Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Năm học 2008 - 2009 - Trường TH Số 1 Ngô Mây - Tuần 7

2

20/ 10/ 08

Chào cờ

Họcvần(2t)

Đạo đức

1

2-3

4

Chào cờ đầu tuần - GDTT

Bài 27: Ôn tập

Bài: Gia đình em

3

21/ 10/ 08

Âm nhạc

Toán

Học vần(2t)

TNXH

 1

 2

 3 - 4

 5

Tìm bạn thân (tiếp theo)

Kiểm tra

Ôn tập : Âm và chữ ghi âm

Thực hành : Đánh răng và rửa mặt

 4

22/ 10/ 08 Học vần(2t)

Toán

Thủ công

 1-2

 3

 4

 Bài 28: Chữ thường- Chữ hoa

Phép cộng trong phạm vi 3

Xé, dán hình quả cam ( Tiết 2 )

 5

23/ 10/ 08

Học vần(2t)

Thể dục Toán

Mĩ thuật

1-2

3

4

5

Bài 29: i a

Đội hình đội ngũ , trò chơi vận động Luyện tập

Vẽ màu vào hình quả(trái) cây

6

24/ 10/ 08

Tập viết

Tập viết

Toán

GDTT

1

2

 3

4

T5 : Cử tạ , thợ xẻ , chữ số .

T6 : Nho khô, nghé ọ, chú ý .

Phép cộng trong phạm vi 4

Giáo dục tập thể

 

doc 33 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Năm học 2008 - 2009 - Trường TH Số 1 Ngô Mây - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
 - HS mang đến lớp bàn chải, cốc, khăn mặt.
 - GV chuẩn bị mô hình răng, bàn chải để thực hành trên mô hình, kêm đánh răng, chậu rửa mặt , xà phòng, xô, gáomúc nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1’
4’
10’
5’
12’
2’
1’
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới.
 a. Giới thiệu: Thực hành 
 Đánh răng rửa mặt
* Hoạt động 1: Thực hành đánh răng.
- Mục tiêu: Biết đánh răng đúng cách.
+ Bước 1: GV đặt câu hỏi.
- Các em có thể chỉ vào mô hình răng & nói đâu là:
 + Mặt trong của răng.
 + Mặt ngoài của răng.
 + Mặt nhai của răng.
- Hằng ngày em quen chải răng như thế nào? 
- GV gọi một số HS trả lời và làm động tác chải răng.
- GV cho HS nhận xét bạn nào làm đúng, bạn nào làm sai ?
+ Bước2: GV làm đôïng tác mẫu đánh răng trên mô hình, vừa làm vừa nêu các bước
- Cốc nước sạch , lấy kem đánh răng và bàn chải.
- Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên.
- Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.
- Súc miệng kẻ rồi nhổ ra vài lần.
- Rửa mặt và cất bàn chải vào đúng nơi qui định ( cắm ngược bàn chải lên ).
+ Cho HS thực hành đánh răng.
- GV cho HS thực hành đánh răng theo sự chỉ dẫn của Gv.
 Giải lao 
* Hoạt đông 2 : Thực hành rửa mặt.
+ Bước 1:
- Gv hướng dẫn.
. Em nào có thể nói cho cả lớp biết : rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh nhất ? Nói rõ vì sao? 
- GV gọi một số HS trả lời;
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn cách rửa mặt hợp vệ sinh.
 + Chuẩn bị khăn và nước sạch.
+ Rửa tay bằng xà phòng.
+ Dùng hai bàn tay đã sạch hứng nước sạch để rửa mặt ( nhắm mắt ) xoa kĩ quanh mắt, Trán, hai má, miệng, cằm.
+ Dùng khăn khô lau vùng mắt trước sau đó mới lau các vùng khác.
+ Vò khăn vắt khô, lau vành tai, cổ.
, Giặt khăn bàng xà phòng vắt khô và phơi nắng.
+ Bước 2: HS thực hành.
- GV cho HS rửa mặt theo trình tự
4. Củng cố : Gv kết luận:
- Nhắc nhở HS rửa mặt, đánh răng đúng cách và hợp vệ sinh.
- Đối với các vùng thiếu nước sạch không có vòi nước chảy, GV hướng dẫn các em dùng chậu sạch.
5. Dặn dò
- Chuẩn bị hôm sau bài: Ăn uống hằng ngày. 
- HS trình bày phần chuẩn bị
- HS chỉ vào mô hình răng và trả lời theo câu hỏi.
- HS tự nhận xét theo suy nghĩ.
- HS thực hành trên mô hình.
- HS trả lời theo ý thích.
- HS thực hành rửa mặt.
 Rút kinh nghiệm
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2008
Tiết 1+2 Môn: Học vần.
	 Bài 28: Chữ thường – Chữ hoa
I. MỤC TIÊU.	
 - HS đọc chữ thường, chữ in hoa và bước đàu làm quen với chữ viết hoa.
 - Nhận ra và đọc được các chữ in hoa trong câu ứng dụng : P, K, S, P, V.
 - Đọc được câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sùa Pa.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ba Vì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Bảng chữ thường, chữ hoa ( SGK trang 58 )
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sùa Pa.
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói : Ba Vì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1’
4’
15’
5’
15’
20’
5’
10’
4’
1’
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- Cho 3 HS đọc bài 27.
- 1 HS đọc câu ứng dụng: Quê bé Hà có nghề xẻ gỗ. Phố bé Nga có nghề giã giò
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu : Chữ thường và chữ hoa.
- GV viết lên bảng.
b. Nhận diện chữ hoa.
- GV hướng dẫn HS nhận diện chữ hoa: 
 + C, E, Ê, I, K, L, Ô, Ơ, Ô, P, S, T, U, Ư, V, X, Y.
 + A, Ă, Â, B, D, Đ, G, H, M, N, Q, R.
- Các chữ in có chữ hoa và chữ thường gần giống nhau.
- Các chữ in hoa và in thường khác nhau nhiều.
 Giải lao 
c. GV cho cả lớp đọc các chữ in hoa trên bảng, đồng thời giới thiệu cho các em biết những chữ bên phải chữ in hoa là những chữ viết hoa
- GV cho HS tiếp tục theo dõi bảng chữ thường chữ hoa.
- GV che phần chữ in thường chỉ vào chữ in hoa.
+ GV chỉ vào chữ in hoa phát âm.
 (Tiết 2)
 Luyện tập.
* Luyện đọc: 
- Luyện đọc lại bài đã học ở tiết 1.
- GV cho HS nhận diện và đọc các bảng, Ở bảng chữ in thường, chữ in hoa.
* Đọc câu 
- Đọc câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sùa Pa.
- GV chỉ cho HS những chữ in hoa trong câu.
+ Chữ in hoa có trong câu là:
 Bố, Kha, Sa Pa
+ Chữ đứng ở đầu câu
+ Tên riêng
GV cho hs đọc câu ứng dụng
 Giải lao 
* Luyện nói: 
- GV cho HS đọc tên bài.
- GV giới thiệu về địa danh Ba Vì
- Núi Ba vì thuộc huyện Ba vì, tỉnh Hà Tây. Nơi đây truyền thuyết kể lại đã diến ra trận đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh giành công chúa Mỵ Nương. Sơn Tinh 3 lần dâng núi cao và cuối cùng đã chiến thắng. Núi Ba Vì chia làm 3 tầng cao ngất với những đồng cỏ tươi tốt, lưng chừng núi là nơi có nông trường nuôi bò sữa nổi tiếng. Lên cao một chút là rừng quốc gia. Ba vì là thác, suốt, hồ có nước trong vắt. Đây là khu du lịch nổi tiếng.
- Gọi HS lên nhìn tranh và nói theo tranh. Sự tích Sơn Tinh Thủy Tinh, về nơi nghỉ mát, về bò sữa.
4. Củng cố:
- Gv chỉ bảng cho hs đọc lại chữ in hoa.
 5. Dặn dò:
- Chuẩn bị hôm sau: Bài 29
- Nhận xét – nêu gương
- 3HS đọc bài.
- 1HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc theo
- HS nhận diện chữ in hoa.
+ C, E, Ê, I, K, L, Ô, Ơ, Ô, P, S, T, U, Ư, V, X, Y.
+ A, Ă, Â, B, D, Đ, G, H, M, N, Q, R.
- HS đọc âm của chữ.
- HS lần lượt đọc âm của chữ.
- HS lần lượt đọc, cá nhân, tổ, nhóm.
- HS lần lượt đọc.
- HS theo dõi.
- HS nêu lại : Bố, Kha, Sa Pa
- Bố.
- Kha, Sa Pa
- HS lần lượt đọc câu ứng dụng
- HS đọc: Ba Vì
- HS theo dõi.
- HS nhìn tranh và nói
Rút kinh nghiệm
Tiết 3 Môn	:TOÁN.
	 Bài: Phép cộng trong phạm vi 3
I. MỤC TIÊU.
	* Giúp HS:
 - Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng.
 - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3.
 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán 1.
 - Các mô hình phù hợp với tranh vẽ: 2 con gà, 3 ô tô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1’
4’
15’
5’
10’
4’
1’
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi hai em lên bảng làm bài :
 4 . . . 5 7 . . . 7
 10 . . . 9 1 . . . 0
3. Bài mới:
a. Giới thiệu : Phép cộng trong phạm vi 3
* Bước1: Hướng dẫn hs quan sát tranh trong bài và nêu.
- GV gọi hs nêu lại bài toán.
- GV hướng dẫn: 1 con gà thêm một con gà được hai con gà.
+ 1 thêm 1 bằng 2.
- Gọi hs nêu lại.
- GV nêu : ta viết một thêm một bằng hai như sau: 1 + 1 = 2
 Dấu + gọi là dấu “cộng”
- GV chỉ vào: 1 + 1 = 2 
- GV gọi HS lên bảng viết lại đọc lại.
* Bước 2: Hướng dẫn HS học phép cộng.
 2 + 1 = 3
- GV cho HS quan sát hình vẽ tự nêu:
- GV gọi một hs nhắc lại và nêu lần lượt
- GV nêu và chỉ vào mô hình: Hai ô tô thêm một ô tô, được 3 ô tô.
- Hai thêm một được ba.
- GV nêu ta viết hai thêm một bằng ba như sau: 2 + 1 = 3
- GV chỉ vào: 2 + 1 = 3
- GVgọi HS viết lại. 1 + 2 = 3
* Bước 3: 
- GV cho HS quan sát hình vẽ tự nêu vấn đề.
- Gọi HS nhắc lại và trả lời.
- GV chỉ vào mô hình: Một con rùa thêm hai con rùa được ba con rùa.
 . Một thêm hai được ba.
- GV nêu: Ta viết ( một thêm hai bằng ba như sau ) 1 + 2 = 3
- GV chỉ vào 1 + 2 = 3 và đọc.
* Bước 4: Hướng dẫn HS đọc thuộc bảng cọng 
* Sau ba mục a, b, c trên bảng nên giữ lại 3 công thức: 1 + 1 = 2 là phép cộng
 2 + 1 = 3 là phép cộng
 1 + 2 = 3 là phép cộng
- Gọi một số hs đọc lại phép cộng trên bảng
- GV hỏi: Một cộng mấy bằng ba?
 Hai cộng mấy bằng ba?
+ Vậy ba bằng mấy cộng với mấy?.
- Tức là hai cộng một cũng giống như một cộng hai ( vì cùng bằng ba ).
* Bước 5: Cho HS quan sát hình vẽ và nêu 2 bài toán có 2 chấm tròn, thêm một chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn?
- Có 1 chấm tròn, thêm 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn?
- Con có nhận xét gì về kết quả?
- Vị trí của 2 số trong phép tính có giống hay không?
- Vị trí của các số trong 2 phép tính đó là khác nhau nhưng kết quả của phép tính đều bằng 3. Vậy phép tính 2+1 cũng bằng 1+2.
 Giải lao 
 Thực hành:
* Bài 1: GV hướng dẫn cách làm bài rồi chữa bài.
 VD như: 1 + 2 = 
+ Cách tính 1 +2 được kết quả là 3 , ghi số 3 vào ô trống.
* Bài 2: GV giới thiệu cách viết phép cộng theo cột dọc. Chú ý viết thẳng cột
+
 1 - Viết 1 viết tiếp dấu cộng (+) về 
 1 phía bên trái lệch phía dưới, viết 
 2 số 1 thẳng cột với số 1 ở trên. 
 1 + 1 = 2 . viết số 2 thẳng cột với 2 số 1 ở trên.
* Bài 3: GV hướng dẫn cách làm bài, rồi tổ chức cho hs nối đúng số
* Bài 4: GV đính tranh cho hs xem tranh rồi đọc đề toán và viết phép tính thích hợp.
+ VD: có 1 con chim, thêm 2 con chim nữa. Hỏi có tất cả mấy con chim ?.
+ Muốn biết có tất cả mấy con chim, các em làm phép tính gì ?
4. Củng cố:
- GV cho HS nhắc lại tên bài học.
- GV hỏi 3 bằng mấy cộng mấy ?
 2 bằng mấy cộng mấy ?
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị hôm sau bài; Luyện tập
- Nhận xét – nêu gương
- Hs cả lớp làm bảng con.
- Có một con gà , thêm một con gà nữa. Hỏi có tất cả mấy con ?
- HS nêu lại lần lượt.
- Một thêm một bằng hai..
- HS đọc:Một cộng một bằng hai(1 + 1=2 )
- Hai ô tô thêm một ô tô được mấy ô tô?
- Hai ô tô thêm một ô tô được 3 ô tô.
- Hai thêm một bằng ba
- HS đọc hai cộng một bằng ba.
- HS viết lại:1 + 2= 3
- Một con rùa thêm hai con rùa được mấy con rùa? 
- Một con rùa thêm hai con rùa được ba con rùa.
- Một thêm hai được ba.
- HS đọc một cộng hai bằng ba.
- 1 cộng 1 bằng hai.
 Hai cộng một bằng ba
 Một cộng hai bằng ba
- HS tự nêu.
- HS nêu 2 phép tính
 2+1 = 3 và 1+2=3
- HS làm bài vào vở.
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
- HS thi nhau làm bài vào vở rồi chữa bài.
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
- HS trả lời phép tính thích hợp.
Rút kinh nghiệm
.. 
 Tiết 4 Môn	: Thủ công. 
	 Bài	:	Xé, dán hình quả cam (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU.
 - biết cách xe,ù dán hình quả cam, có cuống , lá dán gân đối xứng.- Rèn luyện được đôi tay khéo léo, tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ.
* GV: - Bài mẫu xé, dán hình quả cam.
 - 1 tờ giấy thủ công màu xanh lá cây.
 - Hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay.
* HS: - 1 tờ giấy thủ công màu cam hoặc đỏ.
 - 1 tờ giấy thủ công màu xanh lá cây.
 - 1 tờ giấy nháp.
 - Hồ dán, bút chì , vở thủ công, khăn lau tay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1’
4’
10’
5’
10’
4’
1’
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu: Xé, dán hình quả cam.
- Hướng dẫn học quan sát vật thật hoặc tranh mẫu: Về hình dáng, Màu sắc .
- GV cho HS nhắc lại thao tác xé hình qủa cam ,hình lá.
b. Hướng đẫn mẫu
 * Xé hình cuống lá
+ Lấy tờ giấy màu nâu hình chữ nhật 
+ Xé từng cạnh ta được hình chữ nhật.
+ Xé chỉnh sửa thành hình cuống lá 
 * Hướng dẫn dán hình
 - Bôi hồ đều và mỏng vào mặt saucủa từng hình quả , lá , cuống của quả cam đã xé được ở trên
 - Ướm đặt ở vị trí cân đối trước khi dán.
 - Lần lượt từng bước dán quả, cuống, lá.
 -Sau khi dán xong đặt tờ giấy lên trên miết cho phẳng
 Giải lao 
c. Thực hành.
- GV yêu cầu HS lấy một tờ giấy màu, đánh dấu như đã vẽ và hướng dẫn
- GV nhắc nhở khi HS thực hành xé.
- Xé xong dán các bộ phận của quả cam cho HS dán vào giấy.
4. Củng cố.
- Trình bày sản phẩm.
- Nhận xét – nêu gương những sản phẩm đẹp. Những sản phẩm chưa đẹp cần sửa lại 
 5. Dặn dò.
- Chuẩn bị hôm sau : Bài xé dán hình cây đơn giản.
- Trình bày giấy thủ công, hồ dán,giấy nháp, bút chì vở thủ công, khăn lau tay.
- Hơi tròn, phình ở giữa, ở trên có cuống và lá, ở đáy lõm.
- HS nhắc lại
- HS theo dõi 
- HS thực hành trên giấy.Xé xong các bộ phận của quả cam HS dán vào giấy.
- HS từng tổ thi nhau trình bày sản phẩm
Rút kinh nghiệm 
Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2008
 Tiết 1+2: Môn Học vần
 Bài 29 ia	 
I. MỤC TIÊU.
 	- Hs đọc viết được: ia, lá tía tô.
 	- Đọc được câu ứng dụng: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.
 	- Phát triển lời nói tự nhiên: “chia quà”
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 	- Tranh minh hoạ cho từ: lá tía tô.
 - Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá. 
 	- Tranh minh hoạ phần luyện nói: Chia quà.
III. CÁC HOẠT ĐÔÏNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động GV
 Hoạt động HS
1’
4’
20’
5’
10’
25’
5’
5’
4’
1’
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho 4 em đọc bài.
- GV đọc cho hs viết vào bảng con:
 a A ; b B ; c C
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Vần ia.
- Ghi đề lên bảng ia.
- GV đọc: ia
- Vần ia được tạo nên từ i và a.
- So sánh ia với i
b. Nhận diện vần:
- GV cho HS nhận diện ia trong tiếng tía.
c. Đánh vần:
- GV hướng dẫn đánh vần.
 ia: i - a - ia 
* Giới thiệu tiếng khoá : tía.
- Vị trí của các chữ và vần trong tiếng tía
 . tía : tờ đứng trước ia đứng sau, dấu sắc trên ia.
- GV chỉnh sửa nhịp đọc.
 d. Luyện viết:
GV viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết 
( lưu ý nét nối giữa i và a; t và ia dấu sắc trên i 
 Giải lao 
đ. Đọc câu ứng dụng.
- GV cho hs đọc các từ ngữ ứng dụng: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá.
- GV giải thích các từ ngữ:
 Tờ bìa: đưa vật mẫu
Lá mía: đưa lá mía
Vỉa hè: nơi dành cho người đi bộ trên đường phố
- GV đọc mẫu
 ( Tiết 2)
 Luyện tập:
* Luyện đọc:
- Hướng dẫn luyện đọc bài ở tiết 1.
- GV cho hs đọc lần lượt.
 + ia, tía, lá tía tô, từ tiếng ứng dụng.
* Cho đọc câu ứng dụng:
- GV cho hs nhận xét tranh minh hoạ.
- GV cho hs đọc câu ứng dụng:
 + Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm của hs.
- GS đọc mẫu câu ứng dụng
* Luyện viết:
- GV cho hs quan sát vở tập viết rồi viết:
ia, tía, lá tía tô.
 Giải lao 
* Luyện nói:
- Gv cho HS đọc tên bài luyện nói : Chia quà.
- Tranh vẽ gì? 
- Ai đang chia quà cho các em nhỏ trong tranh?
- Bà chia những gì?
- Các em nhỏ trong tranh vui hay buồn?
- Chúng có tranh nhau không?
- Ở nhà em ai hay chia quà cho em?
4. Củng cố:
- GV cho hs mở SGK đọc toàn bài.
- Tìm chữ vừa học ở bất kỳ nơi nào.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị hôm sau : Bài 30.
- Nhận xét – nêu gương
- 4 em đọc bài.
- viết vào bảng con
- HS đọc theo.
- Giống nhau: đều có i
- Khác nhau: ia có thêm a
-HS đọc theo. 
 i - a - ia 
-HS lần lươt đánh vần.
- HS nhắc lại
 i - a - ia 
 tờ - ia tia sắc tía
- HS viết vào bảng con ia, tía.
- HS đọc cá nhân, tổ, tập thể.
- HS đọc cá nhân, tổ, tập thể.
- HS nhận xét
- HS đọc cá nhân, tổ, tập thể.
- HS đọc cá nhân, tổ, tập thể.
- HS viết vào vở tập viết.
- HS thi nhau luyện nói.
- Vẽ các bạn nhỏ được chia quà
- Bà đang chia quà cho các em.
- Chuối, cam, quả hồng.
- Các em nhỏ vui.
- Chúng không tranh nhau.
- HS đọc SGK
 Rút kinh nghiệm 
Tiết 3 Môn Thể dục
Bài: Đội hình đội ngũ – Trò chơi vận động
I MỤC TIÊU:
- Ôn một số kỹ năng đội hình đội ngũ đã học. Yêu cầu thực hiện chính xác nhanh, trật tự hơn giờ trước.
- Học dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu biết và thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
 - Ôn trò chơi qua đường lội. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi. 
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
	- Trên sân trường, kẻ sân chuẩn bị trò chơi qua đường lội.
	III. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN:
Phần nội dung
ĐLVĐ
Yêu cầu và chỉ dẫn kỹ thuật
Biện pháp tổ chức lớp
Tg
SL
A. Phần mở đầu:
1. Ổn định:
2. Khởi động:
5’
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. Ôn đội hình đội ngũ, học cách dàn hàng, dồn hàng. Ôn trò chơi qua đường lội.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 30 –40m.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu, dang tay ngang hít vào bằng mũi, buông tay xuống, thở ra bằng miệng.
- Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại” theo đội hình 2-4 hàng ngang
Hàng dọc
 Hàng
 dọc
B. Phần cơ bản
1. Ôn
2. Học
3 Trò chơi
25’
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái.
- Lần 1: GV điều khiển.
- Lần 2: lớp trưởng điều khiển.
- Sau mỗi lần GV nhận xét, cho hs giải tán rồi tập hợp
-Học dàn hàng, dồn hàng
- GV vừa giả thích, vừa làm mẫu, sau đó cho HS tập. Xen kẽ giữa các lần tập, GV nhận xét bổ sung thêm những điều HS chưa biết và chỉnh sửa sai. Nhắc HS không chen lấn xô đẩy.
- Ôn trò chơi qua đường lội
Hàng
 dọc
C. Phần kết thúc:
1. Thả lỏng
2. Củng cố
3. Nhận xét
5’
- Đứng vỗ tay và hát.
- Một trò chơi hồi tĩnh “Diệt các con vật có hại”
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV cho vài hs lên thực hiện động tác rồi cùng cả lớp nhận xét đánh giá.
- Nhận xét giờ học.
Hàng
 dọc 
	 Rút kinh nghiệm
 Tiết 4 Môn : Toán
	 Luyện tập
I. MỤC TIÊU.
	* Giúp HS:
 - Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3. Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép cộng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1’
4’
20’
5’
6’
3’
1’
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gv ghi đề lên bảng:
+
 +
+
 1 2 1
 1 1 2
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Luyên tập.
b. Hướng dẫn HS luyện tập.
* Bài 1: GV cho HS nhìn tranh nêu yêu cầu bài toán rồi viết 2 phép tính thích hợp.
* Bài 2: Tính:
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS làm bài rồi chữa bài.
* Bài 3: Số ?
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài
- GV cho HS làm bài rồi chữa bài.
 Giải lao 
* Bài 4: Tính:
- GV cho HS nhìn tranh nêu yêu cầu bài toán viết kết quả.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung bài học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị hôm sau: Bài phép cộng trong phạm vi 4
- Về nhà làm bài tập 5.
- Nhận xét - nêu gương
- 3 HS thực hiện mỗi em một bài.
- Cả lớp cùng nhận xét.
- HS nêu: Hai con mèo thêm một con mèo được ba con mèo.
2 + 1 = 3 
1 + 2 = 3
- Tính kết quả theo cột dọc.
- HS làm bài rồi chữa bài.
+
+
+
 1 2 1 
 1 1 2 
 2 3 3
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài rồi chữa bài.
 1+ = 2 2+1 = 
- 1 bông hoa thêm một bông hoa được hai bông hoa. 1 + 1 = 2
- 1 bông hoa và 2 hai bông hoa được ba bông hoa 1 + 2 = 3
- 2 bông hoa và 1 hai bông hoa được ba bông hoa 2 + 1 = 3
- Viết phép tính thích hợp theo tranh
 1 + 2 = 3 1 + 1 = 2
- HS chữa bài.
Rút kinh nghiệm 
Tiết 5 Mĩ thuật
 Vẽ màu vào hình quả ( trái ) Cây
 Gv bộ môn dạy 
 Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2008
Tiết 1	Môn Tập viết
Tuần 5 cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS nắm được yêu cầu hình dáng, cấu tạo của các chữ cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô
- Giúp HS viết đúng cỡ chữ, nối đúng nét giữa các con chữ, ghi dấu thanh đúng vị trí
- Rèn HS tính cẩn thận, thẩm mỹ
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng con được viết sẵn các chữ
- Chữ viết mẫu các chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô
- Bảng lớp được kẻ sẵn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
15’
5’
10’
4’
1’
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại chữ chưa đúng
- Nhận xét
3.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Hôm nay ta học bài: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô. GV viết lên bảng
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn viết
- GV gắn chữ mẫu lên bảng giới thiệu và hướng dẫn cách viết
+ cử tạ:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ cử tạ?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “cử tạ” ta viết tiếng cử trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết chữ c lia bút viết chữ ư điểm kết thúc ở đường kẻ 2 lia bút đặt dấu hỏi trên đầu chữ ư. Muốn viết tiếp tiếng tạ, nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút ngay đường kẻ 2 viết con chữ t, lia bút viết con chữ a điểm kết thúc trên đường kẻ 2 lia bút đặt dấu nặng dưới con chữ a
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ thợ xẻ:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “thợ xẻ”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong một từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “thợ xẻ” ta viết tiếng thợ trước, đặt bút ở đường kẻ viết con chữ th, lia bút lên viết con chữ ơ, điểm kết thúc ở đường kẻ 3 lia bút viết dấu nặng ở dưới con chữ ơ. Muốn viết tiếp tiếng xẻ, ta nhấ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc