Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 17 năm học 2009

I/ Mục tiêu: HS biết:

1. Kiến thức:

Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn

2. Kỹ năng: - Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chông đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.

3. Thái độ: Yêu quý và kính trọng những người có trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chông đói nghèo, lạc hậu như ông Phàn Phù Lìn.

*HSKK: Đọc được 1-2 đoạn của bài học và phát âm đúng một số tiếng khó đọc trong bài

**HSKT: Đọc được 1-2 câu trong bài học

GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài (HĐ 2)

II/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 32 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 17 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-HS làm bài vào vở.
-HS trình bày.
-HS nhận xét.
*Lời giải:
Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
Tiết 3: Toán
luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS: 
1. Kiến thức: -Ôn tập chuyển đổi các hỗn số thành số thập phân
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán về tỉ số phần trăm
2. Kỹ năng:-Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
*HSKK: Chuyển đổi các hỗn số thành số thập phân với những số đơn giản.
**HSKT: Thực hiện nhân chia trong bảng
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Giới thiệu bài: 
Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân?
-Nêu cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm?
-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.Phát triển bài
a, Hoạt động 1: Bài 1 - 2
MT: -Ôn tập chuyển đổi các hỗn số thành số thập phân
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính
 Tiến hành:
*Bài tập 1 (80): Viết các hỗn số sau thành số thập phân
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (80): Tìm X
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Muốn tìm thừa số và số chia ta làm thế nào?
-Mời một HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
b, Hoạt động 2: Bài 3-4 
MT: giải toán về tỉ số phần trăm
 Tiến hành:
*Bài tập 3 (80): 
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-GV cho HS nhắc lại cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm.
-Mời 1 HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HSLàm bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (80): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS khoanh bằng bút chì vào SGK. 
-Mời 1 HS nêu kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
3-Kết luận: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
*Kết quả:
 4,5 ; 3,8 ; 2,75 ; 1,48 
*HSKK: Làm ý a,b
**HSKT: Thực hiện nhân chia trong bảng 4
*VD về lời giải:
0,16 : X = 2 – 0,4
 0,16 : X = 1,6
 X = 0,16 : 1,6
 X = 0,1
(Kết quả phần a: X = 0,09)
 *Bài giải:
C1: Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
 35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 100% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
C2: Sau ngày bơm đầu tiên lượng nước trong hồ còn lại là:
 100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 65% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
*Kết quả:
 Khoanh vào D.
Tiết 4: Kĩ thuật
thức ăn nuôi gà
tiết 1
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS biết :
- Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
	- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn nuôi gà.
	- Nhận thức bước đầu vai trò của thức ăn nuôi gà.
2. Kỹ năng: Có kỹ năng chăm sóc gà
3. Thái độ: Yêu quý các con vật nuôi
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Hình minh hoạ trong SGK và một số thức ăn nuôi gà.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 1- Giới thiệu bài:
Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
	-Giới thiệu bài:
	-Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học. 
 2.Phát triển bài
a,-Hoạt động 1: Tác dụng của thức ăn nuôi gà 
MT: - Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn nuôi gà.
 Tiến hành:
GV y/c HS đọc nội dung 1 SGK.
-GV nêu câu hỏi để HS trả lời về tác dụng của thức ăn nuôi gà.
- GV giải thích và kết luận ( SGK ) 
b,-Hoạt động 2: Các loại thức ăn nuôi gà 
MT: - Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
 Tiến hành:
- GV cho HS QS hình trong SGK
- GV đặt câu hỏi cho HS nêu tên các loại thức ăn nuôi gà
- GV tóm tắt và kết luận
 c,Hoạt động 3: Tác dụng và sử dụng các loại thức ăn 
MT: - Nhận thức bước đầu vai trò của thức ăn nuôi gà.
 Tiến hành:
- Gv y/c HS đọc mục 2 SGK
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời
- GV nhận xét và bổ xung
3-Kết luận: 
-GV nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Một HS đọc.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi.
- HS quan sát 
- HS nêu: Thóc, Ngô, Sắn, Cám
- HS đọc.
- HS trả lời
Tiết 5: Đạo đức
Hợp tác với 
những người xung quanh (tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS biết:
	-Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
	2. Kỹ năng: -Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
	3. Thái độ:-Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
 THGDBVMT: Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để BVMT gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương( Liên hệ - HĐ3)
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài: 
Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ của bài .
	-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.Phát triển bài
a-Hoạt động 1: Làm bài tập 3, SGK.
*Mục tiêu:
 HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
*Cách tiến hành:
-GV cho HS trao đổi nhóm 2
-Các nhóm thảo luận.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận:
b-Hoạt động 2: Xử lí tình huống bài tập 4 SGK
*Mục tiêu: HS nhận biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
*Cách tiến hành: 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 	-Cho HS thảo luận nhóm 4.
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày. 
-GV kết luận: 
c.-Hoạt động 3: Làm bài tập 5-SGK.
*Mục tiêu: 
HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày.
*Cách tiến hành:
-Mời một HS nêu yêu cầu.
-Cho HS tự làm bài tập.
-Yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh.
-Mời một số HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc.
-GV kết luận:
3-Kết luận: 
-Mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
	-GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
HS thảo luận nhóm 4.
Đại diện các nhóm HS trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS nêu yêu cầu.
-HS làm bài cá nhân.
-HS trao đổi với bạn bên cạnh.
-HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, góp ý cho bạn.
Ngày soạn 6 - 12 - 2009
Ngày giảng:Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: Thể dục
Trò chơi
“Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
I/ Mục tiêu: HS:
 1. Kiến thức: - Ôn đi đều vòng phải vòng trái. 
- Chơi trò chơi “Chạy tiếp sưc theo vòng tròn ”. 
2. Kỹ năng: Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
3. Thái độ: Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động 
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 -Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1.Giới thiệu bài.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy vòng tròn quanh sân tập
- Khởi động xoay các khớp.
- Trò chơi “Kết bạn”
2.Phát triển bài. 
 a. Hạot động 1:*Ôn đi đều vòng phải vòng trái.
MT: Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
 Tiến hành: 
- Chia tổ tập luyện
b, Hoạt động 2:*Học trò chơi: “ Chạy tiếp sưc theo vòng tròn”
MT: Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động 
Tiến hành:
-GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cho học sinh chơi
-GV tổ chức cho HS chơi thử sau đó chơi thật.
3Kết luận. 
-GV hướng dẫn học sinhtập một số động tác thả lỏng.
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6-10 phút
1-2 phút
2phút
1 phút
2 phút
18-22 phút
 8-10 phút
5 phút
10-12 phút
4-5 phút
1 phút
2 phút
1 phút
-ĐHNL.
 * * * * * * * *
GV * * * * * * * *
 * * * * * * * *
-ĐHTC.
ĐHTL: 
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * *
Lần 1-2 GV điều khiển
Lần 3-4 cán sự điều khiển
-ĐHTL:
-ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Tiết 2: Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
 1-Kiến thức: -Biết tìm và kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
 2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng nói:
 -Biết trao đổi với bạn bè về nội dung ý nghĩa của câu chuyện. 
 -Rèn kĩ năng nghe: 
 Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 3, Thái độ:Đồng tình với những việc làm của các nhân vật trong câu chuyện biết bảo vệ môi trường, chống lại những hành vi phá hoại môi trường
*HSKK: -Biết tìm và kể lại được một đoạn câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
**HSKT: Chăm chú nghe lời bạn kể, biết trao đổi với bạn bè về nội dung ý nghĩa của câu chuyện. 
THGDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài (HĐ2)
II/ Đồ dùng dạy học:
Một số truyện, sách, báo liên quan.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài:
Kiểm tra bài cũ: 
	HS kể lại chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
	-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.Phát triển bài:
a) Hoạt động 1:Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
MT: HS hiểu đúng yêu cầu của đề
 Tiến hành:
-Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
-GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp )
-Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. 
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
-Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.
-Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
b)Hoạt động 2: HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện.
 MT: kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Nêu được nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
 Tiến hành:
-Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
-GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+Đại diện các nhóm lên thi kể.
+Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện. 
* CHTH: Qua câu chuyện các bạn đã kể, hãy cho biết những việc làm nào là việc làm bảo vệ môi trường?
-Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: 
+Bạn tìm được chuyện hay nhất. 
+Bạn kể chuyện hay nhất.
+Bạn hiểu chuyện nhất.
3-Kết luận:
	-GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe.
-HS đọc đề.
Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
-HS đọc.
-HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
*HSKK: -Biết tìm và kể lại được một đoạn câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
**HSKT: Chăm chú nghe lời bạn kể, biết trao đổi với bạn bè về nội dung ý nghĩa của câu chuyện. 
-HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
Tiết 3: Toán
giới thiệu máy tính bỏ túi
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức:Giúp HS : làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và tính phần trăm.
2.Kỹ năng: Bước đầu có kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi
3. Thài độ: Yêu thích môn học
*HSKK: Sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
**HSKT: Sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ với những số có giá trị nhỏ
II/ Đồ dùng dạy học:
	Máy tính bỏ túi (Mỗi HS một cái)
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2-Phát triển bài:
 a. Hoạt động 1- Làm quen với máy tính bỏ túi:
MT: : Làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi
 Tiến hành:
-Cho HS quan sát máy tính bỏ túi.
-Máy tính bỏ túi giúp ta làm gì?
-Em thấy trên mặt máy tính có những gì?
-Em thấy ghi gì trên các phím?
-Cho HS ấn phím ON/ C và phím OFF và nói kết quả quan sát được.
GV nói: Chúng ta sẽ tìm hiểu dần về các phím khác.
 b, Hoạt động 2:-Thực hiện các phép tính
MT: sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
 Tiến hành:
-GV ghi phép cộng lên bảng: 25,3 + 7,09
-GV đọc cho HS ấn lần lượt các phím, đồng thời quan sát trên màn hình.
-Làm tương tự với 3 phép tính: trừ, nhân, chia.
c. Hoạt động 3:-Thực hành: 
MT: sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và tính phần trăm.
 Tiến hành:
*Bài tập 1 (82): Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại bằng máy tính bỏ túi.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào vở. 
-Mời một số HS nêu kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (82): Viết các phân số sau thành số thập phân.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời một HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 4 HS nêu kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (82): 
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
-Mời HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
3-Kết luận: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
-Giúp ta thực hiện các phép tính thường dùng như : + ; - ; x ; :
-Màn hình, các phím.
-HS trả lời.
-HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
*Kết quả:
923,342
162,719
2946,06
21,3
*HSKK: Làm ý 1-2-3
**HSKT: Sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện : 35 + 24
 75 - 12
*Kết quả:
 0,75 ; 0,625 ; 0,24 ; 0,125
*Kết quả:
 4,5 x 6 – 7 = 20
Tiết 4: Tập làm văn
ôn tập về viết đơn
I/ Mục tiêu: giúp HS:
	1. Kiến thức: -Củng cố hiểu biết về cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn. Cụ thể:
	+Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn.
	+Viết được một lá đơn theo yêu cầu.
	2. Kỹ năng:Rèn kỹ năng trình bày đơn
*HSKK: +Bước đầu biết điền nội dung vào một lá đơn in sẵn.
**HSKT: Tham gia trao đổi bài cùng các bạn
II/ Đồ dùng dạy học:
	Phiếu phô tô mẫu đơn xin học.
III/ Các hoạt động dạy học:
1--Giới thiệu bài:
Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại biên bản về việc cụ Un trốn viện.
	-Giới thiệu bài:
	Tong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn luyện cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn. Còn một học kì nữa là các em kết thúc cấp Tiểu học, biết điền ND vào lá đơn xin học ở trường THCS, biết viết một lá đơn đúng quy cách là một KN cần thiết, chứng tỏ sự trưởng thành của các em.
	2.Phát triển bài
a, Hoạt động 1:Bài tập 1
MT: Củng cố hiểu biết về cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn.
+Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn.
 Tiến hành:
*Bài tập 1 (170): -Mời một HS đọc yêu cầu.
-GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung BT 1.
-Mời 1 HS đọc đơn.
-GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.
-GV phát phiếu HT, cho HS làm bài.
-Mời một số HS đọc đơn.
-Cả lớp và GV nhận xét.
b. Hoạt động 2: Bài tập 2
MT: +Viết được một lá đơn theo yêu cầu.
 Tiến hành:
*Bài tập 2 (170): -Mời một HS đọc yêu cầu.
-GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.
+Đầu tiên ghi gì trên lá đơn?
+Tên của đơn là gì?
+Nơi nhận đơn viết như thế nào?
+Nội dung đơn bao gồm nhưng mục nào?
-GV nhắc HS: Trình bày lý do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục 
-Cho HS viết đơn vào vở.
-HS nối tiếp nhau đọc lá đơn.
-Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
3-Kết luận:
	-GV nhận xét chung về tiết học. Dặn một số HS viết đơn chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn.
	-Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết.
1HS đọc
-HS đọc.
-HS làm bài vào phiếu học tập.
*HSKK: +Bước đầu biết điền nội dung vào một lá đơn in sẵn.
**HSKT: Tham gia trao đổi bài cùng các bạn
-HS đọc đơn.
-Quốc hiệu, tiêu ngữ.(HSKK)
-Đơn xin học môn tự chọn.
-Kính gửi: Thầy hiệu trưởng trường Tiểu học số I Xuân Thượng
-Nội dung đơn bao gồm:
+Giới thiệu bản thân.
+Trình bày lí do làm đơn.
+Lời hứa. Lời cảm ơn.
+Chữ kí của HS và phụ huynh.
-HS viết vào vở.
-HS đọc.
Tiết 5: Lịch sử 
Ôn tập học kì 1
I/ Mục tiêu: 
1.Kién thức:Ôn củng cố giúp HS nhớ lại:
	-Những mốc thời gian tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.
	-Nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn Độc lập.
-Y nghĩa lịch sử của các sự kiện lịch sử tiêu biểu như: việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945
2. Kỹ năng: Bước đầu rèn cho HS có kỹ năng hệ thống kiến thức 
3. Thái độ: Yêu quý môn học 
II/ Đồ dùng dạy học: 
Thông tin về các anh hùng trong Đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
III/ Các hoạt động dạy học:
1--Giới thệu bài
Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 16.
	-Giới thệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
	2.Phát triển bài
a, Hoạt động 1: Ôn tập
MT: giúp HS nhớ lại:
	-Những mốc thời gian tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.
	-Nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn Độc lập.
-Y nghĩa lịch sử của các sự kiện lịch sử tiêu biểu như: việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945
 Tiến hành:
-Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta khi nào?
-Ngày, tháng năm nào Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
-Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào?
Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
-Nêu ngày, tháng, năm Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội? 
Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
-Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày nào?
-Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập là gì?
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các anh hùng:
MT:Giúp HS tìm hiểu tông tin về các anh hùng
 Tiến hành:
-Tìm hiểu thông tin về các anh hùng trong đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc?
3-Kết luận: 
	-GV nhận xét giờ học, nhắc học sinh về ôn tập để giờ sau kiểm tra.
1 – 9 – 1858
 5 – 6 – 1911
 3 – 2 – 1930
 -Từ đây CMVN có Đảng lãnh đạo từng bước đi đến thắng lợi cuối cùng. 
19 – 8 – 1945
-Phá bỏ hai tầng xiềng xích nô lệ, lật nhào chế độ phong kiến. Mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
 2 – 9 – 1945
-Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
HS trao đổi theo cặp
Từng cặp trình bày trước lớp
Ngày soạn: 6 - 12 - 2009
Ngày giảng: Thứ năm ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: Tập đọc 
ca dao về lao động sản xuất
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: -Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
2. Kỹ năng:-Biết đọc các bài ca dao (thể lục bát) lưu loát với giọng tâm tình nhẹ nhàng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
*HSKK: Biết đọc đúng các bài ca dao
**HSKT: Biết độc đúng 2 - 3 câu trong bài
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Tranh, ảnh về cảnh cấy cầy.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
Kiểm tra bài cũ:
HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Ngu Công xã Trịnh Tường.
- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.Phát triển bài
a)Hoạt động 1: Luyện đọc: 
MT: :-Biết đọc các bài ca dao (thể lục bát) lưu loát.
 Tiến hành:
-Mời 3 HS giỏi đọc nối tiếp.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Hoạt động 2:Tìm hiểu bài: 
MT: Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
 Tiến hành:
-Cho 3 HS đọc nối tiếp 3 bài ca dao:
+Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
+) Rút ý1:
-Cho HS đọc đoạn bài ca dao thứ hai:
+Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
+)Rút ý 2:
-Cho HS đọc 3 bài ca dao:
+Tìm những câu ứng với nội dung (a, b, c)? 
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hoạt động 3:Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
MT: Biết đọc các bài ca dao (thể lục bát) với giọng tâm tình nhẹ nhàng.
 Tiến hành:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi bài ca dao.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
-Cho HS luyện đọc thuộc lòng.
-Thi đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét cho điểm.
3-Kết luận: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-Đoạn 1: Từ đầu đến muôn phần.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến tấc vàng bấy nhiêu.
-Đoạn 3: Đoạn còn lại.
*HSKK: Biết đọc đúng các bài ca dao
**HSKT: Biết độc đúng 2 - 3 câu trong bài
-Nỗi vất vả: Cày đồng buổi trưa, Mồ hôi
-Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề,
+)Nỗi vất vả lo lắng của người nông dân.
 Công lênh chẳng quản lâu đâu
 Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
+)Tinh thần lạc quan của người nông dân
-ND a: Ai ơi đừng  bấy nhiêu.
-ND b: Trông cho chân yên tấm lòng.
-ND c: Ai ơi, bưng  đắng cay muôn phần!
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc cho mỗi bài ca dao.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
-HS thi đọc thuộc lòng.
Tiết 2: Luyện từ và câu
ôn tập về câu
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: -Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến.
-Củng cố kiến thức về các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) 
2. Kỹ năng: Xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
*HSKK: Nhận biết được câu hỏi, câu kể
** HSKT: Nhận biết được câu hỏi
II/ Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to ghi những nội dung ghi nhớ của bài.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: 
Kiểm tra bài cũ: 
HS làm bài tập 1 trong tiết LTVC trước.
-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.Phát triển bài
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
a. Hoạt động 1:Bài tập 1
MT: -Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến.
 Tiến hành:
*Bài tập 1 (171):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
+Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
+Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
+Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì?
+Câu cảm dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì?
-GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc.
-Cho HS làm bài theo nhóm vào bảng nhóm.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
b, Hoạt động 2:Bài tập 2
MT: -Củng cố kiến thức về các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) 
 Xác định đúng các

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17a.doc