Giáo án Tin học Lớp 3 - Chủ đề 1, Bài 1: Người bạn mới của em (2 tiết) - Năm học 2017-2018 - Ngô Thị Thu Thủy

Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Kiến thức:

+ Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính.

+ Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính.

+ Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp.

+ Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.

Kỹ năng: Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.

Thái độ: Hình thành cho học sinh ý thức và thái độ đối với môn học mới.

II. ĐỒ DÙNG

 Máy tính

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Bắt đầu từ lớp 3 các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này và được ứng dụng nhiều trong thực tế.

b. Giảng bài:

 

docx 4 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Chủ đề 1, Bài 1: Người bạn mới của em (2 tiết) - Năm học 2017-2018 - Ngô Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017
Buổi: 1
Tiết 1: 3A	Tiết 3: 3C
Tiết 2: 3B	Tiết 4: 3D
Tin học
Chủ đề 1:LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM	
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Kiến thức: 
+ Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính.
+ Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính.
+ Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp.
+ Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
Kỹ năng: Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
Thái độ: Hình thành cho học sinh ý thức và thái độ đối với môn học mới.
II. ĐỒ DÙNG 
 Máy tính
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Bài mới: 
Giới thiệu bài: Bắt đầu từ lớp 3 các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này và được ứng dụng nhiều trong thực tế.
Giảng bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1. Các bộ phận của máy tính.
- Đọc thông tin về máy tính để bàn trong SGK và chia sẻ với bạn những điều mà em biết.
- Cho hs hoạt động trả lời các câu hỏi: ( HĐ cặp đôi)
+ Máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính?
+ Có thể học làm toán, học vẽ, trên máy tính không?
+ Có thể chơi các trò chơi trên máy tính không?
+ Em có thể liên lạc với bạn bè nhờ máy tính không? 
- HS đọc thầm, sau đó chia sẻ thông tin trước lớp.
- HS trả lời:
+ Các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn:
° Màn hình là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính.
° Phần thân là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi họat động của máy tính.
° Bàn phím gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
° Chuột giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện.
+ Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích.
HĐ 2. Một số loại máy tính thường gặp
- Cho hs thảo luận tìm hiểu thông tin và kể tên một số loại máy tính khác ngoài máy tính để bàn.
- Gọi 1 số nhóm chia sẻ. 
- Cho hs quan sát hính ảnh của các loại máy tính.
- Y/c HS đọc thông tin về máy tính xách tay và máy tính bảng trong SGK/tr8
- HS trả lời: ngoài máy tính để bàn còn có một số loại máy tính thường gặp sau: máy tính xách tay , máy tính bảng.
- HS quan sát.
- 2 HS đọc to, rõ ràng. Cả lớp lắng nghe.
Củng cố 
- GV tóm tắt lại ý chính của bài học.
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết học.
Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017
Buổi: 1
Tiết 1: 3B	Tiết 3: 3D
Tiết 2: 3C	Tiết 4: 3A
Tin học
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (Tiếp)	
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Kiến thức: 
+ Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính.
+ Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính.
+ Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp.
+ Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
Kỹ năng: Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
Thái độ: Hình thành cho học sinh ý thức và thái độ đối với môn học mới.
II. ĐỒ DÙNG
Máy tính
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Kiểm tra bài cũ 
- Máy tính gồm mấy bộ phận, kể tên từng bộ phận?
- HS trả lời.
- Lớp, GV nhận xét.
Bài mới: 
Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được làm quen với người bạn mới: máy tính. Tiết học này, chúng ta sẽ thực hành, làm bài tập củng cố lại các kiến thức đã học.
Giảng bài: Hướng dẫn làm bài tập
B. Hoạt động thực hành (HĐ cá nhân)
	* B1. Sau khi thầy, cô giáo mở chương trình WordPad, em thử gõ một vài phím trên bàn phím rồi quan sát sự thay đổi trên màn hình chương trình WordPad.
	- HS thực hành trên máy tính.
	- HS quan sát, nêu được sự thay đổi trên màn hình chương trình WordPad.
	- GV nhận xét kết quả quan sát của HS.
	* B2. Đánh dấu x vào o trước câu đúng:
	+ Máy tính xách tay:
	Không có thân máy
	x có thân máy, thân máy được gắn phía dưới bàn phím.
	+ Máy tính bảng:
	 Không có bàn phím
	x có bàn phím, khi cần dùng bàn phím ngưới dùng điều chỉnh để bàn phím hiện lên trên màn hình.
	- 2HS trả lời. 
	- Lớp, GV nhận xét.
	* B3. Nối ô ở cột trái với ô ở cột phải để được câu đúng. So sánh kết quả với bạn.
	- HS nối các ô cho đúng kết quả:
	Thân máy tính + là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí của máy tính.
	Màn hình máy tính + là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính.
	Bàn phím máy tính + có nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
Chuột máy tính + dùng để điều khiển máy tính thuận tiện và dễ dàng.
- 4 HS báo cáo kết quả làm được với GV
- Lớp, GV nhận xét.
	* B4. Máy tính có thể giúp em làm những công việc nào sau đây ( nối hình máy tính vào các hình tương ứng)?
	- 2 -3 HS báo cáo kết quả làm được với GV.
	Kết quả: máy tính giúp em: liên lạc với bạn bè, học tập, gửi thư, nghe nhạc, xem phim
	- Lớp, GV nhận xét.	
C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng ( HĐ nhóm)
	GV gợi ý, hướng dẫn HS so sánh chức năng của các bộ phận của máy tính giúp HS tự đưa ra được cách phân loại theo chức năng xử lí thông tin.
- HS thảo luận rồi giải thích cách sắp xếp của mình
- Bốn bộ phận cơ bản của máy tính được phân loại thành:
 	+ Đưa tín hiệu vào: bàn phím, chuột
 	+ Xử lí tín hiệu: thân máy
	+ Đưa tín hiệu ra: màn hình
Củng cố. 
- GV hệ thống lại các ý chính của bài học thông qua phần ghi nhớ.
- HS đọc: Em cần ghi nhớ.
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxCD1_Bai_1_Nguoi_ban_moi_cua_em.docx