Giáo án Toán lớp 1 - Bài 68: Thực Hành Đo Độ Dài

I.Mục đích, yêu cầu:

-Biết cách và sử dụng đơn vị đo “chưa chuẩn” như: gang tay, bước chân, que tính, để so sánh độ dài 1 số vật quen thuộc như: bảng đen, quyển vở, bàn HS,

-Nhận biết được rằng gang tay, bước chân, của những người khác nhau thì có độ dài ngắn khác nhau. Từ đó có biểu tượng về sự “sai lệch”, “tính xấp xỉ”, sự ước lượng” trong quá trình đo độ dài sử dụng các đơn vị đo “chưa chuẩn”.

-Bước đầu thấy sự cần thiết phải có đơn vị đo “chuẩn” để đo độ dài.

II. Đồ dùng dạy học:

 -GV: Thước kẻ, que tính

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 2800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 1 - Bài 68: Thực Hành Đo Độ Dài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 	Thứ , ngày  tháng  năm 
 Môn: Toán 
 Bài 68: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I.Mục đích, yêu cầu:
-Biết cách và sử dụng đơn vị đo “chưa chuẩn” như: gang tay, bước chân, que tính,để so sánh độ dài 1 số vật quen thuộc như: bảng đen, quyển vở, bàn HS,
-Nhận biết được rằng gang tay, bước chân, của những người khác nhau thì có độ dài ngắn khác nhau. Từ đó có biểu tượng về sự “sai lệch”, “tính xấp xỉ”, sự ước lượng” trong quá trình đo độ dài sử dụng các đơn vị đo “chưa chuẩn”.
-Bước đầu thấy sự cần thiết phải có đơn vị đo “chuẩn” để đo độ dài.
II. Đồ dùng dạy học:
	-GV: Thước kẻ, que tính
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Kiểm tra bài cũ: Đo độ dài 2 đoạn thẳng:
+Đo 2 que tính
+Đo 2 bút chì
+Đo 2 viên phấn
-GV nhận xét
2/Bài mới:
a/Giới thiệu bài: Để đo gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng, ngoài cách đo số ô, số gang tay, ta có thể đo bằng nhiều cách. Hôm nay ta sẽ thực hành cách đo độ dài
b/Giới thiệu đo độ dài “gang tay”:
-Gang tay là độ dài tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa.
-Cho HS lấy bảng con: vẽ 1 đoạn thẳng dài 1 gang tay (lấy 1 điểm nơi đầu ngón tay cái và 1 điểm nơi đầu ngón tay giữa, nối 2 điểm đó để có đoạn thẳng AB.
c/Hướng dẫn độ dài bằng gang tay:
-GV làm mẫu: đo độ dài cạnh bảng- đọc kết quả: cạnh bảng dài 7 gang tay (Lưu ý:Mỗi người có độ dài gang tay khác nhau)
d/Hướng dẫn cách đo bằng bước chân:
-GV làm mẫu: đo độ dài bục giảng bằng bước chân- đọc kết quả: Bục giảng dài 5 bước chân. (Lưu ý: bước chân vừa phải)
e/Đo độ dài bằng sải tay: Chỉ giới thiệu sơ
f/Đo độ dài bằng thước thẳng:
 3/Thực hành:
+Bài 1: Đo độ dài bằng gang tay
+Bài 2: Bằng bước chân
+Bài 3: Bằng que tính
-Nêu lại cách so sánh 2 đoạn thẳng
-HS đo- lớp nhận xét
-HS nói: Độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB
-HS thực hành đo độ dài cạnh bàn- đọc kết quả
-HS thực hành đo bục giảng (4 HS)
-1 HS lên đo độ dài bảng đen bằng sải tay.
-1 HS lên đo độ dài bảng đen bằng thước thẳng
-Đo độ dài cái cặp
-Đo chiều dài lớp học
-Đo độ dài cạnh bàn.
*Hoạt động hỗ trợ:
 -So sánh độ dài bước chân của cô giáo và HS. Bước chân ai dài hơn?
 -Vì sao người ta không sử dụng gang tay hoặc bước chân để đo độ dài trong các hoạt động hàng ngày?
IV. Củng cố, dặn dò: -Về nhà tập đo độ dài.

Tài liệu đính kèm:

  • doc68(thuchanhdododai).doc