Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2016-2017

Tiết 2: (Theo TKB)

Môn: TOÁN

Tiết 51: LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU: Giúp HS.

- Kĩ năng tính tổng nhiiêù số thập phân , sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất

- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân .

-Giáo dục HS tính nhanh nhẹn, ham học toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS

5

32

2 A.Mở đầu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.

- Nhận xét,sửa chữa .

2.Giới thiệu bài:

B.Giảng bài:

Bài 1: Tính:

- Y/c HS làm bài cá nhân và chia sẻ theo cặp đổi chéo vở kiểm tra bài.

- Cho HS nhắc lại cách tính tổng nhiều số thập phân?

Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất .

- Cho HS thảo luận theo cặp cách tính .

- Cho cả lớp làm vào vở và chữa bài.

- Nhận xét,

Bài 3: Cho HS làm bài vào bảng con.

Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề, tóm tắt đề.

- Gọi 1 HS(K-G) lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở

- GV chữa và NX 1 số vở.

- Nhận xét, dặn dò.

C. Củng cố,dặn dò:

- Nêu T/C kết hợp, giao hoán của phép cộng ?(T B)

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Trừ hai số thập phân

- HS nêu .

- 2 HS lên bảng tính theo cách thuận tiện nhất .

a)2,8, + 4,7 + 7,2 + 5,3

b) 12,34 + 28,87 +7,66 + 32,13

- HS nghe.

- HS làm bài. 2 HS (TB) lên bảng

a) 15,32 b)27,05

41,69 9,38

8,44 11,23

-HS nêu y/c.

- Ta sử dụng T/C giao hoán và kết hợp để tính .

- HS làm bài :

a)4,68 + 6,03 + 3,97

= 4,68 +(6,03 + 3,97)

= 4,68 + 10 = 14,98 .

b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2

= (6,9 + 3,1)+(8,4 + 0,2 .

= 10 + 8,6 = 18,6.

c) 3,49+ 5,7 + 1,54

= (3,49 + 1,51) + 5,7

= 5 + 5,7 = 10,7 .

d) 4,2 + 3,5 +4,5 + 6,8

= (4,2 + 6,8) +(3,5 + 4,5 )

= 11 + 8 = 19.

-HS nêu y/c

-Thực hiện vào bảng con.

3,6 +5,8 > 8,9 5,7 + 8,8 = 14,5

7,56 < 4,2="" +="" 3,4="" 0,5=""> 0,08 + 0,4

-HS làm bài . 1 HS(K-G) lên bảng giải

Bài giải:

Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ 2 là

28,4 + 2,2 = 30,6 (m)

Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ 3 là :

30,6 + 1,5 = 32,1 (m)

Số mét vải người ấy dệt trong cả 3 ngày là :

28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m).

ĐS: 91,1m .

 

docx 30 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cô xưng hô là: em, con.
+ Với bố mẹ: xưng là con.
+ Với anh, chị, em: xưng hô là em, anh, chị.
+ Với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình...
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp
- 1 HS đọc y/c bài tập.
- HS trao đổi, thảo luận.
+ Các đại từ xưng hô: Ta, chú em, tôi, anh.
+ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em, thái độ của thỏ kiêu căng, coi thường rùa.
+ Rùa xưng hô là tôi, gọi thỏ là anh, thái độ của rùa: tự trọng, lịch sự với thỏ.
- 1 HS đọc y/c bài tập.
+ Đoạn văn có các nhân vật: Bồ Chao, Tu Hú, các bạn của Bồ Chao, Bồ Các 
+ Đoạn văn kể lại chuyện Bồ Chao hốt hoảng kể lại với các bạn chuyện nó và Tu Hú gặp cái trụ chống trời. Bồ Các giải thích đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng. Các loại chim cười Bồ Chao đã quá sợ.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, điền vào vở bài tập.
- 1 nhóm làm vào bảng phụ lên trình bày.
- HS nhận xét bài bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đoạn văn đã điền đầy đủ.
HS nhắc lại
Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
..................................š&›....................................
Tiết 4: (Theo TKB) 
Môn: TOÁN
Tiết 52: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
Mục tiêu:
	Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
Chuẩn bị:
	+ GV:Phấn màu, bảng phụ.
	+ HS: Vở bài tập, SGK.
 Hoạt động dạy - học:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động học của trò
3’
28’
7’
2’
21’
6’
8’
3
5’
Mở bài:
Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét .
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu : Trong tiết học này chúng ta cùng học về phép 
Bài mới:
1. Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai số thập phân.
a) Ví dụ 1
* Hình thành phép trừ
- GV nêu: Đường gấp khúc ABC dài 4,29m, đoạn thẳng AB dài 1,84m. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét ?
- GV hỏi : Để tính được độ dài đoạn thẳng BC chúng ta phải làm thế nào ?
- GV yêu cầu : Hãy đọc phép tính đó.
- GV nêu : 4,29 – 1,84 chính là một phép trừ hai số thập phân.
* Đi tìm kết qủa
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách thực hiện 4,29m -1,84m.
- GV gọi HS nêu cách tính trước lớp.
- GV nhận xét cách tính của HS, hỏi lại: Vậy 4,29 trừ đi 1,84 bằng bao nhiêu?
* Giới thiệu cách tính
- GV nêu : Trong bài toán trên để tìm kết quả phép trừ: 4,29m – 1,84m = 2,45m, các em phải chuyển từ đơn vị mét thành xăng-ti-mét và ngược lại Làm như vậy không thuận tiện và mất thời gian, vì thế người ta nghĩ ra cách đặt tính và tính.
- GV yêu cầu : Việc đặt tính và thực hiện phép trừ hai số thập phân.
- GV cho HS có cách tính đúng trình bày cách tính trước lớp.
 4,29
- 1,84 ( Các bước trừ như SGK)
 2,45
-GV hỏi: Cách đặt tính cho kết quả như nào so với cách đổi đơn vị thành cm?
- GV yêu cầu HS so sánh hai phép trừ :
 429 4,29
-184 và - 1,84
 245 2,45
- GV hỏi tiếp : em có NX gì về các dấu phẩy của số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu trong phép tính trừ hai số thập phân.
b) Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ : Đặt tính rồi tính
45,8 – 19,26
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về số các chữ với số các chữ số ở phần thập phân của số trừ ?
- GV : Hãy tìm cách làm cho các số ở phần thập phân của số trừ bằng số các chữ số phần thập phân của số trừ mà giá trị của số bị trừ không thay đổi.
- GV nêu : Coi 45,8 là 45,80 em hãy đặt tính và thực hiện 45,80 – 19,26
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
2. Ghi nhớ
- GV hỏi: bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân?
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu HS đọc thuộc tại lớp.
3. Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét từng HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 72,1 5,12 69
- 30,4 - 0,68 - 7,85
 41,7 4,44 61,1
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. GV nhận xét .
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, cho HS nêu các cách làm khác nhau, sau đó nhận xét .
C. Kết bài:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS ôn lại kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị: “Luyện tập”.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS nghe và tự phân tích đề bài toán.
- Chúng ta phải lấy độ dài đường gấp khúc ABC trừ đi độ dài đoạn thẳng AB.
- 1 HS nêu : Phép trừ 4,29 – 1,84
- HS trao đổi và tính.
- 1 HS khá nêu : 
4,29m = 429 cm
1,84m = 184 cm
Độ dài đoạn thẳng BC là :
429 – 184 = 245 (cm)
245cm = 2,4m
- HS nêu : 4,29 – 1,84 = 2,45
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và cùng đặt tính để thực hiện phép tính.
- 1 HS lên bảng vừa đặt tính vừa giải thích cách đặt tính và thực hiện tính.
 Kết quả phép trừ là 2,45m.
- HS so sánh và nêu :
* Giống nhau về cách đặt tính và cách thực hiện trừ.
* Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy, một phép tính không có dấu phẩy.
- Trong phép tính trừ hai số thập phân có dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với nhau.
- HS nghe và yêu cầu.
- HS : Số các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn so với các chữ số ở phần thập phân của số trừ.
- HS : Ta viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của số bị trừ.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp đặt tính và tính vào giấy nháp 
 45,80
 - 19,26
 26,54 
- HS nêu : Viết 45,80 rồi viết 19,26 dưới 45,80 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
* Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vào hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
HS đọc y/c BT và nêu lại cách thực hiện phép trừ.
HS làm BT vào vở 1số em lần lượt lên bảng làm bài.
HS nhận xét chữa bài và nhắc lại cách thực hiện.
HS đọc y/c BT.
Cả lớp đặt tính rồi tính vào vở, 2 em lên bảng.
- HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và thực hiện tính.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Số kg đường lấy ra 2 lần là :
10,5 + 8 = 18,5 (kg)
Số kg đường còn lại trong thùng là :
28,75 – 18,5 = 10,25 (kg)
Đáp số : 10,25 kg
..................................š&›....................................
Thứ tư
 Ngày soạn: 08/11/2016
Tiết 1: (Theo TKB) Ngày giảng: 09/11/2016
Môn: Kể chuyện:
Tiết 11: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
I. Mục tiêu:
	- Dựa vào lới kể của giáo viên, tranh minh họa và lời chú thích dưới tranh kể lại toàn bộ câu chuyện
	-Chỉ vào tranh minh họa và lời chú thích dưới tranh học sinh kể lại nội dung từng đoạn chính yếu của câu chuyện phỏng đoán kết thúc câu chuyệ
	-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Vẻ đẹp của con nai dưới ánh trăng có sức cảm hóa mạnh mẽ đối với người đi săn, khiến anh phải hạ súng, không nỡ bắn nai.
II. Đồ dùng dạy học:
 	-Tranh trong SGK phóng to.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3
32
3
A.Mở đầu:
1.KT Bài cũ: 
- Gọi 1hs kể lại chuyện đã kể giờ trước.
-Nhận xét .
2.Giới thiệu bài:
B.Giảng bài:
 Hoạt động 1 : Gv kể chuyện :
-GV kể chuyện lần 1: Chậm rãi, thong thả, phân biệt lời của từng nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẽ đẹp của con nai và tâm trạng của người đi săn.
-GV kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh họa
Hoạt động2 : Kể trong nhóm :
-Tổ chức cho học sinh kể chuyện trong nhóm theo hướng dẫn.
+ Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 5 HS.
+Yêu cầu từng em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh.
+ Dự đoán kết thúc của câu chuyện: 
-Người đi săn có bắn con nai không? Chuyện gì sẽ xẩy ra sau đó?
+ Kể lại câu chuyện theo kết thúc mà mình dự đoán.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm để đảm bảo HS nào cũng được kể chuyện, trình bày khả năng phỏng đoán của mình
Hoạt động 3 : Kể trước lớp :
-Tổ chức cho các nhóm thi kể. GV ghi nhanh kết thúc câu chuyện theo sự phỏng đoán của từng nhóm.
-Yêu cầu HS kể nối tiếp từng đoạn chuyện.
- Gọi HS lên kể toàn truyện. GV khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.
+Tại sao người đi săn muốn bắn con nai?
+Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV kết luận lại ý nghĩa câu chuyện.
- Chọn học sinh kể chuyện hay.
C.Kết luận:
- Cho HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện 
-Chuẩn bị: Kể một câu chuyện đã đọc đã nghe có nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
- Nhận xét tiết học. 
-Vài học sinh kể
- Lắng nghe gv kể 
-Học sinh quan sát vẽ tranh đọc lời chú thích từng tranh rồi kể lại nội dung chủ yếu của từng đoạn.
-Hs kể theo nhóm
+ Hs nối tiếp nhau kể.
+ Trao đổi nhóm đôi tìm phần kết của chuyện.
+ Đại diện kể tiếp câu chuyện theo kết thúc mình dự đoán.
- Thi kể trước lớp
- HS nối tiếp kể từng đoạn truyện
- Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện 
-HS tự trả lời.
-Hãy yêu quí thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, đừng phá hủy vẻ đẹp của thiên nhiên.
- HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện
..................................š&›....................................
Tiết 2: (Theo TKB) 
Môn: Tập đọc
Tiết 22: ÔN TẬP BÀI: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I.Mục tiêu:
	- Luyện đọc bài “Chuyện một khu vườn nhỏ”
	- Đọc lưu loát bài văn.
	- Giọng nhẹ nhàng, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả.
	- Đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu, giọng chậm rãi của ông.
	- Có ý thức làm đẹp cuộc sống môi trường sống trong gia đình và xung quanh em.
II.Đồ dùng dạy học:
	+ Tranh SGK 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
3’
A.Mở đầu:
1. Giới thiệu bài: 
B.Giảng bài:
1.Ôn tập – luyện đọc bài “Chuyện một khu vườn nhỏ”. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Gọi học sinh toàn bài đọc.
H:Bài văn có thể chai làm mấy đọan?
-Cho HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn.
*Lượt 1:-Rèn đọc những từ HS phát âm sai..
*Lượt2: Giúp học sinh hiểu nghĩa 
 từ săm soi, cầu viện 
*Lượt 3: Cho HS ngắt nghỉ những câu dài.
-Cho hs luyện đọc theo cặp
-Cho hs nêu cách đọc
- Giáo viên đọc mẫu.
Hoạt động 2: Luyện đọc nhóm 3
Hoạt động 3: Rèn học sinh đọc đúng.
- GV hướng dẫn học sinh đọc 
- Cho học sinh đọc diễn cảm.
C.Kết bài:
Thi đua theo bàn đọc 
Giáo viên nhận xét tuyên dương.
- Giáo dục học sinh ý thức làm đẹp cuộc sống môi trường sống trong gia đình và xung quanh em.
- Nhận xét tiết học. 
- Lắng nghe, mở sách giáo khoa 
-1 học sinh khá, giỏi đọc.
-Chia làm 3 đoạn: đoạn 1: câu đầu; đoạn 2: tiếp theo đến không phải là vườn!”; đoạn 3: còn lại.
-Lần lượt học sinh đọc nối tiếp.
-rủ rỉ, chiếc lá nâu, rõ to, sớm, mặt trời, sà xuống, cành lựu, líu ríu,
-Học sinh đọc phần chú giải.
-Hs luyện đọc cặp.
-HS nêu cách đọc.
-Lắng nghe.
HS1 - Đoạn 1
HS2 - Đoạn 2
HS3 - Đoạn 3
- Hs đọc nối tiếp đoạn.
- Học sinh nêu những từ phát âm sai của bạn
-Thi đua đọc bài.
..................................š&›....................................
Tiết 3: (Theo TKB) 
Môn: Toán
Tiết 53: LUYỆN TẬP 
Mục tiêu:
- Biết trừ hai số thập phân.
- Biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng và trừ với số thập phân.
- Cách trừ một số cho một tổng.
Chuẩn bị:
+ GV:	Phấn màu. 
+ HS: Vở bài tập, bảng con.
Hoạt động dạy – học:
Tg
	Hoạt động của thầy
Hoạt động học của trò
5’
28’
6’
6’
8’
8’
3’
Mở bài:
Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh nêu cách trừ 2 số TP và thực hiện trừ theo yêu cầu.
- Nhận xét tuyên dương
Giới thiệu bài
Bài mới:
Hướng dẫn LT
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a. 68,72 - 29,91; b. 52,37 - 8,64
c. 75,5 - 30,26 ; d. 60 - 12,45
- Yêu cầu HS tự làm vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng
- Yêu cầu HS trình bày cách làm 
à HS khác NX cách đặt tính và tính
- GV nhận xét, nêu kết quả đúng và chốt cách trừ 2 số TP.
Bài 2: Tìm x
a. x + 4,32 = 8,67; b. 6,85 + x = 10,29
c. x - 3,64 = 5,86; d. 7,9 - x = 2,5
- Gọi 1 HS lên bảng
- T/c chữa bài:
* Yêu cầu HS nêu cách làm
* HS khác nhận xét
* GV nhận xét, nêu KQ 
à yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ 
Bài 3: 
3 quả : 14,5kg
Quả I : 4,8kg
Quả II nhẹ hơn quả I : 1,2kg.
Quả III : kg ?
- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng 
GVnhận xét nêu kết quả đúng
Bài 4: 
a) Tính rồi so sánh giá trị của a - b - c và a - ( b + c)
b) Tính bằng hai cách :
8,3 - 1,4 - 3,6; 18,64 - ( 6,24 + 10,5 )
GV treo bảng phụ yêu cầu HS thực hiện phép tính và so sánh giá trị biểu thức theo nhóm đôi.
- Gọi HS trình bày bài làm và nêu nhận xét về cách tính, kết quả ?
- Yêu cầu HS nêu cách trừ 1 số cho 1 tổng à GV ghi bảng dạng tổng quát
a – b – c = a – (b + c) = a – (c + b)
Kết bài:
- Yêu cầu HS nêu KT vừa luyện trong tiết học
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh lên bảng
- Nhận xét
- Ghi tên bài vào vở.
- HS đọc y/c bài tập.và nêu cách đặt tính.
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 HS trình bày cách làm
- HS nhận xét và đối chiếu KQ.
-HS đọc y/c bài tập.và nêu cách tìm thành phần chưa biết với phép cộng, trừ số.
- HS lên bảng cả lớp làm vào vở
- Nhận xét, đối chiếu kết quả
a) x + 4,32 = 8,67
 x = 8,67 – 4,32
 x = 4,35
- Nêu cách tìm hành phần chưa biết của phép cộng, trừ với số TP.
HS đọc yêu cầu BT và tóm tắt bài toán ra nháp, nêu cách giải.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vở
-HS trình bày cách giải
- Nhận xét, đối chiếu
- HS tính và so sánh theo nhóm đôi
- 2 nhóm trình bày
-3 HS nêu cách trừ 1 số cho 1 tổng.
HS nhắc lại t/c trừ một số cho một tổng.
..................................š&›....................................
Chiều
Tiết 3: (Theo TKB) 
Môn:Luyện Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
- Biết cộng thành thạo số thập phân.
- Giải các bài toán có liên quan đến cộng số thập phân.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hệ thống bài tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ôn tập:
Ôn cách cộng 2 số thập phân
- Cho HS nêu cách cộng 2 số tp 
 + Đặt tính 
 + Cộng như cộng 2 số tự nhiên
 + Đặt dấu phẩy ở tổng ...
* Bước 1 và bước 3 còn bước 2 HS đã thành thạo với phép cộng 2 số TN 
Phần 2: Thực hành 
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính :
a) 65,72 + 34,8
b) 284 + 1,347
c) 0,897 + 34,5	
d) 5,41 + 42,7
- HS đặt tính từng phép tính 
- GV KT hoặc đổi vở để KT với bạn
- Gọi HS nêu KQ 
Bài tập 2: Tìm x
a) x - 13,7 = 0,896	
 b) x - 3,08 = 1,72 + 32,6
Bài tập 3 
Thùng thứ nhất có 28,6 lít dầu, thùng thứ hai có 25,4 lít. Thùng thứ ba có số dầu bằng trung bình cộng số dầu ở 2 thùng kia. Hỏi cả 3 thùng có  lít dầu? 
Bài tập 4: (HSKG)
Cho 2 số có hiệu là 26,4. Số bé là 16. Tìm số lớn
C.Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu cách cộng 2 số thập phân
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Đáp án:
a) 100,52
b) 285,347
c) 35,397
d) 48,11
Lời giải :
a) x - 13,7 = 0,896	
 x = 0,896 + 13,7
 x = 14,596
b) x - 3,08 = 1,72 + 32,6
 x – 3,08 = 34,32
 x = 34,32 + 3,08 
 x = 37,4
Bài giải :
Thùng thứ ba có số lít dầu là:
(28,6 + 25,4) : 2 = 27 (lít)
Cả 3 thùng có số lít dầu là:
28,6 + 25,4 + 27 = 81 (lít)
Đáp số: 81 lít.
Bài giải :
Giá trị của số lớn là :
26,4 + 16 = 42,4
Đáp số: 42,4
- HS lắng nghe và thực hiện.
..................................š&›....................................
Tiết 2: (Theo TKB)
Môn: Luyện Tiếng Việt
ÔN TẬP MRVT: Tổ quốc - Nhân dân
I.Mục tiêu:
- HS biết tìm được những từ thuộc chủ đề Tổ quốc -Nhân dân để điền vào BT.
- Biết phân các từ đã cho thành các nhóm theo chủ đề.
- Biết đặt câu với thành ngữ cho trước.
- GD học sinh có tình cảm với quê hương đất nước.
II. Các hoạt động dạy học chủ chủ yếu:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy học
3
35
3’
1.Kiểm tra:
-Hãy kể một số từ ngữ thuộc chủ đề Tổ quốc.
Một số từ thuộc chủ đề Nhân dân.
2.Bài mới:
*Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền và chỗ trống: quốc dân, quốc hiệu, quốc âm, quốc lộ, quốc sách.
a.....số 1 chạy từ Bắc vào Nam.
b.Hỡi....đồng bào.
c.Tiết kiệm phải là một .......
d. Thơ....... của Nguyễn Trãi.
e.......nước ta thời Đinh là Đại Cồ Việt.
Nhận xét tuyên dương.
Bài 2: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nghĩa với các từ trong nhóm:
a. Tổ quốc, tổ tiên, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
b.Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ xở, nơi chôn rau cắt rốn.
Nhận xét, đánh giá
Bài 3: Đặt câu với thành ngữ sau: Quê hương bản quán
Nhận xét, ghi bảng
Bài 4: Nâng cao:* Tìm từ lạc trong từng dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
a.thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt ,nhà nông, lão nông, nông dân,
b.thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ cong nghiệp, thợ hàn, thợ mọc, thợ nề, thợ nguội.
c. giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn,nhà báo
Bài 5:Nâng cao* Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu sau:
a.thợ + x ( M : thợ điện, thợ mộc)
b.x + viên( M:Giáo viên)
c.nhà + x (M: nhà văn)
d.x + sĩ ( M: bác sĩ)
Chữa bài
C.Kết luận:
-Hệ thống ND bài.
-Nhận xét tiết học
-Đọc đề và thảo luận theo cặp
-Báo cáo kết quả
a. Quốc lộ số 1 chạy từ Bắc vào Nam.
b.Hỡi quốc dân đồng bào.
c.Tiết kiệm phải là một quốc sách.
d. Thơ quốc âm của Nguyễn Trãi.
e.Quốc hiệu nước ta thời Đinh là Đại Cồ Việt.
-Đọc đề, làm việc cá nhân, báo cáo kết quả:
a, tổ tiên
b, quê mùa
-Nối tiếp nhau nêu miệng câu mình đặt
-Trao đổi nhóm tìm từ
-Báo cáo kết quả
-Làm bài vào vở 
..................................š&›....................................
Thứ năm
Ngày soạn: 09/11/2016
Tiết 3: (Theo TKB) Ngày giảng: 10/11/2016
Môn: Tập làm văn
Tiết 21: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
-Biết rút kinh nghiệm bài văn ( bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ, cách trình bày, chính tả); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
-Viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
*KNS:-Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng
- Bảng phụ ghi rõ những lỗi HS thường mắc phải.
III. Các hoạt động dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3
35
2
A.Mở đầu:
1, Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Giới thiệu bài:
B.Giảng bài:
1. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Y/c 1 HS đọc đề bài tập làm văn.
* Ưu điểm: 
- HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài.
- Bố cục của bài văn được trình bày rõ ràng, khoa học.
- Trình tự miêu tả tương đối hợp lí.
- Diễn đạt câu, ý gẫy gọn, đủ chủ ngữ và vị ngữ...dùng một số từ láy, hình ảnh, âm thanh, để làm nổi bật lên đặc điểm của cảnh vật. Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật, có bộc lộ cảm xúc của mình trong từng câu văn.
- Hình thức trình bày bài văn: khoa học, sáng tạo...
* Nhược điểm: 
- Một số bài còn viết sai lỗi chính tả, cách dừng từ đặt câu con lộn xộn, trình bày chưa khoa học. Một số bài còn lạc đề , thiên về kể, tả sơ sài.....
- Trả bài cho HS.
2.3, Hướng dẫn chữa bài 
- Y/c 1 HS đọc bài 1.
- Y/c HS tự nhận xét chữa lỗi theo y/c.
+ Bài văn tả cảnh nên tả theo trình tự nào là hợp lí nhất?
+ Mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn người đọc?
+ Thân bài cần tả những gì?
+ Câu văn nên viết thế nào để sinh động, gần gũi?
+ Phần kết bài nên viết thế nào để cảnh vật luôn in đậm trong tâm trí người đọc?
- Y/c HS đọc bài 2:
- Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay mà GV sưu tầm được.
- Y/c 5 HS đọc đoạn văn của mình mà mình cho là hay nhất?
- Y/c HS tự viết lại đoạn văn.
C.Kết luận:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc lại đề bài tập làm văn.
- HS nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS tự sửa lỗi vào bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS nghe.
..................................š&›....................................
Tiết 4: (Theo TKB) 
Môn: TOÁN
Tiết 54: LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu: Biết:
	Cộng trừ số thập phân.
	Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
	Vận dụng t/c của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
Hoạt động dạy – học:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động học của trò
5’
28’
7’
7’
7’
7’
3’
Mở bài:
GV nêu bài toán 4 SGK trang 54.
- Yêu cầu HS làm BT
- Nhận xét, .
Giới thiệu, ghi tên bài lên bảng.
Bài mới:
Hướng dẫn LT
Bài 1: Tính :
a. 605,26 + 217,3
b. 800,56 - 384,48
c. 16,39 + 5,25 - 10,3
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Gọi 1 HS đọc kết quả, HS khác nhận xét à nêu cách cộng (trừ) 2 số thập phân.
Bài 2: Tìm x :
x - 5,2 = 1,9 + 3,8
- GT yêu cầu BT 2 à gọi HS xác định chữ số (x) phải tìm?
( số bị trừ, số trừ )
- Y/c HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm
- T/c chữa bài:
* Yêu cầu HS trình bày cách làm
* Gọi HS khác nhận xét à nêu cách tìm số bị trừ, số hạng
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất :
a. 12,45 + 6,98 + 7,55
b. 42,37 - 28,73 - 11,27
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS hiểu “ thuận tiện ” = Tính nhanh
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi 1 HS lên bảng
- Yêu cầu HS trình bày cách tính
- Gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét và Chốt :
a - b - c = a - (b + c)
Bài 4:
3 giờ : 36 km
Giờ I : 13,25 km
Giờ II ít hơn giờ I : 1,5 km.
Giờ III : km ?
- Yêu cầu HS tóm tắt ra nháp bằng sơ đồ rồi giải BT vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- T/c chữa :
* Yêu cầu HS trình bày cách làm
* HS khác nhận xét à nêu cách làm khác
- GV nhận xét, nêu đáp án.
Kết bài:
- Yêu cầu HS nêu các KT luyện tập trong tiết học.
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- 1 học sinh lên bảng
- Nhận xét
- Làm bài vào vở
- 1 HS đọc kết quả
- Nhận xét
- Nêu cách cộng, trừ 2 số TP.
- Xác định số phải tìm 
( số bị trừ, số trừ )
- Làm bài theo yêu cầu
- Nhận xét, đối chiếu
- Nêu cách tìm số bị trừ, số hạng
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm yêu cầu BT 3
- Làm bài vào vở
-1 HS lên bảng
- Trình bày cách làm
- Nhận xét, đối chiếu
- Nêu t/c .
- Cả lớp làm theo yêu cầu ra nháp
- 1 HS lên bảng
- Trình bày cách làm
- Nhận xét, bổ sung
- Đối chiếu
- 2 HS nêu
- Lắng nghe
....................................š&›....................................
Chiều
Tiết 1: (Theo TKB) 
Môn: Luyện Tiếng Việt
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_Tuan_11_Lop_5.docx