Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1

I / Muc Tiêu :

 - Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.

- Biết một số cử động của đầu, cổ, mình, chân, tay.

- Rèn luyện thoái quen ham thích hoạt động để cơ thể phát triển tốt.

- Ghi chú: Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể.

II / Chuẩn Bị :

 1. Giáo viên :

Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 4,5.

 2. Học sinh :

Sách giáo khoa .

III/ Các hoạt động dạy – học:

 

doc 43 trang Người đăng honganh Lượt xem 1581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øo làm đúng, bạn nào làm sai? Vì sao?
 - Cho học sinh nêu tóm tắt việc nên làm và không nên làm.
 * Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
 - Khi đi tắm chúng ta cần làm gì?
 - Chúng ta nên rửa tay, rửa chân khi nào?
 - Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 4: Thực hành.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh bấm móng tay, móng chân đúng cách và sạch sẽ.
Bước 2: Cho học sinh thực hành.
 - Giáo viên nhận xét, giúp đỡ học sinh.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Vì sao cần phải giữ vệ sinh thân thể?
 - Các em phải có ý thức vệ sinh cá nhân hằng ngày.
- Hát vui.
- 2 – 3 học sinh kể.
- Lớp nhận xét.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Mỗi nhóm 4 học sinh, cử 1 nhóm trưởng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. (Tắm, gội đầu, thay quần áo, rửa tay, rửa chân trước khi ăn, và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện, rửa mặt hằng ngày. Khi đi phải mang dép.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 – 2 học sinh nhắc lại.
- Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Đang tắm gội, tập bơi, mặc áo.
- Bạn đang gội đầu đúng vì gội đầu để đầu sạch, không bị nấm móc đau đầu. Bạn đang tắm ở dưới ao với trâu sai vì trâu bẩn, nước ao bẩn sẽ bị ngứa, mọc mụn...
- Học sinh nêu tóm tắt.
- Lấy nước sạch, khăn sạch, xà phòng, kì cọ, dội nước...Tắm xong lau khô người mặc quần áo sạch.
- Rửa tay, rửa chân khi cầm thức ăn, sau khi đi tiểu tiện, đại tiện, sau khi đi chơi về...
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh thực hành bấm móng tay, móng chân.
- Vệ sinh thân thể để cơ thể không bị ngứa, mọc mụn...
Thứ .., ngày..tháng ..năm .
TUẦN 6	Tự nhiên xã hội
 Bài 6 : CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
Muc Tiêu :
- Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng.
- Biết chăm sóc răng đúng cách.
- Tự giác xúc miệng sau khi ăn và đánh răng hằng ngày.
- Ghi chú : Nhận ra sự cần thiết phải giữ vệ sinh răng miệng .Nêu được việc nên làm và nên làm để bảo vệ răng.
Chuẩn Bị 
1. Giáo viên.
 - Tranh vẽ về răng miệng.
 - Bàn trải người lớn, trẻ em.
 - Kem đáng răng, mô hình răng.
 2. Học sinh. 
 - Bàn trải và kem đánh răng.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 2 – 3 học sinh kể.
 - Hằng ngày các em làm gì để giữ sạch thân thể?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Trò chơi “Ai nhanh, ai khéo”
 - Hướng dẫn học sinh chơi.
 - Làm thế nào để vòng tròn không rớt?
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
 - Các em thấy răng có khỏe mới giúp các em giữ chặt que tính để vòng tròn khỏi bị rớt và chuyể vòng được nhanh. Răng khỏe còn giúp ăn uống ngon miệng. Vậy làm thế nào để có hàm răng khỏe. Thì hôm nay chúng ta học bài: Chăm sóc và bảo vệ răng.
- Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học :
 * Hoạt động 1: Ai có hàm răng đẹp?
 Bước 1: 2 học sinh ngồi cạnh nhau lần lượt từng người quan sát xem răng bạn như thế nào? (Trắng đẹp, hay bị sâu, bị sún...).
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh.
Bước 2: Gọi vài nhóm lên trình bày trước lớp.
 - Nhận xét, tuyên dương em có hàm răng đẹp.
 - Cho học sinh quan sát mô hình hàm răng.
 - Giáo viên: Răng trẻ em có đủ 20 cây gọi là răng sữa. Khoảng 6 tháng tuổi răng sữa sẽ bị lung lay và rụng, khi đó răng mới mọc lên chắc chắn gọi là răng vĩnh viễn, khi thấy răng bị lung lay, nhờ bác sĩ, anh, chị, cha, mẹ nhỗ cho ngay để răng mới mọc cho đẹp. Vì vậy các em cần phải chăm sóc và bảo vệ răng là rất cần thiết.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh ở trang 15,16 SGK.
Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
 - Việc làm nào đúng? Việc làm nào sai? Vì sao?
 - Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 3: Làm thế nào để chăm sóc, bảo vệ răng?
 - Nên đánh răng và xúc miệng lúc nào là tốt nhất?
 - Vì sao không nên ăn nhiều đồ ngọt như: Bánh kẹo, sữa ...?
 - Khi răng đau hoặc bị lung lay chúng ta cần làm gì?
 - Khi đi tắm chúng ta cần làm gì?
 - Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ răng?
 - Các em phải có ý thức vệ sinh cá nhân hằng ngày.
 - Về nhà phải thường xuyên đánh răng vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, tránh ăn quá nhiều đồ ngọt.
- Hát vui.
- Tắm gội sạch sẽ
- Học sinh tiến hành chơi.
- Dùng răng cắn chặt que tính.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Vài nhóm lên trình bày trước lớp.
- Học sinh quan sát mô hình hàm răng.
- Học sinh quan sát tranh.
- Nhóm 4 học sinh (Mỗi nhóm quan sát 1 tranh và trả lời câu hỏi).
- Đại diện các nhóm lên trình bày. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Sau khi ngủ dậy và sau khi ăn xong.
- Vì ăn đồ ngọt dễ bị sâu răng.
- Khi răng bị đau hoặc lung lay chúng ta phải đi khám.
- Nên đánh răng vào buổi sáng hằng ngày và sau khi ăn xong, không nên ăn nhiều đồ ngọt.
Thứ .., ngày..tháng ..năm .
TUẦN 7	Tự nhiên xã hội
 Bài 7: THỰC HÀNH ĐÁNH RĂNG RỬA MẶT
I. Mục tiêu:
 - Biết đánh răng, rửa mặt đúng cách.
 - Áp dụng việc đánh răng, rửa mặt vào vệ sinh hằng ngày.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 - Tranh vẽ về răng miệng.
 - Bài chải, mô hình răng, kem đánh răng, xà phòng thơm, nước sạch, gáo múc nước
 2. Học sinh: 
 - Bài chải, kem đánh răng, cốc nước, khăn lau mặt.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 2 – 3 học sinh kể.
 - Kể những việc em làm hằng ngày để chăm sóc và bảo vệ răng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Mỗi sớm thức dậy em thường làm gì?
 - Nhưng rửa mặt, đánh răng đúng cách là mới tốt. Vậy hôm nay chúng ta học bài: Thực hành đánh răng rửa mặt.
- Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học :
 * Hoạt động 1: Thực hành đánh răng.
 Bước 1: Cho học sinh xem mô hình hàm răng.
 - Gọi 1 -2 học sinh lên chỉ vào mô hình hàm răng và nói đâu là:
 + Mặt trong của hàm răng?
 + Mặt ngoài của hàm răng?
 + Mặt nhai của hàm răng?
 - Giáo viên nhận xét.
Bước 2: Thực hành đánh răng.
 - Trước khi đánh răng các em phải làm gì?
 - Hằng ngày các em chải răng như thế nào?
 - Giáo viên nhận xét, làm mẫu.
 + Chuẩn bị cốc nước sạch.
 + Lấy kem đánh răng vào bàn chải.
 + Chải theo hướng từ trên xuống, từ dưới lên.
 + Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai của hàm răng.
 + Xúc miệng kĩ rồi nhổ ra (Vài lần).
 + Rửa sạch và cất bàn chải (Cắm ngược bàn chải).
* Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt.
Bước 1:
 - Gọi 2 – 3 học sinh lên làm động tác rửa mặt hằng ngày của các em.
 - Giáo viên nhận xét, đặt câu hỏi.
 +Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh?
 + Vì sao phải rửa mặt đúng cách?
 ð Hằng ngày ai cũng phải rửa mặt, nhưng không phải ai cũng làm đúng, bây giờ các em nghe và chú ý xem thầy làm.
 - Chúng ta phải chuẩn bị khăn sạch, nước sạch.
 - Rửa tay bằng xà phòng trước khi rửa mặt.
 - Dùng hai tay hứng nước rửa mặt, xoa kĩ vào vùng xung quanh mắt, hai má miệng và càm (Làm đi làm lại).
 - Dùng khăn sạch lau mắt trước rồi mới lau nơi khác.
 - Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ.
 - Rửa mặt xong, giặt khăn bằng xà phòng rồi phơi cho khăn khô.
Bước 2: Cho 5 – 6 học sinh lên thực hành trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Chúng ta nên đánh răng và rửa mặt hằng ngày cho đúng cách để giữ vệ sinh.
- Hát vui.
- Hằng ngày em thường đánh răng vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Đánh răng, rửa mặt...
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Học sinh quan sát.
- 1 -2 học sinh lên chỉ vào mô hình hàm răng.
- Lấy bàn chải, kem, cốc nước, khăn.
- 5 – 6 học sinh lên thực hành vào mô hình hàm răng.
- Lớp nhận xét.
- Lớp theo dõi.
- 2 – 3 học sinh lên làm động tác rửa mặt hằng ngày.
- Lớp nhận xét.
+ Rửa mặt bằng nước sạch, khăn sạch, rửa tay trước khi rửa mặt, rửa cả tai và cổ ...
+ Rửa mặt đúng cách để giữ vệ sinh.
- Học sinh lắng nghe và quan sát.
- 5 – 6 học sinh lên thực hành trước lớp.
- Lớp nhận xét.
Thứ .., ngày..tháng ..năm .
TUẦN 8	Tự nhiên xã hội
	 Bài 8: ĂN, UỐNG HÀNG NGÀY
Mục tiêu:
- Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn, khỏe mạnh.
- Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.
- Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân, ăn đủ no, uống đủ nước.
- Ghi chú: Biết tại sau không nên ăn vặt, ăn đồ ngọt trước bữa cơm. 
Chuẩn bị:
- 5 – 6 loại rau, quả cho trò chơi đi chợ.
- Các hình ở bài 8 trong SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Trò chơi đi chợ mua giúp mẹ.
 - Hướng dẫn học sinh chơi.
 - Đếm vật phẩm – Tuyên dương đội thắng.
 - Đây là vật phẩm hằng ngày dùng trong gia đình. Nhưng để mau lớn, khỏe mạnh lớp chúng mình cùng tìm hiểu bài: Ăn uống hằng ngày.
 - Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học:
 * Hoạt động 1: Kể những thức ăn, đồ uống hằng ngày.
 Bước 1: Em nào kể lại thức ăn đồ uống nhà em thường dùng hằng ngày.
 - Giáo viên ghi bảng.
 Bước 2: Cho học sinh quan sát tranh ở trang 18.
 + Các em thấy em bé trong tranh như thế nào?
 + Em thích ăn loại thức ăn nào?
 + Loại thức ăn nào các em chưa được ăn hoặc không thích ăn?
 Kết luận: Muốn mau lớn và khỏe mạnh các em ăn nhiều loại thức ăn như: Cơm, thịt, cá, trứng, cua, rau, củ, quả... để có đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
 Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
 Bước 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
 - Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
 - Hình nào cho biết các bạn học tập tốt?
 - Hình nào thể hiện các bạn có sức khỏe?
 Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lên chỉ vào hình và nói.
 - Giáo viên nhận xét.
 - Để cơ thể mau lớn, có sức khỏe và học tập tốt ta phải làm gì?
 Hoạt động 3: Thảo luận lớp.
 - Giáo viên đưa câu hỏi.
 + Chúng ta cần ăn như thế nào cho đủ?
 + Hằng ngày em ăn mấy lần vào lúc nào?
 + Tại sao không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính?
 + Theo em cần ăn, uống như thế nào là hợp vệ sinh?
3.Củng cố, dặn dò:
 - Để cơ thể mau lớn, khỏe mạnh các em cần ăn uống đủ buổi, đủ chất.
- Hát vui.
- Học sinh thi giữa 2 đội (Mỗi đội 5 học sinh).
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- 7 – 8 học sinh kể.
- Học sinh quan sát tranh ở trang 18.
+ Em bé rất vui.
+ Thích ăn chuối, sữa, tôm, trứng...
+ Học sinh trả lời.
- Nhóm 4 học sinh.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Ăn, uống đủ chất hằng ngày.
+ Cần ăn khi đói, uống khi khác, ăn đủ chất.
+ Hằng ngày ăn 3 lần. Sáng, trưa, chiều
+ Vì ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính sẽ không ăn được nhiều và không ngon miệng.
+ Ăn chính, uống sôi, rửa sạch thức ăn trước khi ăn...
Thứ .., ngày..tháng ..năm .
	TUẦN 9	Tự nhiên xã hội
	 Bài 9: HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
Mục tiêu:
 - Kể được các hoạt động, trò chơi mà em thích.
 - Biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khỏe.
 - Biết thực hiện điều đã học vào cuộc sống hằng ngày.
 - Ghi chú: Nêu được tác dụng của một số hoạt động trong các hình vẽ SGK. 
Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ sách giáo khoa trang 20, 21.
 - Kịch bảng do giáo viên thiết kế.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Muốn cơ thể khỏe mạnh mau lớn chúng ta phải làm gì?
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Khởi động trò chơi “Con Thỏ”.
 - Nêu cách chơi và luật chơi, em nào làm sai sẽ lò cò 2 vòng.
 - Cho học sinh chơi.
 - Qua trò chơi giáo viên hỏi: Các em có thích chơi không? Ngoài những lúc học tập chúng ta cần phải nghỉ ngơi bằng cách giải trí. Vậy hôm nay chúng ta học bài: Hoạt động và nghỉ ngươi.
- Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học:
 * Hoạt động 1: Hoạt động lớp.
 - Hằng ngày các em thường chơi trò chơi gì?
 - Giáo viên ghi bảng.
 - Theo em các hoạt động nào có lợi, các hoạt động nào có hại cho sức khỏe?
 - Giáo viên nhận xét.
 Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
 Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi.
 - Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
 - Trong các hoạt động đó em thích hoạt động nào?
 Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lên chỉ vào hình và nói.
 - Giáo viên nhận xét và nói: Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức ta cần nghỉ ngơi, nhưng nếu nghỉ ngơi không đúng lúc, đúng cách sẽ có hại cho sức khỏe.
 - Vậy thế nào là nghỉ ngơi hợp lí?
 - Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Chúng ta nên nghỉ ngơi khi nào?
 - Khi làm việc mệt mỏi hoặc quá sức chúng ta nên nghỉ ngơi.
- Hát vui.
- 2 – 3 học sinh kể.
- Phải ăn, uống nhiều loại thức ăn như: Cơm, thịt, cá, trứng...
- Học sinh chơi.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Học sinh kể: Đá bóng, nhảy day, bắn bi...
- Các hoạt động có lợi như: Đá cầu, đá bóng, nhảy dây ... Giúp cho cơ thể khéo léo, nhanh nhẹn, khỏe mạnh.
- Có hại như: Đá cầu, đá bóng, nhảy dây ... lúc trời nắng, mưa hoặc đi bơi trời lạnh sẽ có hại cho sức khỏe làm ta bị bệnh.
- Học sinh quan sát tranh trang 20, 21 SGK thảo luận nhóm (4 – 5 học sinh).
- Nhóm 4 học sinh (thảo luận 1 tranh).
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Đi chơi, giải trí, thư giãn ...
- Nghỉ ngơi khi làm việc mệt mỏi, hoạt động quá sức.
Thứ .., ngày..tháng ..năm .
TUẦN 10	Tự nhiên xã hội
Bài 10: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. Mục tiêu:
 - Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.
 - Có thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày.
 - Ghi chú: Nêu được các việc em thường làm vào các buổi trong một ngày như:
 - Buổi sáng: đánh răng, rửa mặt.
 - Buổi trưa: ngủ trưa; chiều tắm gội.
 - Buổi tồi: đánh răng.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Ôn tập con người và sức khỏe.
- Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học:
 * Hoạt động 1: Hoạt động lớp.
 - Hãy nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
 - Cơ thể người gồm có mấy phần?
 - Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào của cơ thể?
 - Nhận biết màu sắc, hình dáng, mùi vị, nóng lạnh ... bằng gì?
 - Nếu thấy bạn chơi súng cao su em sẽ khuyên bạn như thế nào?
 - Giáo viên nhận xét.
 Hoạt động 2: Nhớ và kể lại việc làm vệ sinh cá nhân hằng ngày.
 - Cho học sinh kể lại việc làm trong ngày.
 - Câu hỏi gợi ý:
 + Buổi sáng thức day lúc mấy giờ? Làm những công việc gì?
 + Buổi trưa thường ăn gì?
 + Buổi chiều thường làm gì?
 + Buổi tối thường làm gì?
 + Giáo viên nhận xét.
 Kết luận: Hằng ngày chúng ta phải làm vệ sinh cá nhân, xúc miệng, rửa mặt sau khi thức day và trước khi đi ngủ, sau bữa ăn...
4. Củng cố, dặn dò:
 - Cơ thể gồ có bộ phận nào?
 - Để có sức khỏe tốt ta phải làm gì?
 - Cần phải vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Cần rửa tay trước khi ăn.
- Hát vui.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Học sinh kể: Đầu, mình, chân và tay.
- Cơ thể người gồm có 3 phần.
- Bằng mắt, mũi, tai (da)...
- Bằng mắt, mũi, da ...
- Khuyên bạn không nên chơi, nếu lỡ bắn vào mắt làm mắt bị hỏng
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh kể theo gợi ý của giáo viên.
+ Buổi sáng thức dậy lúc 6 giờ, đánh răng, rửa mặt, ăn uống ...
+ Buổi trưa ăn cơm.
+ Buổi chiều tắm, ăn cơm, xúc miệng...
+ Tối xem phim, học bài, đi ngủ...
+ Lớp nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Đầu, mình, chân và tay.
- Ăn, uống điều độ, ăn đủ chất, uống đủ nước.
Thứ .., ngày..tháng ..năm .
	TUẦN 11	Tự nhiên xã hội
Chủ đề: XÃ HỘI
	 Bài 11: GIA ĐÌNH
Mục tiêu:
 - Kể được với các bạn về ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, ruột trong gia đình của mình và biết yêu quý gia đình.
 - Ghi chú: Vẽ được tranh giới thiệu về gia đình mình.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 - Tranh vẽ ở sách giáo khoa bài 11.
2. Học sinh: 
 - Sách giáo khoa, tranh ảnh về gia đình mình.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Gia đình.
- Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học:
 * Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm nhỏ.
 Bước 1: Quan sát các hình ở bài 11 SGK trả lời câu hỏi sau:
 - Gia đình Lan gồm có những ai?
 - Lan và những người trong gia đình đang làm gì?
 - Gia đình Minh gồm có những ai?
 - Minh và những người trong gia đình đang làm gì?
 - Giáo viên theo dõi giúp đợ học sinh.
 Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
 - Giáo viên nhận xét.
 Kết luận: Mỗi người khi sinh ra đều có bố, mẹ và những người thân. Mọi người đều sống chung một mái nhà gọi là gia đình.
 * Hoạt động 2: Vẽ tranh về gia đình.
 - Thu một số tranh vẽ đẹp cho lớp nhận xét.
 - Nhận xét, tuyên dương.
 * Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp.
 - Cho học sinh quan sát tranh liên hệ tự giới thiệu về gia đình mình.
 - Giáo viên nhận xét.
 Kết luận: Mỗi người sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương chăm sóc và che chở. Em có quyền được sống chung với bố mẹ, người thân.
 - Về xem lại bài.
- Hát vui.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Quan sát tranh thảo luận nhóm (4HS).
- Gia đình Lan gồm có: Bố, mẹ, Lan và em Lan.
- Họ cùng đi chơi và cùng ăn cơm.
- Gia đình Minh gồ có: Cha, mẹ, Minh và em.
- Minh và những người trong gia đình đang ăn sầu riêng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh vẽ về những người trong gia đình.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh giới thiệu về gia đình mình trước lớp.
- Lớp nhận xét.
Thứ .., ngày..tháng ..năm .
TUẦN 12	Tự nhiên xã hội
 Bài 12: NHÀ Ở
Mục tiêu:
 - Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình.
 - Yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà của em.
 - Ghi chú: Nhận biết được nhà ở và các đồ dùng gia đình phổ biến ở dùng nông thôn, thành thị, miền núi.
Chuẩn bị:
 - Các tranh ở trang 26,27 SGK.
 - Sưu tầm một số tranh về các loại nhà khác nhau.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Nhà ở.
- Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học:
 * Hoạt động 1: Quan sát tranh.
 Bước 1: Quan sát các hình ở bài 12 SGK trả lời câu hỏi sau:
 - Ngôi nhà này ở thành phố, nông thôn hay miền núi?
 - Nó thuộc nhà tầng, nhà ngói hay nhà lá?
 - Nhà các em ở gần giống ngôi nhà nào trong các ngôi nhà đó?
 - Giáo viên theo dõi giúp đợ học sinh.
 Bước 2: Gọi từng cặp lên trình bày (1 em hỏi, 1 em trả lời).
 - Giáo viên nhận xét.
 - Nhà em ở đâu? Nhà ngói hay nhà lá?
 Kết luận: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình. Nên các em phải yêu quý ngôi nhà của mình.
 * Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
 Bước 1: Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 tranh ở trang 27 và nêu tên các đồ dùng được vẽ trong tranh.
 - Theo dõi giúp đỡ học sinh.
 Bước 2: Thu kết quả thảo luận.
 - Gọi đại diện các nhóm lên chỉ vào hình và nói.
 - Giáo viên nhận xét.
 Kết luận: Đồ đạt trong gia đình là để phục vụ cho sinh hoạt của mọi người trong gia đình. Mỗi gia đình đều có đồ dùng cần thiết tùy vào điều kiện kinh tế của từng nhà. Chúng ta không nên đòi bố, mẹ mua sắm những đồ dùng khi chưa có điều kiện.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Gọi vài học sinh lên kể địa chỉ, nhà ở, loại nhà và các dụng cụ trong nhà của mình.
 - Giáo viên nhận xét. Về nhà các em phải biết bảo vệ nhà ở và đồ đạt trong nhà như: Lao nhà, quét nhà ...
- Hát vui.
- Vài học si

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu nhien va xa hoi.doc