Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Năm học 2008 - 2009 - Trường TH Số 1 Ngô Mây - Tuần 6

 2

 13/ 10/ 08

Cho cờ

Học vần

Đạo đức

Chào cờ đầu tuần - GDTT

Bài 22: P, ph, nh.

Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập(T2 )

3

14/ 10/ 08

m nhạc

Toán

Học vần

Học vần

TNXH

Học bài hát: Tìm bạn thân

Số 10

Bi 23: g, gh.

Chăm sóc và bảo vệ răng

4

 15/ 10/ 08

Học vần

Học vần

Toán

Thủ công

Bài 24: q, qu, gi.

 Luyện tập

Xé, dán hình quả cam ( Tiết 1 )

5

16/10/ 08

Học vần

Học vần

Thể dục

Tốn

Mỹ thuật

Bài 25: ng, ngh.

Đội hình đội ngũ – Trò chơi vận động

Luyện tập chung

Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn

 

doc 31 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Năm học 2008 - 2009 - Trường TH Số 1 Ngô Mây - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một bạn.
- Chín thêm một là mười.
- Có 10 bạn , 10 chấm tròn, 10 que tính.
- HS đọc mười.
- Đọc xuôi: 0,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- đọc ngược: 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, 0.
- HS viết vào vở bài tập.
- Viết số thích hợp vào ô trống HS làm bài rồi chữa bài.
- Viết số thích hợp vào ô trống HS làm bài rồi chữa bài.
a. 4 , 2 , 7 , 1
b. 8 , 10 , 9 , 6
- HS nhắc lại nội dung bài vừa học: đếm xuôi và đém ngược từ 0 -> 10; 10 -> 0
Rút kinh nghiệm 
Tiết 3+4 Môn Học vần
	 Bài 23: g, gh
I. MỤC TIÊU.
 - HS viết được: g , gh , gà ri , ghế gỗ.
 - HS đọc được câu ứng dụng: Nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gà ri , gà gô.
	I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Tranh minh hoạ hoặc vật mẫu các từ khoá: Gà ri , ghế gỗ.
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: Gà ri , gà gô.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: Nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 (Tiết 1)
Tg
Hoạt động GV
Hoạt dộng HS
1’
4’
20’
5’
10’
25’
5’
5’
4’
1’
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Cho HS viết bảng con: Phở bò , phá cổ, nho khô, nhổ cỏ
- Gọi 3 em đọc bài 22.
- Gọi 2HS đọc câu ứng dụng.
3. Bài mới.
a. giới thiệu: g , gh.
- GV viết lên bảng : g , gh.
* Nhận diện: g , gh
- GV cho hs nhận diện gờ (g) trong tiếng gà, gh trong tiếng ghế.
- GV giới thiệu tranh rút ra từ gà ri và từ ghế gỗ.
* đánh vần:
- Gà: gờ – a - ga huyền gà.
- Ghế: gờ – ê - ghê sắc ghế.
b. Hướng dẫn viết.
- GV hướng dẫn HS viết: g , gh , gà , ghế vào bảng con .
- GV viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết.
gh: Dạy tương tự như g.
- Gv phát âm mẫu gh
- Chữ gh là chữ ghép từ 2 con chữ: g và h
- So sánh gh với g:
* Hướng dẫn viết: gh, ghế gỗ
 Giải lao 
d. đọc từ ngữ ứng dụng.
- GV cho HS đọc các từ :
 nhà ga gồ ghề
 gà gô ghi nhớ.
- GV cho hs tìm tiếng có âm vừa học, kết hợp phân tích và đánh vần tiếng.
- GV đọc mẫu và giải thích.
 (Tiết 2)
 Luyện tập.
* Luyện đọc bài ở tiết 1.
- Đọc câu ứng dụng.
+ GV cho HS nhận xét tranh minh hoạ.
* Luyện đọc câu:
 + Nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.
* Luyện viết:
- GV cho HS luyện viết vào vở tập viết.
 Giải lao 
* Luyện nói theo chủ đề : Gà ri, gà gô.
- Tranh vẽ con vật gì ?
- Gà gô trong tranh đứng phía nào ?
- Em thấy gà gô chưa ?
- Nhà em có nuôi gà không ?
- Gà thường ăn gì ?
-Gà ri trong tranh là gà trống hay gà mái ?
* Tổ chức trò chơi: Ghép tiếng, từ
4. Củng cố.
- GV cho HS đọc bài ở sách giáo khoa.
5. Dặn dò.
- Chuẩn bị hôm sau bài: Bài 24
- Nhận xét tuyên dương.
- HS cả lớp viết vào bảng con.
- 3HS đọc bài.
- 2HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc lần lượt.
- HS đánh vần lần lượt; cá nhân, đồng thanh.
- HS viết vào bảng con.
- Giống : Đều có g.
- Khác: gh có thêm h.
- HS viết vào bảng con
- HS đọc trơn và tìm tiếng có âm vừa học.
- ga , gà
 Ghề , ghi
- HS phân tích và đánh vần tiếng vừa tìm.
- HS đọc lần lượt.
- HS thảo luận.
- HS đọc lần lượt: Cá nhân, tổ, tập thể.
- HS viết vào vở tập viết.
- HS thi nhau luyện nói.
+ Gà ri, gà gô.
+ Gà gô đứng bên phải.
+ Em chưa thấy gà gô.
+ Có nuôi gà
+ Gà thường ăn lúa gạo.
+ Là gà trống.
- HS thi nhau ghép tiếng.
- HS đọc cá nhân, lớp.
 Rút kinh nghiệm 
 Tiết 5 Môn Tự nhiên xã hội
	 Bài	: Chăm sóc bảo vệ răng
I . MỤC TIÊU.
 *Giúp học sinh biết : 
 - Cách giữ vệ sinh răng miệng để đề phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ đẹp .
 - Chăm sóc răng đúng cách . 
 - Tự giác đánh răng súc miệng sau khi ăn và thường xuyên dánh răng hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP. 
 - HS chuẩn bị: Bàn chải , kem đánh răng 
 - GV: Sưu tầm một số tranh về răng miệng .
 - Bàn chải đánh răng người lớn, trẻ em , 
 - Kem đánh răng, mô hình răng, muối ăn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động HS
1’
4’
15’
5’
5’
4’
1’
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm ra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu: Chăm sóc và bảo vệ răng.
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
- Mục tiêu: Biết thế nào là răng khoẻ đẹp, thế nào là răng bị sún, bị sâu hoặc răng thiếu vệ sinh.
* Bước 1: Hướng dẫn thảo luận.
- GV cho 2 hs quay mặt vào nhau, lần lượt ngồi quan sát hàm răng của nhau.
* Bước 2: Nêu yêu cầu, 
- Quan sát mô hình
- GV yêu cầu hs nhóm phát biểu
- GV kết luận: Vừa nói vừa chỉ vào mô hình răng: 
+ Trẻ em có 20 chiếc răng sữa. Đến tuổi thay răng, răng sữa bị lung lay và rụng, răng mới sẽ mọc lên, chắc chắn hơn (Vĩnh viễn) . Nếu răng vĩnh viễn bị sâu, bị rụng, thì sẽ không mọc lại nữa.
+ Vì vậy việc giữ vệ sinh và bảo vệ răng là rất cần thiết và rất quan trọng.
 Giải lao 
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: HS biết nên làm gì và không nên làm những gì để bảo vệ răng.
+ Bước1: Hướng dẫn thảo luận.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh 14, 15 chỉ và nói về việc làm của các bạn trong mỗi tranh, việc làm nào đúng, việc làm nào sai?
+ Bước2: Gv nêu câu hỏi:
- Trong từng tranh các bạn đang làm gì ?
- Việc làm của bạn nào là đúng ?
- Việc làm của bạn nào là sai ?
+ GV kết luận: 
- Nên làm: Súc miệng đánh răng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ
- Khi răng bị đau cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để khám. 
- Không nên: Không nên ăn vật quá cứng, không nên ăn nhiều bánh kẹo,đồ ngọt.
4. Củng cố.
- GV cho hs nhắc lại tên bài.
- GVnhắc lại những việc nên làm và không nên làm.
5. Dặn dò.
- Chuẩn bị hôm sau bài : Thực hành.
- Nhận xét tuyên dương
- HS làm việc theo cặp.
- HS quan sát nhận xét theo ý thích .
- HS quan sát.
- HS tự phát biểu
- HS theo dõi.
- HS làm việc theo sự chỉ dẫn của GV (theo cặp).
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
Rút kinh nghiệm
Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2008
Tiết 1+2 Môn: Học vần.
	 Bài 24: q, qu, gi
I. MỤC TIÊU.
 - HS viết được: q , qu , gi , chợ quê , cụ già.
 - đọc được câu ứng dụng : Chú Tư ghé qua nhà cho bé giỏ cá.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Quà quê.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Tranh minh hoạ các từ khoá : , chợ quê , cụ già
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: Chú Tư ghé qua nhà cho bé giỏ cá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1’
4’
20’
5’
10’
25’
5’
5’
4’
1’
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- Cho HS viết : Nhà ga, gà gô, gồ ghề, ghi nhớ.
- 4 HS đọc bài 23: g , gh
3. Bài mới.
a. Giới thiệu: Chữ và âm : q , qu , gi.
- GV viết lên bảng cho hs đọc: q , qu , gi
* Nhận diện chữ và âm;
- GV cho hs nhận diện: q , qu , gi trong các tiếng : quê , già.
- Giới thiệu tranh rút ra từ mới
 + chợ quê , cụ già .
- Cho HS nêu vị trí của các chữ trong tiếng: quê , già. 
* Đánh vần: 
- Quê: quờ – ê – quê / Chợ quê.
- Già: gi – a – gia huyền già / Cụ già.
* So sánh : + q và qu.
 + g và gi 
* hướng dẫn viết:
- GV viết mẫu lên bảng và hướng dẫn qui trình viết
 Giải lao 
* Đọc từ ngữ ứng dụng.
- quả thị giỏ cá
- qua đò giã giò
- GV giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng
 (Tiết 2)
 Luyện tập.
* Luyện đọc.
- Luyện đọc lại bài ở tiết 1.
- Luyện đọc câu ứng dụng.
- Gv cho HS nhận xét tranh minh họa
+ GV đọc mẫu và tìm tiếng có âm vừa học.
* Luyện viết.
- GV cho HS viết vào vở tập viết :
 q , qu , chợ quê , cụ già
 Giải lao 
* Luyện nói:
- Luyện nói theo chủ đề: Quà quê.
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Quà quê gồm những thứ gì?
+ Con thích quả nào nhất?
+ Khi được quà con chia cho mọi người không?
+ Mùa nào có nhiều qùa từ làng quê?
4. Củng cố. 
- GV cho hs đọc toàn bài ở SGK.
- Tổ chức trò chơi ghép tiếng, từ.
5. Dặn dò.
- Chuẩn bị hôm sau: Bài 25
- Nhận xét tuyên dương.
- HS viết vào bảng con.
- 4 HS lần lượt đọc bài
- HS phát âm.
- HS theo dõi và nhận diện
- Quê: quờ đứng trước, ê đứng sau.
- Già: gi đứng trước, a đứng sau dấu huyền trên a.
- Giống: đều có q 
 Khác: qu có thêm u
- Giống: đều có g
 Khác: gi có thêm i.
- HS viết vào bảng con.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
- HS lần lượt đọc.
- Nhận xét tranh minh hoạ.
- HS lần lượt đọc.
- HS viết vào vở tập viết.
- HS thi nhau nói theo sự hiểu biết.
- Tranh vẽ mẹ đi chợ về và đưa quà cho 2 chị em.
- Quả bưởi, quả mít, quả chuối, quả thị, quả ổi, bánh đa.
- HS trả lời.
- Có ạ, con thường chia cho em con.
- Mùa hè vì mùa hè có nhiều hoa quả.
- HS đọc cá nhân, đt
Rút kinh nghiệm 
Tiết 3 Môn	:Toán.
	 Bài	: Luyện tập
I. MỤC TIÊU.
 * Giúp HS :
 - Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
 - Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10. Cấu tạo số 10.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1’
4’
15’
10’
4’
1’
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV cho HS nhắc lại và đếm từ 0 đến 10 và ngược lại từ 10 đến 0.
3. Bài mới.
a. giới thiệu bài: Số 10
b. Hướng dẫn luyện tập.
* Bài 1; Nối tranh với số thích hợp.
- GV cho HS quan sát mẫu, rồi tập cho các em nêu yêu cầu của bài.
- GV nhận xét chữa bài .
* Bài 2: Vẽ thêm cho đủ 10.
- GV cho hs quan sát tranh mẫu rồi nêu yêu cầu của bài.
+ Khi chữa bài GV cho HS tự nêu cấu tạo số 10.
* Bài 3: Điền số: 
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS dựa bài làm nêu cấu tạo số 10.
 Giải lao 5’
* Bài 4: Điền dấu , = , ?
- GV cho HS điền dấu: > , < , = vào ô trống rồi đọc kết quả bài tập.
 - GV nêu nhiệm vụ:
 - Các số từ 0 đến 10.
 + Số bé nhất là .
 + Số lớn nhất là 
* Bài 5: Viết số.
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn hs quan sát mẫu
4. Củng cố.
- Qua bài các em đã nắm được các số từ 0 đến 10. So sánh được các số từ 0 đến 10, nhận biết số bé nhất , số lớn nhất , nắm được cấu tạo số 10.
5 .Dặn dò.
- Chuẩn bị bài hôm sau: Luyện tập chung
- HS1: đếm từ 0 đến 10.
- HS2: đếm từ 10 đến 0.
- Có 8 con mèo nối với ô số 8.
+ HS làm rồi chữa bài.
- Vẽ thêm chấm tròn cho đủ 10.
+ Tranh có 9 chấm tròn vẽ thêm 1 chấm tròn được 10 chấm tròn.
+ HS làm bài rồi chữa bài
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài rồi chữa bài.
+ Số bé nhất là số: 0
+ Số lớn nhất là số: 10
- HS làm bài rồi nêu kết quả
Rút kinh nghiệm 
Tiết 4: Môn Thủ công ( Tiết 1 )
	 Bài	: Xé dán hình quả cam
I. MỤC TIÊU.
 - Biết cách xe,ù dán hình quả cam, có cuống , lá dán gân đối xứng.- Rèn luyện được đôi tay khéo léo, tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ.
* GV: - Bài mẫu xé, dán hình quả cam.
 - 1 tờ giấy thủ công màu xanh lá cây.
 - Hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay.
* HS
 - 1 tờ giấy nháp.
 - Hồ dán, bút chì , vở thủ công, khăn lau tay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ
Bài mới: Xé dán hình quả cam
- Cho xem tranh mẫu, hỏi:
+ Đặc điểm hình dáng, màu sắc của quả cam như thế nào?
+ Những quả nào giống hình quả cam?
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
a) Xé hình quả cam:
- Lấy 1 tờ giấy thủ công màu, lật mặt sau đánh dấu và vẽ 1 hình vuông 
- Xé rời hình vuông ra.
- Xé 4 góc của hình vuông theo đường kẻ.
Chú ý: 2 góc phía trên xé nhiều hơn.
- Xé chỉnh, sửa cho giống hình quả cam
- Lật mặt có màu để HS quan sát.
 b) Xéù hình lá:
- Lấy mảnh giấy màu xanh, vẽ 1 hình chữ nhật 
- Xé hình chữ nhật rời khởi giấy màu.
- Xé 4 góc của hình chữ nhật theo đường vẽ.
- Xé chỉnh, sửa cho giống hình chiếc lá. Lật mặt màu để HS quan sát.
c) Xé hình cuống lá:
- Lấy 1 mảnh giấy màu xanh, vẽ và xé một hình chữ nhật 
- Xé đôi hình chữ nhật, lấy 1 nửa để làm cuống.
Có thể xé cuống 1 đầu to, 1 đầu nhỏ.
d) Dán hình:
Sau khi xé được hình quả, lá, cuống của quả cam, GV làm các thao tác bôi hồ, dán quả, cuống và lá lên giấy nền.
Giải lao
3. Học sinh thực hành:
- Thực hiện vẽ các bước vẽ 1 hình vuông và hình tròn.
Nhắc HS vẽ cẩn thận.
4.Nhận xét- dặn dò:
- Nhận xét tiết học: 
 + Việc chuẩn bị cho bài học
 + Nhận xét thái độ học tập
 + Vệ sinh và an toàn lao động
- Đánh giá sản phẩm: 
 + Xé được đường cong, đường xé đều, ít răng cưa.
 + Hình xé gần giống mẫu, dán cân đối.
- Dặn dò: “Xé, dán hình quả cam tiết 2”
+ Quan sát tranh
 + Tìm trong thực tế
- Quan sát
- Quan sát
- Quan sát
- Thực hành
- Đặt tờ giấy nháp lên bàn 
- Đánh dấu và vẽ hình vuông, rồi xé rời hình.
- Xé 4 góc và sửa cho giống quả cam.
- Xé lá, xé cuống.
- Xếp hình cân đối.
- Chuẩn bị giấy, bút chì, hồ.
Rút kinh nghiệm
 Thứ năm ngày16 tháng 10 năm 2008
Tiết 1+2 Môn : Học vần
	 Bài 25: ng – ngh
 I. MỤC TIÊU.
 - Học sinh đọc viết được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.
 - Đọc được câu ứng dụng : Nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bê, nghé, bé.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vâït )các từ khoá: cá ngừ, củ nghệ
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: Nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga.
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: Bê, nghé, bé.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tg
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
1’
4’
20’
5’
10’
25’
5’
5’
4’
1’
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV cho hs viết bảng con.
+ quả thị, qua đò, giỏ cá, giã giò
- Gọi 3 hs đọc bài.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới.
1.Giới thiệu bài:
- GV đưa tranh và nói:
+ Tranh vẽ gì?
- GV giải thích
+Cá ngừ: loài cá nước ngọt, thịt đỏ và chắc
+Củ nghệ: loài cây thuộc họ gừng, củ có thịt màu vàng, dùng để nhuộm hay làm gia vị 
- GV hỏi:
+ Trong tiếng ngừø chữ nào đã học?
+ Trong tiếng nghệ chữ nào đã học? 
 Trong bài này, ng và ngh giống nhau về cách phát âm. Để tiện phân biệt chúng ta gọi ngh là ngờ kép
- Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại: ng, ngh GV viết lên bảng ng, ngh
- Đọc mẫu: ng, ngh 
 2.Dạy chữ ghi âm: 
ng
a) Nhận diện chữ: 
- GV viết (tô) lại chữ ng đã viết sẵn trên bảng và nói: Chữ ng là chữ ghép từ hai con chữ n và g
- So sánh ng với n
b) Phát âm và đánh vần tiếng:
* Phát âm:
- GV phát âm mẫu: ng (gốc lưỡi nhích về phía vòm miệng, hơi thoát ra qua cả hai đường mũi và miệng)
- GV chỉnh sửa lỗi cụ thể cho HS qua cách phát âm.
* Đánh vần tiếng khoá:
-GV viết bảng ngừø và đọc ngừ
-GV hỏi: Phân tích tiếng ngừø?
-Hướng dẫn đánh vần: ngờ- ư- ngư- huyền- ngừ
 GV chỉnh sửa cách đánh vần cho từng HS.
* Đọc trơn từ ngữ khóa: (hai tiếng)
-Cho HS đọc trơn 
+Tiếng khóa: ngừ
+Từ khoá: cá ngừ
c) Hướng dẫn viết chữ:
* Hướng dẫn viết chữ:(chữ đứng riêng)
-GV viết mẫu: ng
-GV lưu ý nét nối giữa n và g
*Hướng dẫn viết tiếng: (chữ trong kết hợp)
-Hướng dẫn viết vào bảng con: ngừø
Lưu ý: nét nối giữa ng và ư vị trí dấu thanh
-GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
ngh
a) Nhận diện chữ: 
-GV viết (tô) lại chữ ngh đã viết sẵn trên bảng và nói: Chữ ngh là chữ ghép từ ba chữ n, g và h. (Gọi là ngờ kép)
- GV hỏi: So sánh chữ ngh và ng?
b) Phát âm và đánh vần tiếng:
* Phát âm:
- GV phát âm mẫu: ngh (ngờ)
- GV chỉnh sửa lỗi cụ thể cho HS qua cách phát âm.
* Đánh vần:
- GV viết bảng nghệ và đọc nghệ
- GV hỏi: phân tích tiếng nghệ?
- GV hướng dẫn đánh vần: ngờ- ê- nghê- nặng- nghệ
 GV chỉnh sửa cách đánh vần cho từng HS.
*Đọc trơn từ ngữ khóa:
- Cho HS đọc trơn
+Tiếng khóa: nghệ
+Từ khoá: củ nghệ
c) Hướng dẫn viết chữ:
* Hướng dẫn viết chữ:(chữ đứng riêng)
- GV viết mẫu: ngh 
 Lưu ý: nét nối giữa n, g và h
- GV nhận xét các chữ cụ thể của HS trên bảng con
*Hướng dẫn viết tiếng: (chữ trong kết hợp)
- Hướng dẫn viết vào bảng con: nghệ
Chú ý: nét nối giữa n, g và h; giữa ngh và ê, dấu nặng dưới ê
- Cho Hs thi đua ghép ng, ngừ, ngh, nghệ
Giải lao 
3. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Cho HS đọc từ ngữ ứng dụng:
+Tìm tiếng mang âm vừa học
+Đánh vần tiếng
+Đọc từ
- GV giải thích (hoặc có hình vẽ, vật mẫu) cho HS dễ hình dung
+Ngã tư: chỗ hai con đường gặp nhau như một hình chữ nhật
+Ngõ: đường đi từ cổng ngoài vào nhà
+Nghệ sĩ: người chuyên tạo ra cái đẹp bằng đường nét, màu sắc, âm thanh, hoặc thể hiện cái đẹp bằng cách trình bày nhạc, đóng kịch, đóng phim
- GV đọc mẫu
TIẾT 2
 Luyện tập:
a) Luyện đọc:
* Luyện đọc các âm ở tiết 1
* Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS xem tranh
- GV nêu nhận xét chung
- Cho HS đọc câu ứng dụng:
+Tìm tiếng mang âm vừa học
+Đánh vần tiếng
+Đọc câu
- Chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
- GV đọc mẫu
b) Luyện viết:
- Cho HS tập viết vào vở
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi học: lưng thẳng, cầm bút đúng tư thế
Giải lao
c) Luyện nói:
- Chủ đề: bê, nghé, bé
- GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi: 
+ Trong tranh vẽ gì?
+Bê là con của con gì? Nó có màu gì?
+Nghé là con của con gì? Nghé có màu gì?
+Quê em còn gọi bê, nghé tên là gì?
- Cho hs làm bài tập 1, 2 vở bài tập
 4. Củng cố.
- GV cho HS đọc toàn bài ở SGK.
5. Dặn dò.
- Chuẩn bị hôm sau bài: Bài 26.
- Nhận xét – nêu gương.
- HS viết vào bảng con.
 quả thị, qua đò, giỏ cá, giã giò
- 3 HS lên đọc bài.
- Cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Vẽ cá ngừ, củ nghệ
+ ư, dấu – 
+ ê, dấu .
- Đọc theo GV
- HS thảo luận và trả lời 
+Giống: chữ n
+Khác: ng có thêm chữ g
- HS nhìn bảng phát âm từng em
-HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân
-HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
+Đọc trơn: ngừø
+Đọc trơn: cá ngừ
-HS viếùt chữ trên không trung hoặc mặt bàn bằng ngón trỏ 
-Viết bảng con: ng
-Viết vào bảng: ngừ
-Quan sát
- Thảo luận và trả lời
+ Giống: đều có chữ ng
+ Khác: ngh có thêm h 
- HS đọc theo: cả lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
- Cá nhân trả lời
- HS đánh vần: lớp, nhóm, cá nhân
+Đọc trơn: nghệ
+Đọc trơn: củ nghệ
(cá nhân , lớp) 
- HS viết trên không trung hoặc mặt bàn.
- Viết vào bảng: ngh
- Viết vào bảng: nghệ
- Hs ghép.
+2-3 HS đọc từ ngữ ứng dụng
- Đọc lần lượt: cá nhân, nhóm, bàn, lớp
- 10 hs đọc, đt.
- HS đọc ng, ngừ, cá ngừ và ngh, nghệ, củ nghệ. 
- HS đọc từ ứng dụng: cá nhân, cả lớp
- Tranh vẽ chị Kha và bé Nga
- HS đọc theo: nhóm, cá nhân, cả lớp (Đánh vần đối với lớp chậm, còn lớp khá đọc trơn)
- 2-3 HS đọc
- Tập viết: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ
- Đọc tên bài luyện nói
- HS quan sát và trả lời
+ Vẽ một em bé đang chăn một chú bê và một chú nghé.
+ Bê là con của con bò, lông màu vàng.
+ Nghé là con của con trâu, lông màu đen.
+Bò bê, trâu nghé
- Hs làm bài.
- HS đọc lần lượt, cá nhân, nhóm, cả lớp.
Rút kinh nghiệm 
Tiết 3 Môn Thể dục
Bài: Đội hình đội ngũ – Trò chơi vận động
I MỤC TIÊU:
- Ôn một số kỹ năng đội hình đội ngũ đã học. Yêu cầu thực hiện chính xác nhanh, trật tự hơn giờ trước.
- Học dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu biết và thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
 - Ôn trò chơi qua đường lội. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi. 
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
	- Trên sân trường, kẻ sân chuẩn bị trò chơi qua đường lội.
	III. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN:
Phần nội dung
ĐLVĐ
Yêu cầu và chỉ dẫn kỹ thuật
Biện pháp tổ chức lớp
Tg
SL
A. Phần mở đầu:
1. Ổn định:
2. Khởi động:
5’
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. Ôn đội hình đội ngũ, học cách dàn hàng, dồn hàng. Ôn trò chơi qua đường lội.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 30 –40m.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu, dang tay ngang hít vào bằng mũi, buông tay xuống, thở ra bằng miệng.
- Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại” theo đội hình 2-4 hàng ngang
 Hàng
 dọc
B. Phần cơ bản
1. Ôn
2. Học
3. Trò chơi
25’
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái.
- Lần 1: GV điều khiển.
- Lần 2: lớp trưởng điều khiển.
- Sau mỗi lần GV nhận xét, cho hs giải tán rồi tập hợp
-Học dàn hàng, dồn hàng
- GV vừa giả thích, vừa làm mẫu, sau đó cho HS tập. Xen kẽ giữa các lần tập, GV nhận xét bổ sung thêm những điều HS chưa biết và chỉnh sửa sai. Nhắc HS không chen lấn xô đẩy.
- Ôn trò chơi qua đường lội
 Hàng
 dọc 
C. Phần kết thúc:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc