Giáo án Toán lớp 1 - Tuần 31

I. Mục đich yêu cầu:

- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.

- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.

II. Đồ dùng dạy học:

-Bộ đồ dùng toán 1.

-Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 9 trang Người đăng honganh Lượt xem 1131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 1 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
BÀI 121: LUYỆN TẬP
I. Mục đich yêu cầu:
- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bộ đồ dùng toán 1.
-Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: 
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 4.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Cho học sinh so sánh các số để bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa phép cộng và trừ.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh làm vở và chữa bài trên bảng lớp. Cho các em nêu mối quan hệ giữa phép cộng và trừ.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Học sinh thực hiện vở và chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Tổ chức cho các em thi đua theo hai nhóm tiếp sức, mỗi nhóm đại diện 4 học sinh.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Giải:
Lan hái được là:
68 – 34 = 34 (bông hoa)
	Đáp số: 34 bông hoa.
Học sinh nhắc tựa.
34 + 42 = 76	,	76 – 42 = 34
42 + 34 = 76	,	76 – 34 = 42
34 + 42 = 42 + 34 = 76
Học sinh lập được các phép tính:
34 + 42 = 76
42 + 34 = 76
76 – 42 = 34
76 – 34 = 42
Học sinh thực hiện phép tính ở từng vế rồi điền dấu để so sánh:
30 + 6 = 6 + 30
45 + 2 < 3 + 45
55 > 50 + 4
Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Thực hành ở nhà.
BÀI 122: ĐỒNG HỒ – THỜI GIAN
I. Mục đich yêu cầu:
- Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có biểu tượng ban đầu về thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
-Mô hình đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài.
-Đồng hồ để bàn loại có 1 kim ngắn và 1 kim dài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính:
	34 + 42 	,	76 – 42 
	42 + 34	,	76 – 34 
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ.
Cho học sinh xem đồng hồ đêû bàn và hỏi học sinh mặt đồng hồ có những gì?
Giáo viên giới thiệu: Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài và các số từ 1 đến 12. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn. Khi kim dài chỉ đúng số 12, kim ngắn chỉ đúng vào số nào đó; chẳng hạn: chỉ vào số 9 thì 9 giờ.
Cho học sinh xem mặt đồng hồ và đọc “chín giờ” 
Cho học sinh thực hành xem đồng hồ ở các thời điểm khác nhau dựa theo nội dung các bức tranh trong SGK.
Lúc giờ sáng kim ngắn chỉ số mấy? (số 5), kim dài chỉ số mấy? (số 12), lúc 5 giờ sáng em bé làm gì? (đang ngũ)
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ.
Đặt tên cho từng đồng hồ, ví dụ: 
Đồng hồ chỉ 8 giờ là A
Đồng hồ chỉ 9 giờ là B, .
Gọi học sinh nêu tên và đọc các giờ đúng trên các đồng hồ còn lại.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Tổ chức cho các em chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn” bằng cách giáo viên quay kim trên mặt đồng hồ để kim chỉ vào các giờ đúng và hỏi học sinh là mấy giờ?
Ai nói đúng và nhanh là thắng cuộc.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Học sinh làm bảng con.
Học sinh nhắc tựa.
Có kim ngắn, kim dài và các số từ 1 đến 12.
Đọc: 9 giờ, 5 giờ, 6 giờ, 7 giờ,
5 giờ: em bé đang ngũ, 6 giờ: em bé tập thể dục, 7 giờ: em bé đi học.
10 giờ, 11 giờ, 12 giờ, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ.
Nhắc lại tên bài học.
Học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên trên mặt đồng hồ.
Thực hành ở nhà.
BÀI 123: THỰC HÀNH
I. Mục đich yêu cầu:
- Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
-Mô hình mặt đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Giáo viên quay kim trên mặt đồng hồ và hỏi học sinh về một số giờ đúng: 12 giờ, 9 giờ, .
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Hướng dẫn học sinh thưc hành:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời được: Lúc 3 giờ kim dài chỉ số mấy? Kim ngắn chỉ số mấy? và ghi theo mẫu bài tập 1
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài rồi chữa bài trên bảng lớp.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nối các tranh vẽ từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng.
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Hướng dẫn học sinh dựa vào tranh vẽ để làm bài tập (vẽ kim ngắn chỉ gìơ thích hợp vào tranh)
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Học sinh trả lời theo hướng dẫn của giáo viên trên mặt đồng hồ.
Học sinh nhắc tựa.
Lúc 3 giờ kim dài chỉ số 3, kim ngắn chỉ số 12,  và ghi “3 giờ”, .
Làm vở (vẽ các kim chỉ giờ)
1 giờ: Kim ngắn chỉ số 1; 2 giờ: Kim ngắn chỉ số 2; 
Học sinh nối tranh “buổi sáng học ở trường” với mặt đồng hồ chỉ 8 giờ, “buổi trưa ăm cơm” với mặt đồng hồ chỉ 11 giờ, “buổi chiều học nhóm” với mặt đồng hồ chỉ 3 giờ, “buổi tối nghỉ ở nhà” với mặt đồng hồ chỉ 10 giờ.
Lúc đi vào buổi sáng có thể là 6,7 hay 8 giờ (có mặt trời mọc)
Lúc đến nhà có thể là trưa 11 giờ hay 12 giờ (tuỳ theo phương tiện để đi).
Nhắc lại tên bài học.
Thực hành ở nhà.
BÀI 124: LUYỆN TẬP
I. Mục đich yêu cầu:
- Biết xem giờ đúng, xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
-Mô hình mặt đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi học sinh lên bảng quay kim đồng hồ và nêu các giờ tương ứng.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi thực hành.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh thực hành trên mặt đồng hồ và nêu các giờ tương ứng.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học thực hành vở và chữa bài trên bảng lớp.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
5 học sinh quay kim đồng hồ và nêu các giờ tương ứng
Học sinh khác nhận xét bạn thực hành.
Nhắc tựa.
Học sinh nối theo mô hình bài tập trong vở và nêu kết quả.
9 giờ, 6 giờ, 3 giờ, 10 giờ, 2 giờ.
Học sinh quay kim đồng hồ và nêu các giờ đúng: 11 giờ, 5 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 7 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ,
Học sinh nối và nêu:
Em ngũ dậy lúc 6 giờ sáng – đồng hồ chỉ 6 giờ sáng.
Em đi học lúc 7 giờ – đồng hồ chỉ 7 giờ, 
Nhắc lại tên bài học.
Nêu lại các hoạt động trong ngày của em ứng với các giờ tương ứng trong ngày.
Thực hành ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuaàn 31.doc