Giáo án Tin học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017 - Đặng Thị Thủy

LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH

BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH CHÚNG TA (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Học sinh gọi tên và phân biệt được các dạng thông tin khác nhau khi được tiếp cận

- Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau

- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lý và truyền thông tin

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Bài cũ:

Câu 1: Em hãy trình bày các bộ phận của máy tính?

Câu 2: Hãy nêu cách mở máy? Cách tắt máy?

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài: Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với nhiều dạng thông tin khác nhau. Có 3 loại thông tin thường gặp: văn bản, âm thanh và hình ảnh.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Thông tin dạng văn bản

- Hướng dẫn HS quan sát H11/SGK: Cho ta biết thông tin gì?

* Đưa ra thêm ví dụ: Tấm bảng khi vào cổng trường có ghi hàng chữ: Trường Tiểu Học Kỳ Sơn hoặc một bài báo ghi thông tin dạng văn bản.

- Sách giáo khoa, truyện tranh, báo chí và cả những tấm bia cổ chứa đựng thông tin dạng văn bản (chữ, số)

- Các em hãy quan sát ở trong lớp mình có dạng thông tin văn bản không?

- Dạng thông tin văn bản mà em đưa ra cho chúng ta biết được những thông tin gì?

2. Thông tin dạng âm thanh

- Cho ví dụ: Tiếng trống trường cho em biết điều gì?

- Chúng ta nghe các buổi phát thanh hay buổi học, trò chuyện để nhận và trao đổi thông tin.

- Loài vật cũng có âm thanh riêng

- Yêu cầu HS cho một số ví dụ về thông tin dạng âm thanh

3. Thông tin dạng hình ảnh

- Hướng dẫn HS quan sát hình 13,14,15,16 (SGK/Tr13)

- Em hãy cho cô biết những bức tranh đó giúp cho ta biết thông tin gì?

- Các biển báo giao thông, đó là những thông tin dạng hình ảnh

- Những bức ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, trên các tờ báo cho em hiểu thêm nội dung của bài học, bài báo,.

* Kết luận: Máy tính giúp chúng ta dễ dàng sử dụng được 3 dạng thông tin trên

4. Bài tập

Làm bài tập B3

- Trả lời: Cổng trời Quản Bạ, cửa đóng ra vào bằng gỗ nghiến.

- Lắng nghe, ghi chép

- Trả lời: 5 điều Bác Hồ dạy, .

- Những điều Bác dặn để chúng ta học theo

- Báo hiệu giờ học, giờ ra chơi bắt đầu hoặc kết thúc.

- Lắng nghe và ghi chép

- Trả lời: Tiếng chuông, tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng em bé khóc

- Quan sát

- Trả lời

* H13 đèn điều khiển giao thông

* H14 biển báo chú ý: Trường học

* H15 cấm đổ rác

* H16 nơi ưu tiên cho người khuyết tật

- Lắng nghe, ghi chép

B3: Lớp có nhiều máy tính, có nhiều bạn HS nữ, GV đưa câu hỏi và HS xung phong trả lời, .

 

doc 103 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 629Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017 - Đặng Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác ngón tay sẽ vươn ra để gõ các phím ở hàng trên. Sau khi gõ xong một phím, phải đưa ngón tay về phím xuất phát tương ứng ở hàng cơ sở.
- Hướng dẫn HS cách gõ từng ngón tay vào phím chứa kí tự chữ cần thiết.
* Tay trái:
- Ngón út vươn lên gõ phím: Q
- Ngón áp út vươn lên gõ phím: W
- Ngón giữa vươn lên gõ phím: E
- Ngón trỏ vươn lên gõ phím: R và T
* Tay phải:
 - Ngón trỏ vươn lên gõ phím: Y và U
- Ngón giữa vươn lên gõ phím: I
- Ngón áp út vươn lên gõ phím: O
- Ngón út vươn lên gõ phím: P
* Ví dụ: muốn gõ chữ Q hãy tìm vị trí chữ Q trên bàn phím, xác định ngón út của tay trái (HS giơ ngón út của tay trái) và dùng ngón út của tay trái vươn lên gõ (ấn) vào chữ Q.
Hoạt động: Thực hành
- Yêu cầu HS khởi động phần mềm soạn thảo Word. 
- Yêu cầu HS thực hành bài T1 (SGK\Trg 47)
- GV quan sát các nhóm để kịp thời sửa chữa các lỗi sai, giúp đỡ các em thực hiện.
- Trả lời: Các phím ở hàng phím trên: Q, W, E, R, T, Y, U, I, O, P
- Nhận biết các ngón của từng bàn tay: ngón út, ngón áp út, ngón giữa, ngón trỏ, ngón cái.
- Các ngón tay vẫn đặt lên các phím ở hàng cơ sở.
- Lắng nghe, quan sát
- Lắng nghe, quan sát trên bàn phím để nhận biết.
- Thực hiện tìm và khởi động phần mềm Word
- Thực hành gõ bàn phím
- Các bạn trong nhóm lần lượt thực hành.
4. Củng cố và dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học, nhắc lại quy tắc gõ mười ngón	
- Ghi nhớ những phím thuộc hàng phím cơ sở, hàng phím trên
- Học bài, nhớ kỹ cách gõ phím. Chuẩn bị cho tiết sau thực hành
Tiết 22	Ngày soạn: ........................
	Ngày dạy: ........................
EM TẬP GÕ BÀN PHÍM
BÀI 2: TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG TRÊN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nắm rõ cách sử dụng phần mềm Mario để luyện tập gõ bằng 10 ngón.
- Biết sử dụng cả 10 ngón tay để gõ các phím trên hàng phím trên. Chỉ yêu cầu gõ đúng, không yêu cầu gõ nhanh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: 
Câu 1: Em hãy viết các phím ở hàng trên?
Câu 2: Em hãy nêu cách gõ các phím ở hàng trên?
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Tiết học này tiếp tục sử dụng phần mềm Mario để luyện tập cách gõ bằng 10 ngón với hàng phím trên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 3: Tập gõ với phần mềm Mario
- Em hãy nhắc lại cách khởi động phần mềm Mario?
- Em hãy miêu tả lại màn hình chính của phần mềm Mario
- Em hãy tìm hiểu và nêu cách chọn bài và mức độ luyện tập?
- Yêu cầu HS quan sát các H52 (SGK/48) để hiểu rõ hơn phần mềm	
- Yêu cầu HS thực hành tập gõ với phần mềm Mario
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- GV nhận xét các nhóm thực hành.
- Tổ chức thi trong lớp xem ai gõ chính xác nhất, có số phím có đúng nhiều nhất.
- Em hãy nêu lại để tiếp tục hay kết thúc bài luyện tập ta làm thế nào?
- Sau khi kết thức bài tập gõ, để thoát khỏi phần mềm Mario em làm như thế nào?
- Yêu cầu HS thoát phần mềm và tắt máy
- GV nhận xét tiết học, khen các bạn thực hiện tốt
- Trả lời: Nháy đúp chuột lên biểu tượng phần mềm Mario có trên màn hình.
- Màn hình chính của phần mềm gồm: hệ thống bảng chọn: File, Student, Lesson
- Trả lời:
+ Nháy chuột vào mục Lessons
+ Nháy chuột tại mục Add Top Row để chọn bài tập gõ các phím thuộc hàng cơ sở và hàng trên
+ Nháy chuột lên khung tranh số 1
+ Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên đường đi của Mario
- Quan sát
- Các bạn trong nhóm lần lượt thực hành tập gõ
- Tham gia thi
- Trả lời:
+ Nháy chuột lên ô Next để luyện tập tiếp
+ Nháy chuột lên ô Menu để quay về màn hình chính
+ Nhấn phím ESC nếu muốn kết thúc bài tập gõ giữa chừng
- Trả lời: Thực hiện các bước sau:
1. Nháy chuột lên ô MENU để quay về màn hình chính
2. Nháy chuột tại mục FILE
3. Nháy chuột vào mục QUIT 
- Thực hiện yêu cầu 
- Lắng nghe
4. Củng cố và dặn dò:
- Nhắc lại kiến thức cơ bản, cách gõ phím vừa học.
- HS về nhà học bài, có thể vẽ các hàng phím trên giấy và luyện tập thêm 
- Xem trước bài 3: “Tập gõ các phím ở hàng phím dưới”.
Tiết 23	Ngày soạn: ........................
	Ngày dạy: .........................
EM TẬP GÕ BÀN PHÍM
BÀI 3: TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG DƯỚI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Thấy được tầm quan trọng của cách đặt đúng ngón tay trên bàn phím
- Nắm rõ quy tắc gõ các phím trên hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới, đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: 
Câu 1: Em hãy nêu các phím xuất phát ở hàng phím cơ sở? Các phím ở hàng phím trên?
Câu 2: Nêu cách gõ các phím ở hàng phím trên?
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Bài hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục luyện tập gõ bàn phím bằng mười ngón ở “Hàng phím dưới”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Cách gõ
- Em hãy nhận biết và đọc tên những phím có ở hàng phím dưới?
- Cho HS nhận biết lại tên các ngón tay trên hai bàn tay để thuận tiện cho việc học gõ mười ngón
- Bây giờ chúng ta đặt tay trên bàn phím như thế nào?
- Hướng dẫn nguyên tắc di chuyển ngón tay để gõ hàng phím trên.
+ Các ngón tay sẽ đưa xuống để gõ các phím ở hàng dưới. Sau khi gõ xong một phím, phải đưa ngón tay về phím xuất phát tương ứng ở hàng cơ sở.
- Hướng dẫn HS cách gõ từng ngón tay vào các phím.
* Tay trái:
- Ngón út đưa xuống gõ phím: Z
- Ngón áp út đưa xuống gõ phím: X
- Ngón giữa đưa xuống gõ phím: C
- Ngón trỏ đưa xuống gõ phím: V và B
* Tay phải:
- Ngón trỏ đưa xuống gõ phím: N và M
- Ngón giữa đưa xuống gõ phím: ,
- Ngón áp út đưa xuống gõ phím: .
- Ngón út đưa xuống gõ phím: /
* Ví dụ: Muốn gõ chữ Z hãy tìm vị trí chữ Z trên bàn phím, xác định ngón út của tay trái (HS giơ ngón út của tay trái) và dùng ngón út của tay trái đưa xuống gõ (ấn) vào chữ Z.
Hoạt động: Thực hành
- Yêu cầu HS khởi động phần mềm soạn thảo Word. 
- Yêu cầu HS thực hành bài T1 (SGK\Trg 49)
- GV quan sát các nhóm để kịp thời sửa chữa các lỗi sai, giúp đỡ các em thực hiện.
- GV nhận xét các nhóm
- Yêu cầu HS thực hành bài T2 (SGK\Trg 50)
- GV quan sát các nhóm để kịp thời sửa chữa các lỗi sai, giúp đỡ các em thực hiện.
- GV nhận xét các nhóm
- GV nhận xét tiết học.
- Trả lời: Các phím ở hàng phím trên: Z, X, C, V, B, N, M, ,, ., /
- Nhận biết các ngón của từng bàn tay: ngón út, ngón áp út, ngón giữa, ngón trỏ, ngón cái.
- Các ngón tay vẫn đặt lên các phím ở hàng cơ sở.
- Lắng nghe, quan sát
- Lắng nghe, quan sát trên bàn phím để nhận biết.
- Thực hiện tìm và khởi động phần mềm Word
- Thực hành gõ bàn phím
- Các bạn trong nhóm lần lượt thực hành.
- Các bạn trong nhóm lần lượt thực hành gõ bài.
- Lắng nghe
4. Củng cố và dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học, nhắc lại quy tắc gõ mười ngón	
- Ghi nhớ những phím thuộc hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới
- Học bài, nhớ kỹ cách gõ phím. Chuẩn bị cho tiết sau thực hành
Tiết 24	Ngày soạn: ........................
	Ngày dạy: .........................
EM TẬP GÕ BÀN PHÍM
BÀI 3: TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG DƯỚI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nắm được cách đưa các ngón tay xuống để gõ các phím ở hàng dưới.
- Biết cách sử dụng phần mềm Mario để luyện tập gõ bằng 10 ngón, gõ các phím ở hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới. Chỉ yêu cầu gõ đúng, không yêu cầu gõ nhanh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: 
Câu 1: Em hãy viết các phím ở hàng dưới?
Câu 2: Em hãy nêu cách gõ các phím ở hàng dưới?
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Tiết học này tiếp tục sử dụng phần mềm Mario để luyện tập cách gõ bằng 10 ngón với các phím đã học và các phím thuộc hàng dưới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 3: Tập gõ với phần mềm Mario
- Em hãy nhắc lại cách khởi động phần mềm Mario?
- Em hãy miêu tả lại màn hình chính của phần mềm Mario
- Em hãy tìm hiểu và nêu cách chọn bài và mức độ luyện tập đối với các phím thuộc hàng dưới?
- Yêu cầu HS quan sát các H54 (SGK/50) để hiểu rõ hơn phần mềm	
- Yêu cầu HS thực hành tập gõ với phần mềm Mario
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- GV nhận xét các nhóm thực hành.
- Tổ chức thi trong lớp xem ai gõ chính xác nhất, có số phím có đúng nhiều nhất.
- Em hãy nêu lại để tiếp tục hay kết thúc bài luyện tập ta làm thế nào?
- Sau khi kết thúc bài tập gõ, để thoát khỏi phần mềm Mario em làm như thế nào?
- Yêu cầu HS thoát phần mềm và tắt máy
- GV nhận xét tiết học, khen các bạn thực hiện tốt
- Trả lời: Nháy đúp chuột lên biểu tượng phần mềm Mario có trên màn hình.
- Màn hình chính của phần mềm gồm: hệ thống bảng chọn: File, Student, Lesson
- Trả lời:
+ Nháy chuột vào mục Lessons
+ Nháy chuột tại mục Add Bottom Row để chọn bài tập gõ các phím tđã học và các phím thuộc hàng dưới.
+ Nháy chuột lên khung tranh số 1
+ Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên đường đi của Mario
- Quan sát
- Các bạn trong nhóm lần lượt thực hành tập gõ
- Tham gia thi
- Trả lời:
+ Nháy chuột lên ô Next để luyện tập tiếp
+ Nháy chuột lên ô Menu để quay về màn hình chính
+ Nhấn phím ESC nếu muốn kết thúc bài tập gõ giữa chừng
- Trả lời: Thực hiện các bước sau:
1. Nháy chuột lên ô MENU để quay về màn hình chính
2. Nháy chuột tại mục FILE
3. Nháy chuột vào mục QUIT 
- Thực hiện yêu cầu 
- Lắng nghe
4. Củng cố và dặn dò:
- Nhắc lại kiến thức cơ bản, cách gõ phím vừa học.
- HS về nhà học bài, có thể vẽ các hàng phím trên giấy và luyện tập thêm 
- Xem trước bài 4: “Tập gõ các phím ở hàng phím số”.
Tiết 25	Ngày soạn: ......................
	Ngày dạy: ......................
EM TẬP GÕ BÀN PHÍM
BÀI 4: TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG PHÍM SỐ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Thấy được tầm quan trọng của cách đặt đúng ngón tay trên bàn phím
- Nắm rõ quy tắc gõ các phím trên hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới, hàng phím số, đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: 
Câu 1: Em hãy nêu các phím xuất phát ở hàng phím cơ sở? Các phím ở hàng phím dưới?
Câu 2: Nêu cách gõ các phím ở hàng phím dưới?
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Bài hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục luyện tập gõ bàn phím bằng mười ngón ở “Hàng phím số”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Cách gõ
- Em hãy nhận biết và đọc tên những phím có ở hàng phím số?
- Cho HS nhận biết lại tên các ngón tay trên hai bàn tay để thuận tiện cho việc học gõ mười ngón
- Bây giờ chúng ta đặt tay trên bàn phím như thế nào?
- Hướng dẫn nguyên tắc di chuyển ngón tay để gõ hàng phím số.
+ Các ngón tay sẽ vươn lên để gõ các phím ở hàng phím số. Sau khi gõ xong một phím, phải đưa ngón tay về phím xuất phát tương ứng ở hàng cơ sở.
- Hướng dẫn HS cách gõ từng ngón tay vào các phím.
* Tay trái:
- Ngón út vươn lên gõ phím: 1
- Ngón áp út vươn lên gõ phím: 2
- Ngón giữa vươn lên gõ phím: 3
- Ngón trỏ vươn lên gõ phím: 4 và 5
* Tay phải:
- Ngón trỏ vươn lên gõ phím: 6 và 7
- Ngón giữa vươn lên gõ phím: 8
- Ngón áp út vươn lên gõ phím: 9
- Ngón út vươn lên gõ phím: 0
* Ví dụ: Muốn gõ chữ 1 hãy tìm vị trí số 1 trên bàn phím, xác định ngón út của tay trái (HS giơ ngón út của tay trái) và dùng ngón út của tay trái vươn lên gõ (ấn) vào số 1.
Hoạt động: Thực hành
- Yêu cầu HS khởi động phần mềm soạn thảo Word. 
- Yêu cầu HS thực hành bài T1 (SGK\Trg 51)
- GV quan sát các nhóm để kịp thời sửa chữa các lỗi sai, giúp đỡ các em thực hiện.
- GV nhận xét các nhóm
- Yêu cầu HS thực hành bài T2, T3 (SGK\Trg 52)
- GV quan sát các nhóm để kịp thời sửa chữa các lỗi sai, giúp đỡ các em thực hiện.
- GV nhận xét các nhóm
- GV nhận xét tiết học.
- Trả lời: Các phím ở hàng phím trên: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0
- Nhận biết các ngón của từng bàn tay: ngón út, ngón áp út, ngón giữa, ngón trỏ, ngón cái.
- Các ngón tay vẫn đặt lên các phím xuất phát ở hàng cơ sở.
- Lắng nghe, quan sát
- Lắng nghe, quan sát trên bàn phím để nhận biết.
- Thực hiện tìm và khởi động phần mềm Word
- Thực hành gõ bàn phím
- Các bạn trong nhóm lần lượt thực hành.
- Các bạn trong nhóm lần lượt thực hành gõ bài.
- Lắng nghe
4. Củng cố và dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học, nhắc lại quy tắc gõ mười ngón	
- Ghi nhớ những phím thuộc hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số.
- Học bài, nhớ kỹ cách gõ phím. Chuẩn bị cho tiết sau thực hành
Tiết 26	Ngày soạn: .......................
	Ngày dạy: .......................
EM TẬP GÕ BÀN PHÍM
BÀI 4: TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG PHÍM SỐ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nắm được cách đưa các ngón tay lên để gõ các phím ở hàng phím số.
- Biết cách sử dụng phần mềm Mario để luyện tập gõ bằng 10 ngón, gõ các phím ở hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới, hàng phím số. Chỉ yêu cầu gõ đúng, không yêu cầu gõ nhanh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: 
Câu 1: Em hãy viết các phím ở hàng số?
Câu 2: Em hãy nêu cách gõ các phím ở hàng số?
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Tiết học này tiếp tục sử dụng phần mềm Mario để luyện tập cách gõ bằng 10 ngón với các phím đã học và các phím thuộc hàng phím số.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 3: Tập gõ với phần mềm Mario
- Em hãy nhắc lại cách khởi động phần mềm Mario?
- Em hãy miêu tả lại màn hình chính của phần mềm Mario
- Em hãy tìm hiểu và nêu cách chọn bài và mức độ luyện tập đối với các phím thuộc hàng phím số?
- Yêu cầu HS quan sát các H56 (SGK/53) để hiểu rõ hơn phần mềm	
- Yêu cầu HS thực hành tập gõ với phần mềm Mario
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- GV nhận xét các nhóm thực hành.
- Tổ chức thi trong lớp xem ai gõ chính xác nhất, có số phím có đúng nhiều nhất.
- GV tuyên dương bạn thắng cuộc
- Em hãy nêu lại để tiếp tục hay kết thúc bài luyện tập ta làm thế nào?
- Sau khi kết thúc bài tập gõ, để thoát khỏi phần mềm Mario em làm như thế nào?
- Yêu cầu HS thoát phần mềm và tắt máy
- GV nhận xét tiết học, khen các bạn thực hiện tốt
- Trả lời: Nháy đúp chuột lên biểu tượng phần mềm Mario có trên màn hình.
- Màn hình chính của phần mềm gồm: hệ thống bảng chọn: File, Student, Lesson
- Trả lời:
+ Nháy chuột vào mục Lessons
+ Nháy chuột tại mục Add Numbers để chọn bài tập gõ các phím đã học và các phím thuộc hàng phím số.
+ Nháy chuột lên khung tranh số 1
+ Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên đường đi của Mario
- Quan sát
- Các bạn trong nhóm lần lượt thực hành tập gõ
- Tham gia thi
- Trả lời:
+ Nháy chuột lên ô Next để luyện tập tiếp
+ Nháy chuột lên ô Menu để quay về màn hình chính
+ Nhấn phím ESC nếu muốn kết thúc bài tập gõ giữa chừng
- Trả lời: Thực hiện các bước sau:
1. Nháy chuột lên ô MENU để quay về màn hình chính
2. Nháy chuột tại mục FILE
3. Nháy chuột vào mục QUIT 
- Thực hiện yêu cầu 
- Lắng nghe
4. Củng cố và dặn dò:
- Nhắc lại kiến thức cơ bản, cách gõ phím vừa học.
- HS về nhà học bài, có thể vẽ các hàng phím trên giấy và luyện tập thêm 
- Xem lại các bài đã học chuẩn bị cho tiết ôn tập gõ phím.
Tiết 27	Ngày soạn: .......................
	Ngày dạy: .......................
EM TẬP VẼ
BÀI 5: ÔN TẬP GÕ PHÍM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nắm được tầm quan trọng của cách đặt đúng ngón tay trên bàn phím
- Biết cách vươn ngón tay lên để gõ các phím hàng trên, đưa tay xuống gõ các phím hàng dưới, sau đó đưa ngón tay về đúng vị trí các phím hàng cơ sở để gõ
- Đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở
- Sử dụng cả 10 ngón tay để gõ các phím trên bàn phím. Chỉ yêu cầu gõ đúng, không yêu cầu gõ nhanh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ:
Câu 1: Em hãy viết các phím ở hàng số?
Câu 2: Em hãy nêu cách gõ các phím ở hàng dưới?
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Trong tiết học ngày hôm nay, cô sẽ ôn tập lại cho các em cách gõ phím mà chúng ta đã học được ở những tiết trước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Lý thuyết
Nhắc lại một số kiến thức với trò chơ ô chữ.
Giải ô chữ: Em hãy hoàn thành các ô chữ trên, các yêu cầu bên dưới tương ứng với từng ô chữ.
Yêu cầu:
1. Em dùng ngón tay nào để gõ 2 phím có gai F và J?
2. Phần mềm giúp em luyện gõ phím bằng 10 ngón có tên là gì?
3. Khi gõ phím các ngón tay của em được đặt ở hàng phím nào?
4. Để khởi động phần mềm soạn thảo văn bản em thực hiện thao tác sử dụng chuột nào?
5. Phần mềm soạn thảo văn bản có tên là gì?
6. Đây là tên gọi của phím dài nhất trên bàn phím?
- Lắng nghe các học sinh giải ô chữ
- Nhận xét và nhắc lại kiến thức để khắc sâu.
Hoạt động 2: Thực hành
- Y/c HS khởi động PM Word 
- Thực hành gõ phím bài tập T1 (SGK/Trang 55).
- Quan sát và sửa lỗi sai cho HS
- Nhận xét bài thực hành của các nhóm
- Y/c HS tắt phần mềm và tắt máy
- GV nhận xét tiết học
- Mỗi cá nhân giải các ô chữ
1. NGÓN TRỎ
2. MARIO
3. HÀNG CƠ SỞ
4. NHÁY ĐÚP
5. WORD
6. PHÍM CÁCH
- Thảo luận trong nhóm và so sánh kết quả
- Báo cáo với giáo viên về kết quả và cùng nhau giải các ô chữ
- Lắng nghe
- Thực hiện theo yêu cầu
- Nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm thực hành
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả của các thành viên trong nhóm.
- Thực hiện yêu cầu.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nắm các kiến thức đã học trong chương
- Chuẩn bị để ôn tập kiến thức ở tiết tiếp theo.
Tiết 28	Ngày soạn: .......................
	Ngày dạy: .......................
EM TẬP VẼ
ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nắm được tầm quan trọng của cách đặt đúng ngón tay trên bàn phím
- Biết cách vươn ngón tay lên để gõ các phím hàng trên, đưa tay xuống gõ các phím hàng dưới, sau đó đưa ngón tay về đúng vị trí các phím hàng cơ sở để gõ
- Đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở
- Sử dụng cả 10 ngón tay để gõ các phím trên bàn phím. Chỉ yêu cầu gõ đúng, không yêu cầu gõ nhanh
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Trong tiết học ngày hôm nay, cô sẽ ôn tập lại cho các em cách gõ phím mà chúng ta đã học được ở những tiết trước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nhắc lại cách học với phần mềm Mario:
- Cách chọn bài học
- Kết quả được hiển thị như thế nào?
- Để tiếp tục hay kết thúc em làm thế nào?
- Chia lớp làm 4 nhóm
- Y/c 4 nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu cách gõ phím ở hàng cơ sở 
+ Nhóm 2: Tìm hiểu cách gõ phím ở hàng trên 
+ Nhóm 3: Tìm hiểu cách gõ phím ở hàng dưới
+ Nhóm 4: Tìm hiểu cách gõ phím ở hàng số
- Quan sát, hướng dẫn HS nhắc lại
- Y/c từng nhóm trình bày nội dung thảo luận: thao tác gõ phím
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, sửa và chốt ý
- Nhắc lại những thao tác cơ bản khi tập gõ phím bằng phần mềm Mario
Hoạt động 2: Thực hành
- Y/c HS khởi động PM Word 
- Thực hành gõ phím bài tập T2 (SGK/Trang 55, 56).
- Quan sát và sửa lỗi sai cho HS
- Nhận xét bài thực hành của các nhóm
- Y/c HS tắt phần mềm và tắt máy
- GV nhận xét tiết học
Chọn bài: Tập gõ các phím ở 4 hàng phím
 + Nháy chuột tại mục Lessons
 + Nháy chuột chọn mục muốn học 
 + Nháy chuột lên khung tranh muốn học
* Tập gõ: Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên đường đi của Mario
* Chú ý: HS gõ theo ngón tay được tô màu ở phía dưới màn hình
* Kết quả: Sau khi gõ hết thời gian quy định, trên màn hình sẽ hiện bảng thông báo
 + Keys Typed: Số phím đã gõ
 + Errrors: Số phím gõ sai
* Tiếp tục hoặc kết thúc:
 + Nháy chuột lên ô Next để luyện tập tiếp
 + Nháy chuột lên ô Menu để quay về màn hình chính
 + Nhấn phím ESC nếu muốn kết thúc bài tập gõ giữa chừng
- Hoạt động nhóm và báo cao kết quả cho GV. Các nhóm khác nhận xét
- Thực hiện theo yêu cầu
- Nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm thực hành
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả của các thành viên trong nhóm.
- Thực hiện yêu cầu.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nắm các kiến thức đã học trong chương
- Tìm hiểu nội dung bài học ở chương học mới.
Tiết 29	Ngày soạn: .......................
	Ngày dạy: ........................
EM TẬP VẼ
BÀI 1: TẬP TÔ MÀU (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Biết cách nhận biết được biểu tượng và khởi động phần mềm đồ họa Paint trên màn hình nền.
- Nhận biết hộp công cụ, hộp màu, trang vẽ, biết cách chọn màu vẽ, màu nền.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: 
Câu 1: Em hãy kể tên các hàng phím cính trên bàn phím?
Câu 2: Em hãy nêu các phím xuất phát ở hàng phím cơ sở?
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Với môn Mĩ thuật các em đã được làm quen với việc lựa chọn bút vẽ, màu vẽ cho việc vẽ hình trên giấy,... Ngoài việc vẽ trên giấy ra các em còn có thể vẽ những hình mình yêu thích trên máy vi tính bằng các phần mềm đồ hoạ. Hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với phần mềm đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Cách khởi động phần mềm vẽ
- Em hãy cho biết phần mềm vẽ đơn giản có tên là gì?
- Giới thiệu cho hs biết biểu tượng phần mềm Paint có trên màn hình nền.
- Em hãy nêu cách khởi động phần mềm Paint?
- GV thực hiện khởi động phần mềm bằng 2 cách cho HS quan sát.
- Y/c HS quan sát H59 (SGK/55) để nhận biết màn hình của Paint
- Giới thiệu cho HS biết: Hộp công cụ, Trang vẽ, Hộp màu.
2. Làm quen với hộp màu
- Em hãy tìm hiểu nội dung, quan sát H60 (SGK/56) và cho biết hộp màu nằm ở vị trí nào?
- Hai ô bên trái hộp màu cho em biết điều gì?
- Màu vẽ và màu nền được dùng để làm gì?
- Làm thế nào để chọn màu vẽ và màu nền?
- Thực hiện các bước chọn màu vẽ và màu nền cho HS quan sát
3. Tô màu
- Để tô màu cho hình vẽ, em sẽ sử dụng công cụ nào?
- Em hãy nêu các bước thực hiện để tô màu hình vẽ?
- GV thực hiện các bước tô màu trên một hình vẽ cụ thể.
* HD thêm: 
- Khi chúng ta thao tác sai hộp công cụ hoặc hộp màu có thể bị biến mất (ẩn đi) các em mở lại như sau: Vào View -> tích chọn các các 
- Nếu tô nhầm, em hãy nháy chuột trái vào Edit ’ Undo
- Trả lời: Phần mềm Paint (đọc là Pên)
- Quan sát 
- Trả lời:
Để khởi động phần mềm, có 2 cách:
* C1: Nháy đúp chuột lên biểu tượng (hộp bút) trên màn hình nền
* C2: Vào Start /Program / Accessories/ Paint
- Quan sát, lắng nghe hướng dẫn của giáo viên
- Hộp màu nằm ở phía dưới màn hình của Paint
- Hai ô bên trái hộp màu cho ta biết màu vẽ và màu nền
- Trả lời:
+ Màu vẽ thường được dùng để vẽ các đường như: đường thẳng, đường cong
+ Màu nền thường được dùng để tô màu cho phần bên trong của một hình
- Trả lời:
+ Để chọn màu vẽ: nháy nút trái chuột lên một ô màu trong hộp màu
+ Để chọn màu nền: nháy nút phải chuột lên một ô màu trong hộp màu
- Em sử dụng cộng cụ Tô màu 
* Các bước th

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc