Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016

Khoa học

Tiết 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO

I. Mục tiêu:

- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, ), chất béo (mỡ, dầu, , bơ, . ).

- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:

+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.

+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi- ta- min A, D, E, K.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Các hình minh hoạ ở trang 12, 13 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- Các chữ viết trong hình tròn: Thịt bò, Trứng, Đậu Hà Lan, Đậu phụ, Thịt lợn, Pho- mát, Thịt gà, Cá, Đậu tương, Tôm, Dầu thực vật, Bơ, Mỡ lợn, Lạc, Vừng, Dừa.

- 4 tờ giấy A3 trong mỗi tờ có 2 hình tròn ở giữa ghi: Chất đạm, Chất béo.

- HS chuẩn bị bút màu.

III. Hoạt động dạy – học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Người ta thường có mấy cách để phân loại thức ăn? Đó là những cách nào?

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì?

- Nhận xét HS.

3. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài:

 b. Tìm hiểu bài:

HĐ1: Những thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và chất béo?

Bước 1: Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.

- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK tìm hiểu về vai trò của chất béo ở mục Bạn cần biết:

 Bước 2: Làm việc cả lớp.

+ Nói tên những loại thức ăn chứa chất đạm ở trang12 và em biết?

+ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm?

+ Nói tên những thức ăn chứa nhiều chất béo có trong trang13và em biết?

KL: Chất đạm giúp xây dựng đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mớilàm cho cơ thể

** Pho mát là một thức ăn được chế biến từ sữa bò nên chứa nhiều chất đạm, bơ cũng là thức ăn chứa nhiều sữa bò nhung chứa nhiều chất béo.

HĐ 2: Xác định nguồn gốc của thức ăn:

  Bước 1: GV hỏi HS.

+ Thịt gà có nguồn gốc từ đâu?

+ Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu?

- Để biết mỗi loại thức ăn thuộc nhóm nào và có nguồn gốc từ đâu cả lớp mình sẽ thi xem nhóm nào biết chính xác điều đó nhé !

- GV phát phiếu học tập

Bước 2: Chữa bài tập:

* Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu?

4. Củng cố:

- GV củng cố ND bài học.

+ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm?

5. Dặn dò:

- Dặn HS chuẩn bị bài: “Vai trò của Vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ”.

- Nhận xét tiết học - HS hát

+ Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành 4 loại.

+ Chất bột đường có vai trò cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể

- HS lắng nghe.

- HS nối tiếp nhau trả lời: cá, thịt lợn, trứng, tôm, đậu, dầu ăn, bơ, lạc, cua, thịt gà, rau, thịt bò,

+ Những loại thức ăn chứa chất đạm ở trang12: Đậu nành, thịt lợn, trứng gà, vịt quay, cá, đậu khuôn, tôm, thịt bò, đậu Hà Lan, cua, ốc.

+ Chất đạm giúp xây dựng đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mớilàm cho cơ thể lớn lên

+ Các thức ăn có chứa nhiều chất béo là: dầu ăn, mỡ, đậu tương, lạc, vừng, dừa.

+ Thịt gà có nguồn gốc từ động vật.

+ Đậu đũa có nguồn gốc từ thực vật.

- HS lắng nghe.

+ HS làm việc với phiếu.

- HS báo cáo kết quả.

- Nhận xét, bổ sung.

1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa nhiều chất đạm.

Tên thức ăn Nguồn gốc TV Nguồn gốc ĐV

Đậu nành +

Thịt lợn +

Trứng +

Thịt vịt +

Cá +

Đậu phụ +

Tôm +

Cua, ốc +

Thịt bò +

2. Hoàn thành bảng thức ăn chứa nhiều chất béo.

Tên thức ăn Nguồn gốc TV Nguồn gốc ĐV

Mỡ lợn +

Lạc +

Dầu ăn +

Vừng (mè) +

Dừa +

+ Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.

+ HS đọc bài học.

 

doc 42 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi nghìn bốn trămbốn mươi chín; chũ số 3 thuộc hàng chục triệu, lớp triệu. 
b. 123 456 789: Một trăm hai mươi ba triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn bảy trăm tám chín; chữ số 3 thuộc hàng triệu lớp triệu. 
c. 82 175 263: Tám muơi hai triệu một trăm bảy mươi lăm nghìn hai trăm sáu mươi ba; chữ số 3 thuộc hàng đơn vị lớp đơn vị. 
d. 850 003 002: Tám trăm năm mươi triệu không trăm linh ba nghìn không trăm linh hai, chữ số 3 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn. 
+ HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- 1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
+ 5 760 342; 5 706 342; 
+ Thảo luận theo nhóm. 
+ Báo cáo kết quả
a)Nước có dân số nhiều nhất là Ấn Độ; Nước có dân ít nhất là Lào. 
- 3 đến 4 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp. 
- HS đọc số: 1 tỉ. 
+ Số 1 tỉ có 10 chữ số, đó là 1 chữ số 1 và 9 chữ số 0 đứng bên phải số 1. 
Viết
Đọc
1 000 000 000
Một nghìn triệu hay một tỉ
5 000 000 000
Năm nghìn triệu hay năm tỉ
315 000 000 000
Ba trăm mười lăm nghìn triệu hay ba trăm năm mươi lăm tỉ
3 000 000 000
Ba nghìn triệu hay ba tỉ
Luyện từ và câu
Tiết 5: TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Mục đích yêu cầu: 
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND Ghi nhớ). 
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3). 
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng lớp viết sẵn câu văn: Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến. 
Giấy khổ to kẽ sẵn 2 cột nội dung bài 1 phần nhận xét và bút dạ. 
Từ điển (nếu có) hoặc phô tô vài trang (đủ dùng theo nhóm). 
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tác dụng và cách dùng dấu hai chấm?
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn của bài tập 2 (tiết trước). 
- Nhận xét HS. 
3. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Tìm hiểu bài:
HĐ1: Nhận xét:
+ GV ghi ví dụ lên bảng:
 Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền Hanh là học sinh tiến tiến. 
- Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo. Câu văn có bao nhiêu từ. 
+ Em có nhận xét gì về các từ trong câu văn trên?
+ Hãy chia các từ trên thành hai loại:
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Chốt lại lời giải đúng. 
+ Từ gồm có mấy tiếng? 
+ Tiếng dùng để làm gì?
+ Từ dùng để làm gì? 
+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
 c) Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. 
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau tìm từ đơn và từ phức. 
- Nhận xét, khen nhóm tìm được nhiều từ. 
HĐ2. Luyện tập
 Bài 1: Chép vào vở đoạn thơ
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV viết nhanh lên bảng và gọi 1 HS lên bảng làm. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu có). 
- Những từ nào là từ đơn? 
- Những từ nào là từ phức?
 Bài 2: Hãy tìm trong từ điển và ghi lại:
- Yêu cầu HS dùng từ điển và giải thích: Từ điển Tiếng Việt là sách tập hợp các từ tiếng Việt và giải thích nghĩa của từng từ. Từ đó có thể là từ đơn hoặc từ phức. 
- Nhận xét, khen những nhóm tích cực, tìm được nhiều từ. 
 Bài 3: Đặt câu với một từ đơn hoặc từ phức  bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. 
- Yêu cầu HS đặt câu. 
- Chỉnh sửa từng câu của HS (nếu sai). 
4. Củng cố:
- GV củng cố ND bài học. 
- GV gọi HS học ghi nhớ bài; viết vào vở ít nhất 2 câu đã đặt ở BT3 (phần luyện tập) 
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết. 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học. 
+ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng 
- 2 HS đọc. 
- 2 HS đọc thành tiếng: 
Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /nhiều / năm / liền / Hanh / là / học sinh / tiến tiến- Câu văn có – 14 từ. 
+ Trong câu văn có những từ gồm 1 tiếng và có những từ gồm 2 tiếng. 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. 
- Nhận bảng nhóm và hoàn thành bài tập. 
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. 
Từ đơn
(Từ gồm một
tiếng)
Từ phức
(Từ gồm nhiều tiếng)
nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là
giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến
+ Từ gồm một tiếng hoặc nhiều tiếng. 
+ Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Một tiếng tạo nên từ đơn, hai tiếng trở lên tạo nên từ phức. 
+ Từ dùng để đặt câu. 
+ Từ đơn là từ gồm có 1 tiếng, từ phức là từ gồm có hai hay nhiều tiếng. 
- 2 đến 3 HS đọc thành tiếng. 
- Lần lượt từng từng HS lên bảng viết theo 2 nhóm. Ví dụ:
Từ đơn: ăn, ngủ, hát, múa, đi, ngồi, 
Từ phức: ăn uống, đấu tranh, cô giáo, thầy giáo, tin học, 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Dùng bút chì gạch vào SGK. 
- 1 HS lên bảng. 
Rất / công bằng / rất / thông minh /. 
Vừa / độ lượng / lại / đa tình / đa mang /. 
- Nhận xét. 
- Từ đơn: rất, vừa, lại. 
- Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang. 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. 
- Hoạt động trong nhóm. 
1 HS: đọc từ. 
1 HS: viết từ. 
- HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ. 
Ví dụ:
Từ đơn: vui, buồn, no, đói, ngủ, sống, chết, xem, nghe, gió, mưa, 
Từ phức: ác độc, nhân hậu, đoàn kết, yêu thương, ủng hộ, chia sẻ, 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. 
- HS tiếp nối nói từ mình chọn và đặt câu. 
(mỗi HS đặt 1 câu). 
Em rất vui vì được điểm tốt. 
Hôm qua em ăn rất no. 
Bọn nhện thật độc ác. 
Nhân dân ta có truyền thống đoàn kết. 
Em bé đang ngủ. 
Em nghe dự báo thời tiết. 
 Bà em rất nhân hậu. 
Âm nhạc
Đ/C MAI SOẠN GIẢNG
Duyệt của tổ trưởng
Nguyễn Thị Thu Thủy
Thứ năm, ngày 10 tháng 9 năm 2015
Đ/C GIANG SOẠN GIẢNG
Thứ sáu, ngày 11 tháng 9 năm 2015
Tập làm văn
Tiết 6: VIẾT THƯ 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND Ghi nhớ). 
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III). 
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết sẵn phần Ghi nhớ. 
Bảng lớp viết sẵn đề bài phần Luyện tập. 
Giấy khổ lớn ghi sẵn câu hỏi+ bút dạ. 
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
- Gọi 2 HS đọc bài làm bài 3. 
- Nhận xét từng HS. 
3. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 
- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư thăm bạn trang 25, SGK. 
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+ Theo em, người ta viết thư để làm gì?
+ Đầu thư bạn Lương viết gì?
+ Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào?
+ Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì?
+ Theo em, nội dung bức thư cần có những gì?
+ Qua bức thư, em nhận xét gì về phần Mở đầu và phần Kết thúc?
 c) Ghi nhớ 
- GV gọi HS đọc bài học. 
 HĐ2: Luyện tập
 * Tìm hiểu đề 
Đề: Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay. 
GV phân tích đềø, gạch chân dưới từ cần chú ý. 
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
* Nếu không có bạn ở trường khác, em có thể tưởng tượng ra một người bạn như thế để viết. 
+ Mục đích viết thư là gì? 
+ Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào? 
+ Cần thăm hỏi bạn những gì?
+ Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình? 
+ Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì? (Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn thư sau). 
 * Viết thư 
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư. 
- Yêu cầu HS viết. Nhắc HS dùng những từ ngữ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành. 
- Gọi HS đọc lá thư mình viết. 
- Nhận xét và cho điểm HS viết tốt. 
4. Củng cố:
- GV gọi phần ghi nhớ trong bài. 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
5. Dặn dò: 
- Dặn dò HS về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài: “ Cốt truyện”. 
- Nhận xét tiết học 
- Hát
+ Cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để nói lên tính cách của nhân vật. 
- HS đọc bài. 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi. 
+ Để thăm hỏi, động viên nhau, để thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm. 
+ Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng. 
+ Lương thông cảm, sẻ chia hòan cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương. 
+ Lương báo tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp ủng hộ. Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm. 
+ Nội dung bức thư cần:
Nêu lí do và mục đích viết thư. 
Thăm hỏi người nhận thư. 
Thông báo tình hình người viết thư. 
Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm. 
+ Phần Mở đầu ghi địa điể, thời gian viết thư, lời chào hỏi. 
+ Phần Kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn. 
- 4 đến 5 HS đọc thành tiếng. 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. 
+ Viết thư cho một bạn trường khác. 
+ Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, trường em hiện nay
+ Xưng bạn – mình, cậu – tớ. 
+ Hỏi thăm sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn. 
+ Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, văn nghệ, tham quan, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của trường, lớp em. 
- HS suy nghĩ và viết ra nháp. 
- Viết bài. 
TOÁN
Tiết 15: VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
- Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân. 
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. 
* Bài 1, bài 2, bài 3: Viết giá trị chữ số 5 của hai số. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ hoặc băng giấy viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3 (nếu có thể). 
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 14, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. 
- GV chữa bài, nhận xét HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Nội dung:
 * Đặc điểm của hệ thập phân:
- GV viết lên bảng bài tập sau và yêu cầu HS làm bài. 
 10 đơn vị =  chục
 10 chục =  trăm
 10 trăm =  nghìn
  nghìn =  Trăm nghìn
 10 chục nghìn =  trăm nghìn
- GV hỏi: qua bài tập trên bạn nào cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó?
- GV khẳng định: chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân. 
 * Cách viết số trong hệ thập phân:
- GV hỏi: hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào?
- Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau:
+ Chín trăm chín mươi chín. 
+ Hai nghìn không trăm linh năm. 
+ Sáu trăm sáu mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba. 
- GV giới thiệu:như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tư nhiên. 
- Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999. 
- GV: cũng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau. Vậy có thể nói giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. 
 3/. Luyện tập thực hành:
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu sau đó tự làm bài. 
- GV HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau, đồng thời gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để các bạn kiểm tra theo. 
 Bài 2:
- GV viết số 387 lên bảng và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó. 
- GV nêu cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV nhận xét. 
 Bài 3:
- GV hỏi: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì?
- GV viết số 45 lên bảng và hỏi: nêu giá trị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy?
- GV yêu cầu HS làm bài. 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. 
- 1 HS lên bảng điền. 
- Cả lớp làm vào giấy nháp. 
- Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. 
- Vài HS nhắc lại kết luận. 
- Có 10 chữ số. Đó là các số:0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. 
- HS nghe GV đọc số và viết theo. 
- 1 HS lên bảng viết. 
- Cả lớp viết vào giấy nháp. 
(999, 2005, 685402793)
- 9 đơn vị, 9 chục và 9 trăm. 
- HS lặp lại. 
- HS cả lớp làm bài vào VBT. 
- Kiểm tra bài. 
- 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào nháp. 
 387 = 300+ 80+ 7
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT. 
- Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau. 
- Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. 
- Trong số 45, giá trị của chữ số 5 là 5 đvị, vì chữ số 5 thuộc hàng đvị, lớp đvị. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
Số
45
57
561
5824
5824769
Giá trị của chữ số 5
5
50
500
5000
5000000
- GV nhận xét. 
4. Củng cố:
- Thế nào là hệ thập phân?
- Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi?
- Phụ thuộc vào đâu để xác định giá trị của mỗi số?
5. Dặn dò: 
- GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS cả lớp. 
Chính tả ( Nghe – viết )
Tiết 3: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nghe- viết và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ. 
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT do GV soạn. 
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a hoặc 2b. 
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng viết một số từ sau: chăng, rằng, xin, sao, 
- Nhận xét HS viết bảng. 
3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: 
HĐ1:Hướng dẫn nghe – viết chính tả: 
- GV đọc bài thơ. 
+ Bài thơ nói lên điều gì?
 * Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. 
* Viết chính tả 
- GV đọc cho HS viết bài. 
 * GV đọc bài cho HS soát lỗi. 
 * Nhận xét và sử sai một số lỗi cơ bản.. 
 HĐ2:Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 
 Bài 2: Đặt trên chữ cái in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
GV có thể lựa chọn phần b. 
- Chốt lại lời giải đúng. 
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. 
4. Củng cố:
+ GV củng cố ND bài học. HS học bài và chuẩn bị bài “Nhớ – viết” Truyện cổ”
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
5. Dặn dò: 
- Yêu cầu mỗi HS về nhà tìm 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng chữ tr / ch hoặc 5 từ chỉ đồ đạc trong nhà mang thanh hỏi hoặc thanh ngã 
- Chuẩn bị bài: (Nhớ – viết) Truyện cổ nước mình 
- Nhận xét tiết học. 
- HS lên bảng. 
- Theo dõi và nhận xét. 
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại 
+ Bài thơ nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình. 
- HS lên bảng, lớp viết vào vở nháp: sau, cái mỏi, bà rằng, bỗng nhiên, nhoà, rưng rưng, 
- Nhận xét, bổ sung. 
+ HS viết bài. 
+ Đổi chéo vở và soát bài. 
- HS sửa bài. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập
- Thảo luận nhóm đôi. 
- Bào cáo kết quả. Nhận xét chéo. 
- Lời giải: triển lãm – bảo – thử – vẽ cảnh–cảnh – vẽ cảnh – khẳng – bởi – sĩ- vẽ – ở – chẳng. 
+ HS đọc đoạn văn. 
Kể chuyện
Tiết 3: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 I. Mục đích yêu cầu: 
- Kể được câu chuyện (nẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK). 
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. 
II. Đồ dùng dạy - học:
Dặn HS sưu tầm các truyện nói về lòng nhân hậu. 
Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3. 
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại truyện thơ: Nàng tiên Ốc. 
- Nhận xét từng HS 
3. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Tìm hiểu bài 
HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện: 
** Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:
Đề: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu
+ GV gạch chân dưới các từ cần chú ý. 
GV nhắc nhở HS: Các em nên kể những câu chuyện ngoài SGK sẽ được đánh giá cao, nếu không tìm được chuyện ngoài SGK, em có thể kể chuyện trong sách nhưng không được điểmcao. 
+ GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng. 
HĐ2: HS thực hành KC, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS kể theo đúng trình tự mục 3. 
- Gợi ý cho HS kể hỏi: 
+ Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất?
+ Bạn thích nhân vật nào trong truyện?
HS nghe kể hỏi:
+ Qua câu chuyệ, bạn muốn nói với mọi người điều gì?
+ Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong truyện?
* Tổ chức cho HS thi kể. 
Lưu ý:GV nên dành nhiều thời gian, nhiều HS được tham gia thi kể. Khi HS kể, GV ghi tên HS, tên câu chuyện, truyện đọc, nghe ở đâu, ý nghĩa truyện vào một cột trên bảng. 
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở trên. 
- Bình chọn: Bạn có câu chuyện hay nhất là bạn nào?
Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất?
- Khen, động viên. 
4. Củng cố:
+ GV củng cố ND bài. 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị. Nhắc nhở, hướng dẫn những HS kể chuyện chưa đạt, tiếp tục luyện tập để kiểm tra lại ở tiết sau. 
5. Dặn dò: 
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân. 
- Chuẩn bị bài: Một nhà thơ chân chính. 
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS kể lại. 
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 
+ HS đọc thầm lại toànbộ gợi ý trong SGK. 
- 4 HS ngồi hai bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. 
+ HS nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện mình kể. 
VD: tôi muốn kể với các bạn câu chuyện “ Giai thoại về bản xô- nát Ánh trăng”. Truyện này tôi được đọc trong sách truyện lớp 4. Câu chuyệnkể về lòng nhân hậu của Nhạc sĩ Bét- tô- ven. 
*Kể chuyện trong nhóm;:
+ HS kể chuện theo cặp. (Hai HS kể cho nhau nghe, sau đó các em tự trao đổi về ý nghĩa câu chuyện). 
* Thi KC trước lớp:
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi các bạn để tạo không khí sôi nổi, hào hứng. 
- Nhận xét bạn kể. 
- HS bình chọn. 
Duyệt của tổ trưởng
Nguyễn Thị Thu Thủy
ĐỊA LÍ (Tiết 3)
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao, 
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. 
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. 
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăm mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sặc sỡ, ... 
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa. 
* HS khá, giỏi:
Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ. 
II. CHUẨN BỊ:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. 
- Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:1’
2. Kiểm tra bài cũ:5’
Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn?
Nơi cao nhất của đỉnh núi Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm. 
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:1’
- Tiết địa lí hôm nay các em sẽ tìm hiểu về một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. 
- GV ghi tựa. 
 b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Làm việc cá nhân: 10’
- GV cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi sau:
+ Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn ở đồng bằng?
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
+ Xếp thứ tự các dân tộc (dân tộc Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao 
+ Giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người?
+ Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao?
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
Hoạt động2: Làm việc theo nhóm: 10’
- GV phát phiếu học tập cho HS và HS dựa vào SGK, tranh, ảnh về bản làng, nhà sàn cùng vốn kiến thức của mình để trả lời các câu hỏi:
+ Bản làng thường nằm ở đâu? Bản có nhiều hay ít nhà?
+ Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
+ Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
+ Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây?
- GV nhận xét và sửa chữa. 
Hoạt động3: Làm việc theo nhóm:10’
- GV cho HS dựa vào mục 3, các hình trong SGK và tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội, trang phục 
( nếu có) trả lời các câu hỏi sau:
+ Chợ phiên là gì? Nêu những hoạt động trong chợ phiên. 
+ Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ. Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hóa này?(dựa vào hình 3). 
+ Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. 
+ Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
+ Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3, 4 và 5. 
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời. 
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
+ Gv củng cố ND bài. 
- GV yêu cầu HS nêu những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn. 
- GV cho HS đọc bài trong khung bài học. 
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Hoạt 
động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn”. 
- Nhận xét tiết học. 
+ Đây là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung hẹp và sâu
+ Khía hậu quanh năm lạnh, những tháng mùa thu đội khi có tuyết rơi, 
- HS khác nhận xét , bổ sung. 
1/. Hoàng Liên Sơn –nơi cư trú của một số dân tộc ít người:
+ Hoàng Liên Sơn dân cư thưa thớt. 
+ Một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Dao, Thái, Mông 
+ Thứ tự là Thái, Dao, Mông. 
+ Vì có số dân ít. 
+ Đi bộ hoặc đi ngựa. Vì đường giao thông chủ yếu là đường mòn, đi lại khó khăn. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
2. Bản làng với nhà sàn:
- HS thảo luận nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
+ Ở sườn núi hoặc ở thung lũng. Bản thường có ít nhà, chỉ ở thung lũng mới đông. 
+ Tránh ẩm thấp và thú dữ. 
+ Gỗ, tre , nứa 
+ Nhiều nơi có nhà xây, mái ngói hợp vệ sinh. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
 3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục:
- HS thảo luận theo nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
+ Phiên chợ họp vào những ngày nhất định, chợ họp đông vui. Các hoạt động buôn bán là trao đổi hàng hoá, nơi giao lưu văn hoá, gặp gỡ, kết bạn của nam nữ thanh niên. 
+ Rau, củ, quả và quần áo. Vì nay là những mặt hàng mà người dân tự làm được. 
+ Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, ... 
+ Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa xuân. Trong các lễ hội có các hoạt động: thi hát, múa sạp, ném còn
+ Mỗi dân tộc thường có cách ăn mặc riêng, trang phục của họ mang nét riêng biệt của dân tộc mình
- HS đọc bài học
ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. 
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. 
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. 
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 3.doc