Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1

I. Mục tiêu: HS cần đạt:

 - Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.

- Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay.

- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.

II. Đồ dùng:

 G: các hình trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng honganh Lượt xem 1485Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các vật xung quanh, SGK.
-H: quan sát tranh - hoạt động theo cặp.
-G: theo dõi giúp đỡ HS .
-H: hoạt động cả lớp 
-H: đại diện nhóm lên nói về từng vật trước lớp.
-H: bổ sung - 3h/s.
 -G: nêu yêu cầu bài tập.
-H: chia nhóm thảo luận
-G: đặt câu hỏi cho nhóm thảo luận:
 + Nhờ đâu em biết được màu sắc của mọi vật ?
 + Tại sao biết được hình dáng, mùi ?...
-H: đại diện nhóm lên trả lời- nhận xét.
-G: đặt câu hỏi:
 + Điều gì xảy ra nếu mắt, tai bị hỏng, bị điếc ?
 + Điều gì xảy ra nếu mũi, da, lưỡi của ta mất hết cảm giác ?
- G: kết luận ( SHD - trang 28 )
-G: nhân xét giờ học.
Tuần 4:
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2011
Tự nhiên, xã hội:
 Bài 4. BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I. Mục tiêu: Hs cần đạt :
 - Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
- Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.
II. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra:
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (5’)
 Cả lớp hát bài “ Rửa mặt mèo”
* Hoạt động1: Làm việc với SGK (10’)
* Hoạt động 2:Làm việc với SGK (8’)
* Hoạt động 3: : Đóng vai. (9’)
3. Củng cố - Dặn dò: (3’)
-H: hát cả lớp.
-G: nêu yêu cầu bài tập quan sát:
 + Khi có ánh sáng chiếu sáng vào mắt ta lấy tay che mắt việc đó đúng hay sai ?
 + Có được cho tay vào mắt khi bị đau không ?
-H: quan sát tranh nêu ý kiến.
-G: nhận xét việc nào nên làm và không nên làm.
-G: treo tranh lên bảng HD quan sát.
-H: trả lời câu hỏi.
 + Hai bạn đang làm gì ? Việc đó đúng hay sai ?
 + Tại sao chúng ta không ngoáy tai cho nhau ?
 + Bạn gái trong tranh đang làm gì ?Làm như vậy có tác dụng gì ?
 + Việc nào đúng việc nào sai ?
-G: Kết luận.
 -G: giao và phân công các bạn đóng vai theo tình huống. (SHD)
-H: lên trình diễn trước lớp.
-H: nhận xét - bổ sung cách xử lý các tình huống.
-G: kết luận.
-G: nhân xét giờ học.
Tuần 5 :
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Tự nhiên, xã hội:
Bài 5. VỆ SINH THÂN THỂ
I. Mục tiêu: Hs cần đạt : 
 - Nêu được các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể.
 - Biết và có ý thức tự làm vệ sinh cá nhân hằng ngày: rửa mặt, tay, chân...
II. Đồ dùng:
	G: các hình trong bài 5 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra: (5’)
- Cần làm gì để bảo vệ mắt và tai ?
-H: trả lơì miệng - nhận xét.
B. Bài mới:
* Khởi động: Hát bài “ Khám tay ”.(5’)
* Hoạt động1: Làm việc với SGK (8’)
-H: hát cả lớp.
-G: HD nhớ lại mình đã làm gì hằng ngày để giữ vệ sinh thân thể.
-7H: nói trước lớp về việc làm của mình.
-3H: nhận xét - bổ sung.
-G: kết luận.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.(8’)
* Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.(8’)
* Hoạt động 4: Củng cố. (5’)
-G: HD quan sát tranh.
-H: quan sát tranh ở trang 12, 13 SGK
-H: nêu việc làm đúng, việc làm sai.tại sao ?
-H: trình bày trước lớp.
-G: kết luận.
-G: nêu câu hỏi:
 + Hãy nêu các việc cần làm khi tắm.
 + Nên rửa tay, chân khi nào ?
-H: kể những việc không nên làm nhưng nhiều người còn mắc phải: ăn bốc, cắn móng tay...
7-H: liên hệ bản thân và sửa chữa ntn ?
-G: kết luận toàn bài. 
-G: nhận xét giờ học.
 Tuần 6
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
Tự nhiên, xã hội:
Bài 6: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
I. Mục tiêu: HS cần đạt:
 - Cách giữ gìn vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng. Chăm sóc răng đúng cách.
 - Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hằng ngày.
II. Đồ dùng:
	-G: Mô hình răng. -H: bàn chải và kem đánh răng.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra:
Tại sao phẩi giữ gìn vệ sinh cá nhân ?
-H: trả lơì miệng - nhận xét.
B. Bài mới:
* Khởi động: trò chơi “ Ai nhanh, ai khéo “
* Hoạt động1: làm việc theo cặp. 
Răng trẻ em đầy đủ là 20 chiếc(răng sữa đến 6 tuổi là thay)
- Giữ vệ sinh và bảo vệ răng.
-G: phổ biến cách chơi ( ngậm que giấy chuyền vòng tròn.)
-H: chơi cả lớp.
-G: giới thiệu bài.
-G: nêu yêu cầu bài.
-H: làm theo cặp quan sát răng của nhau và nhận xét răng của bạn ntn ?
-H: nêu kết quả của N: răng sâu, sún
-G: kết luận.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Không nên ăn nhiều bánh kẹo đồ ngọt.
-G: nêu yêu cầu. 
-H: quan sát tranh ở trang 11 SGK - lớp
-H: đặt câu hỏi- trả lời câu hỏi.
 + Hai bạn đang làm gì ?
 + Theo bạn việc làm đó đúng hay sai ? Vì sao ?
 + Phải làm gì khi thấy răng sâu hoặc bị lung lay?
-G: kết luận.
* HĐ 3: Làm VBT
*Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò.
-G: Nêu yêu cầu
 H: Làm bài (CN)
-H: Nêu giới thiệu tranh
-H: Đổi vở kiểm tra.
-G-H: nhận xét.
-G: kết luận.
-G: Nên đánh răng xúc miệng vào lúc nào? Vì sao?
-G: nhận xét giờ học.
Tuần 7:
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
Tự nhiên, xã hội :
Bài 7: Thực hành: đánh răng và rửa mặt
I. Mục tiêu:H cần đạt:
- Đánh răng và rửa mặt đúng cách, áp dụng vào việc làm vệ sinh cá nhân hằng ngày.
 II. Đồ dùng:
	G: các mô hình răng, bàn chải.
 III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành.
A. Kiểm tra: (5’)
- Cần bảo vệ răng ntn ?
-2H: trả lơì miệng - nhận xét.
B. Bài mới:
* Khởi động: chơi trò chơi “ cô bảo...”. (5’)
* Hoạt động1: Thực hành đáng răng.
 (10’)
-G: nêu cáh chơi
-H: chơi cả lớp.
-G: đặt câu hỏi đâu là:
 +Mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng ?
 + Hằng ngày em có quen chải răng không ? 
-H: trả lời câu hỏi.
-4H: thực hành cách đánh răng.
-H: nhận xét bạn có làm đúng hay sai.
-H: thực hành theo nhóm.
* Hoạt động 2:Thực hành rửa mặt (10’).
- Biết rửa mặt đúng cách.
-G: nêu yêu cầu câu hỏi:
 +Rửa mặt như thế nào là đúng hợp vệ sinh nhất? Nói rõ vì sao ? 
-7H: trả lời ý kiến.
-5H: nhận xét - bổ sung.
-H: trình bày cách rửa mặt.
-8H: Làm động tác mô phỏng từng cá nhân
-G: nhắc nhở h/s thực hiện đúng việc rửa mặt, đánh răng ở nhà hợp vệ sinh.
*Hoạt động 4: Củng cố .(5’)
-H: Nhắc lại 2 thao tác trên.
-G: nhận xét giờ học.
Tuần 8 :
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
Tự nhiên, xã hội:
 Bài 8. 
 ĂN, UỐNG HẰNG NGÀY
I. Mục tiêu: Hs cần đạt : 
 - Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn và khỏe mạnh. 
 - Có ý thức tự giác trong việc ăn uống cá nhân: ăn nhiều loại thức ăn, uống đủ. 
II. Đồ dùng:
	G: các hình trong bài 8 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra:
B. Bài mới:
* Khởi động: trò chơi “ Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”. (5’)
* Hoạt động1: Động não. 
- Nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ uống chúng ta thường ăn, uống. (6’)
-G: HD và làm mẫu.
-H: thực hiện trò chơi.
-G: giới thiệu bài.
-G: nêu câu hỏi:
 +Kẻ tên những thức ăn,đồ uống hằng ngày.
-H: kể tên một vài thức ăn
-G: ghi lên bảng.
-H: quan sát các hình trang 18 SGK nói tên các loại thức ăn trong mỗi hình.
+ Các em thích ăn loại thức ăn nào ?
+ Loài thức ăn nào em chưa ăn, không biết ăn ?
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.(6’)
- HS giải thích tại sao các em phải ăn, uống hằng ngày.
-G: HD quan sát tranh trang 19 SGK
 +Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể ? Các bạn học tốt ? có sức khoẻ tốt ?
 + Tại sao chúng ta phải ăn uống hằng ngày?
-H: QS hình trao đổi N đôi.-G: kết luận
* Hoạt động 3: Thảo luận (6’)
- Biết được hằng ngày phải ăn uống ntn có sức khoẻ và học tập tốt.
* Hoạt động 4: Củng cố bài.(3’)
-G: nêu câu hỏi .
-H: thảo luận: 
 + Khi nào chúng ta phải ăn và uống ?
 + Hằng ngày, em ăn mấy bữa vào lúc nào ?
 + Tại sao chúng ta không nên ăn bánh kẹo, trước bữa chính ?
-G: kết luận.
-G: nhận xét giờ học.
Tuần 9
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Tự nhiên, xã hội:
Bài 9. HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
I. Mục tiêu:
 HS cần đạt:
Kể các hoạt động mà em thích. Biết đi đứng và ngồi học đúng tư thế. 
Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống.
II. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra: (5’)
- Tại sao phải ăn uống điều độ ?
-2H: trả lơì miệng - nhận xét.
B. Bài mới:
* Khởi động: Trò chơi “ Hướng dẫn giao thông”.(5’)
* Hoạt động1: Thảo luận. (7’)
* Một số trò có lợi cho sức khoẻ như kéo co, , chú ý giữ an toàn khi chơi.
-G: HD - làm mẫu.
-H: chơi cả lớp.
-G: nêu tên các trò chơi hằng ngày
-H: trao đổi từng cặp.
-6H: kể trước lớp tên các trò chơi.
-G: các hoạt động trên có lợi ích gì cho sức khoẻ ?
-G: kết luận.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.(7’)
* Cần nghỉ ngơi đúng lúc đúng cách- HĐ tiếp đó sẽ tốt và hiệu quả hơn.
-G: hướng dẫn cách làm.
-H: quan sát tranh ở trang 20, 21 SGK
 + Nêu tên các hoạt động trong từng tranh.
 + Nêu tác dụng của từng hoạt động ?
-H: trao đổi nhóm.
-4H: nêu ý kiến của mình.
-G: kết luận.
* Hoạt động 3: Quan sát (7’)
-NHận biết tư thế đúng sai trong hoạt động hằng ngày.
*Làm VBT:
* Hoạt động 4: Củng cố. (3’)
-G: giao vịệc cho nhóm.
-H: QS tranh ở trang 21 SGK.
-4H: lên trình bày các tình huống.
-G-H: nhận xét.
-G: kết luận.
-H: Làm bài. 
-G+H: Nhận xét, kết luận.
-G: nhận xét giờ học.
Tuần 10 :
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011
Tự nhiên, xã hội:
Bài 10. 
ÔN TẬP-CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
 I. Mục tiêu:HS cần đạt :
 - Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận cơ thể và các giác quan.
 - Có thói quen vệ sinh cá nhân hàng ngày.	
II. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra: (5’)
Hoạt động có lợi cho sức khoẻ ntn ?
-3H: trả lời miệng - nhận xét.
B. Bài mới:
* Khởi động: Trò chơi “ Chi chi, chành chành”.(5’)
* Hoạt động1: Thảo luận.(8’)
-H: chơi trò chơi theo cặp.
-G: giới thiệu bài.
-G: Nêu câu hỏi:
 + Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể ?
 + Cơ thể người gồm mấy phần ?
 + Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào ?
-6H: trả lời câu hỏi- nhận xét.
-G: bổ sung.
* Hoạt động 2: Nhớ và kể lại các việc làm cá nhân trong một ngày.(8’)
*Các việc vệ sinh cá nhân hàng ngày nên làm
-G: nêu câu hỏi:
+ Buổi sáng thức dậy lúc mấy giờ ?
+ Buổi trưa thường ăn gì ? Có đủ no không ?
+ Em có đánh răng. rửa mặt trước khi đi 
 ngủ ?
-6H: trả lời - bổ sung.
-G: nhận xét, uốn nắn, nhắc nhở một số thói quen xấu có hại cho sức khoẻ.
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò.(4’)
-G: nhắc lại các vệ sinh cá nhân nên làm hằng ngày để HS khắc sâu và có ý thức thực hiện.
-G: nhận xét giờ học.
Tuần 11 
Thứ hai ngày  	tháng 10 năm 2011
Tự nhiên xã hội:
 Bài 11. GIA ĐÌNH 
I. Mục tiêu: H cần đạt:
 - Gia đình là tổ ấm của em. Bố, mẹ, ông, bà...là những người thân của em.
 - Kể được về những người trong gia đình mình và yêu quý gia đình và những người thân.
 II. Đồ dùng:
	H: giấy, bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra:
G: Nêu chủ đề bài 
B. Bài mới:
* Khởi động: Hát bài “ Cả nhà thương nhau”.(5’)
* Hoạt động1: Quan sát, theo nhóm nhỏ.(10’)
 - Gia đình là tổ ấm của em.
-H: hát cả lớp.
-G: giới thiệu bài.
-G: chia các nhóm nhỏ.
-H: quan sát tranh bài 11 trả lời câu hỏi.-8hs.
+ Gia đình Lan có những ai? Và đang làm gì ?
+Gia đình Minh có những ai? Họ đang làm gì ?
-H: chỉ vào tranh và kể về gia đình Lan, Minh.
-G: kết luận.
* Hoạt động 2: Vẽ tranh, trao đổi theo cặp.(10’)
-G: nêu yêu cầu hs vẽ về gia đình mình. 
-H: vẽ vào giấy về người thân của mình.-lớp
-G: từng đôi kể với nhau về gia đình mình.
-G: kết luận.
* Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp.(8’)
*Hoạt động 4: Củng cố .(3’)
-H: dựa vào tranh vẽ gt về gia đình mình.
-G: tranh vẽ những ai ?.
 + Em muốn thể hiện điều gì trong tranh ?
-G: kết luận.-G: nhận xét giờ học.
Tuần 12 
 Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011
Tự nhiên xã hội:
 Bài 12: NHÀ Ở 
I. Mục tiêu: H cần đạt:
-Nhà ở là nơi sống của mọi người trong gia đình. Nói được địa chỉ nhà ở và kể các đồ dùng trong nhà của mình.
- Yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà.
II. Đồ dùng:
	G: sưu tầm các loại nhà .
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra: (5’)
- Những ai là người thương yêu nhất của em ?
G: Nêu yêu cầu
-H: Nói về những người sống trong gia đình mình- nhận xét.
B. Bài mới:
* Hoạt động1: Quan sát hình.(12’)
*KL: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình.
-G: HD học sinh quan sát tranh ở trang bài 12 SGK và đặt câu hỏi.
 +Ngôi nhà này ở đâu ?
 + Em thích ngôi nhà nào ? Tại sao ?
-H: quan sát- trả lời câu hỏi.
-G: gt một số loại nhà tranh sưu tầm.
 +Tranh vẽ ngôi nhà gì ?
-H: nêu các loại nhà ở - 6h/s.
-G: kết luận.
* Hoạt động 2: Quan sát theo N nhỏ:(9’)
* Hoạt động 3: Củng cố.(5’)
-G: nêu yêu cầu QS tranh trang 27 SGK. 
-H: QS tranh trang 27 SGK, làm theo nhóm kể tên các đồ dùng trong tranh.
-H: đại diện lên kể tên các đồ dùng-4h/s.
 - Kể tên các đồ dùng, vật dụng mà trong nhà em có.(cách sử dụng)
G: Gợi ý , kể thêm các đồ dùng mà các em chưa biết.
-G: kết luận.
-G: nhận xét giờ học.
Tuần 13 
 Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
Tự nhiên xã hội:
 Bài 13: CÔNG VIỆC Ở NHÀ 
I. Mục tiêu: H cần đạt:
 -Kể được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình mình.
 - Yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.
II. Đồ dùng:
	G: các hình trong bài 13 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra:
G: Hãy kể về ngôi nhà của em. Trong nhà em có đồ dùng gì?
H: Kể (3H)
B. Bài mới:
* Hoạt động1: Quan sát hình.(9’)
-H: hát cả lớp.
-G: giới thiệu bài.
-G: chia các nhóm nhỏ theo cặp.
-H: quan sát tranh bài 13 nói về nội dung tranh - lớp.
.H: trình bày trước lớp về từng công việc và tác dụng của từng công việc - 8h/s.
-G: kết luận.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (9’)
-G: nêu yêu cầu HD làm theo cặp: Tập nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi tr 28 SGK.
-H: từng đôi kể với nhau về công việc thường làm của những người trong gia đình .
-G: gợi ý: 
 +Trong nhà em ai đi chợ ( nấu cơm,quét dọn..)
 + Hằng ngày em làm gì giúp đỡ g đình.?
 + Em cảm thấy thế nào khi làm việc có ích ?
-G: kết luận.
* Hoạt động 3: Quan sát hình. (9’)
* VBT:
* Hoạt động 4: Củng cố - dăn dò(3’)
-H: QS hình trang 28 SG - lớp.
-G: nêu câu hỏi:
 + Em thích căn phòng nào ? Tại sao ?
 + Để nhà sạch sẽ em phải làm gì ?
-H: trả lời - bổ sung - 6 h/s.
-G: kết luận.
-H: Làm bài (CN- CL)
G: nhận xét giờ học.
 Tuần 14 
 Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
Tự nhiên xã hội:
Bài 14: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu: hs cần đạt:
 - Kể tên một số đồ vật sắc nhọn trong nhà có thẻ gây ra đứt tay, chảy máu,gây bỏng, cháy.
 - Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.Số điện thoại cứu hoả ( 114 )
II. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra:
* Em làm gì giúp bố mẹ?
-H: trả lời miệng - nhận xét.
B. Bài mới:
* Hoạt động1: Quan sát.
*Cẩn thận tránh đứt tay
Vật không an toàn để xa tay trẻ em
-G: HD học sinh.
-H: quan sát tranh hình 30, trả lời câu hỏi:
+ Chỉ, nói các bạn nhỏ mỗi hình đang làm gì ?
+ Dự kiến điều gì sẽ xảy ra với các bạn ?
-H: đại diện nhóm lên trình bày - nhận xét.
-G: kết luận.
* Hoạt động 2: Đóng vai.
-G: nêu yêu cầu QS tranh 31 SGK đóng vai từng tình huống trong tranh. 
-H: các nhóm lên trình bày.
-H: quan sát - nhận xét:
 + Cách ứng sử của từng vai diễn có được không ?
 +Nếu là em, em có cách ứng sử khác không ?
 + Em rút ra được bài học gì qua quan sát các hoạt động đóng vai của các bạn ?
- Số 114
-G: nêu câu hỏi:
 + Lửa cháy đồ vật trong nhà, em sẽ làm gì ?
 + Em có biết số điện thoại cứu hoả không ?
-G: kết luận.
*Hoạt động 4: Củng cố .
-G: nhận xét giờ học.
 Tuần 15 
 Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Tự nhiên xã hội:
Bài 15: LỚP HỌC 
I. Mục tiêu: Hs cần đạt:
 -Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học. 
 -Nói tên lớp, cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp. 
 -Kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với các bạn và yêu quí lớp học của mình.
II. Đồ dùng:
	-G: một số bìa ghi tên đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra:
-Có nên chơi gần nơi có lửa không ?
-H: trả lời - nhận xét.
B. Bài mới:
* Hoạt động1: Quan sát.
 -Biết các thành viên của lớp học và các đồ dùng lớp học.
-G: giới thiệu bài.
-G: chia các nhóm nhỏ.
-H: quan sát hình trang 32, 33 và trả lời câu hỏi.
- Trong lớp có những ai và những thứ gì ?
+ Lớp học của bạn có giống với lớp học nào ở hình đó ?
+ Bạn thích lớp học nào ?
-H: trả lời câu hỏi.
- G-H: thảo luận:
 + Kể tên cô giáo và các bạn trong lớp ?
 +Trong lớp, em thường chơi với ai ?
 +trong lớp học em có những gì ?
-G: kết luận. 
* Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
-Giới thiệu lớp học của mình.
-G: nêu yêu cầu .
-H: kể lớp học của mình với bạn.
-H: kể trước lớp - nhận xét.
-G: kết luận.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
* Củng cố - dặn dò:
-G: HD cách chơi.
-H: chơi cả lớp.
-G: kết luận.
-G: nhận xét giờ học.
 Tuần 16 
 Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
Tự nhiên xã hội:
Bài 16. 
HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I. Mục tiêu:H cần đạt:
 -Kể được một số hoạt động học tập ở lớp học. Có ý thức tham gia tích cực các hoạt động ở lớp.
 - Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp. 
II. Đồ dùng:
	-G: các hình bài 16.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra:
-Kể tên các đồ dùng học tập ?
-H: trả lời - nhận xét.
B. Bài mới:
* Hoạt động1: Quan sát tranh.
 - Biết các hoạt động học tập ở lớp và mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
-G: giới thiệu bài.
-G: HD học sinh quan sát tranh bài 16.
-H: quan sát nói với các bạn về các hoạt động.được thể hiện ở từng hình vẽ.
-H: trả lời câu hỏi:
 + Hoạt động nào được tổ chức trong lớp ? Hoạt động nào được tổ chức ngoài sân ?
 + Trong từng hoạt động trên, GV làm gì ? HS làm gì ?
-G: kết luận.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
-H: nói với bạn về:
 + Các hoạt động ở lớp mình.
 + Những hoạt động có trong từng hình bài 16 SGK mà không có ở lớp học của mình.
 +Hoạt động mình thích nhất.
 + Mình làm gì để giúp các bạn trong lớp học tập tốt.
-H: trả lời - nhận xét - bổ sung.
-G: kết luận.
-G: nhận xét giờ học.
Tuần 17
 Thứ ba ngày	 13 tháng 12 năm 2011
Tự nhiên xã hội
Bài 17. GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH ĐẸP
I. Mục tiêu: H cần đạt:
 - Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp. Tác dụng giữ gìn lớp học sạch, đẹp đối với sức khoẻ và học tập. 
 - Có ý thức giữ lớp sạch đẹp và tham gia các hoạt động giữ gìn lớp sạch đẹp.
II. Đồ dùng:
	H: một số dụng cụ: chổi có cán, khẩu trang, hót rác...
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra:
-Kể những hoạt động ở lớp học.
G: Nêu yêu cầu
- 2H: trả lời câu hỏi.
-G: nhận xét.
B. Bài mới:
* Hoạt động1: Quan sát theo cặp.
 - Biết giữ gìn lớp sạch, đẹp.
* Hoạt động 2: Thảo luận và thực hành.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
-G: giới thiệu bài.
-H: quan sát tranh trang 36 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh1: các bạn đang làm gì ? Sử dụng dụng cụ gì ?
+ Trong tranh 2: các bạn đang làm gì ? Sử dụng đồ dùng gì ?
-H: trả lời cá nhân - nhận xét.
-G: nêu câu hỏi:
 +Lớp học của em có sạch, đẹp không ?
 +Lớp em có góc trang trí như trong tranh không ?
 + Bàn ghế có xếp ngay ngắn không ?
 + Có vứt rác, khạc nhổ, vẽ bẩn ra ghế không ?
 + Em nên làm gì để giữ lớp sạch đẹp ?
-H: thảo luận cả lớp.
-G: kết luận.
-H: chia nhóm thảo luận câu hỏi:
 + Những dụng cụ này để làm gì ?
 + Cách sử dụng các dụng cụ này ntn ?
-H: đại diện nhóm lên trình bày, thực hành nhanh.
-G: kết luận.
-G: nhận xét giờ học.
Tuần 18
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
Tự nhiên xã hội:
Bài 18. CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. Mục tiêu: H cần đạt:
 - Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động của nhân dân địa phương.
 - HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương. 
II. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra:
-Muốn trường lớp sạch sẽ em phải làm gì ?
-2H: trả lời - nhận xét.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 -HS đi tham quan quang cảnh, hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường.
* Hoạt động1: Tham quan hoạt động của nhân dân khu vực xung quanh trường.
 - quan sát thực tế đường sá, nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, các cơ sở sản xuất...ở khu vực quanh trường.
* Nội quy đi tham quan: Luôn đảm bảo hàng ngũ, không đi lại tự do. Phải trật tự nghe theo hướng dẫn của GV.
2. Củng cố - Dặn dò:
-G: giới thiệu trực tiếp bài.
-G: giao nhiệm vụ cho HS.
 +Nhận xét về quanh cảnh trên đường,, người qua lại đông hay vắng, họ đi bằng phương tiện gì ? 
 +Nhận xét về quanh cảnh hai bên đường: có nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, các cơ sở sản xuất, cây cối, ruộng vườn... hay không ?
 + Người dân địa phương thường làm những công việc gì là chủ yếu ? 
-G: phổ biến nội quy đi tham quan.
H: Ghi nhớ, nhắc lại nhiệm vụ.
H: Xếp, đi thành 2 hàng dọc
G: Quyết định điểm dừng để HS q sát
-H: quan sát kĩ và nói với nhau về mình thấy hai bên đường.
-H: trở về lớp.
-G: nhận xét buổi tham quan.
Tuần 19
 Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2012
Tự nhiên xã hội
Bài 19. CUỘC SỐNG XUNG QUANH (Tiếp)
I. Mục tiêu: hs cần đạt:
 - Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động của nhân dân địa phương.
 - HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương. 
II. Đồ dùng:
	-G: các hình bài 18, 19 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra:
H: Nhắc lại công việc tiết trước
B. Bài mới:
* Hoạt động 2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân.
-G: giới thiệu bài.
H: thảo luận nhóm.
 + Nói với nhau về những gì mình quan sát trong khi đi tham quan.
-H: thảo luận lớp.
-4H: đại diện nhóm lên nêu ý kiến của nhóm mình đã phát hiện được những công việc chủ yếu nào mà đa số nhân dân ở đây thường làm ?
-G-H: nhận xét - bổ sung.
-5H: liên hệ đến những công việc của bố, mẹ trong gia đình em làm hằng ngày.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm với SGK
*KL: Bức tranh ở bài 18 vẽ về cuộc sống ở nông thôn và bức tranh bài 19 vẽ về cuộc sống ở thành phố.
C. Củng cố - dặn dò:
- G: treo tranh 18, 19 lên bảng.
-H: quan sát tranh theo N đôi, nêu câu hỏi - trả lời.
 + Bức tranh ở trang 38, 39 vẽ cuộc sống ở đâu ? Tại sao em biết ?
+ Bức tranh ở trang 40, 41 vẽ cuộc sống ở đâu ? Tại sao em biết ?
H: Đại diện N nêu kết quả thảo luận.
-G: kết luận.
-G: nhận xét giờ học.
Tuần 20
 Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
Tự nhiên xã hội
Bài 20. AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC 
I. Mục tiêu: H cần đạt:
 - Xác định một số tình huống nguy hiểm có thẻ xảy ra trên đường đi học. Quy định về đi bộ trên đường. Tránh một số

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu nhien xa hoi lop 1.doc