Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường TH số 2 Hoà Bình 2 - Tuần 28

I/Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối dòng thơ, khổ thơ. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà. Trả lời được câu hỏi 1 – 2 ( SGK )

Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.

II/Đồ dùng : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III/Các hoạt động dạy học:

1/Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc bài: Con quạ thông minh và trả lời câu hỏi 1 , 2 trong SGK.

2/Bài mới:

 

doc 13 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường TH số 2 Hoà Bình 2 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dấu nọ cách dấu kia 1 – 1,5m
II/Nội dung và phương pháp lên lớp:
Giáo viên 
Học sinh 
1. Phần mở đầu:
Giáo viên nhận lớp , phổ biến nội dung, tổ chức và phương pháp kiểm tra.
- Giáo viên cho học sinh khởi động.
- Ôn bài thể dục : 1 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.
2. phần cơ bản:
- Nội dung kiểm tra : Bài thể dục phát triển chung.
 Cách đánh giá: Học sinh thực hiện được ở mức cơ bản đúng 4 / 7 động tác được coi là đạt yêu cầu. Những học sinh không thực hiện được ở mức đó. Giáo viên HD cho các em tập luyện thêm để kiểm tra lại.
* Tâng cầu:
3. Phần kết thúc:
* Tập động tác điều hoà của bài thể dục : 2 x 8 nhịp.
- Giáo viên nhận xét giờ học và công bố kết quả kiểm tra.
- Giáo viên giao bài tập về nhà.
Lớp trưởng cho cả lớp tập hợp theo 4 hàng dọc.
+ Đứng vỗ tay, hát
+ Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc ở sân trường.
+ Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông.
- Học sinh thực hiện các động tác theo yêu cầu của giáo viên .
- Học sinh tâng cầu theo tổ, nhóm, cả lớp.
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc và hát.
Tập viết:	 	Tô chữ hoa: H, J, K
I/Mục tiêu: -Tô được các chữ hoa: H, I, K, Viết đúng các vần: iêt, uyêt, iêu, yêu các từ ngữ: hiếu thảo, yêu mến, ngoan ngoãn, đoạt giải kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vỡ Tập viết 1, tập hai ( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần ) 
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, luyện tập.
II/Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn. Chữ cái hoa K. Các vần: iêu, yêu; các từ ngữ: hiếu thảo, yêu mến.
III/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: 2 em lên bảng viết: viết đẹp, duyệt binh.
2/Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tô chữ hoa:
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
+ Giáo viên nhận xét về số lượng nét và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ.
Hướng dẫn viết các chữ J, K
3. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
 iêu, yêu, hiếu thảo, yêu mến.
Giáo viên vừa viết vừa hướng dẫn học sinh về quy trính viết từng chữ.
4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn từng em biết cách cầm bút cho đúng, có tư thế ngồi đúng, hướng dẫn các em sửa lỗi trong bài viết.
- Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh.
+ Học sinh quan sát chữ hoa H trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- Học sinh viết bảng con H.
- Học sinh đọc các vần và từ ngữ: iêu, yêu, hiếu thảo, yêu mến.
- Học sinh quan sát các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- Học sinh viết trên bảng con.
- Học sinh tập tô chữ hoa H, J, K; tập viết các vần: iêu, yêu; các từ ngữ: hiếu thảo, yêu mến theo mẫu chữ trong vở tập viết.
- HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ qui định trong vở Tập 1, tập hai.
3/Củng cố: Cả lớp chọn ngưới viết đúng, viết đẹp nhất. Giáo viên tuyên dương.
4/Dặn dò: Dặn học sinh luyện viết phần B trong vở tập viết.
Toán: Luyện tập
I/Mục tiêu: - Biết giải bài toán có phép trừ ; thực hiện được cộng , trừ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 20 .
Phương pháp: Thực hành – luyện tập.
II/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2, 3 trang 149.
2/Bài mới: Bài 1, Bài 2, Bài 3 
Giáo viên 
Học sinh 
1. Giáo viên HD học sinh tự giải bài toán:
* Bài 1: Cửa hàng có 15 búp bê, đã bán đi 2 búp bê. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu búp bê?
 Tóm tắt:
 Có : . . . búp bê
 Đã bán : . . . búp bê
 Còn lại : . . . búp bê ?
* Bài 2: Trên sân bay có 12 máy bay, sau đó có 2 máy bay bay đi. Hỏi trên sân bay còn lại bao nhiêu mấy bay ?
 Tóm tắt:
 Có : . . . máy bay
 Bay đi : . . . máy bay
 Còn lại : . . . máy bay ?
2. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua tính nhẩm nhanh.
* Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống.
* Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Có : 8 hình tam giác
 Tô màu : 4 hình tam giác
 Không tô màu : . . . hình tam giác ? 
 Bài giải:
 Số búp bê còn lại trong cửa hàng là:
 15 – 2 = 13 (búp bê)
 Đáp số: 13 búp bê.
- 2 học sinh lên bảng; 1 em tóm tắt bài toán và 1 em trình bày bài giải.
 Bài giải:
 Số máy bay trên sân còn lại là:
 12 – 2 = 10 (máy bay)
 Đáp số: 10 máy bay.
- Cho học sinh nêu nhiệm vụ làm bài: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh dựa vào tóm tắt để nêu bài toán. Chẳng hạn : “ Có 8 hình tam giác, đã tô màu 4 hình tam giác. Hỏi còn bao nhiêu hình tam giác không tô màu ?”
 Cho học sinh tự giải, tự trình bày bài giải.
 Bài giải:
 Số hình tam giác không tô màu là:
 8 – 4 = 4 (hình tam giác)
 Đáp số: 4 hình tam giác.
3/Củng cố: Học sinh làm bảng con: 17 – 2 – 3 = ; 19 – 5 – 4 = 
4/Dặn dò: Dặn học sinh chuẩn bị bài: Luyện tập (tt).
Chính tả: Ngôi nhà
I/Mục tiêu: - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà trong khoảng 10 – 12 phút. Điền đúng vần iêu hay yêu; chữ c hay chữ k vào chỗ trống Bài tập 2 – 3 ( SGK )
Phương pháp: Trực quan, luyện tập.
II/Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 3, nội dung các bài tập 2, 3 và luật chính tả cần ghi nhớ.
III/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: Chấm vở 3 học sinh . 2 em lên bảng làm bài tập 2, 3.
2/Bài mới:
Giáo viên 
Học sinh 
1. Hướng dẫn học sinh tập chép:
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn khổ thơ 3 của bài Ngôi nhà.
- Giáo viên HD các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang vở. Nhắc học sinh chú ý viết hoa chữ bắt đầu mỗi dòng, đặt dấu chấm kết thúc câu.
- Giáo viên đọc thong thả và chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát lại. Giáo viên dừng ở những chữ khó viết, đánh vần lại tiếng đó. Hưowngs dẫn các em gạch chân chữ viết sai chi bên lề vở.
- Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến.
- Giáo viên chấm tại lớp 1 số vở, mang số còn lại về nhà chấm.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
a) Điền : iêu hay yêu ?
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài.
Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh .
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, tính điểm thi đua.
 ( Lời giải: Hiếu chăm ngoan, học giỏi, có năng khiếu vẽ. Bố mẹ rất yêu quý Hiếu).
b) Điền chữ : c hay k ?
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết nội dung bài.
Cả lớp và giáo viên nhận xét, tính điểm thi đua.
c) Quy tắc chính tả ( k + I , ê , e) :
- Từ bài tập trên, Giáo viên HD cả lớp đi đến quy tắc chính tả : Âm đầcờ đứng trước i, ê, e viết là k ( k + i , ê, e), đứng trước các nguyên âm còn lại, viết là c ( c + a, o, ô, ơ, u, ). 
- 2 học sinh nhìn bảng đọc khổ thơ.
- Học sinh tìm những tiếng dễ viết sai: mộc mạc, đất nước
- Học sinh viết bảng con: mộc mạc, đất nước
- Học sinh chép khổ thơ vào vở.
- Học sinh chép xong cầm bút chì trong tay chuẩn bị chữa bài.
- Học sinh tự ghi lỗi ra lề vở.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài tập.
- 4 học sinh lên bảng làm bài tập.
 Từng học sinh đọc lại bài đã hoàn thành.
- Cả lớp đọc đồng thanh yêu cầu của bài tập.
- 3 nhóm học sinh chơi trò tiếp sức: Các em nhìn bảng phụ tiếp nối nhau viết nhanh các tiếng cần điền chữ c hay k.
- 3 học sinh nêu lại quy tắc chính tả. Nêu ví dụ.
3/Củng cố: 2 học sinh nhắc lại quy tắc chính tả.
4/Dặn dò: Yêu cầu học sinh thuộc quy tắc chính tả. Chép lại bài chính tả.
Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2012
Tập đọc: Quà của bố
I/Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lần nào, luôn luôn, về phép, vững vàng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội ngoài đảo xa, bố rất nhớ và yêu em. Trả lồi câu hỏi 1, 2 ( SGK ) Học thuộc lòng một khổ của bài thơ.
Phương pháp: trực quan, hỏi – đáp.
II/Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: 3 em đọc thuộc lòng 1 khổ thơ bài Ngôi nhà, trả lời các câu hỏi trong SGK.
2/Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu và ghi bảng: Quà của bố.
2. Luyện đọc:
a) Giáo viên đọc mẫu: giọng chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở khổ thơ 2 khi đọc các từ ngữ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn.
b) Học sinh luyện đọc:
- Luyện đọc tiếng, từ: chú ý phát âm đúng các từ ngữ: lần nào, về phép, luôn luôn, vững vàng.
Giáo viên giải nghĩa từ khó:
+ Vững vàng: chắc chắn.
+ Đảo xa: vùng đất ở giữa biển, xa đất liền.
- Luyện đọc câu.
- Luyện đọc đoạn, bài:
Cả lớp và giáo viên nhận xét, tính điểm thi đua.
3. Ôn các vần oan, oat.
a) Tìm tiếng trong bài có vần oan:
b) Nói câu chứa tiếng có vần oan, vần oat:
Học sinh nhìn tranh đọc 2 câu mẫu trong SGK.
+ Chúng em vui liên hoan.
+ Chúng em thích hoạt động.
 Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói
a) Tìm hiểu bài:
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu?
+ Bố gửi cho bạn những quà gì?
- Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.
b) Học thuộc lòng bài thơ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc bài thơ tại lớp theo phương pháp xoá dần bảng.
c) Thực hành luyện nói: Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp quan sát tranh minh hoạ, gợi ý về 1 số nghề nghiệp: bác sĩ, giáo viên, cán bộ khoa học, lái xe, thợ lặn, thợ rèn
Học sinh đọc: Quà của bố.
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng dòng thơ, sau đó đọc tiếp các câu sau. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Sau đó đọc cả bài. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp.
- Học sinh thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần oan (ngoan).
Học sinh thi nói câu chưa tiếng có vần oan, vần oat.
+ oan: Em học giỏi nhất môn Toán.
+ oat: Bạn Tuấn đoạt giải nhất cuộc thi cờ vua thiếu nhi.
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Bố bạn là bộ đội ở đảo xa.
+ Bố gửi cho bạn nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn.
- 3 em đọc cả bài.
- Học sinh tự nhẩm từng câu thơ. Thi xem em nào, bàn, tổ nào thuộc bài nhanh.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài luyện nói.
HS khá, giỏi học thuộc lòng cả bài thơ 
3/Củng cố: Giáo viên nhận xét tiết học. Khen ngợi những học sinh học tốt.
4/Dặn dò: Dặn các em học thuộc lòng bài thơ; chuẩn bị bài: Vì bây giờ mẹ mới về.
Toán: Luyện tập ( Tiếp theo )
I/Mục tiêu: - Biết giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ .
Phương pháp: Thực hành – luyện tập.
II/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng, : 19 – 4 – 0 = ; 13 – 2 – 1 =
2/Bài mới: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4 
Giáo viên 
Học sinh 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự giải bài toán rỗi chữa bài.
* Bài 1: Lan gấp được 14 cái thuyền, Lan cho bạn 4 cái thuyền. Hỏi Lan còn bao nhiêu cái thuyền ?
 Tóm tắt
 Có : . . . cái thuyền
 Cho bạn : . . . cái thuyền
 Còn lại : . . . cái thuyền ?
* Bài 2: Tổ em có 9 bạn, trong đó có 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có mấy bạn nam ?
* Bài 3: Một sợi dây dài 13cm, đã cắt đi 2cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăngtimet ? 
* Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Có : 15 hình tròn
 Tô màu : 4 hình tròn
 Không tô màu: . . . hình tròn ?
- Học sinh tự đọc bài toán, tự tóm tắt và giải bài toán.
 2 học sinh lên bảng giải, 1 em tóm tắt , 1 em trình bày bài giải, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
 Số thuyền của Lan còn lại là:
 14 – 4 = 10 ( cái thuyền )
 Đáp số: 10 cái thuyền.
- Học sinh đọc bài toán rồi tự tóm tắt bài toán và trình bày bài giải.
 Bài giải:
 Số bạn nam của tổ em là:
 9 – 5 = 4 ( bạn )
 Đáp số : 4 bạn nam.
- 2 học sinh lên bảng; 1 em tóm tắt, 1 em trình bày bài giải.
 Bài giải:
 Độ dài sợi dây còn lại là:
 13 – 2 = 11 ( cm )
 Đáp số: 11cm. 
- Học sinh dựa vào tóm tắt, nêu bài toán:
Có 15 hình tròn, đã tô màu 4 hình tròn. Hỏi có bao nhiêu hình tròn không tô màu ?
 1 học sinh lên bảng trình bày bài giải.
 Bài giải:
 Số hình tròn không tô màu là:
 15 – 4 = 11 ( hình)
 Đáp số: 11 hình tròn.
3/Củng cố: Học sinh làm bảng con: 16cm – 6cm = ; 18cm – 7cm =
4/Dặn dò: Dặn học sinh chuẩn bị bài: luyện tập chung.
TNXH : Con Muỗi
I/Mục tiêu: - Nêu một số tác hại của muỗi. Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ. 
Tích cực tiêu diệt Muỗi.
*(KNS) 
II/Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ cho bài dạy.
III/Hoạt động dạy – học:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: - Mèo có những bộ phận chính nào?	 Nhận xét bài cũ
3/Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Giới thiệu bài mới: Con Muỗi
HĐ1 Trò chơi 
GV cho lớp chơi: Con Muỗi
‘Có con Muỗi vo ve vo ve, chích cái miệng hay nói chuyện, chích cái chân hay đi chơi, chích cái tay hay đánh bạn, ôi da! Đau quá! Em đập cái bụp muỗi chết.’
- Vậy tại sao ta lại đập chết Muỗi?
- Em hãy chỉ các bộ phận bên ngoài của con Muỗi?
- Con Muỗi to hay nhỏ? 
- Khi đập con Muỗi em thấy con Muỗi cứng hay mềm?
- Muỗi dùng vòi để làm gì?
- Con Muỗi di chuyển như thế nào?
HĐ2: Liên hệ thực tế 
KNS -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về muỗi.
-Kĩ năng tự bảo vệ: Tìm kiếm các lựa chọn và xác định cách phòng tránh muỗi thích hợp.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm bảo vệ bản thân và tuyên truyền với gia đình cách phòng tránh muỗi.
-Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người cùng phòng trừ muỗi.
GV nêu câu hỏi với các nội dung sau:
 - Muỗi sống ở đâu?
 - Tác hại của Muỗi?
 - Cách diệt trừ Muỗi?
 - Vào lúc nào em hay nghe tiếng Muỗi vo ve?
 - GV theo dõi các em thảo luận:
 - Cử 1 số đại diện lên trình bày: 1 em hỏi 1 em trả lời.
 - Lớp nhận xét, tuyên dương.
HĐ3 : Hoạt động nối tiếp
Vừa rồi các em học bài gì?
 - Muỗi là con vật có ích hay có hại?
 - Muốn tiêu diệt Muỗi ta phải làm gì?
 - Hãy nêu các bộ phận chính của con Muỗi
 Dặn dò: Về nhà các con cần đề phòng , tránh không cho muỗi đốt,tiêu diệt muỗi thường xuyên. Nhận xét tiết học.
- HS cả lớp hát.
- Nó hút máu ta.
Có đầu, mình, chân và cánh.
- Con Muỗi mềm.
- Bằng chân, cánh.
- Thảo luận nhóm.
- Biết cách phòng trừ muỗi 
Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2012
Mĩ thuật : Vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông, đường diềm
Cô Xuân Thu dạy
Toán: Luyện tập chung
I/Mục tiêu: - Biết lập đề toán theo hình vẽ , tóm tắt đề toán ; biết cách giải và trình bày bài giải bài toán .
Phương pháp: Trực quan, thực hành – luyện tập.
II/Đồ dùng: Sử dụng các tranh vẽ trong SGK.
III/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng, : 14 – 2 – 1 = ; 18 – 0 – 4 =
2/Bài mới: Bài 1, Bài 2
Giáo viên 
Học sinh 
 Giáo viên HD học sinh dựa vào tranh vẽ, tự nêu bài toán rồi tự giải bài toán.
* Bài 1 Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó:
a) Bài toán: 
Trong bến có . . . ô tô, có thêm . . . ô tô vào bến. Hỏi  ?
b) Bài toán: 
Lúc đầu trên cành có 6 con chim, có . . . con chim bay đi. Hỏi . ?
* Bài 2: Nhìn tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán, rồi giải bài toán đó: 
- Học sinh nêu nhiệm vụ làm bài.
- Học sinh quan sát tranh vẽ, dựa vào bài toán trong SGK để viết phần còn thiếu, 
 Bài giải:
 Số ô tô có tất cả là:
 5 + 2 = 7 ( ô tô )
 Đáp số: 7 ô tô
 Bài giải:
 Số con chim còn lại trên cành là:
 6 – 2 = 4 ( con chim )
 Đáp số: 4 con chim.
 Tóm tắt:
 Có : 8 con thỏ 
 Chạy đi : 3 con thỏ
 Còn lại : con thỏ ?
 Bài giải:
 Số con thỏ còn lại là:
 6 – 3 = 5 ( con thỏ )
 Đáp số: 5 con thỏ.
3/Củng cố: Học sinh tự nêu và tự giải 1 số bài toán.
4/Dặn dò: Dặn học sinh chuẩn bị bài: Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)
Chính tả:	 Quà của bố
I/Mục tiêu: - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ 2 bài Quà của bố khoảng 10 – 12 phút. Điền đúng vần s hay x; Vần im hay iêm vào chỗ trống Bài tập 2a và 2b
Phương pháp: Trực quan, luyện tập.
II/Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 2 của bài Quà của bố; các bài tập 2a, 2b.
III/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: + Chấm vở 3 học sinh . 2 học sinh nhắc lại quy tắc chính tả: k + i, ê, e. nêu ví dụ.
2/Bài mới:
Giáo viên 
Học sinh 
1. Hướng dẫn học sinh tập chép:
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn khổ thơ cần chép
- Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến.
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi ra lề vở
- Giáo viên chấm tại lớp 1 số vở, mang số còn lại về nhà chấm.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
a) Điền chữ : s hay x ?
 e lu ; dòng ông
b) Điền vần : im hay iêm ?
 trái t ; kim t
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài.
- Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh .
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, tính điểm thi đua.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
 Lời giải: a) xe lu, dòng sông
trái tim, kim tiêm
- Học sinh nhìn bảng đọc khổ thơ.
- Học sinh tìm những tiếng dễ viết sai: gửi, nghìn, thương, chúc
- Học sinh viết bảng con: gửi, nghìn, thương, chúc.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập.
- 3 nhóm học sinh thi tiếp sức. Các em nhìn nội dung bài trên bảng phụ tiếp nối nhau làm nhanh bài tập.
 Học sinh viết các chữ cần điền: xe, sông; tim, tiêm.
 Học sinh cuối cùng của nhóm đại diện nhóm đọc lại bài đã hoàn thành.
3/Củng cố: Giáo viên khen những học sinh chép bài chính tả đúng, đẹp.
4/Dặn dò: Dặn học sinh chép lại bài thơ sạch, đẹp.
Thủ công : Cắt dán hình tam giác ( tiết 1)
I/Mục tiêu : - Biết cách kẻ, cắt, dán tam giác. Kẻ, cắt, dán được tam giác. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng 
II/Đồ dùng dạy học : Hình tam giác mẫu,tờ giấy kẻ ô lớn. Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công.
III/Hoạt động dạy – học :
1/Ổn định lớp : Hát tập thể.
2/Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét .Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
3/Bài mới : 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Ÿ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Giáo viên treo hình mẫu lên bảng và hướng dẫn học sinh quan sát,hỏi : Hình tam giác có mấy cạnh?
 Trong đó 1 cạnh của hình tam giác là 1 cạnh của hình chữ nhật có độ dài 8 ô còn 2 cạnh kia được nối với 1 điểm của cạnh đối diện.
Ÿ Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu. 
Từ nhận xét trên hình tam giác là 1 phần của hình chữ nhật có độ dài 1 cạnh 8 ô.Xác định 3 điểm ta đã có 2 điểm là 2 điểm đầu của hình chữ nhật có độ dài 8 ô.Sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh 3.Nối 3 điểm ta được hình tam giác.
Ÿ Hoạt động 3 : Hướng dẫn cắt hình tam giác trên giấy trắng.
Giáo viên thao tác mẫu từng bước cắt và dán để học sinh quan sát.
 Hướng dẫn cách kẻ hình tam giác đơn giản.Giáo viên gợi ý lại cách kẻ cắt và dán hình chữ nhật đơn giản.
 Lấy điểm B tại 1 góc tờ giấy.Từ B đếm sang phải 8 ô để xác định điểm C.Sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là điểm A ta được hình tam giác.Như vậy ta chỉ cắt 2 cạnh AB và AC.
Ÿ Hoạt động 4 : Học sinh thực hành trên giấy trắng.
 Học sinh quan sát hình mẫu và nhận xét.
 Có 3 cạnh.
 Học sinh theo dõi và lắng nghe.
 Học sinh quan sát thao tác của giáo viên.
Với HS khéo tay: Kẻ và cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt được thêm hình tam giác có kích thước khác nhau.
 Học sinh thực hành kẻ và cắt trên giấy.
4/Củng cố – Dặn dò : Nêu lại cách kẻ và cắt hình tam giác. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.
Đạo đức Chào hỏi và tạm biệt 
I/Mục tiêu : - Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt. Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày. Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; than ái với bạn bè và em nhỏ.
*(KNS) 
Không yêu cầu học sinh đóng vai trong các tình huống chưa phù hợp. 
II/Đồ dùng dạy học : Đồ dùng để hoá trang khi chơi đóng vai . Vở BTĐĐ1 . Điều 2 công ước QT về TE. Bài hát “ Con chim vành khuyên ” (Hoàng Vân)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Ổn Định : hát , chuẩn bị đồ dùng HT .
2.Kiểm tra bài cũ : Khi nào thì em nói lời cảm ơn ? Khi nào em phải xin lỗi ?
3.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu trò chơi “Vòng tròn Chào hỏi ”
Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài trên bảng 
Tổ chức chơi “ Vòng tròn chào hỏi ”
Giáo viên điều khiển trò chơi đứng giữa 2 vòng tròn và nêu các tình huống để Học sinh đóng vai chào hỏi . 
Vd :
+ Hai người bạn gặp nhau 
+ Học sinh gặp thầy giáo cô giáo ở ngoài đường.
+ Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn .
+ Hai người bạn gặp nhau trong nhà hát đang giờ biểu diễn .
Hoạt động 2 : Thảo luận lớp
(KNS) -Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo các câu hỏi 
+ Cách chào hỏi trong các tình huống giống hay khác nhau ? Khác nhau như thế nào ?
+ Khi chia tay với bạn em nói như thế nào ?
+ Em cảm thấy như thế nào khi :
- Được người khác chào hỏi .
- Em chào họ và được đáp lại .
- Em gặp một người bạn , em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại ?
* Giáo viên kết luận :Cần chào hỏi khi gặp gỡ , tạm biệt khi chia tay . Chào hỏi tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau .
- Cho Học sinh đọc câu tục ngữ :
“ Lời chào cao hơn mâm cỗ ”
Học sinh đọc lại đầu bài 
HS ra sân đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm , đối diện nhau . Số người 2 vòng bằng nhau .
- Học sinh chào hỏi nhau xong 1 tình huống thì người đứng vòng ngoài sẽ chuyển dịch để đóng vai với đối tượng mới , tình huống mới .
Học sinh suy nghĩ , trao đổi trả lời 
Chào hỏi trong các tình huống khác nhau phụ thuộc vào đối tượng , không gian , thời gian .
Em nói “ Chào tạm biệt ”
Em rất vui khi được người khác chào hỏi mình 
Em rất vui .
Rất buồn và em sẽ nghĩ ngợi lan man không biết mình có làm điều gì buồn lòng bạn để bạn giận mình không ?
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp.
Học sinh lần lượt đọc lại .
4.Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tích cực . Dặn Học sinh thực hiện tốt những điều đã học . Chuẩn bị bài học tuần sau . 
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012
Tập đọc:	 Vì bây giờ mẹ mới về.
I/Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc. Trả lời câu hỏi 1,2 ( SGK ) 
Phương pháp: Trực quan, đóng vai.
II/Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/Các hoạt động dạy học: 
1/Kiểm tra bài cũ: + 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Quà của bố.
	 + Học sinh viết bảng con: về phép, vững vàng.
2/Bài mới:
Giáo viên 
Học sinh 
1. Giới thiệu bài:
Giáo viên giới thiệu và ghi bảng: Vì bây giờ mẹ mới về.
Luyện đọc:
a) Giáo viên đọc mẫu bài 1 lần: Giọng người mẹ hoảng hốt khi thấy con khóc lên, giọng ngạc nhiên khi hỏi: “Sao đến bây giờ con mới khóc 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 1 T 28 LONG GHEPdoc.doc