Giáo án Toán lớp 1 - Tuần 22 đến Tuần 24 - Phan Thị nguyệt - Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn

A/ Mục tiêu: Giúp HS bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn:

 + Bài toán đã cho biết những gì? + Bài toán hỏi gì? - Giải bài toán:

 + Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi.

 + Trình bày bài giải (nêu câu lời giải , phép tính để giải bài toán, đáp số).

 - Bước đầu tập cho HS tự giải bài toán.

B/ Đồ dùng: - Sử dụng các tranh vẽ trong SGK

C/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng honganh Lượt xem 1806Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 1 - Tuần 22 đến Tuần 24 - Phan Thị nguyệt - Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 21 / 01 / 2013
TUẦN 22
TOÁN: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN ( TIẾP THEO)
A/ Mục tiêu: Giúp HS bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn:
 + Bài toán đã cho biết những gì? + Bài toán hỏi gì? - Giải bài toán:
 + Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi.
 + Trình bày bài giải (nêu câu lời giải , phép tính để giải bài toán, đáp số).
 - Bước đầu tập cho HS tự giải bài toán.
B/ Đồ dùng: - Sử dụng các tranh vẽ trong SGK
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I/ Bài cũ:
- Nhìn hình vẽ nêu đề và giải bài toán.
 ?
II/ Bài mới:
1/Giới thiệu: ghi đề lên bảng
2/Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải:
3/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán :
-Yêu cầu quan sát tranh đọc đề toán
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
- GV kết hợp ghi tóm tắt 
 Có : 5 con gà
 Thêm : 4 con gà
 Có tất cả : ..... con gà
4/ Hướng dẫn giải:
-Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm t/nào?
Ghi phép tính : 5 + 4 = 9
5/ Hướng dẫn trình bày bài giải:
- Viết chữ “bài giải” lên bảng 
- Viết câu lời giải
- Yêu cầu HS chọn câu giải phù hợp
- Viết phép tính
- Viết đáp số
- Trình bày như sau:
 Khi giải bài toán ta viết bài giải như sau:
 + Viết “Bài giải”
 + Viết “Câu lời giải”
 + Viết “Phép tính,tên đơn vị trong dấu ngoặc đơn”
 + Viết“Đáp số”
 *****
6/ Thực hành:
a) Bài 1:Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết hai bạn có mấy quả bóng ta làm thế nào?
Dựa vào bài giải cho sẵn viết tiếp phần còn thiếu.
Khuyến khích HS tìm câu lời giải khác.
b) Bài 2:Hướng dẫn tương tự như bài 1.
-Phần bài giải còn thiếu gì?
Yêu cầu HS giải bài toán ở SGK
c) Bài 3:-Yêu cầu HS nhìn tóm tắt đọc lại đề.
- Muốn biết cả đàn vịt co tất cả mấy con ta làm thế nào?
 III/ Củng cố dặn dò:
+ Để giải bài toán có lời văn ta cần thực hiện những bước nào?Về xem lại bài vừa học.
Xem trước bài: Xăng ti mét-Đo độ dài.
- Học sinh nêu và giải bài toán
- HS đọc đề
- Nhà An có 5 con gà,mẹ mua thêm 4 con gà.
- Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà.
- HS nhìn tóm tắt đọc lại đề
-Lấy số gà nhà An có cộng số gà mẹ mua thêm.
- Nhiều HS nêu câu lời giải 
 + Số gà nhà An có tất cả là:
+ Nhà An có tất cả là:
+ Gà nhà An có tất cả là: 
 Bài giải:
 Nhà An có tất cả là:
 5 + 4 = 9(con gà)
 Đáp số: 9 con gà.
-An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bong.
Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu quả bóng?
- HS trả lời
- Phần bài giải còn thiếu lời giải, phép tính.
- Ta thực hiện phép tính cộng
- HS trả lời
Thứ ba ngày 22 / 01 / 2013
TUẦN22
TOÁN: XĂNG -TI - MÉT. ĐO ĐỘ DÀI
A Mục tiêu: Giúp HS
 - Có khái niệm ban đầu về độ dài,tên gọi,kí hiệu của xăng ti mét(cm).
 - Biết đo độ dài đoạn thẳngvới đơn vị là xăng ti mét trong các trường hợp đơn giản.
B/Đồ dùng:
 - Thước thẳng với các vạch chia cm từ 0 đến 20 cm.
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I/ Bài cũ:
Đề toán:Thành có 7 viên bi,Nam cho Thành thêm 2 viên bi.Hỏi Thành có tất cả mấy viên bi?
GV ghi tóm tắt:
 Có : .......viên bi
 Thêm : .......viên bi
 Có tất cả : .......viên bi ?
II/ Bài mới:
1/Giới thiệu: Ghi đề lên bảng
2/Giới thiệu đơn vị đo độ dài cm và dụng cụ đo độ dài:
*Hướng dẫn HS quan sát thước kẻ và giới thiệu:
 - Đây là cái thước có vạch chia xăng ti mét.
Dùng thước này để đo độ dài các đoạn thẳng.Vạch đầu tiên là vạch 0(chỉ vào thước).Độ dài từ vạch 0 đến 1 là 1 cm,độ dài từ vạch 1 đến 2 cũng bằng 1 cm.Tương tự hướng dẫn đến hết.
- Xăng ti mét viết tắt là:cm
- GV ghi bảng,hướng dẫn đọc
*Lưu ý HS:Thước đo độ dài thường có thêm 1 đoạn nhỏ trước vạch 0.Vì vậy các em tránh nhầm lẫn vị trí vạch 0 trùng với đầu của thước .
3/Giới thiệu các thao tác đo độ dài
*Hướng dẫn HS đo độ dài theo 3 bước:
- Đặt vạch 0 của thước trùng với 1 đầu của đoạn thẳng,mép thước trùng với đoạn thẳng.
- Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng, kèm theo tên của đơn vị đo: cm.
*****
4.Thực hành:
a) Bài 1:Viết kí hiệu xăng ti mét: cm
b) Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đó( chú ý đoạn thước có màu đen)
c) Bài 3:Đặt thước đúng ghi đ ,sai ghi s.
- GV hướng dẫn HS cách làm , yêu cầu HS giải thích ghi đ hoặc s.
d) Bài 4:Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo.
 Chú ý:Thực hiện theo 3 bước đã hướng dẫn.
III/ Củng cố dặn dò:
- Dặn HS về tập đo lại các độ dài ở bài tập 4.
 - Xem trước bài: Luyện tập( trang 121).
 - HS đọc đề 
 - HS ghi số vào tóm tắt 
 - HS giải.
 - Lớp giải vào vở nháp.
- Quan sát, nghe, nhìn.
- Nhìn vào vạch số 0.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Viết bảng con:cm
- Quan sát,lắng ghe.
- HS nêu đề bài
- HS quan sát và ghi số vào ô trống
- HS đọc đề
- HS thực hiện 
- HS làm bài ở SGK
Thứ năm ngày 24/ 01/ 2013
TUẦN 22
TOÁN: LUYỆN TẬP
A/Mục tiêu: Giúp HS: -Rèn luyện kĩ năng giải toán và trình bày bài giải.
B/ Chuẩn bị: Các bài tập trên bảng lớp
C/ Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I/ Bài cũ:
- GV ghi sẵn lên bảng 4 đơn vị độ dài sau:
 AB dài 12 cm MN dài 8 cm
 CD dài 4 cm GH dài 10 cm
 Gọi học sinh lên bảng làm
II/ Bài mới: 
1/ Bài 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
GV ghi phần tóm tắt lên bảng theo câu trả lời của HS. 
- Muốn biết trong vườn có bao nhiêu cây chuối ta làm thế nào? + Hướng dẫn nêu câu lời giải(dựa vào câu hỏi để nêu câu lời giải)
 - Yêu cầu hs nêu nhiều câu lời giải.
 - Cho hs trình bày bài giải:
2/ Bài 2: Làm bài vào BC:
- GV yêu cầu HS đọc đề, điền số còn thiếu vào các chỗ trống của phần tóm tắt.
- Hướng dẫn cách trình bày bài.
3/Bài 3: Cho học sinh thi làm nhanh trên giấy nháp
III/ Củng cố,dặn dò: 
 - Gọi HS nêu lại các bước giải một bài toán có lời văn.
Xem trước bài: Luyện tập (Trang 122).
- HS lên vẽ và ghi số đo dưới đoạn thẳng
-HS đọc bài toán và quan sát tranh vẽ.
HS trả lời
- HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán 
-Lấy số chuối đã có cộng với số chuối trồng thêm
- Trong vườn có tất cả là:
- Số cây chuối trong vườn có tất cả là:
- HS lên bảng trình bày:
 Bài giải
 Trong vườn có tất cả là:
 12 + 3 = 15(cây)
 Đáp số :15 cây chuối
 - HS đọc đề
- HS đọc tóm tắt đề toán
- HS làm ở bảng - Lớp làm BC
- HS nêu
Thứ hai ngày 25 / 01 / 2013
TUẦN 22
TOÁN: LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Rèn luyện kĩ năng giải toán và trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
 - Thực hiện phép cộng, phép trừ các số đo độ dài với đơn vị đo xăng - ti - mét.
 B/ Chuẩn bị: Các bài tập trên bảng lớp
C/ Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên 
Hoat động của học sinh 
II/ Bài cũ:
1/GV vẽ sẵn lên bảng 2 đoạn thẳng.
2/Đề toán: Mai hái được 12 bông hoa ,sau đó hái thêm 7 bông hoa. Hỏi Mai hái được mấy bông hoa?
- GV ghi tóm tắt: Có : ......bông 
 Hái thêm: .......bông 
 Tất cả có: .......bông hoa?
II/ Bài mới: Luyện tập
1/ Bài 1: Cho học sinh giải theo nhóm đôin vào BC
*Bài 2: Hướng dẫn HS viết tóm tắt vào BC
*****
*Bài 3: Cho học sinh giải cá nhân vào BC
*Bài 4: Cho học sinh làm theo đội vào bảng phụ
- HD cách cộng, trừ số đo độ dài cộng, trừ 2 số tự nhiên. Sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
III/ Củng cố, dặn dò:
-Về xem trước bài :Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
- HS lên bảng đo và viết số đo dưới đoạn thẳng đó.
- HS đọc đề toán 
- HS ghi số vào phần tóm tắt.
- HS trình bày bài giải.
- Học sinh giải vào BC
- HS đọc đề, rồi viết tóm tắt vào BC
-Lấy số quả bóng xanh cộng số quả bóng đỏ rồi trình bày bài giải vào BC.
- HS nhìn tóm tắt đọc đề
- Lớp làm vở, HS làm ở bảng
- HS thực hiện ở SGK
Thứ hai ngày 28 / 01 / 2013
TUẦN 23
TOÁN: VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
AMục tiêu: Giúp HS
 - Bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng xăng ti mét để vẽ đoạn thẳng 
có độ dài cho trước.
B/ Chuẩn bị: - Thước có vạch chia xăng ti mét.
C/ Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Bài cũ:
1/Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Tóm tắt 
 Có : 4 bạn nữ
 Có : 5 bạn nam
 Có tất cả : ....... bạn ?
2/Tính: 
 6 cm + 3 cm = 12 cm – 2 cm =
 9 cm – 6 cm = 15 cm + 3 cm =
II/ Bài mới:
1/Giới thiệu: Ghi đề lên bảng
2/Hướng dẫn HS vẽ
- HD HS thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước:
- Chẳng hạn vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm thì làm như sau:
 + Đặt thước(có vạch cm) lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước,tay phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với vạch số 0, chấm 1 điểm trùng với vạch số 4.
 + Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với vạch 4 thẳng mép thước.
 + Nhấc thước ra,viết A bên điểm đầu ,B bên điểm cuối của đoạn thẳng.
Ta đã vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.
3.Thực hành:
a) Bài 1: Vẽ đoạn thẳng có độ dài: 
5cm, 7cm, 2cm, 9cm.
Chú ý: Các thao tác vẽ và tự đặt tên cho đoạn thẳng vừa vẽ xong.
b) Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt
- Muốn biết cả 2 đoạn thẳng dài mấy cm ta làm thế nào?
c) Bài 3:
Lưu ý HS: Đoạn thẳng AB và BC có chung 1 điểm B, khi vẽ 2 đoạn thẳng này phải nối nhau tại điểm B (Trùng nhau tại điểm B)
Chẳng hạn:
 A B C
 C
 A B 
 A B 
d) Trò chơi: Thi vẽ các đoạn thẳng sau:
 MN = 4cm , NG = 3cm, GH = 5cm
Đội nào vẽ nhanh,đúng đội đó thắng.
Chú ý: Điểm cuối của đoạn thẳng này là điểm đầu của đoạn thẳng kia.
III/ Củng cố dặn dò:
- Dặn Hs xem bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- HS lên bảng giải bài toán theo tóm tắt 
- Lớp làm vào BC
HS làm bảng l
Lớp làm bảng con
- HS lắng nghe
-Nhắc lại cách vẽ
- HS lên vẽ đoạn thẳng CD dài 5cm.
- Lớp quan sát nhậnxét (cách đặt thước chấm điểm,nối 2 điểm,viết tên đoạn thẳng)
- Lần lượt 4 HS lên vẽ,lớp vẽ vào bảng con
- HS đọc tóm tắt, tìm hiểu đề
- Lấy số đo đoạn thẳng AB cộng số đo đoạn thẳng BC.
- HS ghi bảng, lớp vào BC
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Lần lượt HS lên bảng vẽ
- Lớp vẽ vào bảng con.
- Nhận xét các hình vẽ khác nhau
- đội,mỗi đội 3 HọC SINH tham gia chơi
Thứ ba ngày 29 / 01 / 2013
TUẦN 23
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
A/Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
 - Đọc viết,đếm đến số 20.
 - Phép cộng trong phạm vi các số đến 20.
 - Giải bài toán.
B/Chuẩn bị: Ghi các bài tập lên bảng lớp
C/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Bài cũ:
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài:
 3 cm, 6cm, 10cm
II/ Bài mới: Luyện tập chung
 GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập
 a) Bài 1: “Viết các số từ 1 đến 20 vào ô trống”
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm bài.
Nên khuyến khích HS viết theo thứ tự từ 1 đến 20 .Chẳng hạn có thể nêu 2 cách viết như sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
1
2
3
4
5
10
9
8
7
6
11
12
13
14
15
20
19
18
17
16
- Khi chữa bài nên cho HS đọc các số theo thứ tự từ 1 đến 20
b) Bài 2: Cho học sinh làm cá nhân voà SGK: 
 Điền số thích hợp vào ô trống
- Yêu cầu hs làm bài vào SGK
*****
c) Bài 3: Cho học sinh giải theo nhóm đôi vào BC
Viết tóm tắt rồi viết bài giải.Chẳng hạn:
 Tóm tắt Bài giải
Có : 12 bút xanh Hộp đó có số bút là: 
Có : 3 bút đỏ 12 + 3 = 15(bút)
Tất cả có: .......bút? Đáp số: 15 cái bút
d) Bài 4: Cho HS làm theo nhóm tổ vào bảng phụ
III/Củng cố -Dặn dò:
-Trên tia số từ 0 đến 20, số nào lớn nhất? Số nào bé nhất?
- Xem trước bài :Luyện tập chung.
- HS vẽ bảng - lớp vẽ vào vở nháp
- HS tự nêu yêu cầu
- HS làm SGK
- HS tự nêu yêu cầu
HS làm SGK
- HS nêu bài toán
- HS làm bảng -lớp làm vào BC
- HS tự giải thích mẫu: chẳng hạn:13 cộng 1 bằng 14,viết 14 vào ô trống.....
- HS làm bài theo đội vào bảng phụ.
Thứ năm ngày 31 / 01 / 2013
TUẦN 23
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
A/Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
 - Kĩ năng cộng,trừ nhẩm;so sánh các số trong phạm vi 20;vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 - Giải bài toán có lời văn có nội dung hình học.
 B/ Chuẩn bị: Các bài tập trên bảng lớp
C/Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I/Bài cũ:
Điền số thích hợp vào ô trống
14
 + 1 + 4 
II/ Bài mới: 
1/Giới thiệu bài : Luyện tập chung
a)Bài 1a: Cho học sinh nêu miệng 
Bài 1b: Cho học sinh làm vào BC
b)Bài 2: Cho học sinh làm vào SGK
 Khoanh tròn vào số lớn nhất:14, 18, 11, 15
 Khoanh tròn vào số bé nhất: 17, 13, 19, 10
c) Bài 3: Cho học sinh vẽ đoạn thẳng có độ dài 4 cm vào vở
-Khi chữa bài có thể cho HS đổi vở cho nhau để kiểm tra độ dài.
d) Bài 4: Cho học sinh giải theo nhóm đôi vào BC
 - Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh trả lời
- GV hướng dẫn hs hiểu tóm tắt bằng sơ đồ ở SGK
- Cho học sinh giải vào BC theo nhóm đôi
III/ Củng cố, dặn dò: Xem trước bài: Các số tròn chục.
- HS làm bảng lớp
HS tự làm rồi chữa bài
- HS nêu yêu cầu đề và nêu miệngbài 1a, làm BC bài 1b
- HS làm và chữa bài.
* Số lớn nhất 18
* Số bé nhất 10
- HS nêu đề và làm bài và vẽ vào vở rồi đổi nhau kiểm tra
- HS giải vào BC:
Độ dài đoạn thẳng AC là:
 3 + 6 = 9(cm)
 Đáp số: 9cm.
Thứ sáu ngày 01 / 02 / 2013
TUẦN 23 
TOÁN: CÁC SỐ TRÒN CHỤC
A/ Mục tiêu: Giúp HS
 -Bước đầu nhận biết về số lượng ; đọc, viết các số tròn chục từ 10 đến 90.
 -Biết so sánh các số tròn chục.
B/ Chuẩn bị:
 - 9 bó - mỗi bó một que tính
 - Kẻ sẵn ở bảng : Số chục- Viết số - Đọc số 
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I/ Bài cũ:
1/ Tính:
13 + 4 = 18 - 5 =
17 - 4 = 13 + 5 =
2/ Trình bày bài giải theo tóm tắt sau:
A 6cm B 2cm C
 ?cm 
 II/ Bài mới:
 1/Giới thiệu: Ghi đề bài lên bảng
 2/Giới thiệu các số tròn chục
- Cho HS lấy bó 1 chục que tính và nói: có một chục que tính.
Ghi bảng: một chục
- Một chục còn gọi là mấy?
Ghi bảng : 10
- Số 20: HD tương tự như số 10
- Số 30 - 90 : HD cách viết , đọc số.
- Đếm theo chục: Từ một chục đến chín chục và ngược lại.
- Đọc các số tròn chục từ 10 đến 90 và ngược lại
- Các số tròn chục từ 10 đến 90 là những số có mấy chữ số ?
*****
3/ Thực hành
a)Bài 1a: HD làm ở bảng lớp
 Bài 1b: Làm ở BC
 Bài 1c: làm ở SGK 
 b)Bài 2: Cho học sinh làm thi trên bảng lớp:
 Viết số tròn chục vào ô trống
c) Bài 3: Cho học sinh làm thi theo nhóm:
Yêu cầu mỗi HS điền một số rồi chuyển cho bạn tiếp theo điền, cứ thế cho đến hết .
III/ Củng cố -Dặn dò:
-Vừa rồi chúng ta học bài gì?
- Đọc các số tròn chục vừa học?
- Trong các số tròn chục số nào là số lớn nhất?
- Số nào là số bé nhất?
- Các số tròn chục là số có mấy chữ số?
- Dặn hs về đọc và viết lại các số tròn chục.
- Xem trước bài : Luyện tập. 
Cả lớp làm bảng con
- HS lên bảng giải
HS nhắc lại
HS thực hiện
Một chục còn gọi là 10
- HS đếm cá nhân - đồng thanh
- HS đọc
- Là những số có 2 chữ số
 - HS làm theo yêu cầu
- Các tổ tham gia làm thi trên bảng lớp
- Các tổ tham gia làm thi vào bảng phụ
- HS trả lời
Thứ hai ngày 04 / 02 / 2013
TUẦN 24
TOÁN: LUYỆN TẬP
A/Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về làm tính cộng đọc,viết,so sánh các số tròn chục. 
- Bước đầu nhận ra “Cấu tạo”của các số tròn chục (từ 10 đến 90).Chẳng hạn,số 30 gồm 
 3 chục và 0 đơn vị.
B/ Chuẩn bị: Các bài tập trên bảng lớp
C/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Bài cũ: Gọi hs đém các số:
- Đếm 10 đến 90
- Từ 90 đến 10
II/ Bài mới
GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập: 
 a) Bài 1: Nối (Theo mẫu)
Tổ chức cho HS thi đua nối nhanh,nối đúng.
 b)Bài 2: Viết theo mẫu
 Dựa vào mẫu (Phần a),GV có thể sử dụng các bó chục que tính để giúp HS nhận ra “cấu tạo”của các số tròn chục (từ 10 đến 90).Chẳng hạn,GV giơ 4 bó que tính và nói: “số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị”.
*****
c) Bài 3:a/ Khoanh vào số bé nhất 
 b/ Khoanh vào số lớn nhất 
d) Bài 4:a/ Viết số theo thứ tự từ bé đến lớn
 b/ Viết số theo thứ tự từ lớn đến bé
III/ Củng cố - Dặn dò:
- Về xem lại các bài đã làm
- Xem trước bài :Cộng các số tròn chục.
- HS đếm
- HS nêu yêu cầu của bài 
- HS tự làm bài rồi chữa bài
- HS lên bảng- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS nghe
 Thứ ba ngày 05 / 02 / 2013
TUẦN 24
TOÁN: CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
A/ Mục tiêu: Bước đầu giúp HS
- Biết cộng các số tròn chục với một số tròn chục trong phạm vi 100(đặt tính,thực hiện phép tính).
-Tập cộng nhẩm một số tròn chục với một số tròn chục(trong phạm vi 100)
B/ Chuẩn bị: - Các bó,mỗi bó có một chục que tính(thay các thẻ một chục que tính trong bộ đồ dùng học toán lớp 1).
C/Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/Bài cũ: Viết các số: 60, 90, 30, 10, 50
a/Theo thứ tự từ lớn đến bé: 
b/Theo thứ tự từ bé đến lớn:
II/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu cách cộng các số tròn chục (theo cột dọc)
Bước 1: Hướng dẫn HS thao tác trên các que tính.
GV hướng dẫn HS sử dụng các bó que tính để nhận biết 30 có 3 chục và 0 đơn vị (viết 3 ở cột chục, viết 0 ở cột đơn vị,như ở trong SGK
-Yêu cầu HS lấy 20 que tính (hai bó que tính),xếp dưới 3 bó que tính trên.
GV giúp HS nhận biết 20 có 2 chục và 0 đơn vị (viết 2 ở cột chục,dưới 3;viết 0 ở cột đơn vị,dướ 0)
Gộp lại,ta được 5 bó và 0 que rời,viết 5 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị (dưới vạch ngang),như ở trong “Toán 1”
Bước 2:Hướng dẫn kỹ thuật làm tính cộng.
GV hướng dẫn HS thực hiện các bước (trường hợp 30 + 20):
* Đặt tính:
- Viết 30 rồi vết 20 sao cho chục thẳng cột với chục,đơn vị thẳng cột với đơn vị.
- Viết dấu +
- Kẻ vạch ngang.
* Tính (từ phải sang trái)
+
 30 * 0 cộng 0 bằng 0,viết 0
 20 * 3 cộng 2 bằng 5,viết 5
 50
 - Vậy: 30 + 20 = 50
Chú ý: chưa yêu cầu HS nêu qui tắc (khái quát) để làm tính cộng.
2/ Thực hành
a) Bài 1: Cho học sinh làm vào SGK 
 Lưu ý HS đặt tính thẳng cột
b) Bài 2: Cho học sinh tính nhẩm và nêu miệng
GV hướng dẫn HS cộng nhẩm các số tròn chục với một số tròn chục.Chẳng hạn,muốn tính 20+30
ta nhẩm: 2 chục + 3 chục = 5 chục
 Vậy : 20 + 30 = 50
Khi gọi HS chữa bài,nên yêu cầu HS đọc kết quả theo từng cột.
c)Bài 3: Cho học sinh giải theo nhóm đôi vào BC
III/ Củng cố - Dặn dò:
- Vừa học bài gì?
- Xem trước bài Luyện tập.
- HS lên bảng- lớp bảng con
- HS lấy 30 que tính (3 bó que tính)
- HS thực hành 
HS quan sát
- HS nêu lại cách cộng (như trên)
- HS nêu lại cách cộng
HS làm bảng lớp- bảng con rồi chữa bài.
HS tự đọc đề toán
Giải bài toán vào BC theo nhóm rồi chữa bài.
Thứ năm ngày 07 / 02 / 2013
TUẤN 24
TOÁN: LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố về làm tính cộng (Đặt tính, tính) và cộng nhẩm các số tròn chục(Trong phạm vi 100).
 - Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng (thông qua các ví dụ cụ thể).
 - Củng cố về giải toán.
B/ Chuẩn bị:
C/ Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
I/Bài cũ: Cho học sinh làm BC
Tính nhẩm:
50 + 40 = 70 + 20 = 40 + 50 = 20 + 70 =
II/ Bài mới:
GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập:
1/ Bài 1: Cho học sinh làm vào BC
Lưu ý: Nên lưu ý HS phải viết các số sao cho hàng chục thẳng cột với hàng chục, hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị
2/ Bài 2a: Cho hs nêu miệng
 Bài 2b: Cho hs làm vào BC
3/ Bài 3: Cho học sinh tóm tắt bài và làm vào BC theo nhóm đôi
 Lan hái : 20 bông hoa
 Mai hái : 10 bông hoa
 Cả 2 bạn :..... bông hoa?
d) Bài 4: Tổ chức cho HS thi đua nối nhanh, đúng
III/ Củng cố - Dặn dò:
- Về xem lại các bài đã làm
- Xem trước bài :Trừ các số tròn chục.
- HS làm bảng - lớp bảng con
- HS nêu yêu cầu của bài 
- HS làm bảng - lớp bảng con
- HS làm bài theo yêu cầu
- HS nêu yêu cầu của bài 
- HS lên bảng- rồi chữa bài.
- HS nêu cách làm bài
Thứ sáu ngày 08 / 02 / 2013
TUẦN 24
TOÁN: TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
A/Mục tiêu: Bước đầu giúp HS
 - Biết làm tính trừ các số tròn chục với một số tròn chục trong phạm vi 100 (đặt tính,thực hiện phép tính).
 - Tập trừ nhẩm một số tròn chục với một số tròn chục (trong phạm vi 100)
 - Củng cố về giải toán.
B/ Chuẩn bị: Các bài tập trên bảng
 - Các bó,mỗi bó có một chục que tính (thay các thẻ một chục que tính trong bộ đồ dùng học toán lớp 1).
C/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
I/Bài cũ: Cho hs viết các số:60, 90, 30, 10, 50 vào BC:
a/Theo thứ tự từ lớn đến bé: 
b/Theo thứ tự từ bé đến lớn:
II/ Bài mới: 
1/Giới thiệu cách trừ các số tròn chục (theo cột dọc)
Bước 1: Hướng dẫn HS thao tác trên các que tính.
GV hướng dẫn HS sử dụng các bó que tính để nhận biết 50 có 5 chục và 0 đơn vị ( viết 5 ở cột chục, viết 0 ở cột đơn vị, như ở trong SGK
-Yêu cầu HS lấy 20 que tính (hai bó que tính),xếp dưới 3 bó que tính trên.
GV giúp HS nhận biết 20 có 2 chục và 0 đơn vị (viết 2 ở cột chục, dưới 5; viết 0 ở cột đơn vị,dưới 0)
Tách ra, ta được 3 bó và 0 que rời,viết 3 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị (dưới vạch ngang),như ở trong “Toán 1”
Bước 2 : Hướng dẫn kỹ thuật làm tính trừ.
GV hướng dẫn HS thực hiện các bước (trường hợp 50 - 20):
* Đặt tính:
-Viết 50 rồi vết 20 sao cho chục thẳng cột với chục,đơn vị thẳng cột với đơn vị.
- Viết dấu -
- Kẻ vạch ngang.
*Tính(từ phải sang trái)
 – 
 50 * 0 trừ 0 bằng 0,viết 0
 20 * 3 trừ 2 bằng 5,viết 5
 30
 - Vậy: 50 - 20 = 30
Chú ý: Cũng như đối với phép cộng, chưa yêu cầu HS nêu qui tắc (khái quát)để làm tính trừ.
4.Thực hành
 Bài 1: Tính Lưu ý HS đặt tính thẳng cột
 Bài 2: Tính nhẩm
GV hướng dẫn HS trừ nhẩm một số tròn chục với một số tròn chục.Chẳng hạn,muốn tính:
 50 - 30
 ta nhẩm: 5 chục - 3 chục = 2 chục
 Vậy : 50 - 30 = 30
Khi gọi HS chữa bài,nên yêu cầu HS đọc kết quả theo từng cột.
 Bài 3: Tóm tắt:
Có : 30 cái kẹo
Cho thêm: 10 cái kẹo
Có tất cả : ..... cái kẹo
Thu chấm một số bài- Nhận xét
 Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài 
 III/Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học Xem trước bài Luyện tập.
- HS lên bảng- lớp bảng con
HS lấy 30 que tính (3 bó que tính)
HS thực hành 
HS quan sát
HS nêu lại cách cộng (như trên)
 HS nêu lại cách trừ
HS làm bảng lớp- bảng con rồi chữa bài.
Theo hướng dẫn trên,HS tự làm bài vào SGK rồi chữa bài.
HS tự đọc đề toán
Giải bài toán vào vở rồi chữa bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctoán 22,23,24, Microsoft Word Document.doc