Giáo án tổng hợp Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2017-2018

Tiết 1,2: Học vần

 CÁC NÉT CƠ BẢN

I. Mục tiêu

- HS làm quen và nhận biết tên các nét cơ bản

- HS luyện nói mẫu câu đơn giản:”Đây là nét. gì?”

- Bước đầu biết được mối liên hệ giữa các nét và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ viết sẵn các nét cơ bản.

- HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.

III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.

2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)

- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.

3. Hoạt động 3: Giới thiệu các nét cơ bản( 40- 45’)

 *Nét ngang:

 - GV dùng phấn màu viết nét ngang lên bảng.

- GV hướng dẫn đọc : Đây là nét ngang

 - GV cho HS liên hệ các vật xung quanh lớp học (có nét ngang)

GV theo dõi sửa sai.

GV chỉ bảng cho HS phát âm nhiều lần.

- Gv hướng dẫn viết bảng con

* Tương tự cách này GV cung cấp cho HS các nét còn lại .

- Tiến hành lần lượt với các nhóm: nét móc hai đầu, nét khuyết, nét cong.

4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS viết:

GV viết mẫu các nét cơ bản vào khung đã kẻ sẵn,vừa viết vừa nêu qui trình từng nét.

GV nhận xét sửa sai.

5. Hoạt động 5: Luyện tập

a.Luyện đọc :

GV: Cho đọc lại bài tiết 1

b. Luyện viết ở vở:

GV: H¬ướng dẫn học sinh tập tô các nét cơ bản trong vở tập viết .Theo dõi uốn nắn những em yếu. Thu bài nhận xét

6 Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò

- Thi gọi tên nét nhanh.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà đọc lại bài, xem tr¬ước bài: e.v

- nắm yêu cầu của bài.

- Hs theo dõi

- HS phát âm theo GV

- Phát âm: nét ngang

- Hs liên hệ

- Theo dõi và gọi tên từng nhóm nét.

- HS tập viết các nét cơ bản trên không.

 Tập viết ở bảng con

- Cá nhân - nhóm - cả lớp đọc

- HS: Lấy vở tập viết ra

 

docx 23 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh tập tô các nét cơ bản trong vở tập viết .Theo dõi uốn nắn những em yếu. Thu bài nhận xét
6 Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
- Thi gọi tên nét nhanh.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: e.v
- nắm yêu cầu của bài.
- Hs theo dõi
- HS phát âm theo GV
- Phát âm: nét ngang
- Hs liên hệ
- Theo dõi và gọi tên từng nhóm nét.
- HS tập viết các nét cơ bản trên không.
 Tập viết ở bảng con 
- Cá nhân - nhóm - cả lớp đọc
- HS: Lấy vở tập viết ra 
Tiết 3: Toán 
 TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu:
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình.
- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK Toán 1. Bộ đồ dùng toán 1
- HS: Bộ đồ dùng toán 1, vở bài tập toán. 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.
- Nhận xét, nhắc nhở HS.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn sử dụng sách (7’).
- GV giới thiệu sách toán, vở bài tập, cách trình bày một tiết học toán trong SGK, các kí hiệu bàI tập trong sách.
- Hướng dẫn HS cách mở, sử dụng sách.
Hướng dẫn học sinh giữ gìn SGK
4. Hoạt động 4: Làm quen một số hoạt động trong giờ toán (7’).
- GV giới thiệu một số các hoạt động trong giờ học toán.
5. Hoạt động 5: Giới thiệu các yêu cầu cần đạt sau khi học toán (7’).
- Giới thiệu các yêu cầu về: Số học, hình học, đo lường, giải toán.
6. Hoạt động 6: Giới thiệu cách sử dụng bộ đồ dùng toán 1(7’).
- Giới thiệu cách sử dụng bộ đồ dùng học toán: có những vật gì, để làm gì, cách lấy sao cho nhanh
7. Hoạt động 7: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi cất sách vở, đồ dùng nhanh.
- Nhận xét giờ học.
- HS kiểm tra chéo đồ dùng học tập của nhau
- Nắm yêu cầu của bài.
- Hoạt động theo cá nhân.
- Theo dõi, quan sát SGK.
- Theo dõi,và thực hành.
- hoạt động cá nhân.
- theo dõi.
- hoạt động cá nhân.
- theo dõi.
- hoạt động cá nhân.
Hs lấy bộ đò dùng học tập ra, quan sát, làm quen.
- theo dõi.
Tiết 4 Âm nhạc: 
 Học bài hát: Quê hương tươi đẹp
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết vỗ tay theo bài hát.
* HĐNGLL: Yêu mến mái trường. Chơi trò chơi “ Vòng tròn giới thiệu tên”
* BĐKH: Xây dựng nhà trường xanh,sạch, đẹp.Tiết kiệm giấy,điện nước
II. Giáo viên chuẩn bị:
GV: Nhạc cụ, một số tranh ảnh về dân tộc ít người thuộc vùng núi phía Bắc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1: Giới thiệu bài(5’)
- Giới thiệu qua tranh, ảnh. Ghi tên bài hát lên bảng
Hoạt động 2: Hướng dẫn hát (25’)
- Đọc lời ca từng câu ngắn đến hết bài 
- GV: Dạy hát từng câu
Hát mẫu” quê hương tươi đẹp “ 
GV: Hát mẫu câu 2 :’đồng lúa rừng cây’
Hoạt động của học sinh
- Học sinh đọc đồng thanh lại tên bài hát
- HS đọc theo
HS đọc theo
GV: Hát mẫu câu 3 ‘ Khi trở về ‘
GV: Hát mẫu câu cuối’ Ngàn đón’
GV: Hát mẫu câu cuối:’ Ngàn QH’
GV: Cho hát cả bài 
Nghỉ giải lao : Vui chơi – hát 
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS thi hát
- Hướng dẫn hát kết hợp múa vận động phụ hoạ
* HĐNGLL: Yêu mến mái trường. Chơi trò chơi “ Vòng tròn giới thiệu tên”
* BĐKH: Thực hiện tiết kiệm giấy, điện nước, hạn chế rác thải, tích cực tham gia phong trào kế hoạch nhỏ
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy lớp mình hát bài gì? Cho cả lớp hát lại 
- Nhận xét tiết học, dặn dò
HS hát câu 1-2
HS:Hát câu 3
HS: Hát câu 3,4
HS : Hát câu cuối
- Hát cả lớp
- Hát theo tổ – nhóm – cả lớp – cá nhân 
- HS phát biểu
- HS chú ý
_______________________________
 Thứ 4 ngày 30 tháng 8 năm 2017
Tiết 1,2: Học vần 
BÀI 1: E
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được chữ và âm e
- Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
II. Chuẩn bị
- GV:Tranh minh hoạ các vật thật các tiếng bé, me, xe, ve.
 Tranh minh hoạ luyện nói: “Lớp học” 
- HS: Bộ ghép chữ tiếng Việt; Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I,bảng con,..
III Các hoạt động dạy học
Hoạt động giáo viên
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy âm mới ( 15’)
*Giới thiệu 
- Treo tranh yêu cầu hs nêu tranh vẽ gì?
- Các tiếng đó có gì gì giống nhau?
- GV ghi âm e và gọi hs nêu tên âm?
Hoạt động học sinh
- nắm yêu cầu của bài.
- bé, me, xe, ve
- đều có âm e
- âm e
- Nhận diện âm mới học.
- Chữ e gồm mấy nét ? 
 - Yêu cầu HS cài chữ e
- Gv nhận xét
 -Hướng dẫn HS phát âm
 - GV hướng dẫn và phát âm mẫu
 - GV theo dõi uốn nắn cho HS 
- Tìm tiếng ngoài bài có âm e?
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Viết bảng (10’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- GV viết mẫu lên bảng lớp chữ e theo khung ô li.Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- Nhận xét các chữ HS vừa viết, biểu dương vài HS viết chữ đẹp.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Luyện tập
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- Gv sửa sai
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
3. Hoạt động 3: Luyện viết (5p)
- Hướng dẫn HS viết vở
+ Cách trình bày, cầm bút, tư thế ngồi viết
4. Hoạt động 4: Luyện nói (8 p)
- Treo tranh, tranh vẽ gì?
- Y/c HS quan sát tranh và phát biểu ý kiến của mình về các bức tranh.
 + Quan sát tranh em thấy những gì?
 + Các bạn nhỏ trong các bức tranh đang học gì?
 + Các bạn nhỏ đều có điểm gì chung? 
 Kết luận:Ai ai cũng phải đi học và phải học hành chăm chỉ.Vậy lớp ta có thích đi học đều và chăm chỉ không?
 - Yêu cầu HS nêu chủ đề luyện nói. 
 - Yêu cầu HS đọc chủ đề luyện nói
5. Hoạt động 5: Đọc sách giáo khoa (10 phút)
- Hướng dẫn cách cầm sách, cách đọc, HS nối tiếp đọc bài, cả lớp đồng thanh
6. Hoạt động 6: Củng cố , dặn dò (5p)
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: b.
+ Chữ e gồm 1 nét thắt. 
- cài bảng cài
- cá nhân, tập thể.
- bè, mẹ, vé, tre
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- HS viết chữ e lên không trung bằng ngón trỏ
- tập viết bảng con
- cá nhân, tập thể.
- Cả lớp hát
- HS lần lượt phát âm e (vừa nhìn chữ vừa phát âm)
 - Đọc phát âm theo nhóm đôi, bàn, cá nhân
- HS mở vở tập viết chú ý
- HS chú ý làm theo hướng dẫn
- Các bạn, các con vật đang học
- HS chú ý phát biểu
 - HS quan sát và trả lời theo suy nghĩ của mình.
 + Các bạn nhỏ và các loài vật đang học bài. 
 + Chim học hát, dê học đàn, ếch .. học chữ 
 + Ai cũng có lớp học
- hs luyện nói
 * Trẻ em và loài vật. 
 - HS đọc 
 - HS đọc trên bảng, đọc sgk 
 - HS thi đua. 
 - HS thực hành ở nhà
Tiết 3: Thể dục
Tiết 4: Toán 
NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I. Mục tiêu 
- Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
- Biết sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật.
II. Chuẩn bị: 
- GV: 5 chiếc đĩa, 4 cái li ; 3 bình hoa, 4 đoá hoa.
Vẽ hình chai và nút chai, hình vung nồi và nồi trong SGK trên khổ giấy to (hoặc bảng phụ)
- HS: Bộ đồ dùng học Toán, vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kiểm ra sự chuẩn bị sách vở đồ dùng học toán của HS.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
3. Hoạt động 3: So sánh số lượng thìa và cốc (10’).
* So sánh số lượng cốc và thìa: 
 - Đặt 5 chiếc cốc lên bàn (giữa lớp) và nói “Cô có một số cốc”. Cầm 4 cái thìa 
Hoạt động học sinh
- nắm yêu cầu của bài.
- hoạt động tập thể.
trên tay và nói “Cô có một số cái thìa , bây giờ chúng ta sẽ so sánh số cốc và số thìa với nhau”.
 - Gọi 1 HS lên đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa rồi hỏi học sinh cả lớp “Còn chiếc cốc nào không có thìa không?”.
 - GV nêu “Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một cái thìa thì vẫn còn một chiếc cốc chưa có thìa, ta nói số cốc nhiều hơn số thìa”. GV yêu cầu và học sinh nhắc lại “Số cốc nhiều hơn số thìa”.
 - GV nêu tiếp “Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì không còn thìa để đặt vào chiếc cốc còn lại, ta nói số thìa ít hơn số cốc”. GV cho một vài HS nhắc lại “Số thìa ít hơn số cốc”.
4. Hoạt động 4: So sánh số lượng hai nhóm đồ vật trong SGK(16’).
* So sánh số chai và số nút chai :
 * So sánh số thỏ và số cà rốt:
 * So sánh số nồi và số vung:
5. Hoạt động 5 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Trò chơi: Nhiều hơn, ít hơn.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: Hình vuông, hình tròn.
 - HS quan sát.
 - Thực hiện và trả lời “Còn” và chỉ vào chiếc cốc chưa có thìa.
- Nhắc lại: Số cốc nhiều hơn số thìa.
- Nhắc lại: Số thìa ít hơn số cốc.
 + Số chai ít hơn số nút chai.
 Số nút chai nhiều hơn số chai.
 + Số thỏ nhiều hơn số củ cà rốt
 Số củ cà rốt ít hơn số thỏ
 + Số nồi nhiều hơn số vung
 Số vung ít hơn số nồi
Tiết 5: Mỹ thuật:
 TÊN BÀI DẠY: CUỘC DẠO CHƠI CỦA ĐƯỜNG NÉT
I/ Mục tiêu:
Nhận ra và nêu đặc điểm của các đường nét cơ bản.
Vẽ được các nét và tạo ra sự chuyển động của các đường nét khác nhau theo ý thức.
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
- BĐKH: giảm lượng giấy sử dụng, nên dùng giấy đã dùng 1 mặt.
II/ Chuẩn bị:
 	GV: Hình ảnh hoặc hình vẽ các nét thẳng, gấp khúc, cong, nét đứt
 	HS Giấy vẽ, bút chì, bút màu
III/ Các hoạt động dạy học:
 TIẾT 1
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. KTBC:
-Kiểm tra đồ dùng học tâp.
-Khởi động: Cả lớp hát bài “Cháu vẽ ông Mặt trời”
2 Các hoạt động
HĐ1: Tìm hiểu
-Quan sát H1.1và H 1.2 trong sách học MT (Tr5) thảo luận nhóm và TLCH:
+Trong tranh có những nét gì?
+Đặc điểm của từng nét như thế nào?
+Nét nào được vẽ bằng màu đậm? Nét nào được vẽ bằng màu nhạt?
+Nét nào vẽ to, nét nào vẽ nhỏ?
GV chốt ý:
- Trong các bức tranh sử dụng các loại nét và kết hợp với nhau như nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc.
-Các nét vẽ có nét đậm, nét nhạt khiến cho các hình ảnh trong bức tranh thêm sinh động và phong phú.
- BĐKH: Nhắc hs giảm lượng giấy sử dụng, nên dùng giấy đã dùng 1 mặt.
HĐ2: Cách thực hiện
-Cho HS quan sát H1.3 trong sách học MT (Tr6) để hiểu về cách vẽ các nét.
-GV vẽ lên bảng để HS quan sát, vừa vẽ vừa giảng giải cho các em hiểu quy tắc khi đưa nét và làm thế nào để được nét đậm, nét nhạt như:
+Cách giữ tay để tạo nét thẳng, cách chuyển động để tạo nét cong hay nhấc tay để tạo nét đứt.
+Cách ấn tay để tạo nét đậm, nét nhạt.
+Cách sử dụng màu để tạo đậm nhạt.
Phối kết hợp các nét để tạo hiệu quả bức tranh.
GV chốt:
-Khi vẽ chúng ta có thể vẽ các nét thẳng, cong,gấp khúc hay nét đứt bằng các màu sắc khác nhau.
-Có thể ấn mạnh tay nhẹ tay khi vẽ để tạo độ đậm nhạt cho nét vẽ.
3. Củng cố, dặn dò
HS nghe và hát theo nhạc
HS hoạt động theo nhóm
Quan sát và trả lời câu hỏi theo yêu cầu
- HS nêu lại.
-HS quan sát và theo dõi
- Học sinh trình bày lại cách thực hiện bằng lời
_________________________
 Thứ 5 ngày 31 tháng 8 năm 2017
Tiết 1,2: Học vần 
 BÀI 2: B
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể. 
- Nhận biết được âm b, chữ ghi âm b. Đọc được: be	
-Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. Chuẩn bị: 	
GV:- Bộ ghép chữ tiếng Việt.
 	 - Tranh minh hoạ các vật thật các tiếng bé, bê, bà, bóng.
 	 - Tranh minh hoạ luyện nói.
HS: Bộ ghép chữ tiếng Việt; Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I,bảng con,..
III. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc và viết âm e
- Gv nhận xét
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 15’)
- giới thiệu
- Treo tranh yêu cầu hs nêu tranh vẽ gì?
- Các tiếng đó có gì giống nhau?
- GV ghi âm b và gọi hs nêu tên âm?
Hoạt động của học sinh
- viết bảng con
- nắm yêu cầu của bài.
- bé, bê, bà, bóng
- đều có âm b
- âm b
- Nhận diện âm mới học.
- Yêu cầu HS nêu cấu tạo chữ b
 - Yêu cầu HS so sánh b với e. 
 - Yêu cầu HS cài chữ b 
 Hướng dẫn phát âm.
 - GV phát âm mẫu 
 Ghép chữ và phát âm
 - Hỏi: tiếng be có chữ nào đứng trước chữ nào đứng sau?
 - GV yêu cầu học sinh ghép tiếng be.
 - GV ghi bảng tiếng be
(nghỉ giữa tiết )
Giới thiệu tranh vẽ – rút từ
 - Yêu cầu HS phân tích tiếng, đọc trơn tiếng, từ.
 - Cho HS đọc toàn bài 
 - GV hướng dẫn viết chữ b, be 
 - GV vừa viết vừa nói quy trình viết chữ b, be
 3. Củng cố: 
 - Yêu cầu HS đọc lại bài trên bảng. 
Tiết 2
 1) Luyện đọc:
- Đọc bài ở bảng
- Nhận xét chung 
(nghỉ giữa tiết )
 2) Luyện viết:
- GV hướng dẫn cho HS tô chữ b trong vở tập viết và hướng dẫn HS để vở sao cho dễ viết cách cầm bút và tư thế ngồi viết
- GV theo dõi uốn nắn và sữa sai
 3) Luyện nói:
GV treo tranh và hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Tại sao chú voi lại cầm ngược sách?
+ Các con có biết ai đang tập viết chữ e không?
+ Ai chưa biết đọc chữ ?
+Vậy các bức tranh có gì giống nhau ? Khác nhau?
- Cho Hs luyện nói toàn bài
- Yêu cầu HS nêu chủ đề luyện nói
- GV ghi bảng. 
 4.Củng cố: 
- Gọi một số HS đọc lại bài trên bảng
 5. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài hôm sau. 
- Nhận xét giờ học. 
 - Chữ b có một nét viết liền nhau mà phần thân chữ b có hình nét khuyết, cuối chữ b có nét thắt.
 - HS cài 
- cá nhân, tập thể
 - HS phát âm ( CN- ĐT)
 - B đứng trước, e đứng sau.
 - Học sinh ghép be
 - HS đánh vần, đọc trơn
 - HS thực hiện 
 - Đọc toàn bài theo lớp, nhóm, cá nhân
 - HS viết chữ b lên không trung sau đó viết vào bảng con.
 - 1 HS đọc 
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS viết vở 
+ Chim non đang học bài
 Chú gấu đang tập viết chữ e
 Chú voi cầm ngược sách
 Bé đang tập kẻ vở
 Vẽ hai bạn nhỏ đang chơi xếp hình
+ Tại chú chưa biết chữ . Tại không chịu học bài.
+ Chú gấu
+ Voi.
+ Giống nhau là đều tập trung vào công việc của mình, khác nhau là các bạn vẽ các con vật khác nhau và các công việc khác nhau.
- Học sinh luyện nói dựa theo gợi ý của GV.
- HS nêu. 
- HS đọc bài trên bảng.
- Đọc bài SGK
Tiết 3: Toán 
 HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN 
I.Mục tiêu: Sau bài học:
- HS nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình.
- Làm được bài tập 1,2,3. 
II. Chuẩn bị 
- GV: Một số hình vuông, tròn, tam giác và một số vật thật có dạng như các hình trên.
- HS: Bảng con, bộ đồ dùng học Toán 
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
1. Ổn Định:
+ Hát – chuẩn bị Sách Giáo khoa. Hộp thực hành 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Tiết trước em học bài gì ?
+ So sánh số cửa sổ và số cửa đi ở lớp học em thấy thế nào?
+ Nhận xét bài cũ 
3. Bài mới: Giới thiệu và ghi đầu bài 
Hoạt động 1: Giới thiệu hình 
- Giáo viên đưa lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho học sinh xem rồi đính lên bảng. Mỗi lần đưa 1 hình đều nói Đây là hình vuông 
- Giáo viên đính các hình vuông đủ màu sắc kích thước khác nhau lên bảng hỏi học sinh Đây là hình gì ?
- Giáo viên xê dịch vị trí hình lệch đi ở các góc độ khác nhau và hỏi: Còn đây là hình gì ?
Giới thiệu hình tròn và cho học sinh lặp lại
- Đính 1 số hình tròn có đủ màu sắc và vị trí, kích thước khác nhau
Hoạt động 2: Làm việc với Sách Giáo khoa
- Yêu cầu học sinh lấy các hình vuông, hình tròn trong bộ thực hành toán để lên bàn 
- Giáo viên chỉ định học sinh cầm hình lên nói tên hình 
- Cho học sinh mở sách Giáo khoa nêu tên những vật có hình vuông, hình tròn 
 4. Luyện tập: 
 Bài 1/7: Yêu cầu học sinh tô màu vào các hình vuông. 
 Bài 2/7: Yêu cầu học sinh tô màu vào các hình tròn (nên khuyến khích mỗi hình tròn tô mỗi màu khác nhau).
 Bài 3/7: Yêu cầu học sinh tô màu vào các hình vuông và hình tròn (các màu tô ở hình vuông thì không được tô ở hình tròn).
.
 5. Củng cố:
 - GV đưa một số vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
 6. Dặn dò: Xem lại bài Tiết học đầu tiên và bài hình vuông, tròn, tam giác.
Hoạt động của học sinh
- HS hát
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS chú ý
- Học sinh quan sát lắng nghe 
- Học sinh lặp lại hình vuông
- Học sinh quan sát trả lời 
- Đây là hình vuông
- Học sinh cần nhận biết đây cũng là hình vuông nhưng được đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
- Học sinh nêu : đây là hình tròn 
- Học sinh nhận biết và nêu được tên hình 
- Học sinh để các hình vuông, tròn lên bàn. Cầm hình nào nêu được tên hình đó ví dụ : 
Học sinh cầm và đưa hình vuông lên nói đây là hình vuông 
Học sinh nói với nhau theo cặp 
- Bạn nhỏ đang vẽ hình vuông 
- Chiếc khăn tay có dạng hình vuông
- Viên gạch lót nền có dạng hình vuông
- Bánh xe có dạng hình tròn
- Cái mâm có dạng hình tròn 
- Bạn gái đang vẽ hình tròn 
Bài 1:- Tô màu vào các hình vuông
Bài 2:- Tô màu vào các hình tròn
Bài 3: Tô màu vào các hình vuông và hình tròn.
 - HS nhận dạng hình
 - HS tự nêu vật thật có dạng hình vuông, tròn, tam giác.
Tiết 4: Đạo Đức
Em là học sinh lớp 1 (Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
*ĐC:Không y/c HS quan sát tranh và kể lại câu chuyện theo tranh
II. Đồ dùng:
Giáo viên: Điều 7; 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Học sinh: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học chính:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Kiểm tra sách vở của học sinh.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu, ghi đầu bài
3. Hoạt động 3: Giới thiệu tên mình (7’)
- Yêu cầu HS đứng vòng tròn theo nhóm 6 em, sau đó lần lượt giới thiệu tên của mình với các bạn.
- Trò chơi giúp em điều gì?
- Em cảm thấy thế nào khi được giới thiệu tên mình, tên bạn ?
GV: mỗi người đều có một cái tên, trẻ em cũng có quyền có họ tên.
4. Hoạt động 4: Giới thiệu về sở thích của mình (10')
- Yêu cầu hs tự giới thiệu về sở thích của mình với bạn bên cạnh.
- Gọi một số em giới thiệu trước lớp.
- Những điều bạn thích có hoàn toàn giống em không?
GV: Mỗi người có sở thích khác nhau, ta cần tôn trọng sở thích riêng của mỗi người.
5. Hoạt động 5: Kể về ngày đầu tiên đi học (10')
- Yêu cầu hs tự kể theo gới ý sau: 
+ Em đã móng chờ chuẩn bị cho ngày đến lớp ra sao? Bố mẹ đã quan tâm như thế nào? Em có thấy vui khi là hs lớp 1 không? Em có thích trường mới, lớp mới của mình không? Em sẽ làm gì để xứng đáng là hs lớp 1?
GV: Vào lớp 1 các em có thầy cô mới, bạn mới, biết bao điều mới lạ, các em cần ngoan
 ngoãn, vâng lới thầy cô giáo
6. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò (5')
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiện theo điều đã học, kể cho bố mẹ nghe về ngày đầu tiên đến lớp.
- HS kiểm tra sách vở, đồ dùng môn học của bạn bên cạnh
- Cả lớp đọc đồng thanh lại tên bài
- Hoạt động theo nhóm
- Em thứ nhất giới thiệu tên mình, em thứ hai giới thiệu tên mình và tên bạn thứ nhất , cho đến hết.
- Biết tên bạn trong nhóm
- Thấy sung sướng, tự hào
- Theo dõi
- Hoạt động theo cặp
- Quay sang giới thiệu cho nhau sở thích của mình
- Em khác theo dõi, động viên bạn.
- Không giống nhau
- Theo dõi
- Hoạt động cá nhân
- HS lần lượt kể về ngày đầu tiên đi học theo gợi ý của giáo viên.
- Em khác nhận xét. Bổ sung cho bạn.
- Theo dõi
- Chú ý
_________________________
 Thứ 6 ngày 1 tháng 9 năm 2017
Tiết 1,2: Học vần: 
 Dấu sắc
I. Mục tiêu
- Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc.
- Đọc được: bé.
- Trả lời 2, 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK..
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Hỏi tên bài trước
 Gọi 2 – 3 HS đọc âm b và đọc tiếng be.
 - Y/c HS cả lớp viết bảng con tiếng be
 - GV nhận xét chung
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy dấu thanh mới ( 10’)
*Giới thiệu bài
- Chỉ vào từng tranh cho HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì? 
 - Các tiếng bé, cá, lá, khế, chó giống nhau ở chỗ đều có dấu ghi thanh sắc. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các HS dấu sắc. 
- như vậy những tiếng trên đề có dấu gì?
 - GV viết dấu sắc lên bảng. Gv đọc
- *Dạy dấu thanh:
 a) Nhận diện dấu
 - Dấu sắc giống nét gì?
 - Y/c HS lấy dấu sắc trong bộ chữ của học sinh.
 b) Ghép chữ và phát âm
 - Tiếng be khi thêm dấu sắc ta được tiếng nào?
 - Y/c HS ghép tiếng bé trên bảng cài.
 - GV viết tiếng bé lên bảng.
 - Gọi HS phân tích tiếng,đọc trơn tiếng.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết
 - GV viết mẫu lên bảng lớp.Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình 
- Đưa chữ mẫu dấu sắc, chữ “bé”, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học dấu gì? Có trong tiếng gì?.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (6’)
- Gọi học sinh phát âm tiếng bé
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
* (GV cho HS nghỉ giữa tiết)
3. Hoạt động 3: Viết vở
- Hướng dẫn HS nêu yêu cầu, tư thế viết bài
- Thu nhận xét một số bài
4. Hoạt động 4: Luyện nói
GV treo tranh và hỏi:
 + Trong tranh vẽ gì?
+ Các tranh này có gì giống nhau ? khác nhau ?
 + Em thích bức tranh nào nhất, Vì sao?
 + Ngoài các hoạt động trên em còn có các hoạt động nào nữa ?
 + Ngoài giờ học em thích làm gì nhất?
 - Yêu cầu HS luyện nói toàn bài. 
 - Rút chủ đề luyện nói- ghi bảng
5. Hoạt động 5: Đọc SGK(10’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
7. Hoạt động 7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có âm mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: dấu hỏi, dấu nặng.
- Hỏi tên bài trước
 Gọi 2 – 3 HS đọc âm b và đọc tiếng be.
 - Y/c HS cả lớp viết bảng con tiếng be
- Bé, cá, lá, khế, chó 
- đều có dấu sắc.
- đọc dấu sắc.
- Nét xiên phải, giống như cái thước đặt nghiêng
 - Nhắc lại
- bé
 - HS thực hiện trên bảng cài
 - Nhắc lại
Viết bảng con dấu (/)
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- tập viết bảng.
- dấu sắc, tiếng bé.
- cá nhân, tập thể.
 - Đọc, phát âm theo nhóm, bàn, cá nhân
- Cả lớp hát
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- HS chú ý
-
 Học sinh quan sát tranh trả lời.
 + Các bạn ngồi trong lớp, bạn gái nhảy dây, bạn gái đi học, bạn gái tưới rau.
 + Giống đều có các bạn. Khác: học, nhảy dây, đi học, tưới rau.
 - Trả lời theo suy nghĩ của HS
- HS chơi theo hướng dẫn
- HS chú ý
- HS thực hiện
TIẾT 3:

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_lop_1_tuan_1_nam_2017.docx