Hướng dẫn Cùng học Tin học Lớp 4 - Tiết 1+2, Bài 1: Những gì em đã biết - Năm học 2017-2018

I. Mục tiêu:

- Ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về máy tính, thư mục, thư mục con.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên:

- Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, Sách bài tập

- Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng(nếu có) .

Học sinh:

- Sách hướng dẫn học Tin học lớp 4.

III. Các hoạt động

1. Khởi động:

- Báo cáo sỉ số

- Giới thiệu bài mới: Ở lớp 3 các em đã được học về máy tính, biết chức năng của từng bộ phận, biết các dạng thông tin. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức đã học để làm tiền đề để tiếp tục khám phá máy tính nhé.

 

docx 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn Cùng học Tin học Lớp 4 - Tiết 1+2, Bài 1: Những gì em đã biết - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1- 2 Ngày giảng: 07-08/ 9/2017
Bài 1: Những gì em đã biết
Mục tiêu:
Ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về máy tính, thư mục, thư mục con.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, Sách bài tập
Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng(nếu có) .
Học sinh: 
Sách hướng dẫn học Tin học lớp 4.
Các hoạt động
Khởi động: 
Báo cáo sỉ số
Giới thiệu bài mới: Ở lớp 3 các em đã được học về máy tính, biết chức năng của từng bộ phận, biết các dạng thông tin. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức đã học để làm tiền đề để tiếp tục khám phá máy tính nhé.
Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Các bộ phận của máy tính.
- HS hoạt động cá nhân điền sgk.
- HS đổi vở kiểm tra chéo
Hoạt động 2: Các thao tác với thư mục.
- Giới thiệu với hs thư mục và tệp
Thư mục (Folder, Directory) là một dạng tập tin đặc biệt có công dụng như là một ngăn chứa, được dùng trong việc quản lý và sắp xếp các tập tin. Thư mục có thể chứa các tập tin và các thư mục con. Thư mục là nơi lưu trữ thông tin.
- Hướng dẫn học sinh cách tạo thư mục.
+ Tạo mới: Chuột phải / New / Folder / gõ tên / Enter.
+ Đổi tên: Chuột phải vào thư mục cần đổi tên / Rename / gõ tên mới / Enter.
+ Xóa: Chuột phải vào thư mục cần xóa / Delele / Enter.
- Giáo viên làm mẫu tạo, mở thư mục
- Tổ chức trò chơi nhóm theo hình thức:
Trả lời các câu hỏi và thực hành các thao tác 
So sánh kết quả ở các hoạt động
Mỗi nhóm sẽ nộp câu trả lời cho giáo viên với thời gian nhanh nhất.
Mỗi nhóm cử một bạn lên thực hiện các thao tác tạo, mở, đóng thư mục
- Gọi 2 -> 3 hs lên thực hiện tạo thư mục mang tên em.
- Gọi 2 -> 3 hs lên thực hiện mở thư mục 
- Gọi 3 nhóm lên trình bày bảng.
- GV nhận xét, bổ sung và cho hs ghi chép.
Hoạt động 4: Thực hành
Trao đổi với bạn, thực hiện các yêu cầu sau:
Trên màn hình nền, tạo thư mục KHOILOP4.
Tạo thư mục con của thư mục KHOILOP4 có tên lớp em.
c )Trong thư mục lớp em, tạo thư mục con có tên em và tên một vài bạn trong lớp.
Hoạt động 5: Ứng dụng, mở rộng
- Mở thư mục tên em đã tạo 
- tạo thư mục con trong thư mục tên em
- Hs thực hiện theo yêu cầu
* Hs nắm được
- Có 4 bộ phận chính: Thân máy, màn hình, chuột, bàn phím.
- Yêu cầu 1 số HS TB và yếu nêu được: bộ phận chính của MT để bàn .
- Hs khá giỏi nêu được chức năng của từng bộ phận máy tính.
- Màn hình: có hình dạng giống như chiếc tivi, nó hiển thị kết quả làm việc của MT.
- Bàn phím: Điều khiển MT, gửi tín hiệu vào MT.
- Chuột: Điều khiển MT.
- Thân MT: chứa nhiều chi tiết bên trong, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí được coi là bộ não của MT.
HS quan sát
- HS ghi vở.
- HS quan sát
- HS được gọi lên tạo thư mục, dưới lớp quan sát.
- HS quan sát
- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV
IV: Em cần nhớ:
- Máy tính có những bộ phận nào?
- Tạo các thư mục khoa học và hợp lí sẽ giúp việc tìm kiếm thông tin như thế nào?
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxCD1_Bai_1_Nhung_gi_em_da_biet.docx