Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 34+35 - Năm học 2016-2017 - Trần Đức Huân

Tiết 3: Ôn Tiếng Việt: Luyện đọc:

CON CHIM CHIỀN CHIỆN, TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ

I. Mục tiêu

- Biết đọc diễn cảm 3 khổ thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, tràn đầy sức sống.

- Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

II. Phương pháp, phương tiện:

- Phương pháp: Luyện đọc.

- Phương tiện: VBT

III. Tiến trình dạy học:

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

5’

28’

 2’ A. Mở đầu:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng bài thơ : Con chim chiền chiện, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Hoạt động dạy học

1. Khám phá:Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.

2. Thực hành:

Bài Con chim chiền chiện

1/ Luyện đọc thuộc và bước đầu diễn cảm 3 khổ thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, tràn đầy sức sống

- Gọi 1HS đọc toàn bài

- Đọc theo nhóm:

- Y/c HS đọc bài theo nhóm.

- Gọi đại diện nhóm đọc.

2/ Tiếng hót của chim chiền chiện gợi ra những điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước dòng nêu ý đúng

- YC HS đọc và chọn ý đúng để khoanh

C. Kết luận:

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.

- 2 H S đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- Từng nhóm đọc.

- HS làm bài vào vở BT

Đáp án: ý c

 

docx 37 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 34+35 - Năm học 2016-2017 - Trần Đức Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n.
c, Bao trùm lên là không khí lạc quan. 
- Cho HS đọc và tự làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài tập 2: Tìm những từ ngữ :
- Trong đó lạc có nghĩa là vui, mừng.
M: lạc thú,......................................
- Trong đó lạc có nghĩa là mất không
 tìm thấy:
M: bị lạc con,....................................
- Cho HS tự tìm từ rồi ghi vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày.
- Gọi 1 số HS khác đọc từ đã tìm.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. 
C. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc.
- Nhận xét về câu văn của bạn.
-HS đọc bài, suy nghĩ tự làm bài vào vở.
- 2 HS nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét chữa bài của bạn. 
- Cả lớp chữa bài theo đáp án đúng.
- HS tự làm bài.
-2 HS làm bài trên bảng. 
-1số HS khác đọc từ đã tìm.
- Cả lớp nhận xét ,chữa bài.
Ngày soạn: 2/5/2017 
Ngày giảng: Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2017
Buổi sáng
Tiết 1. Toán: Tiết 169: ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. Mục tiêu: 
- Giải được bài toán về tìm số trung bình cộng 
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành
- Phương tiện: Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên chữa bài tập 3.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài tập1: Tìm số trung bình cộng của các số sau.
- Nhắc lại cách tìm số bình cộng của nhiều số.
- Nhận xét.
Bài tập 2: Ghi tóm tắt
- Hướng dẫn cho HS cách tính số người tăng trong 5 năm, sau đó tìm số người tăng trung bình hằng năm
- Nhận xét.
Bài tập3: Ghi tóm tắt
- Hướng dẫn như bài 2
- Nhận xét.
C. Kết luận:
- Nhận xét giờ học. 
- 1 HS lên bảng làm bài.
-
 Đọc yêu cầu
- 1 số HS nhắc theo yêu cầu.
- 2 HS làm bảng, lớp làm vở
- HS đọc đề
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở
 Đ/S: 127 người
- HS đọc đề
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở
Đ/S: 38 quyển vở
Tiết 2:Luyện từ và câu.Tiết 68: THÊM  CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
I. Mục tiêu
	- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (trả lời CH Bằng gì? Với cái gì ? - ND Ghi nhớ)
	- Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện (BT2)
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp.
- Phương tiện: Bảng phụ viết sẵn bài tập 1, 2.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu 2 HS BT 1 và 3 của tiết trước
- Nhận xét, ghi điểm
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Phần nhận xét 
- Gọi HS đọc yêu cầu đọc BT 1,2, yêu cầu lớp thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Treo bảng phụ
- Nhận xét chốt ý đúng 
- GV kết luận 
3. Thực hành:
Bài tập 1: Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau
- Treo bảng phụ
- Nhận xét, chốt ý 
Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích, có dùng câu chỉ phương tiện
- GV nhận xét, tuyên dương
C. Kết luận:
- Nhận xét giờ học
- 2 HS lên bảng
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Làm việc nhóm đôi 
- Đại diện trình bày
- 2 HS đọc ghi nhớ 
- HS đọc yêu cầu 
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở 
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm vào vở
- Vài HS trình bày bài của mình
Tiết 2. Tập làm văn. Tiết 68: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu: 
 	- Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước; biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và mua giấy đặt mua báo chí.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp. Thực hành
- Phương tiện: Bảng phụ
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc thư chuyển tiền đã làm ở tiết trước
- Nhận xét, đánh giá. 
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1
 - Treo tờ Điện chuyển tiền đã phô tô theo khổ giấy to và hướng dẫn HS cách điền:
- Yêu cầu HS điền vào điện chuyển tiền
- GV giải nghĩa cho HS những từ viết tắt trong điện và hướng dẫn cho HS cách điền.
- Phát phiếu 
- Nhận xét, chốt ý 
Bài tập 2: Điền vào giấy mua báo 
- Nhắc 1 số yêu cầu khi viết, hướng dẫn cách viết 
- Phát phiếu 
- GV nhận xét, tuyên dương.
C. Kết luận:
- Củng cố nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng
- Nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu
- Làm vào phiếu
- Vài HS đọc phiếu của mình
- HS làm vào phiếu
- Vài HS đọc bài mình làm
- Làm vở, 1 HS làm bảng phụ
- HS nối tiếp nhau đọc. 
Buổi chiều
Tiết 1 Khoa học: Bài 68: ÔN TẬP: THỰC VẬT - ĐỘNG VẬT (Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
- Phân tích vai trò của con người với tự nhiên là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Trực quan.
- Phương tiện: Hình minh họa
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
 5’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng nêu chuỗi thức ăn trong tự nhiên. 
- Nhận xét, đánh giá.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Thực hành:
- Hoạt động: Xác định vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Yêu cầu HS quan sát ăn thông qua quan sát hình trang 136,137 SGK.
- Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
- Hãy nói về chuỗi thức ăn, trong đó có con người? 
- GV cho HS biết sơ đồ chuỗi thức ăn tròn tự nhiên 
 Các loài tảo → Cá → Người ( ăn cá hộp )
 Bò → Cỏ → Người
- Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì? 
- Điều gì xảy ra khi nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt? 
- Chuỗi thức ăn là gì? 
- Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất? 
- Tổng kết rút ra nhận xét chung 
- GV nêu kết luận: gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 137 SGK 
C. Kết luận:
- Thế nào là chuỗi thức ăn?
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe. 
- HS trả lời, lớp nhận xét 
- Hình 7: Người đang ăn cơm và thức ăn . Bò ăn cỏ - Các loài tảo – cá – cá hộp.
- Các loài tảo là thức ăn của cá, cá lớn ăn cá bé, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người ...
-  cạn kiệt các loài ĐV
-  ảnh hưởng đến toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn.
- Thực vật rất quan trọng đ/v sự sống trên trái đất.
- HS trả lời theo gợi ý câu hỏi 
- HS khác nhận xét bổ sung, chốt ý đúng. 
- Vài HS đọc kết luận SGK
Tiết 3. Ôn Toán: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS biết cách tính diện tích, chu vi các hình đã học.
- HS làm tốt bài tập theo yêu cầu của bài.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học.
- Phương pháp. Thực hành
- Phương tiện. Vở bài tập.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 trang 171.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Các hoạt động dạy học:
 1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1: Hình thoi ABCD có chu vi bằng 48 cm, được chia thành 4 hình thoi nhỏ băng nhau (xem hình vẽ ). Tính chu vi của mỗi hình thoi nhỏ đó.
 - GV gọi 1 HS lên bảng làm.
Bài tập 2: Hình chữ nhật có diện tích bằng diện tích một hình vuông cạnh 6 cm .Biết chiều rộng của hình chữ nhật bằng cạnh hình vuông ,vẽ hình chữ nhật đó. 
- Cho HS đọc bài rồi tự làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày bài.
- GV nhận xét chữa chung.
C. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
-1 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài của bạn.
- HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài giải
Cạnh hình thoi lớn là : 
48: 4 = 12(cm)
Cạnh hình thoi nhỏ là:
12 : 2 = 6(cm)
Chu vi mỗi hình thoi nhỏ là:
6 × 4 = 24 (cm) 
Đáp số: 24 cm
- Nhận xét chữa bài của bạn.
- HS đọc bài rồi tự làm bài.
- HS lên bảng trình bày bài, nêu lại cách làm bài.
Diện tích hình vuông hay diện tích hình chữ nhật là:
6 × 6 = 36 (cm2)
Chiều rộng hình chữ nhật là :
6 : 2 = 3 ( cm2)
Chiều dài hình chữ nhật là :
36 : 3 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 (cm)
- Nhận xét chữa bài của bạn.
Ngày soạn: 3/5/2017 
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 5 tháng 5 năm 2017
Tiết 1. Toán: Tiết 170: ÔN TẬP VỀ TÌM  TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu: 
- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp. Thực hành.
- Phương tiện. Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng làm bài 2 (175)
- GV nhận xét và đánh giá. 
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1:
Treo bảng phụ cho HS viết số thích hợp vào ô trống.
- Nhắc lại cách tìm số lớn và số bé.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài tập 2: Vẽ sơ đồ ghi tóm tắt
- Hướng dẫn cho HS tính đội thứ nhất và đội thứ 2
- Nhận xét.
Bài tập 3: Vẽ sơ đồ ghi tóm tắt, hướng dẫn các bước
- Tìm nửa chu vi
- Vẽ sơ đồ
- Tìm chiều rộng, chiều dài
- Tính diện tích
- Nhận xét.
C. Kết luận:
- GV củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị: tiếp theo
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp làm nháp.
- Đọc yêu cầu
- 1 số HS nhắc theo yêu cầu.
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở
- HS đọc đề 
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở
 Đ/S: Đội 1: 830 cây
 Đội 2: 545 cây
- HS đọc đề 
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở
 Đ/S: 17004m2
Tiết 2. Tập làm văn. Tiết 68: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu: 
 	- Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước; biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và mua giấy đặt mua báo chí.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp. Thực hành
- Phương tiện: Bảng phụ
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc thư chuyển tiền đã làm ở tiết trước
- Nhận xét, đánh giá. 
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1
 - Treo tờ Điện chuyển tiền đã phô tô theo khổ giấy to và hướng dẫn HS cách điền:
- Yêu cầu HS điền vào điện chuyển tiền
- GV giải nghĩa cho HS những từ viết tắt trong điện và hướng dẫn cho HS cách điền.
- Phát phiếu 
- Nhận xét, chốt ý 
Bài tập 2: Điền vào giấy mua báo 
- Nhắc 1 số yêu cầu khi viết, hướng dẫn cách viết 
- Phát phiếu 
- GV nhận xét, tuyên dương.
C. Kết luận:
- Củng cố nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng
- Nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu
- Làm vào phiếu
- Vài HS đọc phiếu của mình
- HS làm vào phiếu
- Vài HS đọc bài mình làm
- Làm vở, 1 HS làm bảng phụ
- HS nối tiếp nhau đọc. 
Tiết 4: Kể chuyện: 
Tiết 34: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
	- Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật, hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật 
	- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: Thực hành
- Phương tiện: Bảng phụ
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
 2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS kể chuyện đã nghe đã đọc về người có tinh thần lạc quan, yêu đời
- Nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Thực hành:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: được chứn kiến hoặc tham gia về một người vui tính. 
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý.
- Gợi ý
- GV yêu cầu: tìm hiểu đề bài
- Ghi đề bài, gạch dưới những từ ngữ quan trọng
- HD cho HS phải kể câu chuyện về người vui tính mà em được chứng kiến hoặc tham gia. Đó là những con người xảy ra trong cuộc sống hàng ngày
- Cho HS nói về nhân vật mình chọn kể
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện
- Cho lớp tập kể chuyện
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm, mõi nhóm 4 HS. Cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Kể trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Nhận xét và cho điểm HS kể tốt.
C. Kết luận:
- Củng cố lại nội dung bài học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 4 HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Lắng nghe.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau giới thiệu truyện.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, khi 1 HS kể chuyện HS khác lắng nghe, nhận xét, trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện bạn kể.
- 3 đến 5 HS tham gia kể chuyện.
- HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật ý nghĩa cña truyện.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
Tiết 5: Sinh hoạt lớp: NHẬN XÉT TUẦN 34
I. Tổ trưởng, lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần 34.
II. GV nhận xét chung: 
1) Đạo đức:
- Trong tuần học vừa qua nhìn chung đa số các em đều ngoan ngoãn biết vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè. Không có hiện tượng nào vi pham nội qui của nhà trường. 
- Các em đều đi học đầy đủ, đúng giờ nghỉ học có giấy xin phép.
2) Học tập:
- Trong tuần vừa qua nhiều em trong lớp đã có nhiều cố gắng trong học tập. Trong lớp các em tích cực hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số ít em về nhà còn chưa chịu khó học bài và làm bài tập.
3) TDVS:
- Các em ăn mặc gọn gàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học. Đã hoàn thành việc phân công vệ sinh sân ngoài.
III. Phương hướng hoạt động tuần 35: 
- Phát huy những mặt đã đạt đựơc về mọi mặt, cần khắc phục những mặt còn hạn chế. - Nghỉ học phải có lí do chính đáng.
- Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối học kì II.
-Thực hiên tốt những nội quy, quy chế nhà trường đề ra.
-----------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 35
Ngày soạn: 06/ 5/ 2017 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 08 tháng 05 năm 2017
Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ: TẬP TRUNG 
Tiết 2: Toán. 
Tiết 171: ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG HOẶC HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu: 
- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ sôsó của hai số đó.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập.
- Phương tiện: Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 4 ở giờ trước.
- GV nhận xét.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài lên bảng.
2. Thực hành:
 Bài tập 1: Treo bảng phụ cho HS viết số thích hợp vào ô trống
- Nhắc lại cách tìm số lớn và số bé
- Nhận xét, chữa bài
Bài tập 2: Treo bảng phụ cho HS viết số thích hợp vào ô trống
- Nhắc lại cách tìm số lớn và số bé
- Nhận xét, đánh giá.
Bài tập 3: Vẽ sơ đồ, hướng các bước
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tìm số thóc mỗi kho.
- Nhận xét.
C. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS nghe.
- Đọc yêu cầu
- HS lên bảng điền.
- 1 số HS nhắc theo yêu cầu.
- 1 HS làm bảng, lớp làm SGK
- Đọc yêu cầu
- 1 số HS nhắc theo yêu cầu.
- 1 HS làm bảng, lớp làm SGK
- HS đọc đề 
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở
 Đ/S: Kho 1 : 600 tấn
 Kho 2: 750 tấn
Tiết 3. Tiếng Việt: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKII.
	- Hiểu ND chính của từng đoạn, ND của cả bài; nhận biết được thể loại (thơ, văn xuôi) của bài tập đọc thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thực hành.
- Phương tiện: Phiếu HT 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài Ăn mầm đá
- Nhận xét.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Gt ghi đầu bài.
2.Thực hành:
a). Kiểm tra tập đọc và HTL 
- KT khoảng 1/6 lớp 
- GV đưa thăm ra gọi HS bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, đánh giá 
b) Luyện tập
- GV nhắc HS: chỉ ghi những điều cần nhớ về các bài TĐ thuộc 1 trong 2 chủ điểm
- Phát giấy cho các nhóm
- Nhận xét phiếu học tập và kết luận .
C. Kết luận:
- Củng cố lại nội dung bài học.
- Làm bài và học bài.
- Nhắc học sinh chuẩn bị bài giờ sau.
- 2 HS đọc.
- HS lên bốc thăm và xem lại bài khoảng 1 phút sau đó đọc và trả lời câu hỏi.
- HS đọc SGk hoặc HTL.
- Đọc yêu cầu của BT.
- HS nghe 
- Làm việc nhóm 4
- Đại diện trình bày
Buổi chiều
Tiết 1. Khoa học: Bài 69: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. Mục tiêu 
Ôn tập về:
- Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất
- Kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thực hành.
- Phương tiện: Tranh SGK 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
33’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
2 HS lên bảng nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên 
- Nhận xét, đánh giá.
B. Các hoạt động dạy học.
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2.Thực hành:
HĐ 1: Trò chơi Ai nhanh – Ai đúng. 
- GV tổ chức và hướng dẫn
- Chia nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày 3 câu trong mục trò chơi trang 138 SGK 
- GV và một vài HS đại diện làm Giám khảo 
Đánh giá với nội dung đủ, đúng , to, ngắn gọn, thuyết phục 
- GV tóm ý – nêu kết luận 
- Kết luận: Như mục bạn cần biết SGK 
HĐ 2: Trả lời câu hỏi .
- Yêu cầu HS chia nhóm và gọi HS trả lời trên phiếu
- HS bốc thăm câu hỏi và trả lời 
- GV tổng kết - nhận xét 
- GV nêu KL: như mục bạn cần biết 
C. Kết luận:
- Củng cố lại nội dung bài học.
- Nhắc học sinh chuẩn bị bài để kiểm tra cuối năm.
- 2 HS lên bảng trả lời – nhận xét 
- HS đọc yêu cầu, trao đổi – báo cáo kết quả 
- HS lớp nhận xét – sửa chữa bổ sung.
- Vài HS nêu KL
- HS lên bốc thăm và trả lời theo gợi ý của GV
- Vài HS nêu kết luận SGK 
Tiết 3. Ôn Tiếng Việt: Luyện đọc: ĂN “MẦM ĐÁ”
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh, đọc phân biệt được lời nhân vật và người dẫn câu chuyện
- Ghi nhớ ND bài: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho vua chúa ăn ngon miệng, vừa khéo léo giúp Chúa thấy được một bài học về ăn uống.
II. Phương pháp, phương tiện:
 - Phương pháp: Luyện đọc
- Phương tiện: VBT
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
28’
5’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Con chim chiền chiện, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Thực hành:
1/ Luyện đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh, đọc phân biệt được lời nhân vật và người dẫn câu chuyện
- Gọi 1HS đọc toàn bài
- Đọc theo nhóm:
- Y/c HS đọc bài theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm đọc.
2/ Bài đọc cho ta biết điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước dòng nêu ý đúng
- YC HS đọc và chọn ý đúng để khoanh
C. Kết luận:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài
- Chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- 3 H S đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Từng nhóm đọc.
- HS làm bài vào vở BT
Đáp án: ý b
Ngày soạn: 07/05/2017 
Ngày giảng: Thứ ba ngày 09 tháng 05 năm 2017
Tiết 1: Toán: Tiết 172: LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 176)
I. Mục tiêu 
- Vận dụng được bốn phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và tìm thành phần chưa biết của phép tính .
- Giải bài toán có lời văn để tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập.
- Phương tiện: Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 2’
35’
3’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2. Thực hành.
Bài tập 2: Tính
- Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia các phân số
- Nhận xét, đánh giá.
Bài tập 3: Tìm x
- Cho HS nhắc lại tìm số bị trừ, số bị chia chưa biết
- Nhận xét, đánh giá
Bài tập 5 : Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ
- Tìm hiệu số phần bằng nhau
- Tính tuổi cha, tuổi con
- Nhận xét và đánh giá.
C. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- HS nghe.
- HS đọc yêu cầu
- Trả lời
- 4 HS làm bảng, lớp làm vở.
- HS đọc yêu cầu
- Trả lời
- 2 HS làm bảng, lớp làm vở
- HS đọc yêu cầu
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở
ĐS: Con: 6 tuổi
 Cha: 36 tuổi 
Tiết 2. Tiếng Việt: Tiết 69: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1
 	- Nắm được một số từ ngữ thuộc hai chủ điểm đã học (Khám phá thế giới, tính yêu cuộc sống); bước đầu giải thích được những từ và đặt câu với từ ngữ thuộc hai chủ điểm ôn tập 
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thực hành.
- Phương tiện: Bảng phụ 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
35’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Gv nêu mục tiêu của bài và ghi đầu bài.
2.Thực hành:
a). Kiểm tra tập đọc và HTL
Kiểm tra tập đọc và HTL 
- GV đưa thăm ra gọi HS bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi .
- GV nhận xét, đánh giá 
b) Luyện tập.
Bài tập 2: GV nhắc HS chỉ ghi những từ ngữ đã học trong tiết MRVT thuộc 2 chủ điểm đã học
- Phát giấy cho các nhóm
- Nhận xét phiếu và kết luận .
Bài tập 3: Giải nghĩa 1 số từ và đặt câu
- Hướng dẫn chọn từ và đặt câu

Tài liệu đính kèm:

  • docxT34 35.docx