Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường TH Võ Thị Sáu - Tuần 27

I/ Mục tiêu:

 Học sinh đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các phụ âm đầu: v, d, l, n; phụ âm cuối t; các từ: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, phẩy. Ôn các vần: ăm, ăp, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ăm, ăp

 Hiểu các từ trong bài: lấp ló, ngan ngát, nhắc lại được chi tiết tả nụ hoa ngọc lan, hương lan. Hiểu tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của em bé. Gọi đúng tên các loài hoa trong ảnh.

Giáo dục học sinh yêu mến bảo vệ các loài cây.

II/ Chuẩn bị:

 Giáo viên: Tranh, sách giáo khoa.

 Học sinh : Sách giáo khoa, vở bài tập.

III/ Hoạt động dạy và học:

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ: ( Lâm, Mai, Phương)

 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài “ Cái Bống”

Hỏi: Bống giúp Mẹ làm gì? (Sẩy gạo nấu cơm)

Hoỉ:Khi mẹ đi chợ về Bống đã làm gì? (Ra gánh giúp mẹ)

Hoỉ: Tìm tiếng trong bài có vần anh?

 

doc 24 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường TH Võ Thị Sáu - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tiếp hàng ngày.
vGiáo dục học sinh chân thành khi giao tiếp. Quí trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
II. Chuẩn bị:
vGiáo viên 	: Tranh ảnh
vHọc sinh	: Vở bài tập	
III. Hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ : (Sơn, Trinh, Thư )
Hỏi : Cần nói lời cảm ơn khi nào?( Cảm ơn khi được giúp đỡ)
Hỏi : Cần nói lời xin lỗi khi nào?( Xin lỗi khi làm phiền người khác)
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài : Cảm ơn , xin lỗi
*Hoạt động 1: Thảo luận bài 3 (6phút)
 -Giáo viên nêu yêu cầu: hãy đánh + vào £ trước cách ứng xử phù hợp.
 -Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
*Kết luận: 
 -Tình huống 1: cách ứng xử ( c ) là phù hợp.
 -Tình huống 2: cách ứng xử ( b ) là phù hợp.
*Hoạt động 2: Chơi ghép hoa(8phút)
 -Giáo viên chia mỗi nhóm 2 nhị hoa ( ghi các tình huống khác nhau vào các cánh hoa : 1 cám ơn, 1 xin lỗi ).
 - Giáo viên nêu yêu cầu ghép hoa.
 -Gọi các nhóm trình bày.
 - Giáo viên nhận xét và chốt lại các tình huống cần nói lời cảm ơn và xin lỗi.
 *Trò chơi giữa tiết.
*Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 6(10phút)
 - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau.
*Kết kuận chung:
 -Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì dù nhỏ.
 -Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
Thảo luận bài 3
Các nhóm trình bày – lớp nhận xét.
Chơi ghép hoa.
Làm việc theo nhóm: lựa chọn những
cánh hoa có ghi tình huống cần nói cảm ơn ghép với nhị hoa có ghi từ “ cảm ơn” ( Bông hoa xin lỗi cũng làm tương tự ).
Các nhóm trình bày.
Hát múa
Làm bài tập.
Ô trống 1: cảm ơn, ô trống 2 : xin lỗi.
4/ Củng cố :
vYêu cầu học sinh nhắc lại khi nào cần nói lời cảm ơn và xin lỗi.
5/ Dặn dò :
vThực hiện hành vi : cảm ơn, xin lỗi.
š&›
CHÍNH TẢ 
NHÀ BÀ NGOẠI
I. Mục tiêu:
v Học sinh chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn Nhà bà ngoại.
v Đếm đúng số dấu chấm trong bài chính tả. Hiểu dấu chấm dùng để kết thúc câu.
v Điền đúng vần ăm hoặc ăp; chữ c hoặc k vào chỗ trống.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên 	: Bảng phụ.
- Học sinh	: Vở, bảng con, bút
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Oån định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Nhi, Trâm, Phương )
-Kiểm tra vở của 4, 5 học sinh về nhà phải chép lại bài chính tả.
-Gọi học sinh lên điền vần, chữ: hộp b.., túi x.. tay, voi, chú.. ( hộp bánh, túi xách tay, ngà voi, chú nghé)
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài Nhà bà ngoại
*Hoạt động 1: Luyện viết từ khó, (5 phút)
 -Treo bảng phụ đã viết bài “Nhà bà ngoại”
 -Giáo viên đọc mẫu.
 -Yêu cầu học sinh đọc lại bài.
 -Lưu ý học sinh một số từ khó: ngoại, rộng rãi, lòa xòa hiên, khắp vườn.
-Viết vào bảng con
*Hoạt động 2:. Viết bài vào vở (10 phút)
 -Giáo viên đọc lại lần 2.
 -Hướng dẫn cách viết vào vở và tư thế ngồi
 -Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. 
*Hoạt động 3:Hướng dẫn sửa bài (5phút)
 -Hướng dẫn , sửa bài. Đọc chỉ từng chữ ở bảng
 Hướng dẫn học sinh sửa bài: Đọc từng câu.
-Sửa lỗi sai phổ biến (nếu có)
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. (5phút)
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu yêu cầu: 
 + Điền vần ăm hoặc ăp.
 + Điền chữ: c hay k
Nhắc đề
-3 em đọc bài văn
-Đọc thầm
-Đọc cá nhân, lớp
-Viết bảng con các từ .
-Nghe ( và nhìn bảng) viết từng câu.
-Soát và sửa bài.
-Sửa, ghi ra lề vở.
-Múa hát
Làm bài tập:
-Năm nay, Thắm đã là học sinh lớp Một. Thắm chăm học, biết tự tắm cho mình, biết sắp xếp sách vở ngăn nắp.
-Hát đồng ca, chơi kéo co
4/ Củng cố: 
-Thu chấm- nhận xét : quan sát , theo dõi.
-Tuyên dương những bài viết đẹp.Nhắc nhở các em chưa viết đẹp, trình bày đẹp.
5/ Dặn dò: -Về luyện viết ở nhà.
š&›
TOÁN
BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
I/ Mục tiêu:
vHọc sinh nhận biết số 100 là số liền sau của 99.
vHọc sinh tự lập được bảng số từ 1 đến 100.
vHọc sinh nhận biết 1 số đặc điểm của các số trong bảng các số đến 100..
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên : Bảng số từ 1 đến 100.
v Học sinh : Bảng số, sách giáo khoa.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Phước, Phùng, Thắng)
Hỏi : Số 55 gồm ... chục và ... đơn vị? 
 (Số 55 gồm 5 chục và 5 đơn vị), viết :55 = 50 + 5 
Hỏi : Số 82 gồm ... chục và ... đơn vị? 
 (Số 82 gồm 8 chục và 2 đơn vị), viết :82 = 80 + 2 
Hỏi : Số liền sau của 78 là 79 95 > 90
Hỏi : Số liền sau của 69 là 70 62 = 62
3/ Dạy học bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bước đầu về số 100(5phút)
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 để tìm số liền sau của 97, 98, 99
-Hướng dẫn học sinh đọc, viết số 100
Hỏi: Số 100 là số có mấy chữ số ?
- Đọc số 100 là Một trăm
* Hoạt động 2: Giới thiệu bảng các số từ 1 đến 100(10phút)
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 : Viết số còn thiếu vào ô trống trong bảng các số từ 1 đến 100
-Gọi 2 nhóm thi tiếp sức để viết vào bảng số ở trên bảng lớp.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Giới thiệu một vài đặc điểm của bảng các số từ 1 đến 100. (10phút)
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3
-Gíao viên nêu các câu hỏi 
Hỏi : Nêu những số có 1 chữ số trong bảng Hỏi : Các số tròn chục là những số nào ?
 - Số bé nhất có hai chữ số là số nào ?
 - Số lớnù nhất có hai chữ số là số nào ?
 - Các số giống nhau có hai chữ số là những số nào ?
-Học sinh chỉ lấy mỗi số đó cộng vơi 1 sẽ ra các số liền sau đó là :98, 99, 100.
-Số 100 có ba chữ số : chữ số 1 và hai chữ số 0 đứng liền sau chữ số 1 kể từ trái sang phải.
Đọc cá nhân, lớp.
Học sinh tự làm bài, đọc các số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
Hát múa
Học sinh nêu yêu cầu và tự làm bài
Học sinh trả lời
- Các số có 1 chữ số : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Các số tròn chục là: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90
- Số 10
- Số 99
- 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99. 
4/ Củng cố:
 v Thu chấm, nhận xétv Trò chơi thi gắn phép tính đúng.
5/ Dặn dò: 
v Về ôn bài, làm vở bài tập.
š&›
 Ngày soạn: 19/3/2007
	Ngày dạy : Thứ tư/ 21/3/2007
TẬP ĐỌC 
AI DẬY SỚM
I. Mục tiêu:
v Học sinh đọc trơn toàn bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón. Đạt tốc độ đọc tối thiểu từ 25 đến 30 tiếng / phút.
v Oân các vần ươn, ương. Phát âm đúng những tiếng có vần ươn, ương.Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần trên.
v Hiểu các từ ngữ trong bài thơ: vừng đông, đất trời.Hiểu được nội dung bài: cảnh buổi sáng rất đẹp. Ai dậy sớm mới thấy được cảnh đẹp ấy. Biết hỏi-đáp tự nhiên, hồn nhiên về những việc làm buổi sáng.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên :	 Tranh.
- Học sinh : Sách giáo khoa, vở.
III. Hoạt động dạy và học:
1/ Oån định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Khanh, Aùnh, Vy )
-Họcsinh đọc bài “ Hoa ngọc lan “, trả lời câu hỏi.
H :Nụ hoa lan màu gì?( Nụ hoa lan trắng ngần )
H: Hương hoa lan thơm như thế nào? (Hương lan ngan ngát toả khắp vườn, khắp nhà ).
H: Tìm tiếng trong bài có vần ăp?
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1:
*Giới thiệu bài : Ghi đề bài “ Ai dậy sớm “ 
*Hoạt động 1 : Luyện đọc âm, vần, tiếng, từ (8phút)
-Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn học sinh đọc thầm( giao việc)
- Tìm những tiếng có vần ươn, ương.
-Hướng dẫn học sinh phân tích, đánh vần tiếng vườn
- Hướng dẫn học sinh phân tích, đánh vần tiếng
hương.
- Luyện đọc các từ: dậy sớm, ra vườn, ngát hương, lên đồi, đất trời, chờ đón.
- Giảng từ:
 + Vừng đông : mặt trời mới mọc .
 + Đất trời : mặt đất và bầu trời .
-Hướng dẫn học sinh đọc các từ 
 *Hoạt động 2: Luyện đọc câu. (6phút)
-Hướng dẫn học sinh đọc từng câu 
-Chỉ không thứ tự
-Hướng dẫn cách đọc nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm.
-Gọi học sinh đọc theo nhóm, tổ
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3: Luyện đọc đoạn,bài. (6phút)
-Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn.
-Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài.
-Giáo viên hướng dẫn cách đọc
 *Hoạt động 4: Chơi trò chơi củng cố. (5phút)
-Treo tranh
H: Cái gì đang bay lượn trên bầu trời?
H: Tiếng nào có vần ươn?
H : Vườn hoa có mùi gì?
H:Tiếng nào có vần ương?
-Thi tìm tiếng có vần ươn, ương. 
 -Nói câu chứa tiếng có vần ươn, ương.
 Hỏi: Khi em dậy sớm, điều gì chờ đón em ở ngoài vườn, trên cánh đồng,trên đồi?
*Trò chơi chuyển tiết.
 Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc bài trên bảng. (10phút)
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn, cả bài (Chỉ thứ tự hoặc không thứ tự)
*Hoạt động 2: Luyện đọc bài trong sách giáo khoa(8phút) 
-Gọi học sinh đọc cả bài.
-Hướng dẫn cả lớp đọc thầm (giao việc).
H: Trong bài có mấy dấu chấm, mấy dấu phẩy? 
-Hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn
(đọc nối tiếp)
- Hướng dẫn học sinh đọc cả bài.
*Nghỉ giữa tiết
*Hoạt động 3 : Luyện đọc và tìm hiểu bài. (6phút)
- Gọi học sinh đọc đoạn 1, 
 H : Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em ở ngoài vườn?
H : Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em trên cánh đồng?
 H : Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em trên đồi?
 -Gọi học sinh đọc cả bài,kết hợp trả lời câu hỏi.
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài thơ.
Giáo viên xóa dần bài thơ
*Hoạt động 4: Luyện nói(5phút)
 - Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng. 
 + Cho học sinh quan sát tranh trong SGK.
 + Gọi từng cặp 2 học sinh hỏi và trả lời
-Chốt ý : Sáng sớm, em nên tập thể dục. Sau đó đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, thay quần áo...
- Cá nhân 
-Đọc thầm. 
-Vườn, hương.
Tiếng vườn có âm v đứng trước, vần ươn đứng sau, dấu huyền đánh trên âm ơ :Cá nhân .
Đánh vần : vờ –ươn – vươn – huyền – vườn: cá nhân.
Tiếng hương có âm h đứng trước ,vần ương đứng sau: Cá nhân .
Đánh vần: hờ- ương – hương: cá nhân
 Cá nhân.
Cá nhân, nhóm , tổ.
 Cá nhân
Cá nhân, nhóm , tổ.
Hát múa
Cá nhân
 Cá nhân
Đồng thanh
 Quan sát
Cánh diều bay lượn.
lượn
Vườn hoa ngát hương thơm
hương 
- vươn vai, mượn , bướngbỉnh, 
- Tôi vừa mượn được quyển sách rất hay.
 Dũng là một cậu bé bướng bỉnh.
Hát múa
Cá nhân(Đọc nối tiếp)
- 1 em đọc.
- Đọc thầm.
- Có 3 dấu chấm (.), 3 dấu phẩy (,)
- Đọc cá nhân, nhóm, tổ.
-Cá nhân
-Hát múa
-Cá nhân 
- Hoa ngát hương chờ đón em ở ngoài vườn.
 -Vừng đông đang chờ đón em.
- Cả đất trời đang chờ đón em.
- cá nhân 
- Tự nhẩm. Thi xem em nào, bàn, tổ nào thuộc bài nhanh.
 Đọc đồng thanh
Thảo luận nhóm 
 H :Sáng sớm bạn làm việc gì? 
Đ : tập thể dục. đánh răng, rửa mặt .
 H bạn thường dậy lúc mấy giờ? 
H :Bạn có thói quen tập thể dục buổi sáng không? 
H : Bạn thường ăn món gì vào buổi sáng ?
H : Buổi sáng,bạn có quét nhà giúp cha mẹ không? 
4/ Củng cố:
-Thi đọc đúng, diễn cảm: 2 em đọc.
 -Khen những học sinh đọc tốt.
5/ Dặn dò: -Học thuộc bài
. š&›
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
CON MÈO
I/ Mục tiêu:
v Học sinh biết quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
v Học sinh nói về một số đặc điểm của con mèo ( lông, móng vuốt, ria, mắt, đuôi). Nêu ích lợi của việc nuôi mèo.
v Học sinh có ý thức bảo vệ, chăm sóc mèo để mèo bắt chuột và làm cảnh.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên : Tranh con mèo.
v Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Vi, Tuấn, Vương 
Hỏi: Nêu các bộ phận chính của con gà? (Đầu, mình, cổ, cánh, chân) 
Hỏi: Kể tên các loại gà? ( Gà trống, gà mái, gà con ) 
Hỏi: Người ta nuôi gà để làm gì? (Lấy thịt, lấy trứng,...) 
3/ Dạy học bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Giới thiệu bài : Con mèo
*Hoạt động 1 quan sát (10phút)
Treo tranh con mèo
Hỏi :Em hãy mô tả bộ lông của con mèo ?
Hỏi: Khi vuốt lông mèo em cảm thâùy như thế nào?
Hỏi : Nói tên các bộ phận của con mèo ?
Hỏi: Con mèo di chuyển như thế nào ?
*Kết luận: Mèo có bộ lông mềm và mượt. Mèo có đầu, mình, đuôi và bốn chân. Mắt mèo tròn và sáng, con ngươi mở to trong bóng tối, thu nhỏ vào ban ngày. Mèo có mũi và tai thính. Răng mèo sắc để xé thức ăn , Mèo bắt chuột rất giỏi, 
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa. (10phút)
-Hướng dẫn học sinh mở sách giáo khoa .
 Nêu ích lợi của con mèo.
Gọi các nhóm trình bày
*Hoạt động 3 Trò chơi : (5phút)
- Hát, đọc một số bài hát bài thơ về mèo
-Bắt chước tiếng kêu và một số hoạt động của con mèo.
Quan sát
Lông mềm và mịn.
1 số em trả lời
Đầu, mình, bốn chân và đuôi.
Nhắc lại.
Đi nhẹ nhàng.
Nhắc lại 
Hát múa.
Học sinh mở SGK, quan sát 
Các nhóm thảo luận và trình bày
Hỏi: Nuôi mèo để làm gì ?
Đáp : để bắt chuột và để làm cảnh. 
Hỏi: Mèo có lợi hay có hại ?
Hỏi : Em thường cho mèo ăn gì ?
Đáp : Cho mèo ăn cơm, cá,
Một số em thực hiện 
4/ Củng cố: 
v Hỏi: Nêu các bộ phận chính của con mèo?(Đầu, mình, đuôi và bốn chân)
v Hỏi: Nuôi mèo để làm gì ? (Bắt chuột và làm cảnh)
5/ Dặn dò: 
 v Về ôn bài, làm vở bài tập
 v Gíao viên nhận xét tiết học.
š&›
 	 Ngày soạn: 20/3/2007
 Ngày dạy : Thứ năm/ 22/3/2007
CHÍNH TẢ
CÂU ĐỐ
I. Mục tiêu:
v Học sinh chép lại chính xác bài Câu đố về Con Ong
v Làm đúng cácbài tập chính tả. Điền chữ tr, ch hoặc v, d, gi.
v Trình bày đúng câu đố về con ong
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên 	: Bảng phụ.
- Học sinh	: Vở, bảng con.
III. Hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Vĩ, SiRa)
Điền từ: năm nay, chăm học, đồng ca, kéo co
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài: Ghi đề “ Câu đố “
*Hoạt động 1: Luyện viết từ khó, (5 phút)
 -Treo bảng phụ đã viết bài “ Câu đố “
 -Giáo viên đọc mẫu.
 -Yêu cầu học sinh đọc lại bài.
 -Lưu ý học sinh một số từ khó: gì, chăm chỉ, suốt ngày, khắp, vườn cấy, gây mật .
 *Hoạt động 2:. Viết bài vào vở (10 phút)
 -Giáo viên đọc lại lần 2.
 -Hướng dẫn cách viết vào vở và tư thế ngồi
 -Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. 
*Hoạt động 3:Hướng dẫn sửa bài (5phút)
 -Hướng dẫn , sửa bài. Đọc chỉ từng chữ ở bảng.
*Trò chơi giữa tiết
*Hoạt động 4:-Hướng dẫn làm bài tập . (5phút)
-Kết hợp cho học sinh xem tranh để điền vần.
a/ Tr hay ch :
 Thi ...ạy, ...anh bóng.
b/ V, d hay gi :
..ỏ trứng, ...ỏ cá, cặp ...a
-Gọi học sinh lên sửa bài.
-Nhắc cá nhân, lớp.
-Lắng nghe
-Đọc cá nhân , lớp
Đọc cá nhân, lớp đọc 1 lần.
-Viết bảng con
-Theo dõi.
-Theo dõi.
-Viết bài
-Soát lại bài.Gạch chân lỗi sai. Ghi số lỗi vào ô trống,
Hát múa
-Đọc yêu cầu của bài.
-Làm bài vào vở
a/ Tr hay ch :
 Thi chạy, tranh bóng.
b/ V, d hay gi :
vỏ trứng,giỏ cá, cặp da
2 học sinh lên sửa bài 
4/ Củng cố:
-Thu chấm, nhận xét. 
5/ Dặn dò:Về viết lại, sửa lỗi sai cho đúng.
THỂ DỤC
BÀI THỂ DỤC -TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Mục đích yêu cầu :
v Ôn bài thể dục ..Yêu cầu hoàn thiện các động tác . 
 Ôn trò chơi “Tâng cầu”.Tham gia trò chơi một cách chủ động .
vHọc sinh có thói quen tập thể dục .
v Học sinh có ý thức rèn luyện, bảo vệ sức khoẻ.
II/: Chuẩn bị :
v Dọn vệ sinh sân tập .
v Giáo viên kẻ sân chuẩn bị trò chơi, Có 1 còi, mỗi học sinh một trái cầu . 
Dạy học bài mới
A Phần mở đầu :
Giáo viên nhận lớp.
Khởi động.
Trò chơi
B Phần cơ bản:
 + Ôn 7 động tác thể dục
Ôn 3-5 lần , mỗi động tác 2 x 4 nhịp
+Ôn tổng hợp 
+ Tâng cầu 
-Cách chơi :Tập hợp thành hai hàng ngang cách nhau 1,5 m .Khi có lệnh các em dùng tay hoặc bảng con, vợt để tâng cầu , nếu để rớt cầu là thua .
Phần kết thúc:
-Hồi tĩnh.
-Củng cố dặn dò
1- 2 phút
1-2 phút
3-5 lần
1 -2 lần
15
phút
3 phút
2 phút
-Tập họp 3 hàng dọc .Điểm số
-Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học .
-Chạy nhẹ một hàng dọc 50-60 m .
-Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu .
-Xoay khớp cổ tay, ngón tay,cẳng tay, cánh tay, đầu gối .
- Xoay hông ( mỗi chiều 5 vòng )
-Diệt con vật có hại
- Lần 1 , 2 :Cán sự hô cho học sinh cả lớp tập .
- Lần 3-5 : cho từng tổ thực hiên
- Tập theo đội hình vòng tròn .
giáo viên quan sát giúp đỡcác em yếu.
-Ôn tập hợp , dóng hàng ,điểm số , đứng nghiêm nghỉ, quay phải quay trái
- Giáo viên nêu tên trò chơi , 
- 1 em chơi thử , cả lớp quan sát .
-Chia lớp thành 2 nhóm chơi thi đua ai tâng cầu nhiều nhất 
-Giáo viên hô “ Chuẩn bị .bắt đầu”cho học sinh tâng cầu , chú ý sửa sai cho học sinh .
- Thi đua xem ai tâng cầu lâu nhất .
-Đithường 3 hàng dọc và hát . 
-Cho thực hiện lại động tác điều hoà .
-Giáo viên nhận xét giờ học . Tuyên dương những tổ nghiêm túc .
-Về nhà chơi trò chơi, tập các động tác thể dục .Tiết sau kiểm tra.
š&›
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
v Củng cố về viết số có hai chữ số, tìm số liền trước, số liền sau của 1 số, so sánh các số và thứ tự của các số.
v Củng cố về giải toán có lời văn, viết được số liền trước và số liền sau của 1 số.
v Học sinh viết số đúng và trình bày bài đẹp.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Sách giáo khoa.
v Học sinh: Sách giáo khoa, vở toán, bút...
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Vũ, Vương, Thảo)
 v Viết các số từ 50 đến 60 : 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60
 v Viết các số từ 80 đến 90 : 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90
 v Viết các số có hai chữ số giống nhau : 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99.	
 Tóm tắt Bài giải
 Lan có : 30 ngôi sao. Số ngôi sao có tất cả là:
 Thêm : 50 ngôi sao. 30 + 50 = 80 (ngôi sao)
 Có tất cả : ... ngôi sao? Đáp số: 80 ngôi sao
3/ Dạy học bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Giới thiệu bài :Luyện tập
*Hoạt động 1:Củng cố về viết số
Bài 1: Viết số(5 phút)
Gọi Học sinh lên bảng viết số và đọc số.
Bài 2:Viết số (10 phút)
 Gọi Học sinh lên sửa bài và nêu cách tìm số liền trước, số liền sau.
-Cách tìm số liền trước : Chỉ việc lấy số đó trừ đi 1 đơn vị
- Cách tìm số liền sau : Chỉ việc lấy số đó cộng thêm 1 đơn vị
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Củng cố thứ tự các số (5phút)
Bài 3 ;Viết các số (5 phút)
 -Từ 50 đến 60
 -Từ 85 đến 100
 -Gọi Học sinh lên sửa bài
*Hoạt động 3: Thực hành nối các điểm để có 2 hình vuông. (5 phút)
-Tổ chức cho học sinh thi đua nối 
Nêu yêu cầu, làm bài
33, 90, 99, 58, 85, 21, 71, 66, 100.
Nêu yêu cầu, làm bài.
Số liền trước của 62 là 61
 Số liền trước của 80 là 79
 Số liền trước của 99 là 98
 Số liền trước của 61 là 60 
 Số liền trước của 79 là 78
 Số liền trước của 100 là 99
 b) Số liền sau của 20 là 21
 Số liền sau của 75 là 76
 Số liền sau của 38 là39
 Số liền sau của 99 là 100
Hát múa.
Nêu yêu cầu, làm bài
50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59,60
85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100 
Học sinh tự làm bài
2 nhóm thi nối nhanh, nối đúng.
4/ Củng cố:
v Thu chấm, nhận xéttuyên dương những em học ngoan .
 Trò chơi:Vẽ nhanh đoạn thẳng có cho trước.
5/ Dặn dò:
v Về ôn bài.
š&›
KỂ CHUYỆN
TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu:
v Học sinh nghe giáo viên kể, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh. Sau đó kể lại được toàn bộ câu chuyện.
v Tập cách đổi giọng để phân biệt lời của Hổ, Trâu, người và lời người dẫn chuyện.
v Thấy sự ngốc nghếch, khờ khạo của Hổ. Hiểu: trí khôn và sự thông minh của con người làm chũ được muôn loài.
II. Chuẩn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc