Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 3: Cơ quan tuần hoàn trong cơ thể chúng ta (2 tiết) - Năm học 2017-2018

Tiết 5 Bài 3: CƠ QUAN TUẦN HOÀN TRONG CƠ THỂ CHÚNG TA (tiết 2)

I. Mục tiêu

Sau bài học em:

- Chỉ đúng vị trí và nói tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh hoặc mô hình.

- Trình bày được vai trò của tim trong hoạt động tuần hoàn máu.

- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.

II. Đồ dùng, phương tiện

- Tranh ảnh, mô hình

III. Các hoạt động dạy học

B. Hoạt động thực hành

Hoạt động 1. Làm việc với phiếu bài tập

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV phát phiếu học tập cho từng HS, yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu của phiếu - HS nhận phiếu học tập và điền thông tin vào theo yêu cầu của phiếu

Hoạt động 2. Tìm và chỉ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Tổ chức học sinh thực hành theo cặp:

+ Quan sát mạch máu trên tay, chân của mình.

+ Chỉ cho bạn mạch máu em nhìn thấy trên tay, chân của mình - HS thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV:

+ Quan sát mạch máu trên tay, chân.

+ Chỉ cho bạn bên cạnh mạch máu trên tay, chân của mình.

 

docx 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 3: Cơ quan tuần hoàn trong cơ thể chúng ta (2 tiết) - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/09/2017
Ngày giảng:.
Tiết 5 Bài 3: CƠ QUAN TUẦN HOÀN TRONG CƠ THỂ CHÚNG TA (tiết 1)
Mục tiêu
Sau bài học em:
Chỉ đúng vị trí và nói tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh hoặc mô hình.
Trình bày được vai trò của tim trong hoạt động tuần hoàn máu.
Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
Đồ dùng, phương tiện
Tranh ảnh, mô hình
Các hoạt động dạy học
Các hoạt động cơ bản
Hoạt động 1. Quan sát và đố bạn theo câu hỏi trong hình 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tổ chức học sinh hoạt động theo cặp, lần lượt đố và giải đố theo câu hỏi trong hình 1 sách giáo khoa (trang 16).
Học sinh thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên, chỉ được vị trí của tim, mạch trên cơ thể của mình hoặc của bạn.
Hoạt động 2. Quan sát hình 2 và lần lượt chỉ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm, quan sát hình 2 trong sách giáo khoa trang 16 và thực hiện các yêu cầu ở ý a, b, c
Học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa, đọc thông tin, thảo luận và chỉ vị trí của tim, mạch máu.
Nói với bạn cùng nhóm những bộ phận của cơ quan tuần hoàn
Hoạt động 3. Thực hiện động tác như hình 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu cả lớp đặt bàn tay lên ngực trái của mình rồi ấn nhẹ như hình 3 ở trong sách giáo khoa.
Gọi học sinh nói:
+ Những cảm nhận từ lồng ngực.
+ Tên bộ phận của cơ quan tuần hoàn nằm ở vị trí lồng ngực trái.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Học sinh nói:
+ Cảm nhận được nhịp tim trong lồng ngực.
+ Tim nằm ở lồng ngực trái.
Hoạt động 4. Thực hiện động tác như hình 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV tổ chức học sinh theo cặp lần lượt thực hiện đặt ngón tay trỏ lên cổ tay của bạn và ấn nhẹ.
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
Yêu cầu học sinh trao đổi với bạn:
+ Những cảm nhận từ cổ tay.
+ Tên bộ phận của cơ quan tuần hoàn nằm ở vị trí cổ tay.
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
+ HS cảm nhận được nhịp đập ở cổ tay.
+ Tên bộ phận của cơ quan tuần hoàn nằm ở vị trí cổ tay là mạch máu.
Hoạt động 5. Thử tưởng tượng và trả lời
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV đặt vấn đề: Giả sử nếu tim ngừng đập thì điều gì sẽ xảy ra?
GV chốt lại: âm thanh nghe được từ lồng ngực bên trái là nhịp đập của tim khi luôn co bóp để đẩy máu đến các cơ quan của cơ thể. Nếu tim ngừng co bóp (ngừng đập) máu không di chuyển đến được các cơ quan/ bộ phận trong cơ thể, chúng ta sẽ chết
HS trả lời: Nếu tim ngừng đập thì sẽ chết
HS lắng nghe.
Hoạt động 6. Đọc và trả lời câu hỏi
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu HS đọc đoạn văn trong sách giáo khoa.
Yêu cầu học sinh trả lời và viết câu trả lời theo yêu cầu của ý b vào vở
HS đọc, hiểu
HS trả lời câu hỏi theo thông tin ở đoạn văn, sau đó ghi câu trả lời vào vở.
Củng cố: Nhắc lại các kiến thức đã học trong bài.
Ngày soạn: 18/09/2017
Ngày giảng:.
Tuần 4
Tiết 5 Bài 3: CƠ QUAN TUẦN HOÀN TRONG CƠ THỂ CHÚNG TA (tiết 2)
Mục tiêu
Sau bài học em:
Chỉ đúng vị trí và nói tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh hoặc mô hình.
Trình bày được vai trò của tim trong hoạt động tuần hoàn máu.
Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
Đồ dùng, phương tiện
Tranh ảnh, mô hình
Các hoạt động dạy học
Hoạt động thực hành
Hoạt động 1. Làm việc với phiếu bài tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV phát phiếu học tập cho từng HS, yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu của phiếu
HS nhận phiếu học tập và điền thông tin vào theo yêu cầu của phiếu
Hoạt động 2. Tìm và chỉ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tổ chức học sinh thực hành theo cặp:
+ Quan sát mạch máu trên tay, chân của mình.
+ Chỉ cho bạn mạch máu em nhìn thấy trên tay, chân của mình
HS thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV:
+ Quan sát mạch máu trên tay, chân.
+ Chỉ cho bạn bên cạnh mạch máu trên tay, chân của mình.
Hoạt động 3. Làm việc với phiếu bài tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh thực hiện theo phiếu bài tập.
GV thu phiếu của các nhóm và yêu cầu HS nhận xét kết kết quả của từng nhóm
Kết quả phiếu bài tập:
Đ
S
S
Đ
S
HS nhận phiếu và làm theo yêu cầu.
Lớp:	 Nhóm:
PHIẾU BÀI TẬP
“Tìm hiểu vai trò của của tim trong hoạt động tuần hoàn”
Hãy điền vào ô vuông chữ Đ trước những câu đúng, chữ S vào trước những câu sai.
Tim luôn co bóp để bơm máu đi khắp cơ thể
Khi mệt, tim ngừng co bóp 5 phút để nghỉ, sau đó lại co bóp tiếp tục.
Cơ quan tuần hoàn có chức năng trao đổi khí.
Tim ngừng co bóp thì máu không lưu thông được trong các mạch mạch máu.
Máu có thể lưu thông trong các mạch máu mà không cần tim.
Hoạt động 4. (*) Học theo hướng dẫn của thầy/ cô
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV phóng to, treo lên bảng “Sơ đồ vòng tuần hoàn” và tổ chức cho HS học cả lớp.
HS quan sát, đọc thông tin trên hình vẽ.
Mời HS đứng lên quan sát, GV chỉ vị trí và yêu cầu HS đọc tên tương ứng các động mạch, tĩnh mạch, 2 vòng tuần hoàn trên sơ đồ
HS quan sát, đọc tên theo yêu cầu của GV
GV vừa chỉ trên sơ đồ, vừa giải thích sơ lược về chức năng và hoạt động của cơ quan tuần hoàn.
Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu, có chức năng vận chuyển máu đi khắp cơ thể.
Tim luôn co bóp đẩy máu vào hao vòng tuần hoàn
Vòng tuần hoàn lớn: đưa máu nhiều ô xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể. Đồng thời, máu cũng nhận khí các-bô-nic và chất thải của các cơ quan trở về tim.
Vòng tuần hoàn nhỏ: đưa máu đến phổi lấy khí ô xi và thải khí các-bô-nic trở về tim.
HS lắng nghe.
GV yêu cầu HS thực hành chỉ và nói đường đi của máu theo sơ đồ trong sách.
HS chỉ trong hình vẽ và nói đường đi của máu.
CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong phần hoạt động ứng dụng, giải thích nhiệm vụ cho HS hiểu
HS nghe nhiệm vụ để về nhà thực hiện.
Củng cố:
Nhắc lại các kiến thức đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_3_Co_quan_tuan_hoan_trong_co_the_chung_ta_HD_hoc_TNXH_3.docx