Giáo án Toán lớp 1

I. MỤC TIÊU :

 - Tạo không khí vui vẻ trong lớp.

 - HS tự giới thiệu về mình.

 - Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 + Sách GK – Bộ đồ dùng Toán 1 của học sinh

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Kiểm tra bài cũ :

 không có

 2.Bài mới : Giới thiệu và ghi đầu bài

 

doc 232 trang Người đăng phuquy Lượt xem 5153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh 
Hoạt động 2 : Luyện tập bài 1(1,2,3),2(1),3(1),4. 
- GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập 
Bài 1 : Hướng dẫn học sinh sử dụng các công thức cộng, trừ trong phạm vi 10 để điền kết quả vào phép tính 
- Củng cố quan hệ cộng, trừ 
Bài 2: Giáo viên treo bảng phụ. a)Hướng dẫn học sinh thực hiện các phép tính liên hoàn. Kết quả của mỗi lần tính được ghi vào vòng tròn .
- Giáo viên nhận xét, sửa sai chung 

 b) – Hướng dẫn học sinh điền số vào chỗ chấm theo gợi ý : 10 trừ mấy bằng 5 , 2 cộng với mấy bằng 5 
Bài 3 : Hướng dẫn học sinh thực hiện các phép tính ( Tính nhẩm ) rồi so sánh các số và điền dấu thích hợp vào ô trống 
- Giáo viên ghi các bài tập lên bảng 
- Gọi 3 em lên sửa bài .
Bài 4 : 
- Hướng dẫn học sinh đọc tóm tắt của bài toán rồi nêu bài toán (Nêu điều kiện và câu hỏi của bài toán ) từ đó hình thành bài toán 
- Cho nhiều hoạt động lặp lại lời giải và phép tính cho học sinh quen dần với giải toán có lời văn 
- Học sinh lặp lại tên bài học 
- 2 Học sinh đọc lại : 
10 gồm 9 và 1 hay 1 và 9 
10 gồm 8 và 2 hay và 8 
10 gồm 7 và 3 hay 3 và 7 
10 gồm 6 và 4 hay 4 và 6 
10 gồm 5 và 5
- Học sinh mở SGK và vở toán 
- HS tự làm bài vào vở toán 
-Học sinh nhận xét, các cột tính để nhận ra quan hệ cộng trừ 
-Học sinh tìm hiểu lệnh của bài toán, tự làm bài rồi chữa bài 
-1 học sinh lên bảng chữa bài 
- Bông hoa xuất phát là 10 và ngôi sao kết thúc cũng là số 10 
-Học sinh tự làm bài.
-1 học sinh lên bảng chữa bài 
- Học sinh tự làm bài trên phiếu bài tập 
-3 Học sinh lên bảng chữa bài 
-Tổ 1 có 6 bạn, tổ 2 có 4 bạn. Hỏi cả 2 tổ có mấy bạn ?
Học sinh nêu lời giải : Số bạn 2 tổ có là :
Nêu phép tính : 6 + 4 = 1 0
-Học sinh ghi phép tính vào bảng con 
 3.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét, tuyên dương học sinh hoạt động tích cực 
- Dặn học sinh ôn lại bảng cộng, trừ . 
TIẾT 64 : LUYỆN TẬP CHUNG(Trang89)
I. MỤC TIÊU : 
 -Đếm, so sánh, thứ tự các số trong phạm vi 10.
 - Biết làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 
 -Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Vẽ trên bảng lớp bài tập số 1 . 
 + Bảng phụ ghi tóm tắt bài 5a), 5b) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Kiểm tra bài cũ :
+ Sửa bài tập 4 a,b . giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc tóm tắt đề rồi đọc bài toán. Gọi 2 học sinh lên bảng viết phép tính phù hợp và nêu được câu lời giải 
+ Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, bổ sung .
+ Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Củng cố nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi tên bài học .
- Gọi học sinh đếm từ 0 đến 10 và ngược lại .
- Hỏi lại các số liền trước, liền sau 
Hoạt động 2 : Luyện tập 
- Cho học sinh mở SGK hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 : Hướng dẫn học sinh đếm số chấm tròn trong mỗi ô rồi viết số chỉ số lượng chấm tròn vào ô trống tương ứng 
-1 Học sinh lên bảng sửa bài 
Bài 2: Đọc các số từ 0 đến 10 và từ 10 đến 0 .
-Giáo viên gọi học sinh lên bảng chỉ vào dãy số đọc các số theo tay chỉ .
Bài 3 : 
- Yêu cầu học sinh tự thực hiện bài tính theo cột dọc – Lưu ý học sinh viết số thẳng cột đơn vị 
- Cho 3 HS lên bảng làm bài 
Bài 4 : -Viết số vào ô trống .
- Cho 2 HS lên thực hiện đua viết số thích hợp vào ô trống 
8
6
 -3 + 4 
 + 4 - 8 
-Giáo viên sửa bài chung 
Bài 5 : 
- Yêu cầu học sinh căn cứ vào tóm tắt bài toán để nêu các điều kiện của bài toán. Tiếp theo nêu câu hỏi của bài toán.
- Cho học sinh nêu lại toàn bộ bài toán qua tóm tắt sau đó viết phép tính phù hợp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh đặt bài toán và giải chính xác.
-Học sinh lần lượt nhắc lại đầu bài 
- 4 em đếm 
- 4 học sinh trả lời 
- Học sinh mở SGK .
-Học sinh tự làm bài .
-Lần lượt 2 học sinh đọc số xuôi, 2 học sinh đọc dãy số ngược.
-Học sinh làm bài vào bảng. 
- 2 HS lên bảng thực hiện đua viết số đúng 
- Học sinh nhận xét
-a) Trên đĩa có 5 quả táo. Bé để thêm vào đĩa 3 quả táo nữa. Hỏi có tất cả mấy quả táo ?
 5 + 3 = 8 
-b) Nam có 7 viên bi. Hải lấy bớt 3 viên bi. Hỏi Nam còm lại mấy viên bi ?
 7 - 3 = 4 
 3.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tích cực 
- Dặn học sinh ôn lại các bảng cộng, trừ .
TUẦN :17
TIẾT 65 : LUYỆN TẬP CHUNG(Trang 90)
I. MỤC TIÊU : 
 - Cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10 .
 - Viết các số theo thứ tự quy định
 -Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Tranh và tóm tắt bài tập 3a), b)
 + Bộ thực hành dạy toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Củng cố cấu tạo và viết số trong phạm vi 10.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cấu tạo của các số 2 , 3 , 4 , 5, 6 , 7 , 8 , 9 , 10.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
- Giáo viên giới thiệu bài – ghi đầu bài .
Hoạt động 2 : Thực hành bài1(3,4),2,3. 
- Hướng dẫn SGK 
Bài 1 : Điền số còn thiếu vào chỗ trống . 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu 2 phép tính đầu 
- Lưu ý : học sinh tính chính xác trong toán học 
Bài 2: Xếp các số theo thứ tự lớn dần, bé dần 
- Cho HS xác định các số 7 , 5 , 2 , 9 , 8 .
- Cho HS suy nghĩ sắp xếp các số (làm miệng ) sau đó cho học sinh làm bài tương tự vào bảng 
- Sửa bài chung cả lớp 
Bài 3 : 
a) Học sinh quan sát tranh tự nêu bài toán và viết phép tính phù hợp 
- Giáo viên hỏi lại câu hỏi của bài toán để hướng dẫn học sinh đặt lời giải bài qua câu trả lời 
b) Gọi học sinh đặt bài toán và phép tính phù hợp 
- Giáo viên chỉnh sửa câu cho học sinh thật hoàn chỉnh 
- Hướng dẫn đặt câu trả lời bài giải 
- Lưu ý : học sinh cách đặt bài toán, cách tóm tắt bài toán.
Hoạt động 3 :Trò chơi .
- Hỏi đáp các công thức cộng trừ trong phạm vi 10 
- Đại diện 2 đội a và b : Lần lượt nêu câu hỏi cho đội bạn trả lời. Đội nào trả lời nhanh kết quả phép tính đúng là thắng cuộc 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng.
-Lần lượt từng em nêu cấu tạo 1 số 
-Học sinh lần lượt đọc lại đầu bài 
-Học sinh mở SGK
- Học sinh nêu yêu cầu và tự làm bài . Dựa trenâ cơ sở cấu tạo các số để điền số đúng 
-Học sinh tự làm và chữa bài 
- Học sinh tự làm bài vào bảng với các số : 
 2, 5, 7, 8, 9.
 9, 8, 7, 5, 2.
a) Có 4 bông hoa, thêm 3 bông hoa . Hỏi có tất cả mấy bông hoa? 
 4 + 3 = 7 
b) Có 7 lá cờ. Bớt đi 2 lá cờ .Hỏi còn lại bao nhiêu lá cờ ? 
 7 - 2 = 5 
-Ví dụ : A hỏi B : 5 + 5 = ? , 10 – 3 = ? 
 8 + 2 = ? , 10 - 2 = ? 
 B trả lời nhanh kết quả của các phép tính 
 Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tích cực 
TIẾT 66 : LUYỆN TẬP CHUNG( Trang 91)
I. MỤC TIÊU : 
 - Thực hiện được so sánh số, biết thứ tự của các số trong dãy số từ 0®10.
 - Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 10 
 - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Viết bài tập 1, 3 lên bảng phụ – Tranh bài 4 a, b 
 + Các hình để xếp ¡ , r ( bài 5 ) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Củng cố thứ tự dãy số từ 0®10.
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi đầu bài .
- Gọi học sinh đếm lại dãy số thứ tự từ 0 š 10 để chuẩn bị làm bài tập 1 .
Hoạt động 2 : Luyện tập bài1,2(a,b(1),3(1,2),4
- Giáo viên cho học sinh mở SGK 
- Lần lượt hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 1 : Nối Các chấm theo thứ tự từ 0 à 10 
- GV hướng dẫn trên mẫu .
- Cho HS nối các chấm theo thứ tự từ 0 à số 10 .Sau đó cho học sinh nêu tên của hình vừa được tạo thành.
-Học sinh nối hình thứ 2 từ số 0 à 8 rồi nêu tên hình 
Bài 2: Cho học sinh nêu ( miệng hay viết )
- Kết quả tính rồi chữa bài 
- Viết : Bài 2a) 
- Miệng : bài 2b) 
-Giáo viên hướng dẫn chữa bài trên bảng 
Bài 3 : So sánh điền dấu > ,< , = : 
- Cho HS tự viết dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi chữa bài.
- Gọi 3 em lên bảng chữa bài.
Hoạt động 3 : Củng cố quan sát tranh viết phép tính. 
Bài 4 : Học sinh quan sát tranh nêu bài toán đặt phép tính phù hợp 
- Cho học sinh tự làm và chữa bài trên bảng 
Hoạt động 4 : 
Mt : Củng cố nhận dạng hình. Xếp hình theo thứ tự xác định 
Bài 5 : Giáo viên treo mẫu 
- Học sinh quan sát nêu tên hình 
-Cho học sinh lấy hộp thực hành toán ra 
-Học sinh đọc lại tên bài học 
- 3 em đếm 
- Học sinh quan sát theo dõi 
- Học sinh tự làm bài 
-1 Học sinh nêu : Hình dấu cộng hoặc hình chữ thập 
- Học sinh nêu chiếc ô tô 
- Học sinh làm vào vở
- Học sinh lần lượt( nêu miệng) kết quả từng bài toán 
-HS tự làm bài và chữa bài 
a) Có 5 con vịt. Thêm 4 con vịt . Hỏi có tất cả mấy con vịt ? 
 5 + 4 = 9 
b) Có 7 con thỏ. Chạy đi hết 2 con thỏ. Hỏi còn lại mấy con thỏ ?
 7 - 2 = 5 
-Học sinh quan sát mẫu nêu tên hình. Cách sắp xếp các hình trong mẫu 
- Có hình tròn và hình tam giác 
-Cách xếp theo thứ tự ; cứ 2 hình tròn thì đến 1 hình tam giác 
-Học sinh xếp hình thep mẫu 
 Hoạt động nối tiếp.
- Nhận xét tuyên dương học sinh hoạt động tích cực 
- Dặn học sinh học thuộc các bảng cộng trừ .
TIẾT 67 : LUYỆN TẬP CHUNG(Trang 92)
I. MỤC TIÊU : 
 - Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10.
 - Thực hiện được cộng trờ,so sánh các số trong phạm vi 10.
 - Viết phép tính thích hợp với hình vẽ,nhận dạng hình tam giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bảng thực hành dạy toán.Bảng phụ ghi sẵn bài tập số 4 ,5. 
 + Học sinh có SGK – vở kẻ ô li. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Củng cố cấâu tạo số từ 0®10
- GV yêu cầu 1HS đếm xuôi,ngược trong phạm vi 10 .Nêu cấu tạo các số.
- Từ 0 đến 10.Số nào lớn nhất? Số nào bé nhất ? 
- Số 8 lớn hơn những số nào ?
- Số 2 bé hơn những số nào ?
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi tên bài học.
Hoạt động 2 : Luyện tập bài 1,2(2),3,4.
Bài 1 : Học sinh tính
- Giáo viên cho học sinh làm bài vào bảng .
-Lưu ý học sinh viết số thẳng cột,chú ý hàng đơn vị,hàng chục.
Bài 2: Củng cố cấu tạo số
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu cấu tạo 10 gồm 4 và ?. . . 
- Cho học sinh tự làm bài .
-Giáo viên nhận xét ,bổ sung, sửa sai trước lớp 
Bài 3 : Học sinh nêu miệng
-Các số 6 , 8 , 4 , 2 , 10.
* Số nào lớn nhất ?
* Số nào bé nhất ?
- Cho học sinh làm bài tập vào vở
- Khoanh tròn số lớn nhất.
- Khoanh vào số bé nhất.
Bài 4 : Viết phép tính thích hợp 
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.
- Hướng dẫn giải,nêu phép tính phù hợp . 
- Cho học sinh giải vào bảng con. 
Bài 5 : 
- Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh xếp SGK và quan sát hình . 
- Giáo viên hỏi: Hình bên có mấy hình tam giác ?
- Yêu cầu học sinh lên chỉ và đếm số hình .
- Cho HS nêu ý kiến nhiều em. GV không vội kết luận để tập cho HS có óc quan sát và phải có chính kiến của mình.
-Giáo viên hướng dẫn sửa bài .
- 1 em đếm từ 0 đến 10 và ngược lại. 
- HS lần lượt nêu cấu tạo các số 
-Số 10 lớn nhất, số 0 bé nhất.
- 8 lớn hơn 7 , 6 , 5 , 4 , 3 , 2 , 1 , 0.
- 2 bé hơn 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10.
- Học sinh lần lượt đọc lại tên bài học. 
- Nêu yêu cầu bài 
- Tự làm bài và chữa bài
- 8 gồm 3 và 5
- 10 gồm 4 và 6
-Học sinh làm bài vào SGK
-1 Học sinh lên bảng chữa bài 
-Học sinh quan sát nêu được .
- Số 10 lớn nhất.
- Số 2 bé nhất.
-Học sinh tự làm bài ,chữa bài .
- 3 con
- Học sinh nêu: 5 + 2 = 7
- 1 em lên bảng viết phép tính .
-Học sinh quan sát đếm hình và nêu được có 8 hình tam giác
 Hoạt độïng nối tiếp. 
- Nhận xét tiết học . Tuyên dương học sinh hoạt động tích cực .
- Dặn học sinh ôn lại bảng cộng trừ và tập làm các loại toán đã học
- Làm các bài tập vào vở kẻ ô li.
- Chuẩn bị kiểm tra HK 1 .
Tên bài dạy: Kiểm tra định kì cuối học kì I
Ngày dạy : 
I. Mơc tiªu
- §¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp vỊ:
- Thùc hiƯn phÐp céng, phÐp trõ trong ph¹m vi c¸c sè ®Õn 10
- So s¸nh c¸c sè vµ n¾m ®­ỵc thø tù c¸c sè trong d·y c¸c sè tõ 0 ®Õn 10
- NhËn d¹ng h×nh ®· häc
- ViÕt phÐp tÝnh thÝch hỵp víi tãm t¾t cđa bµi to¸n
II.®Ị kiĨm tra 
C©u 1: TÝnh
a)	+ 	- 
 - 	+ 	- 
b) 
6 – 3 – 1 =	
10 – 8 + 5 =
10 + 0 – 4 =
5 + 4 – 7 =
2 + 4 – 6 =
8 – 3 + 3 =
C©u 2: Sè?
9 = . + 4
5 =  + 2
4 =  + 4
10 = 7 + .
8 = 6 + .
7 = 7 - .
C©u 3:
Khoanh vµo sè lín nhÊt: 7, 3, 5, 9, 8
Khoanh vµo sè bÐ nhÊt: 6, 2, 10, 3, 1
C©u 4: ViÕt phÐp tÝnh thÝch hỵp
§· cã: 	8 c©y
Trång thªm:	2 c©y
Cã tÊt c¶: .. c©y?
C©u 5: Sè?
Cã  h×nh vu«ng
III. H­íng dÉn ®¸nh gi¸ vµ cho ®iĨm
C©u 1: 5 ®iĨm
 PhÇn a) (2 ®iĨm): Mçi phÐp tÝnh ®ĩng cho 1/3 ®iĨm
 PhÇn b ( 3 ®iĨm): Mçi lÇn viÕt kÕt qu¶ ®ĩng cho 1/2 ®iĨm
C©u 2: 1 ®iĨm
 Mçi lÇn ®iỊn ®ĩng cho 1/6 ®iĨm
C©u 3: 
 PhÇn a khoanh vµo sè 9 cho 1/2 ®iĨm
 PhÇn b khoanh vµo sè 1 cho 1/2 ®iĨm
C©u 4: 2 ®iĨm
 ViÕt phÐp tÝnh 8 + 2 = 10 cho 2 ®iĨm
C©u 5: 1 ®iĨm
 ViÕt sè 3 vµo chç chÊm cho 1 ®iĨm 
*. Rút kinh nghiệm :
-
-
-
TUẦN :18
TIẾT 69 : ĐIỂM – ĐOẠN THẲNG( Trang94)
I. MỤC TIÊU : 
 - Nhận biết được “điểm”-“ đoạn thẳng”
 - Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng
 - Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Mỗi học sinh đều có thước và bút chì 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu điểm ,đoạn thẳng .
- GV vẽ trên bảng 2 điểm giới thiệu với học sinh khái niệm về điểm 
- Đặt tên 2 điểm là A va øB . Ta có điểm A và điểm B 
- GV dùng thước nối từ điểm A qua điểm B, giới thiệu đoạn thẳng AB 
- Giới thiệu tên bài học – ghi bảng 
 Hoạt động 2 : Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng.
a) Giáo viên giới thiệu dụng cụ để vẽ đoạn thẳng 
-Giáo viên nói : Muốn vẽ đoạn thẳng ta dùng thước thẳng 
-Cho học sinh dùng ngón tay di động theo mép thước để biết mép thước thẳng 
b) Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng 
Bước 1 : Dùng bút chì chấm 1 điểm rồi nối 1 điểm nữa vào tờ giấy . Đặt tên cho từng điểm 
Bước 2 : Đặt mép thước qua 2 điểm A, B ,dùng tay trái giữ cố định thước. Tay phải cầm bút, đặt đầu bút tựa vào mép thước và tỳ trên mặt giấy tại điểm A , cho đầu bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ điểm A đến điểm B.
Bước 3 : Nhấc thước ra ta có đoạn thẳng AB
- GV uốn nắn sửa sai cho HS 
Hoạt động 3 : Thực hành bài 1, 2, 3.
- Cho HS mở SGK . Giáo viên hướng dẫn lại phần đáy khung 
Bài1: Gọi học sinh đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong SGK
 Bài 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng thước và bút nối từng cặp 2 điểm để có các đoạn thẳng ( như SGK). Sau khi nối cho học sinh đọc tên từng đoạn thẳng 
-Giáo viên xem xét theo dõi học sinh vẽ hình. Hướng dẫn học sinh nối các đoạn thẳng cho sẵn để có hình có 3 đoạn thẳng, 4 đoạn thẳng , 5 đoạn thẳng , 6 đoạn thẳng 
Bài 3: Cho học sinh nêu số đoạn thẳng và đọc tên các đoạn thẳng trong hình vẽ 
A
B
C
D
P
N
M
O
K
H
G
L
- HS lặp lại : trên bảng có 2 điểm 
- HS lặp lại điểm A; điểm B
- HS lần lượt nêu : Đoạn thẳng AB 
- HS lặp lại tên bài học: Điểm ; đoạn thẳng 
- Học sinh lấy thước giơ lên 
- Học sinh quan sát thước – Làm theo yêu cầu của giáo viên 
- Học sinh theo dõi quan sát và ghi nhớ 
- Học sinh luyện tập vẽ trên nháp 
- Học sinh mở sách quan sát, lắng nghe 
- Học sinh đọc : Điểm M. Điểm N – Đoạn thẳng MN 
- Học sinh nối và đọc được 
- Đoạn thẳng AB, Đoạn thẳng AC, Đoạn thẳng BC . 
-3 Học sinh lên bảng sửa bài 
-Học sinh nêu số đoạn thẳng và tên các đoạn thẳng 
Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét, tiết học – Tuyên dương học sinh hoạt động tốt 
- Dặn học sinh tập vẽ đoạn thẳng và đặt tên cho đoạn thẳng .
- Tập đếm số đoạn thẳng trong hình 
TIẾT 70 : ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG ( Trang 96)
I. MỤC TIÊU : 
 - Có biểu tượng về “ dài hơn – ngắn hơn “ từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính “ dài – ngắn ‘ của chúng 
 - Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tuỳ ý bằng 2 cách : so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.
 - Yêu thích, chăm học toán. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Một số thước bút có độ dài khác nhau , màu sắc khác nhau .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Bài cũ:
+ Gọi 3 học sinh lên bảng vẽ đoạn thẳng và đặt tên cho đoạn thẳng đó 
+ Học sinh dưới lớp vẽ vào bảng con 1 đoạn thẳng và đặt tên cho đoạn thẳng 
+ Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
+Giáo viên treo 1 số hình yêu cầu học sinh đếm số đoạn thẳng trong mỗi hình 
 2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1: Giới thiệu độ dài đoạn thẳng.
a) Giáo viên giơ 2 chiếc thước (độ dài khác nhau ) Hỏi : “làm thế nào để biết cái nào dài hơn cái nào ngắn hơn ? “ 
- Gọi HS lên so sánh 2 cây bút màu, 2 que tính 
-Yêu cầu học sinh xem hình vẽ trong SGK và nói được “ Thước trên dài hơn thước dưới , thước dưới ngắn hơn thước trên “ và “ Đoạn thẳng AB ngắn hơn Đoạn thẳng CD ”
- GV hướng dẫn học sinh thực hành so sánh từng cặp 2 đoạn thẳng trong bài tập 1 rồi nêu : “ Đoạn thẳng MN dài hơn Đoạn thẳng PQ . Đoạn thẳng PQ ngắn hơn Đoạn thẳng MN “
b) Từ các biểu tượng về “ dài hơn- ngắn hơn “ giúp học sinh rút ra kết luận 
Hoạt động 2 : So sánh độ dài đoạn thẳng.
- Yêu cầu HS xem hình trong SGK và nói “ có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay”. “Đoạn thẳng trong hình vẽ dài 3 gang tay nên đoạn thẳng này dài hơn 1 gang tay “ 
-Giáo viên đo đoạn thẳng vẽ sẵn trên bảng bằng gang tay để học sinh quan sát 
- Giáo viên nói : Có thể đặt 1 ô vuông vào đoạn thẳng trên – có thể đặt 3 ô vuông vào đoạn thẳng dưới nên đoạn thẳng ở dưới dài hơn đoạn thẳng ở trên 
-Giáo viên nhận xét : “Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó “ 
Hoạt động 4 : Thực hành bài 1, 2, 3.
Bài 1: Hướng dẫn học sinh đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số ô vuông thích hợp vào mỗi đoạn thẳng tương ứng 
Bài 2 : Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
- Hướng dẫn học sinh : Đếm số ô vuông trong mỗi băng giấy ghi số tương ứng .
- So sánh các số vừa ghi, xác định băng giấy ngắn nhất 
- Tô màu vào băng giấy ngắn nhất 
- Có thể làm bài tập trong SGK ( Tô màu cột cao nhất , cột thấp nhất )
- HSsuy nghĩ và theo hướng dẫn của giáo viên. HS nêu: chập 2 chiếc thước sao cho chiếc thước có 1 đầu bằng nhau, rồi nhìn vào đầu kia thì biết chiếc nào dài hơn 
- HS nêu được : Cây bút đen dài hơn cây bút đỏ. Cây bút đỏ ngắn hơn cây bút đen 
- HS nhận ra : Mỗi đoạn thẳng có 1 độ dài khác nhau. Muốn so sánh chúng ta phải đặt 1 đầu của 2 đoạn thẳng bằng nhau. Nhìn vào đầu kia sẽ biết được đoạn thẳng nào dài hơn 
- HS quan sát hình vẽ tiếp sau và nêu được đoạn thẳng ở trên ngắn hơn . đoạn thẳng ở dưới dài hơn 
- Học sinh làm vào vở 
-Học sinh thực hành 
 3. Củng cố , dặn dò
 - Nhận xét, tiết học – Tuyên dương học sinh hoạt động tốt 
- Tập đo độ dài quyển sách , cạnh bàn , cửa sổ phòng học của em 
- Chuẩn bị bài hôm sau
TIẾT 71 : THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI(Trang98)
I. MỤC TIÊU : 
 - Biết đo độ dài bằng gang tay, bước chân , thước kẻ học sinh, que tính, que diêm  
 - Thực hànhđo chiều dài bảng lớp học, bàn, lớp học.
 - Nhận biết được rằng gang tay, bước chân của 2 người khác nhau thì không nhất thiết giống nhau . Từ đó có biểu tượng về sự ‘ sai lệch “ , “tính xấp xỉ ‘ , hay “sự ước lượng” trong quá trình đo các độ dài bằng những đồ vật đo “chưa chuẩn “
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bước đầu thấy được cần có 1 đơn vị đo “ chuẩn” để đo độ dài .
 + Thước kẻ học sinh , que tính. Giáo viên vẽ các hình ở bài tập 1 + 2 / 96, 97 SGK ở bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
 1. Bài cũ: Củng cố độ dài đoạn thẳng:
 + Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh nêu tên các đoạn thẳng ở bảng rồi so sánh từng đôi 1 để nêu đoạn thẳng

Tài liệu đính kèm:

  • docTOÁN.doc