Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 10

Tuần 10

Thứ tư ngày 26/10/2011

 MĨ THUẬT Tiết 10

Xem tranh tĩnh vật

Thời gian dự kiến: 35 phút

I/Mục tiêu:

- Tập mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh.HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Gv : Sưu tầm một số tranh tĩnh vật hoa quả.

 Một số bài của học sinh năm trước.

- Hs: Màu vẽ các loại.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Giới thiệu bài:

Hoạt động 1: Xem tranh

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh ở vở Tập vẽ 3 và tranh đã chuẩn bị, nêu ra các câu hỏi gợi ý để học sinh suy nghĩ và trả lời:

+ Tác giả bức tranh là ai?

+ Tranh vẽ những loại hoa, quả nào?

+ Hình dáng của các loại hoa, quả trong tranh đó.

+ Màu sắc của các loại hoa, quả trong tranh?

+ Những hình chính của bức tranh đặt ở vị trí nào? Tỉ lệ của các hình chính so với hình phụ.

+ Em thích bức tranh nào nhất?

+ Sau khi xem tranh Giáo viên giới thiệu vài nét về tác giả ( SGV/106 )

 

doc 21 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên hướng dẫn học sinh đọc đoạn , giáo viên phân đoạn 
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn . Giáo viên kết hợp giải nghĩa những từ khó hiểu như chíu chít,vén nắm rơm , trở cơm cho chín 
- Đọc đoạn theo nhóm , đại diện nhóm đọc trước lớp 
- Đọc đồng thanh đoạn cuối .
- 1 học sinh đọc toàn bài 
Bài tập 2 : Chọn câu trả lời đúng 
Giáo viên hướng dẫn học và chọn câu trả lời đúng trong bài tập trắc nghiệm 
bếp được tả trong bài văn là loại bếp nào ? ( bếp rơm củi ).
Theo em , ba ông đầu rau bếp được chụm lại để làm gì ? (để đạt nồi được chắc chắn ).
Vì sao với tác giả , không có nơi nào ấm cúng hơn căn bếp ?( vì bếp là nới có lửa ấm , thức ăn , gia đình quây quần).
Vì sao tác gỉa cảm nhận: đàn gà con và tuổi thơ của mình giống nhau trong “ ảnh hình căn bếp quê hương”? ( vì bếp là nơi được ở bên mẹ, được sưởi ấm , ăn ngon”.
 Trong đoạn văn , những sự vật nào được so sánh với răng đen ? ( cột kèo, mái rạ).
Bài 3 : Nối câu với kiểu tương ứng :
Câu a – đáp án 2 
Câu b – đáp án 3 
Câu c – đáp án 3
Tiết 2 
Bài 1 : Điền vào chỗ trống :oai hoặc oay 
Tớ đây ngoài mặt phẳng lì
Oai ghê , sáng bóng ai bì được đây !
Thế nên từ trước đến nay
Hễ ai nhìn thấy loay hoay ngắm hoài
 Là các gương (kiếng )
Bài 2 :a) Điền vào chỗ trống : l hay n.
Hoa gì không nở ban ngày
Nửa đêm mới nở lại hay chóng tàn?
 Là hoa quỳnh 
b) Đặt trên chữ in đậm : dấu hỏi hoặc dấu ngã.
Vịt con vội vã đi đâu
Giẫm phải chân bạn gà nâu bên hè
Vịt nhớ xin lỗi bạn nghe!
Chớ đừng lặng lẽ bỏ đi, bạn buồn.
Nguyễn Thị Chung 
Bài 3: Gạch chân những từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn sau :
b) Tiếng mưa trong tàu lá chuối bập bùng như tiếng trống.
c) Tiếng chân nai bước trên lá khô kêu như tiếng bánh đa vỡ dưới chân.
d) Tiếng sấm đầu mùa rền vang trên trời nghe náo nức như tiếng trống mở màn một mùa thời gian.
Viết kết quả làm bài tập trên vào bảng :giáo viên hướng dẫn học sinh làm vào bảng , quan sát và sửa sai cho học sinh còn lúng túng.
3. Củng cố: nhắc nhở thêm một số học sinh.Nhận xét tiết dạy .
_______________________________________
Toán ( bổ sung )
Ôn tập
Thời gian dự kiến :35 phút
I .Mục tiêu :
- Củng cố dạng toán Chia , nhân trong phạm vi bảng nhân 6, 7
- Củng cố các đơn vị đo chiều dài.
II . ĐDDH :
Sách thực hành 
III. Các hoạt động dạy học :
1 . Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
2. Bài mới : giới thiệu bài 
Bài 1: a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 3cm 
b)Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm 
TÊN 
CHIỀU CAO 
Hồng 
1m 33 cm
Khánh 
1 m 35cm
Lê 
1m 27 cm
Khoa 
1m 33 cm
Sửu 
1m 30 cm
a) Chiều cao của các bạn :
Khánh cao : 1 m 35cm
Lê cao : 1m 27 cm
Khoa : 1m 33 cm
Hồng cao : 1m 33 cm
Sửu cao : 1m 30 cm
b) Trong năm bạn trên , bạn cao nhất là Khánh.
Bài 3: Tính nhẩm
Giáo viên gọi học sinh nêu miệng , học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét , bổ sung .
Bài 4 : Tính 
Kết quả chung :
306 = 180 ; 25 7 = 175 ; 60 : 6 = 10 ; 77 : 7 = 11 
Bài 5 : cái bút chì dài khoảng 19 cm 
Mép bàn học ở nhà của em có chiều dài khoảng 14 dm .
3. Củng cố : Giáo viên nhắc lại đơn vị đo chiều dài 
4.Dặn dò : Nhận xét tiết học.
_________________________________________
 TỰ NHIÊN & XÃ HỘI Tiết : 19
Các thế hệ trong một gia đình
(SGK/ 38 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt các thế hệ trong gia đình.
Biết giới thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình.
*GDKNS :
-Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.
-Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt.
II. Đồ dùng dạy – học : Tranh, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Chỉ và nói tên các cơ quan trong cơ thể người. Nêu tên một số chất độc hại không nên sử dụng.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu chủ điểm – giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm đôi
▪ Mục tiêu : Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình. 
GDKNS:
-Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.
▪ Cách tiến hành :
Bước 1 : HS làm việc theo cặp. Một em hỏi, một em trả lời câu hỏi : Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?
Bước 2 : Gọi một số HS kể trước lớp.
▪ Kết luận : Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
b. Hoạt động 2 : Quan sát tranh
▪ Mục tiêu : Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
▪ Cách tiến hành : 
Bước 1 : HS làm việc theo cặp. Một em hỏi, một em trả lời câu hỏi : Hãy giới thiệu về những người trong gia đình Minh / Lan, từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi nhất.
Bước 2 : Gọi một số HS trình bày trước lớp. GV và HS nhận xét.
Bước 3 : Thảo luận lớp
	Gia đình Minh / Lan là gia đình có mấy thế hệ, mỗi thế hệ gồm có những ai ?
▪ Kết luận : 
- Gia đình bạn Minh là gia đình 3 thế hệ : 
	+ Thế hệ thứ nhất là ông bà bạn Minh – là lớp người nhiều tuổi nhất.
	+ Thế hệ thứ hai là bố mẹ bạn Minh.
	+ Thế hệ thứ ba là anh em bạn Minh.
- Có những gia đình có 2 thế hệ như gia đình bạn Lan : có bố mẹ và chị em Lan.
- Cũng có gia đình chỉ có một thế hệ.
c. Hoạt động 3 : Tự giới thiệu về gia đình mình :
▪ Mục tiêu Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.
-Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt.
▪ Cách tiến hành :
Bước 1 : HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về các thế hệ trong gia đình.
Bước 2 : Gọi một số HS giới thiệu trước lớp.
Bước 3 : GV nhận xét bạn giới thiệu hay, rõ ràng.
3. Củng cố : HS đọc mục “Bạn cần biết” trong SGK / 38
Tích hợp GV gợi ý để HS biết : Biết về mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội. Từ đó, có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch đẹp.
4. Nhận xét – Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị trước bài “Họ nội, họ ngoại”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Thứ năm ngày 27/10/2011
Thể dục : Đ/c Đông dạy
________________________________________
CHÍNH TẢ (nghe - viết) Tiết: 19
Quê hương ruột thịt
(SGK/ 78 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, bài viết không mắc quá 5 lỗi.
- Tìm và viết được tiếng có vần oai / oay (BT2).
- Làm được bài tập 3 a
*BVMT: HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy – học : bảng phụ viết bài chính tả, các bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 3HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con các từ sai phổ biến của tiết chính tả trước. GV nhận xét.
2. Bài mới : Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả :
▪ Hướng dẫn chuẩn bị : 
- GV đọc bài viết một lần. 2 HS đọc lại.
+ Vì sao chi Sứ rất yêu quê hương mình ? (Đó là nơi chị sinh ra và lớn lên, nơi mà tuổi thơ ấu của chí gắn liền với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp).
GDHS : yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.
+ Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài ? Cho biết vì sao phải viết hoa các chữ ấy ?
(Các chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng phải viết hoa : Quê, Chị, Sứ, Chính, Và).
- GV chọn và đọc các từ khó cho HS viết bảng con. GV và HS nhận xét bảng con.
▪ GV đọc bài chính tả cho HS viết : GV đọc thong thả mỗi cầu 3 – 4 lần và có thể đánh vần các chữ có vần khó cho HS viết. Sau khi viết xong, GV đọc lại một lần toàn bài chính tả để HS kiểm tra lại.
▪ Chấm, chữa bài : 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài chính tả cho HS soát lỗi.
- GV thu 1/3 số bài chấm tại lớp.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập (VBT / 47)
Bài tập 1 : Tìm 3 từ có tiếng chữa vần oai, 3 từ có tiếng chữa vần oay.
- HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn làm bài. Cả lớp làm vào vở. 
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình. GV và HS nhận xét.
Bài tập 2 : Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :
- HS đọc yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn làm bài.
- 2 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở . GV và HS chữa bài.
+ Lúc Thuyên đứng lên, chợt có một thanh niên bước lại gần anh.
+ Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, vẻ mặt buồn bã, xót thương.
3. Củng cố : GV nhận xét lỗi bài chính tả.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS về nhà viết lại các từ hay viết sai và chuẩn bị bài “Quê hương”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_____________________________________________
TOÁN Tiết : 47
Thực hành đo độ dài (tiếp theo)
(SGK / 48 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Bước dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).
Bài 1, bài 2
II. Đồ dùng dạy – học : thước của GV và HS, một số đồ vật để HS đo độ dài, phiếu bài tập ghi nội dung bài tập 1, 2.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng đo và đọc kết quả đo độ dài một số đồ vật do GV chuẩn bị. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Thực hành (VBT / 55)
Bài 1 : Đo chiều dài gang tay của các bạn trong tổ em rồi viết kết quả đo vào bảng sau :
- HS đọc yêu cầu. GV giúp HS nắm yêu cầu và hướng dẫn cách đo.
- HS làm việc theo tổ và ghi kết quả vào phiếu bài tập.
- Các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét kết quả làm việc của các tổ.
Bài 2 : Đo chiều dài bước chân của các bạn trong tổ em rồi ghi kết quả đo vào bảng sau :
* Tiến hành như bài tập 1
3. Củng cố : GV nhắc lại cách đo và đọc kết quả đo.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS về nhà xem trước bài “Luyện tập chung”.GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_________________________________________
Anh văn : cô Vy Anh dạy 
_____________________________________________________________
Thứ sáu ngày 28/10 /2011
TẬP ĐỌC Tiết 30
Thư gửi bà
(SGK / 81 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu : 
- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu.
- Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quí bà của người cháu (trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy – học : Một phong bì thư và bức thư của HS trong trường gửi người thân ; bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi đoạn đọc bài “Giọng quê hương”.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc (GV đến từng HS yếu hướng dẫn luyện đọc)
- GV đọc mẫu toàn bài. HS đọc thầm theo dõi.
- Luyện đọc câu : HS đọc tiếp nối từng câu. GV uốn nắn phát âm và kết hợp rút từ khó hướng dẫn HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
- Luyện đọc đoạn : 
+ GV chia đoạn. HS đọc nối tiếp đoạn.
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó.
+ GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ chú giải.
- Đọc trong nhóm : HS đọc nối tiếp trong nhóm. GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài 
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài :
Câu 1. Đức viết thư cho bà ở quê.
Câu 2. Đức hỏi thăm sức khỏe của bà. tình hình gia đình và bản thân.
Câu 3. Đức rất kính trọng và yêu quí bà.
c. Hoạt ñoäng 4 : Luyện đọc lại :
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu lần 2.
+ Một học sinh khá giỏi đọc lại toàn bộ bức thư.
+ HS thi đọc nối tiếp từng đoạn thư theo nhóm. GV và HS nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố : HS nêu nội dung bài. GV giáo dục tình cảm gia đình.
4. Nhận xét – Dặn dò : Đọc lại bài và xem trước bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
__________________________________________
TOÁN Tiết : 48
Luyện tập chung
(SGK/ 49 – Thời gian dự kiến : 40 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết nhân, chia trong bảng tính đã học.
- Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên 
Bài 1, bài 2 (cột 1, 2, 4), bài 3 (dòng 1), bài 4, bài 5 (a)
II. Đồ dùng dạy – học :
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : HS làm bài tập 1, 2 SGK / 48. GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Luyện tập (GV đến từng HS yếu hướng dẫn các em làm bài)
Bài 1 : Tính nhẩm :
- HS làm bài và nêu miệng kết quả. GV và HS nhận xét, sửa sai.
6 x 6 = 63	35 : 7 = 5	7 x 5 = 35	6 x 7 = 42
7 x 7 = 49	48 : 6 = 8	35 : 7 = 5	42 : 6 = 7
5 x 5 = 25	49 : 7 = 7	35 : 5 = 7	42 : 7 = 6
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
- 3 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở. GV và HS chữa bài.
	a)	×14 6	×20 5	×34 7
	 84	 100	 238
	b)	86 2	64 3	80 4
	8 43	6 21	8 20
	06	04	00
	 6 	 3 	 0
	 0 	 1	 0	
Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn làm bài. GV và HS chữa bài.
	6m 5dm = 65dm	1m 65cm = 165cm
	3m 3dm = 33dm	5m 12cm = 512cm
Bài 4 : Bài toán :
- HS đọc bài toán. GV giúp HS hiểu nội dung và hướng dẫn giải bài toán.
- 1HS giải trên bảng phụ. Cả lớp làm vào vở. GV và HS nhận xét, sửa sai.
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng đó bán được số ki-lô-gam đường là :
12 x 4 = 48 (kg)
Đáp số : 48 kg đường
Bài 5 a) Giáo viên cho một học sinh đọc đề bài , giáo viên hướng dẫn cho sinh làm bài.Kiểm tra và nhắc nhở thêm.
3. Củng cố : HS nhắc lại thứ tự các đơn vị đo độ dài.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS xem lại bài chuẩn bị kiểm tra định kì. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_____________________________________________
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết : 10
So sánh. Dấu chấm
(SGK /79 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh (BT1, BT2).
- Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS làm bài tập 1, 1HS làm bài tập 2 của tiết “Ôn tập tiết 1”.
- GV và HS nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới : Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 : 
- HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo dõi.
- GV giới thiệu tranh cây cọ với những chiếc lá rất to, rộng để HS hiểu hình ảnh thơ trong bài tập.
- GV hướng dẫn từng cặp HS trả lời câu hỏi, sau đó nêu kết quả trước lớp.
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
+ Câu a : Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào ? (Với tiếng thác, tiếng gió)
+ Câu b : Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao ? (Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang động)
- GV giải thích : Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, dội xa hơn nhiều so với bình thường.
Bài tập 2 :
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 3 HS đọc 3 đoạn a, b, c. GV hướng dẫn làm bài.
- Cả lớp làm miệng bài tập. GV và HS nhận xét, sửa sai.
Âm thanh của
Từ so sánh
Âm thanh của
a) Tiếng suối chảy
như
tiếng đàn cầm
b) Tiếng suối
như
tiếng hát xa
c) Tiếng chim
như
tiếng xóc những rổ tiền đồng
Tích hợp ĐĐ HCM : Những câu thơ, câu văn nói trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng đất nào trên đất nước ta ?
	Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh, Hải Dương nơi người anh hùng dân tộc – nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn ; trăng và suối trong câu thơ của Bác tả cánh rừng ở chiến khu Việt Bắc ; nhà văn Đoàn Giỏi tả cảnh vườn chim ở Nam Bộ. Đó là những cảnh thiên nhiên rất đẹp trên đất nước ta.
Bài tập 3 : Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả.
- HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- GV giúp HS nắm yêu cầu. HS thảo luận nhóm, sau đó trả lới trước lớp.
- GV và HS nhận xét, sửa sai.HS chép kết quả đúng vào vở. GV theo dõi, kiểm tra.
	Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp, thổi cơm.
3. Củng cố : HS đọc lại kết quả bài tập.
4. Nhận xét – Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Ôn về từ chỉ hoạt động, trang thái. So sánh”. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
SINH HOẠT LỚP TUẦN 10
I/Đánh giá hoạt động tuần 10:
- Thực hiện tương đối tốt sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ, tham gia đầy đủ tập thể dục giữa giờ.
- Tổ 3 làm vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Đa số học sinh đi học đều và đúng giờ , không có trường hợp nghỉ học không phép .
- HS đã có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
- Trang phục sạch sẽ, gọn gàng khi đến lớp.
- Còn một số em chưa nghiêm túc còn nói chuyện trong giờ học.
- Đã kiểm tra môn Tiếng Việt.
III. Phương hướng tuần 11:
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, trang phục gọn gàng khi đến lớp.
- Cần đi học đều và đúng giờ, không được tự ý nghỉ học, nghỉ học cần phải xin phép.
- Thực hiện đúng nội quy nhà trường.
- Thu gom bao ni lon, giấy vụn, lon bia – Nộp cho Đội.
- Cần tập trung chú ý hơn trong học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập.
- Tiếp tục kiểm tra môn Toán ( vào thứ hai ngày 31/10/2011).
________________________________________
Buổi chiều 
 ÂM NHẠC Tiết 10 
Học hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Hát chuẩn xác và truyền cảm bài hát. Chú ý hát đúng những chỗ nữa cung trong bài, baûng phu.
Nhạc cụ, băng nhạc.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Baøi cuõ: ktra baøi tieát tröôùc – nhaän xeùt.
 GTB 
 2/ Baøi môùi:
HÑ 1: Dạy hát bài Lớp chúng ta đoàn kết
 GT tên bài, tên tác giả, nội dung.Giáo viên hát mẫu
* Dạy hát:
+ Học sinh đọc đồng thanh lời bài hát (lớp, tổ)
+ Dạy từng câu hát, nối tiếp hết bài.
Khi học sinh hát tương đối thuộc giáo viên chia nhóm lần lượt ôn luyện.
HÑ 2: Hát kết gõ đệm theo nhịp 
Lớp chúng mình rất rất vui anh em ta chan hoà tình thân
Nhịp x x x x 
Phách x x x x x x x x x x x x x 
- Giáo viên cho học sinh hát và gõ từng câu, sau đó đến cả bài- söûa sai cho hs.
- Giáo viên cho mỗi nhóm hát một câu nối tiếp nhau.
- Cả lớp vừa hát vừa biểu diễn theo tổ.
3/ Nhận xét, dặn dò
Gọi một nhóm học sinh vừa hát vừa biểu diễn.
Dặn dò: Ôn lại bài hát.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ......................................................................................................................................................................................................................................................
 	_________________________________________
THỦ CÔNG Tiết : 10
Ôn tập chương I : Ôn phối hợp gấp, cắt, dán hình (tiếp theo)
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồi chơi.
- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
Với HS khéo tay:
- Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.
- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy – học :	GV: Các sản phẩm mẫu của các hình.
 	HS: Kéo, giấy màu, hồ dán. 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2- 3 HS nêu lại quy trình, kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi bảng.
a. Hoạt động 1: HS thực hành gấp, cắt, dán một số hình đã học ở chương I.
- Gọi 2- 3 HS nêu lại quy trình các bài đã học trong chương I.
- HS quan sát lại các mẫu (đã học).
- Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra qua thực hành để hoàn thành sản phẩm .
- GV quan sát và giúp đỡ thêm để HS hoàn thành sản phẩm đẹp.
b. Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá :
+ Hoàn thành: Nếp gấp thẳng, phẳng, không bị mấp mô. Thực hiện đúng kĩ thuật, đúng quy trình và hoàn thành sản phẩm tại lớp. Sản phẩm đẹp, đánh giá hoàn thành tốt (A+)
+ Chưa hoàn thành (B): Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, không hoàn thành sản phẩm.
3. Củng cố : HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán một số hính.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau “Cắt, dán chư I, T”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
__________________________________________
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI Tiết 20
Họ nội, họ ngoại 
 SGK/40
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng.
HS giỏi : Biết giới thiệu họ hàng nội, ngoại của mình.
II. Đồ dùng dạy - học:Tranh SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : Khởi động: Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa .
* MT: Giải thích được những người thuộc họ nội, họ ngoại là ai. 
* Cách tiến hành:
Bước 1 : GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. 
Bước 2 : HS làm việc theo nhóm. 
Bước 3 : Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung, góp ý.
Bước 4: Kết luận: Ông bà sinh ra bố con của họ là những người thuộc họ nội. Ông bà sinh ra mẹ con của họ là những người thuộc họ ngoại.
b. H

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(18).doc