Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 34 năm 2011

I-YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mừng quýnh,nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu

- Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2(sgk)

- HSKG: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần inh, uynh; nói lời chào hỏi của Minh.

- KNS: Thể hiện sự cảm thông

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài tập đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 15 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 34 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@&?
cTuần 34d
 **************************************************************
Thứ 2 ngày 2 tháng 5 năm 2011
Tập đọc(t55-56)
 Bác đưa thư
I-Yêu cầu cần đạt:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mừng quýnh,nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu
- Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2(sgk)
- HSKG: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần inh, uynh; nói lời chào hỏi của Minh.
- KNS: Thể hiện sự cảm thông
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy- học: 
Tiết 1
A. Kiểm tra:
- 2 HS đọc lại bài: Nói dối hại thân và trả lời câu hỏi 1 SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS xem tranh và hỏi:Tranh vẽ gì? 
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc mẫu bài văn - HS đọc thầm.
	b. Hướng dẫn HS luyện đọc
+ HS đọc tên bài: Bác đưa thư 
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
- Hãy tìm tiếng khó đọc - GV gạch chân - HS đánh vần, phân tích, đọc trơn.
 (mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép)
* Luyện đọc câu:
- Mỗi HS đọc nối tiếp câu.
- GV nhận xét cách đọc.
* Luyện đọc đoạn :
- GV chia đoạn: Bài này có 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nhễ nhại.
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm -Thi đua giữa các nhóm( đọc đúng, to và rõ)
- GV chỉnh sửa, nhận xét cách đọc.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS yếu 
* Luyện đọc cả bài
- HS thi đua đọc bài.
- HS nhận xét cách đọc của bạn - GV nhận xét.
- HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
3. Ôn các vần inh, uynh :
+ HS nêu yêu cầu của bài tập 1 SGK
- HS tìm tiếng trong bài có chứa vần inh: ( Minh)
- HS phân tích các tiếng đó rồi đọc.
+ HS nêu yêu cầu BT 2:Tìm tiếng ngoài bài chứa vần inh, uynh mà em biết.
- Cho các em thi đua tìm tiếng chứa vần inh, uynh.
- GV cùng cả lớp, nhận xét tính điểm.
 Tiết 2
4.Tìm hiểu bài, luyện đọc và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài luyện đọc: 1 HS đọc bài văn, cả lớp đọc thầm bài.
- HS đọc đoạn 1 và trả lời các câu hỏi:	
+ Nhận được thư bố Minh muốn làm gì?( Nhận được thư bố Minh muốn chạy vào khoe với mẹ)
- HS đọc đoạn 2 và trả lời các câu hỏi:	
+ Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại Minh đã làm gì?(Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại Minh đã làm chạy vào nhà rót nước lạnh mời bác uống)
	- 3 HS đọc cả bài
- HS thi đọc bài cá nhân.
GV nhận xét, chốt lại nội dung bài.
 Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư đến tới mọi nhà. Các em cần yêu mến chăm sóc bác cũng như những người lao động khác.
b. Luyện nói: Nói lời chào của Minh với bác đưa thư
 - 2 HS đóng vai- lớp theo dõi.
- 2 em thực hiện cuộc gặp gỡ ban đầu và lúc Minh mời bác đưa thư uống nước.
- Lớp nhận xét bổ sung.
GV tổng kết
	IV. Củng cố dặn dò: 
- HS đọc lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
Toán(133)
Ôn tập các số đến 100
I-Yêu cầu cần đạt
- Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100; biết viết số liền trước, liền sau của một số
- Biết cộng, trừ số có hai chữ số.
- Bài tập 1, 2, 3, 4
- HSKG: Làm hết các bài tập
II. Các hoạt động dạy học
HS làm bài vào vở ô li
Bài 1: Viết các số: Ba mươi tám, hai mươi tám, ...
- HS viết các số trên vào vở ô li.
- Gọi 1số em chữa bài và đọc các số trên.
Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Số liền trước	Số đã cho	Số liền sau
...	19	...
...	55	...
Muốn tìm số liền trước ta làm thế nào?
Muốn tìm số liền sau ta làm thế nào?
- HS làm bài sau đó chữa bài.
Bài 3:HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài GV theo dõi giúp đỡ thêm.
Bài 4: Đặt tính rồi tính: 
- HS đặt tính theo cột dọc. Lưu ý HS viết thẳng cột rồi tính( từ phải sang trái)
 68	HS tự diễn đạt: * 8 trừ 1 bằng 7, viết 7.
 - 	 * 6 trừ 3 bằng 3, viết 3.
 31
	 37 68 - 31 = 37
- Các phép tính còn lại HS làm bảng con. 
- GV nhận xét, sửa sai. 
Bài 5: HS đọc đề toán.
- GV giúp HS tóm tắt và tìm ra cách giải.
+ Đề toán cho biết gì?
+ Đề toán hỏi gì?
+ Để biết số máy bay của cả hai bạn ta làm phép tính gì? ( Phép tính cộng )
- HS nêu các lời giải khác nhau.
- HS giải vào vở ô li, 1 em lên bảng chữa bài.
IV. Củng cố - dặn dò: 
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét chung tiết học.
Thứ 3 ngày 3 tháng 5 năm 2011
Tập viết(T33)
Tô chữ hoa: x, y
I-Yêu cầu cần đạt:
- Tô được các chữ hoa: X, Y
- Viết đúng các vần: inh, uynh, ia, uya ; các từ ngữ: bình minh, phụ huynh, tia chớp, đêm khuya kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai ( mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
- HSKG viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn : X, Y
- Các vần : inh, uynh, ia, uya ; các từ ngữ: bình minh, phụ huynh, tia chớp, đêm khuya 
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra: HS viết bảng con: khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non 
B. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS tô chữ hoa
- HS quan sát chữ hoa X trên bảng phụ.
+ Chữ X gồm những nét nào?
+ GV chỉ lên chữ X và nêu quy trình viết.
- HS viết trên bảng con( chú ý độ rộng và độ cao của con chữ viết hoa)	 
- GV theo dõi sửa sai.
- GV nhận xét. 
- Chữ Y tương tự như trên
HĐ3: Hướng dẫn HS viết vần, từ ngữ.
- HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: inh, uynh, ia, uya ; các từ ngữ: bình minh, phụ huynh, tia chớp, đêm khuya 
- HS quan sát các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- HS viết trên bảng con - GV theo dõi sửa sai.
HĐ4: Hướng dẫn HS tập tô, tập viết.
- HS tô và viết vào vở Tập viết.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút cho đúng, có tư thế ngồi đúng, hướng dẫn các em sửa lỗi trong bài viết chú ý những em viết còn xấu 
- Chấm, chữa bài cho HS. 
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
Chính tả(T19)
 Bác đưa thư
I-Yêu cầu cần đạt:	
- HS nhìn bảng, chép lại cho đúng đoạn “ Bác đưa thư...mò hôi nhễ nhại”: khoảng 15 - 20 phút. 
- Điền đúng vần inh, uynh, chữ c, k vào chỗ trống
- Làm được bài tập 2, 3(sgk)
II- Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra: HS viết bảng con: chi chít, mơn mởn, khoảng sân
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết chính tả
2. Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng phụ bài cần chép( Treo lên bảng )
- 2 HS nhìn bảng đọc bài văn.
- Tìm tiếng khó dễ sai viết.Ví dụ: mừng quýnh, khoe, nhễ nhại 
- HS tự nhẩm đánh vần từng tiếng và viết bảng con.
- HS chép bài chính tả vào vở.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đặt vở, ...
- HS viết xong - GV đọc cho HS khảo lại bài bằng cách đổi vở chéo cho nhau.
- Chấm một số vở.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
- HS đọc yêu cầu: Điền vần inh hoặc uynh.
- GV treo bảng phụ có nội dung bài tập 2 - Cả lớp làm bài vào vở ô li.
- Gọi một số em lên bảng điền.
 bình hoa khuỳnh tay
- Sau khi đã điền xong những tiếng thích hợp - Gọi HS đọc lại.
Bài tập 3: Điền chữ c hoặc k? (Làm tương tự BT2 )
Đáp án: cú mèo dòng kênh
 - Chấm, chữa bài. i
* Ghi nhớ: k ê
 e
IV.Củng cố dặn dò:
- GV khen những học sinh viết đẹp
- Nhận xét giờ học.
Toán(134)
Ôn tập các số đến 100
I-Yêu cầu cần đạt
- Thực hiện được cộng, trừ số có hai chữ số.
- Xem giờ đúng; giải được bài toán có lời văn
- Bài tập 1, 2( cột 1, 2), 3( cột 1, 2), 4, 5
- HSKG: Làm hết các bài tập
II. Các hoạt động dạy học
HS làm bài vào vở ô li - GV theo dõi hướng dẫn thêm.
Bài 1: HS nhẩm theo cách thuận tiện nhất: 
- HS làm bài vào vở - Gọi một số em lên bảng chữa bài. 
Bài 2: Hướng dẫn HS làm từ trái sang phải.
Ví dụ: 15 + 2 + 1 = 18
Lấy 15 cộng 2 bằng 17, lấy 17 cộng 1 bằng 18 viết kết quả 18.
- Các phép tính còn lại làm tương tự.
Bài 3: Đặt tính rồi tính: 
- HS đặt tính theo cột dọc. Lưu ý HS viết thẳng cột rồi tính( từ phải sang trái)
- Các phép tính còn lại HS làm bảng con. 
- GV nhận xét, sửa sai. 
Bài 4: HS đọc đề toán.
- GV giúp HS tóm tắt và tìm ra cách giải.
+ Đề toán cho biết gì?
+ Đề toán hỏi gì?
+ Để biết sợi dây còn lại ta làm phép tính gì? ( Phép tính trừ )
- HS nêu các lời giải khác nhau.
- HS giải vào vở ô li, 1 em lên bảng chữa bài.
Bài giải
Sợi dây còn lại có độ dài là:
72 - 30 = 42 (cm)
Đáp số: 42 cm
Bài 5: Tổ chức trò chơi nêu nhanh: " Đồng hồ chỉ mấy giờ"
- GV chấm, chữa bài
IV. Củng cố - dặn dò: 
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét chung tiết học.
Đạo đức
Giáo dục về an toàn giao thông
 I-Yêu cầu cần đạt: 
- Giúp HS nắm vững các quy tắc về an toàn giao thông.
- Có ý thức thực hiện tốt luật giao thông.
II- Hoạt động dạy học:
+ Khi đi bộ trên đường có vỉa hè ta đi như thế nào?
+ Nếu đi bộ trên đường không có vỉa hè ta đi như thế nào?
- GV cho học sinh nhắc lại luật về tín hiệu đèn khi đi qua ngã ba, ngã tư.
* Trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ.
- GV phổ biến luật chơi
- Cho HS chơi
Tổng kết.
Thứ 4 ngày 4 tháng 5 năm 2011
Tập đọc(t57-58)
 Làm anh
I-Yêu cầu cần đạt:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng.Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ
- Hiểu nội dung bài: Anh chị phải yêu thương em, nhường nhịn em.
- Trả lời được câu hỏi 1(sgk)
- HSKG: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ia, uya; kể về anh chị của em.
- KNS: Tự nhận thức bản thân
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy- học: 
Tiết 1
A. Kiểm tra:
- 2 HS đọc lại bài: Bác đưa thư và trả lời câu hỏi 1 SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS xem tranh và hỏi:Tranh vẽ gì? 
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc mẫu bài thơ - HS đọc thầm bài.
 b. Hướng dẫn HS luyện đọc
+ HS đọc tên bài: Làm anh
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ rồi đọc phân tích 1 số tiếng chứa vần khó. 
(người lớn, dỗ dành, dịu dàng ) 
* Luyện đọc câu:
 - HS đọc từng dòng thơ theo hình thức nối tiếp.
- Từng bàn đọc theo hình thức nối tiếp.
* Luyện đọc đoạn :
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ.
* Luyện đọc cả bài
-Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc( đọc đúng, to và rõ)
- GV cùng cả lớp nhận xét cho điểm.
- HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
3. Ôn các vần ia, uya:
- HS nêu yêu cầu của bài tập 1 SGK
- HS tìm tiếng trong bài có chứa vần ia: (chia )
- HS phân tích các tiếng đó rồi đọc.
+ HS nêu yêu cầu bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài chứa vần ia, uya mà em biết.
- Cho các em thi đua tìm tiếng chứa vần ia, uya.
- GV cùng cả lớp, nhận xét tính điểm.
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài và luyện nói
a. Tìm hiểu bài thơ, luyện đọc
- 1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm 
- HS đọc khổ thơ 1 
- HS đọc khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi:
+ Anh phải làm gì khi em bé khóc?( Anh phải dỗ dành)
+ Anh phải làm gì khi em bé ngã?( Anh phải nâng dịu dàng)
- HS đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi:
+Anh phải làm gì khi chia quà cho em?( Anh chia quà cho em phần hơn)
+ Anh phải làm gì khi có đồ chơi đẹp?( Anh phải nhường nhịn em)
- HS đọc khổ thơ cuối
+Muốn làm anh phải có tình cảm như thế nào với em bé?( Muốn làm anh phải yêu em bé )
- HS thi đọc bài cá nhân.
GV nhận xét, chốt lại nội dung bài: Anh chị phải biết nhường nhịn em, yêu thương em 
b. Luyện nói: Kể về anh (chị) của em
- Các nhóm 4 HS kể với nhau về anh chị của mình.
- Gọi HS các nhóm kể.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- GV tổng kết
IV. Củng cố dặn dò: - HS đọc lại bài.
- Nhận xét giờ học.
Toán(135)
Ôn tập các số đến 100
I-Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được thứ tự các số từ 0 đến 100
- Thực hiện được cộng, trừ các số trong phạm vi 100 ( không nhớ)
- Giải được bài toán có lời văn; đo được độ dài đoạn thẳng
- Bài tập 1, 2(a,c), 3( cột 1, 2), 4,5
- HSKG: Làm hết các bài tập
II. Các hoạt động dạy học
HS làm bài vào vở ô li - GV theo dõi hướng dẫn thêm
Bài 1: HS đọc các số theo thứ tự nêu trong từng hàng của bảng các số đến 100.
Đối với HS khá, giỏi nêu các số còn thiếu trong mỗi cột của bảng.
Cho HS nhận xét để biết: Trong mỗi cột (của bảng) tính từ trên xuống dưới, kể từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số liền trước nó cộng với 10.
Bài 2: HS đọc các số lần lượt từ số đứng đầu đến số đứng cuối trong mỗi hàng- Khuyến khích HS giải thích cách làm.
Bài 3: Hướng dẫn HS làm từ trái sang phải.
Ví dụ: 32 + 3 - 2 = 33
Lấy 32 cộng 3 bằng 35, lấy 35 trừ 2 bằng 33 viết kết quả 33.
- Các phép tính còn lại làm tương tự.
Bài 4: HS đọc đề toán.
- GV giúp HS tóm tắt và tìm ra cách giải.
+ Đề toán cho biết gì?
+ Đề toán hỏi gì?
+ Để biết số con gà có bao nhiêu ta làm phép tính gì? ( Phép tính trừ )
- HS nêu các lời giải khác nhau.
- HS giải vào vở ô li, 1 em lên bảng chữa bài.
Bài giải
Số con gà có là:
 36 - 12 = 24(con )
 Đáp số: 24 con
Bài 5: HS đo độ dài đoạn thẳng AB rồi ghi kết quả đo ( 12cm )
IV. Củng cố - dặn dò: 
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét chung tiết học.
Tự nhiên xã hội
Thời tiết
I. yêu cầu cần đạt
- Nhận biết sự thay đổi của thời tiết
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi
-HSKG: Nêu cách tìm thông tin về dự báo thời tiết hằng ngày: nghe đài, xem ti vi, đọc báo,..
II- Phương tiện dạy học:
Tranh ảnh về thời tiết
III- Hoạt động dạy học:
HĐ1.Giới thiệu bài:
HĐ2: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm được
- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm
Sắp xếp tranh ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn thay đổi.
- HS thảo luận về cách sắp xếp những tranh ảnh.
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên giới thiệu trước lớp và trình bày lí do tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy.
HĐ3: Thảo luận cả lớp
? Vì sao em biết ngày mai trời nắng?
? Em mặc như thế nào khi trời nóng hoặc rét?
HS trả lời
Kết luận: Chúng ta biết đựơc thời tiết ngày mai như thế nào là do có bản tin dự báo thời tiết được phát thanh trên đài hoặc ti vi.
- Phải ăn mặc phù hợp với thời tiết để bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh.
Kết thúc bài học: HS chơi trò chơi " Dự báo thời tiết"
Hướng dẫn chơi
HS chơi- GV theo dõi
IV. Củng cố - dặn dò: 
Nhận xét giờ học.
Thứ 5 ngày 5 tháng 5 năm 2011
Kể chuyện(T10)
 Hai tiếng kì lạ
I-Yêu cầu cần đạt 
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Biết được ý nghĩa câu chuyện: Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ 
- HSKG kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- KNS: Thể hiện sự cảm thông hợp tác
II. Đồ dùng dạy và học:- Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra: 
- HS kể lại câu chuyện : “Cô chủ không biết quý tình bạn”.
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: GV kể chuyện 
- GV kể toàn bộ câu chuyện 1 - 2 lần, kể lần 1 HS nghe, lần 2 kết hợp với 
tranh minh hoạ.
HĐ3: Hướng dẫn HS kể theo tranh từng đoạn
Tranh1: - HS xem tranh đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời câu hỏi: 
+ Tranh vẽ cảnh gì? 
+ Đọc câu hỏi dưới tranh: 
- GV yêu cầu mỗi tổ đại diện của tổ thi kể đoạn 1.
- HS kể chuyện theo tranh- Cả lớp lắng nghe để nhận xét.
. HS kể tiếp các tranh 2, 3, 4 ( Cách làm tương tự trên).
* HS thi đua kể đoạn Pao-lích xin anh cùng đi bơi thuyền.
- HS thi kể chuyện trước lớp
- GV và lớp nhận xét
HĐ4: Nêu ý nghĩa câu chuyện
GV: Theo em, hai tiếng kì lạ mà cụ già dạy cho Pao-lích là hai tiếng nào? Vì sao Pao-lích nói hai tiếng đó, mọi người lại tỏ ra yêu mến và giúp đỡ em?( Đó là hai tiếng vui lòng cùng với giọng nói dịu dàngvì thế em được mọi người yêu quý và giúp đỡ) 
IV. Củng cố - dặn dò :- Nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét giờ họcchính tả(T20)
chia quà
I-Yêu cầu cần đạt:	
- HS nhìn bảng, chép lại và trình bày cho đúng bài “ Chia quà”: khoảng 15 - 20phút. 
- Điền đúng chữ s hay x; v hay d vào chỗ trống
- Làm được bài tập 2(a) hoặc b(sgk)
II- Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra: HS viết bảng con: mừng quýnh, khoe, nhễ nhại 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết chính tả
2. Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng phụ bài cần chép( Treo lên bảng )
- 2 HS nhìn bảng đọc bài văn.
- Tìm tiếng khó dễ sai viết.Ví dụ: phương, tươi cười, chọn,..
- HS tự nhẩm đánh vần từng tiếng và viết bảng con.
- HS chép bài chính tả vào vở.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đặt vở, ...
- HS viết xong - GV đọc cho HS khảo lại bài bằng cách đổi vở chéo cho nhau.
- Chấm một số vở.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
- HS đọc yêu cầu: Điền chữ s hoặc x
- GV treo bảng phụ có nội dung bài tập 2
- Cả lớp làm bài vào vở ô li.
- Gọi một số em lên bảng điền.
Đáp án: Sáo tập nói. Bé xách túi.
- Sau khi đã điền xong những tiếng thích hợp - Gọi HS đọc lại.
Bài tập 3: Điền chữ v hoặc d? (Làm tương tự BT2 )
Đáp án: Hoa cúc vàng. Bé dang tay.
Chấm, chữa bài.
IV. Củng cố - dặn dò :- Nhận xét tuyên dương.
Toán(136)
Luyện tập chung
I-Yêu cầu cần đạt
- Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 100 
- Biết cộng, trừ các số có hai chữ số
- Biết đo được độ dài đoạn thẳng; giải được bài toán có lời văn
- Bài tập 1, 2(b), 3( cột 2, 3), 4, 5
- HSKG: Làm hết các bài tập
II. Các hoạt động dạy học
HS làm bài vào vở ô li - GV theo dõi hướng dẫn thêm. 
Bài 1: Viết các số: Năm, mười chín
- HS viết các số trên vào vở ô li.
- Gọi 1số em chữa bài và đọc các số trên.
Bài 2:HS nêu yêu cầu 
- 1 HS nêu cách nhẩm
- Gọi HS đọc kết quả
b. Lưu ý HS viết thẳng cột 
- HS làm bài GV theo dõi giúp đỡ thêm.
Bài 3: HS nêu cách so sánh ( So sánh hàng chục trước, so sánh hàng đơn vị sau) Trường hợp nếu hàng chục bằng nhau so sánh hàng đơn vị.
Bài 4: HS đọc đề toán.
- GV giúp HS tóm tắt và tìm ra cách giải.
+ Đề toán cho biết gì? + Đề toán hỏi gì?
+ Để biết băng giấy còn lại bao nhiêu cm ta làm phép tính gì? ( Phép tính trừ )
- HS nêu các lời giải khác nhau - HS giải vào vở ô li, 1 em lên bảng chữa bài.
Bài giải
Băng giấy còn lại dài số cm là:
 75 - 25 = 50(cm )
 Đáp số: 50 cm
Bài 5: HS đo độ dài từng đoạn thẳng rồi ghi kết quả đo vào chỗ chấm ( a) 5 cm; b)7cm )
IV. Củng cố - dặn dò: 
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét chung tiết học.
Luyện viết
Món quà đặc biệt
I. Yêu cầu cần đạt
- Luyện chữ viết cho HS, giúp HS viết bài “Món quà đặc biệt” đúng cỡ, đẹp, trình bày đúng
- Rèn kỹ năng viết và tư thế ngồi viết
II. Hoạt động dạy- học:
* HĐ1: Giới thiệu bài
- GV đọc bài viết - nêu yêu cầu bài viết 
- HS đọc bài víêt 
* HĐ2: Hướng dẫn HS cách viết 
- HS tìm tiếng khó viết : giấy màu, dịu dàng, hở cháu,..
- GV hướng dẫn HS viết
- HS viết bảng con
- GV đọc - HS viết bài vào vở 
- GV theo dõi uốn nắn thêm 
Đặc biệt chú ý đến cách cầm bút và tư thế ngồi của HS
- GV chấm bài và nhận xét 
Iii.Củng cố - dặn dò:
- HS đọc lại bài viết 
Thứ 6 ngày 6 tháng 5 năm 2011
Tập đọc(t59-60)
 Người trồng na
I-Yêu cầu cần đạt:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lúi húi, ngoài vườn, trồng na, ra quả.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu
- Hiểu nội dung bài: Cụ già trồng na cho các cháu hưởng. Con cháu sẽ không quên công ơn của người đã trồng.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2(sgk)
- HSKG: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần oai, oay; kể về ông bà của em.
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy- học: Tiết 1
A. Kiểm tra:
- 2 HS đọc lại bài: Làm anh và trả lời câu hỏi 1 SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS xem tranh và hỏi:Tranh vẽ gì? 
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc mẫu bài văn - HS đọc thầm.
	b. Hướng dẫn HS luyện đọc
+ HS đọc tên bài: Người trồng na 
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
- Hãy tìm tiếng khó đọc - GV gạch chân - HS đánh vần, phân tích, đọc trơn.
 (lúi húi, ngoài vườn, ra quả)
* Luyện đọc câu:
- Mỗi HS đọc nối tiếp câu.
- GV nhận xét cách đọc.
* Luyện đọc đoạn :
- GV chia đoạn: Bài này có 2 đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm -Thi đua giữa các nhóm( đọc đúng, to và rõ)
- GV chỉnh sửa, nhận xét cách đọc.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS yếu 
* Luyện đọc cả bài
- HS thi đua đọc bài.
- HS nhận xét cách đọc của bạn - GV nhận xét.
- HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
3. Ôn các vần oai, oay :
+ HS nêu yêu cầu của bài tập 1 SGK
- HS tìm tiếng trong bài có chứa vần oai: ( ngoài)
- HS phân tích các tiếng đó rồi đọc.
+ HS nêu yêu cầu BT 2:Tìm tiếng ngoài bài chứa vần oai, oay mà em biết.
- Cho các em thi đua tìm tiếng chứa vần oai, oay.
- GV cùng cả lớp, nhận xét tính điểm.
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài, luyện đọc và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài luyện đọc: 1 HS đọc bài văn, cả lớp đọc thầm bài.
- HS đọc đoạn 1 và trả lời các câu hỏi:	
+ Thấy cụ già trồng na, người hàng xóm khuyên cụ điều gì?(Người hàng xóm khuyên cụ nên trồng chuối vì trồng chuối chóng có quả trồng na lâu có quả)
- HS đọc đoạn còn lại và trả lời các câu hỏi:
+ Cụ trả lời như thế nào?(Cụ nói, con cháu cụ ăn na sẽ không quên người trồng)
 - HS thi đọc bài cá nhân.
- GV nhận xét, chốt lại nội dung bài: Cụ già trồng na cho con cháu hưởng. Con cháu sẽ không quên ơn của người đã trồng.
b. Luyện nói: Kể về ông bà của em
- Các nhóm 4 HS kể với nhau về ông bà của mình.
- Gọi HS các nhóm kể.
- Lớp nhận xét bổ sung.
GV tổng kết
IV. Củng cố dặn dò: 
- HS đọc lại bài.
- Nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể(T34)
Sinh hoạt lớp
I-Yêu cầu cần đạt
- Giúp HS nhận biết được một số ưu, nhược điểm của tuần 34 
- Có biện pháp khắc phục cho tuần tới, kế hoạch cho tuần tới
II. Các hoạt động dạy - học 
HĐ1: Sơ kết tuần hoạt động và học tập
- GV nhận xét, đánh giá về nề nếp hoạt động của lớp giúp HS nhận thấy được các mặt làm tốt và chưa làm được trong tuần 
HĐ2: Tính điểm giỏi trong tuần, bầu bạn xuất sắc nhất tuần
Em Bảo, Linh, Hà, Hạnh, Như,..
- Biện pháp khắc phục những khuyết điểm của tuần
HĐ3: Lên kế hoạch hoạt động cho tuần 35
- Đi học đầy đủ đúng giờ - Sinh hoạt 15 phút có chất lượng.
- Ngồi học ngoan, hăng say phát biểu.
- Học bài, làm bài tốt để thi KTĐK cuối năm
- Thi đua dành nhiều điểm tốt 
- Vệ sinh trực nhật sạch sẽ.
III. Củng cố - dặn dò :- Nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34lop 1.doc