà .
 Đạo Đức Tiết 31
	 BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với đời sống của con người.(TB_KG)
Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.(TB_Y)
Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.(TB_KG)
Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm, và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.(KG)
_GDBVMT: Ý thức bảo vệ và chăm sóc cây ; không bẻ cành , phá cây , không hái hoa nơi công cộng .
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: VBT đạo đức, bài hát.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra : Tiết 1
- Cây và hoa có ích lợi gì?
- Em cần phải làm gì để chăm sóc cây?
- Em có thích đi chơi công viên không? Vì sao?
3.Bài mới : Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 2)
*Hoạt động 1: Làm BT3 (YG)
- Giáo viên giải thích bài tập 3.
- Giáo viên mời một số học sinh trình bày.
- Giáo viên kết luận: Những hình ảnh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4.
 *Hoạt động 2: Đóng vai (TB)
- Giáo viên chia nhóm.
- Giáo viên cho học sinh đóng vai.
- Giáo viên kết luận: Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.
 *Hoạt động 3: Tổ chức kế hoạch
- Giáo viên cho từng tổ thảo luận.
Chăm sóc cây và hoa ở đâu?
Vào thời gian nào? Tại sao?
Bằng những việc làm cụ thể nào?
Ai phụ trách từng việc?
- Giáo viên kết luận: Ngôi trường trong lành giúp các em khỏe mạnh và phát triển. Các em cần có các hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa.
-GDBVMT: Ý thức bảo vệ và chăm sóc cây ; không bẻ cành , phá cây , không hái hoa nơi công cộng .
- Học sinh làm bài tập.
- Học sinh trình bày, bạn bổ sung, nhận xét.
- Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận, đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai theo tình huống ở SGK , cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên cho từng tổ tổ chức kế hoạch.
- Cả lớp trao đổi.
-Học sinh trình bày ý kiến .
4. Củng cố:
- Đọc đoạn thơ cuối bài.
- Hát bài: Ra vườn hoa.
5.Dặn dò : -Xem lại các bài Đạo đức đã học .
 Thứ tư ngày 14 tháng 04 năm 2010
 Tập Đọc Tiết 39-40
KỂ CHO BÉ NGHE
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
Đọc trơn cả bài(HSY đánh vần khi cần). Đọc đúng các từ ngữ: Aàm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm...Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ(HSY phân tích, đánh vần tiếng khó đọc)
Hiểu nội dung bài: Đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng.(KG)
Trả lời được câu hỏi 2 (SGK)
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra : Ngưỡng cửa 
-Em bé qua ngưỡng cửa để đi đến những đâu?
-Hằng ngày, qua ngưỡng cửa nhà mình em đi những đâu?
3.Bài mới : Kể cho bé nghe
*Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc : (Y)
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Luyện các tiếng, từ ngữ .
- Giáo viên ghi từ lên bảng.
- Luyện đọc câu:
- Giáo viên cho mỗi học sinh đọc 2 câu trọn vẹn 1 ý.
- Luyện đọc cả bài:
 *Hoạt động 2:Ôn lại các vần ước, ươt (KG)
- Giáo viên cho học sinh thi đua tìm tiếng trong bài có vần ước 
- Giáo viên cho thi tìm tiếng ngoài bài có vần ước, ươt.
- Giáo viên ghi các từ.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
_ Hát chuyển tiết 2:
Học sinh chú ý theo dõi .
-Học sinh đọc : ầm ĩ , chó vện , chăng dây điện , quay tròn , quạt hòm , con trâu sắt , 
- Phân tích tiếng khó.
- 10 – 15 Học sinh đọc.
- 3 Học sinh đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc ĐT.
-Học sinh tìm tiếng : nước .
- Học sinh tìm tiếng : ươc mơ , tha thướt ,
Tiết 2
1 
*Hoạt động 1:Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc (Y)
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc toàn bài và trả lời: 
Con hiểu con trâu sắt trong bài là gì?
- Giáo viên giải nghĩa từ con trâu sắt.
- Giáo viên cho học sinh đọc.
- Giáo viên chia lớp thành 2 bên.
 *Hoạt động 2 :Thực hành, luyện nói (YG)
- Giáo viên treo tranh vẽ con vật trong bài. 
-GDBVMT :Ý thức bảo vệ các loài vật có ích .
-Học sinh chú ý lắng nghe .
- 3 Học sinh đọc và trả lời.
- 2 Học sinh đọc.
- 1 Học sinh đọc câu lẻ.
- 1 Học sinh đọc câu chẵn.
- 1 Bên đặt câu hỏi 1 bên nói tên đồ vật, con vật.
- Từng cặp học sinh nói về bức tranh.
4. Củng cố: 
- Đọc lại toàn bài.
- Con vật em thích nhất? Vì sao? 
5.Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Hai chị em.
..
 Toán Tiết 123
	 	 THỰC HÀNH
MỤC TIÊU:
Biết đọc giờ đúng(HSY), vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày.(TB...)
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Mô hình mặt đồng hồ .
-Học sinh : Mô hình đồng hồ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra : Đồng hồ . Thời gian .
- Giáo viên đưa mô hình đồng hồ có chỉ giờ đúng và hỏi:
.Đồng hồ chỉ mấy giờ?
.Lúc 7 giờ tối con làm gì?
3.Bài mới : Thực hành .
Bài 1: Đây là bài toán xem giờ đúng.
- Giáo viên yêu cầu đọc số giờ ứng với từng mặt đồng hồ và hỏi: Lúc 10 giờ kim ngắn chỉ số mấy, kim dài chỉ mấy giờ?
Bài 2: Đây là bài toán vẽ kim đồng hồ theo giờ đã cho trước.
- Lưu ý: Kim ngắn ngắn hơn kim dài và vẽ đúng vị trí kim ngắn.
 Giải lao .
Bài 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng.
Bài 4: Hướng dẫn học sinh làm tương tự như bài 2. Học sinh phải đoán được các vị trí hợp của kim ngắn.
-Giáo dục học sinh biết quý trọng thời gian.
- Học sinh trả lời : : Lúc 10 giờ kim ngắn chỉ số10, kim dài chỉ số 12 .
- Học sinh xem tranh và làm theo mẫu.
- Cho chữa bài.
- Học sinh nêu. 
- Học sinh tự làm bài và sửa bài.
- Học sinh nối chú ý các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối.
4 . Củng cố : Học sinh thực hành xem giờ đúng trên mặt đồng hồ .
5.Dặn dò : - Chuẩn bị: Luyện tập.
 - Nhận xét tiết học.
Thứ năm , ngày 15 tháng 4 năm 2010
 Chính Tả Tiết 14
	 KỂ CHO BÉ NGHE
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Nghe_ Viết chình xác 8 dòng đầu bài thơ Kể cho bé nghe trong khoảng 10_15 phút.
Điền đúng vần ươc, ươt; chữ ng, ngh vào chỗ trống.(TB_KG)
Bài tập 2,3(SGK)
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ đã chép sẵn 8 dòng thơ đầu của bài. Bảng con, tranh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra : Ngưỡng cửa
- Giáo viên gọi một số học sinh lên viết từ ngữ viết sai.
- Viết từ ngữ: buổi đầu tiên, con đường.
3.Bài mới : Kể cho cho bé nghe
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe, viết chính tả (YG)
-Giáo viên đọc bài trên bảng .
- Tìm tiếng khó.
- Giáo viên đọc chính tả.
- Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi, đọc thong thả, dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần.
- Giáo viên chấm 1 số vở ,nhận xét.
 Giải lao .
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. (YG)
Bài tập 1: Điền vần ước hay ươt.
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài.
Bài tập 2: Điền ng hay ngh.
- Giáo viên cho quan sát tranh trong SGK.
-Giáo dục : Viết đúng chính tả .
-Học sinh chú ý lắng nghe .
- Học sinh đọc bài CN – 3 – 5 em.
- Học sinh Tìm tiếng khó.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lỗi và đánh vần lại tiếng khó.
- Học sinh đọc và quan sát tranh trong SGK.
- Học sinh làm miệng.
- 2 Học sinh lên bảng điền từ, cả lớp làm vở.
- Học sinh xem tranh và nói nội dung.
- Học sinh lên bảng điền, dưới lớp làm vở.
4. Củng cố: Viết lại các chữ mà các em thường viết sai .
5. Dặn dò : - Chuẩn bị bài: Hồ gươm.
 - Nhận xét tiết học.
.
 Kể Chuyện Tiết 7
DÊ CON NGHE LỜI MẸ
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.(TB_Y)
Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi.
HSKG: Kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh
-Giáo dục :Chúng ta phải biết nghe lời người lớn.
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Tranh minh họa câu chuyện trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định .
2.Kiểm tra :Sói và Sóc
- Kể lại câu chuyện: Sói và Sóc.
.Học sinh 1: Vai người dẫn chuyện.
.Học sinh 2: Vai Sói.
.Học sinh 3: Vai Sóc.
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
3.Bài mới : Dê con nghe lời mẹ 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn Kể chuyện:
- Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện.
- Chú ý: Giọng diễn cảm, có thay đổi giọng để phân biệt lời hát của Dê mẹ.
- Giáo viên kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa.
*Hoạt động 2: Học sinh tập kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (TB-Y)
Bức tranh 1:
-Trước khi đi Dê mẹ dặn Dê con thế nào?
- Dê mẹ hát bài gì?
- Dê mẹ dặn Dê con và chuyện gì đã xảy ra?
- Giáo viên gọi 3 học sinh kể lại tranh 1.
Tiến hành tương tự với các tranh 2, 3, 4.
*Hoạt động 3 :Học sinh kể toàn bộ câu chuyện (K-G)
- Học sinh kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
 *Hoạt động 4:Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
Các con biết vì sao Dê con không mắc mưu Sói?
Câu chuyện khuyên chúng ta chú ý điều gì?
- Giáo viên chốt lại ý nghĩa.
- Giáo dục :Chúng ta phải biết nghe lời người lớn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi nhớ nội dung câu chuyện.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh hát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh kể.
- Bạn nhận xét.
- 1 Học sinh đóng vai người dẫn chuyện.
- 1 học sinh vai Dê mẹ.
- 4 học sinh vai Dê con.
- 1 học sinh vai Sói.
- Học sinh thi kể.
- Vì Dê con biết vâng lời.
- Phải biết vâng lời người lớn.
4. Củng cố:
- Qua câu chuyện con học tập ai? Vì sao?
- Về nhà kể cho cả nhà nghe.
5. Dặn dò : - Chuẩn bị: Con rồng cháu tiên.
 - Nhận xét tiết học.
 Toán Tiết 124
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
Biết xem giờ đúng; xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Đồng hồ, SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra : Thực hành 
-Học sinh thực hành xem giờ đúng trên mặt đồng hồ .
3. Bài mới: Luyện tập
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên lưu ý học sinh: Trong mỗi trường hợp kim dài chỉ vào số 12, còn kim ngắn chỉ đúng số giờ đã cho trong bài.
Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh làm.
- Giáo viên cho học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài và đổi bài cho nhau.
- Vẽ kim ngắn đúng với số giờ đã cho.
- Học sinh làm bài và sửa bài.
- Học sinh nối các câu chỉ hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày với đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng.
4.Củng cố : Thực hành xem giờ đúng .
5.Dặn dò : - Chuẩn bị: Luyện tập chung.
 - Nhận xét tiết học.
.......................................... 
 Thủ Công 
Tiết 31
CẮT DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết kẻ, cắt, các nan giấy (Y)
-Học sinh cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau.
_Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối (TB)
Hs khéo tay: Kẻ, cắt được các nan giấy đều nhau.; Dán được các nan giấy thành hình hàng rào ngay ngắn, cân đối; Có thể kết hợp vẽ trang trí hàng rào.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu bằng giấy màu, kéo.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra : Đồ dùng của học sinh .
3.Bài mới : Tiết 2 
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn cách dán.
-Kẻ 1 đường chuẩn dựa vào đường kẻ ô tờ giấy.
-Dán 4 nan đứng: Các nan cách nhau 1 ô.
-Dán 2 nan ngang.
- Nan ngang thứ nhất cách đường chuẩn 1 ô.
- Nan ngang thứ hai cách đường chuẩn 4 ô.
Giải lao .
*Hoạt động 2:Thực hành (YG)
Kẻ đường chuâån.
Dán 4 nan giấy.
Dán 2 nan ngang.
*Hoạt động 3 : Đánh giá sản phẩm 
-Giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh thực hành dán sản phẩm trong vở Thủ công .
-Học sinh đánh giá sản phẩm của bạn về kích thước và tính cân đối .
4.Củng cố : Chọn sản phẩm đẹp . Nhận xét .
5.Dặn dò : - Chuẩn bị: cắt dán và trang trí ngôi nhà.
 - Nhận xét tiết học.
............................................................................................................................
 Thứ sáu , ngày 16 tháng 4 năm 2010
 Tập Đọc Tiết 41-42
HAI CHỊ EM
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
Đọc trơn cả bài(HSY đánh vần khi cần). Đọc đúng các từ ngữ: Vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn...Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có d6ú câu (HSY phân tích, đánh vần tiếng khó đọc)
Hiểu nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình và cảm thấy buồn chán vì không có người cùng chơi.(KG)
Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, phần luyện nói.	
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra : Kể cho bé nghe .
-Các con vật có đặc điểm gì ngộ nghĩnh?
- Con trâu sắt là cái gì? Em thích con vật nào nhất?
3.Bài mới : Hai chị em .
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc (YG)
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Giáo viên viết từ bảng lớp : gấu bông , đồ chơi , hét lên , giận , buồn chán ,
- Luyện đọc câu nối tiếp (Y)
Chị đừng đụng vào con gấu bông của em.
Chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy.
- Giáo viên đọc mẫu thể hiện thái độ đành hanh của bé.
- Luyện đọc đoạn ,bài (TB)
- Giáo viên cho đọc tiếp sức đến hết bài.
Hoạt động 2: Ôn lại các vần et, oet.(KG)
a. Tìm tiếng trong bài có vần et, oet 
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần et, oet 
- Thi đua chia thành nhóm.
- Giáo viên cho các nhóm đọc tiếng.
- Giáo viên ghi nhanh các từ lên bảng.
4. Hát chuyển tiết 2:
-Học sinh chú ý lắng nghe .
- 3 – 5 Học sinh đọc CN – ĐT, phân tích tiếng khó.
- 3 – 4 Học sinh đọc cá nhân.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Học sinh đọc cá nhân, tổ, nhóm.
- Học sinh tìm: hét.
- Học sinh đọc phân tích.
- Nhóm 4 em thảo luận.
- Các nhóm đọc tiếng.
- Nhóm khác bổ sung.
- Học sinh đọc ĐT - CN.
Tiết 2
 *Hoạt động 1:Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc (YG)
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
.Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông?
.Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ?
.Vì sao cậu thấy buồn khi ngồi chơi một mình?
.Bài văn nhắc chúng ta điều gì?
 *Hoạt động 2 : Luyện nói (YG)
- Giáo viên treo tranh phần luyện nói và hỏi: Các em bé đang chơi những trò chơi gì?
- Giáo viên cho học sinh hỏi và trả lời với nhau.
- Giáo viên quan sát, nhắc nhở mỗi nhóm nói được 1 trò chơi.
 -Giáo dục :Không nên ích kĩ trong cuộc sống .
- 2 Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- 2 Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
- 2 Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
- 3 Học sinh đọc cả bài.
-Không nên ích kĩ .
-Học sinh đọc Đề bài: Em thường chơi với anh chị những trò chơi gì?
- Học sinh nêu: ô quan, chơi chuyền, xếp hình.
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh hỏi và 1 học sinh trả lời:
Hôm qua bạn chơi trò gì với anh chị mình? 
Hôm qua tớ chơi
4. Củng cố:- Giáo viên cho đọc phân vai.
 - Câu chuyện có ý nghĩa gì?
5.Dặn dò : - Chuẩn bị bài: Hồ gươm.
 Nhận xét tiết học
 Tự nhiên xã hội Tiết 31
THỰC HÀNH : QUAN SÁT BẦU TRỜI
I.MỤC TIÊU :
Biết mô tả khi quan sát bầu trời, những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng, mưa
II.CHUẨN BỊ :
-Giáo viên : Các hình như ở SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra : Trời nắng , trời mưa .
-Nêu các dấu hiệu trời nắng ? (TB)
-Nêu các dấu hiệu trời mưa ? (Y)
3.Bài mới : Thực hành .
 *Hoạt động 1 :Quan sát bầu trời (YG)
-Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 : Quan sát bầu trời .
-Giáo viên gợi ý thảo luận :
.Có thấy mặt trời và các khoảng trời xanh không ?
.Trời hôm nay nhiều hay ít mây ?
-Các đám mây màu gì ? Chúng đứng yên hay chuỷên động ?
-Quan sát sân trường : Cây cối khô ráo hay ẩm ướt ?
-Em có trông thấy ánh nắng vàng và các giọt nước mưa không ?
-Cho học sinh trình bày kết quả thảo luận .
-Giáo viên cho học sinh q

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc