Giáo án Tin học Lớp 3 - Bài 3: Chuột máy tính (2 tiết) - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Mai Hương

• Mục tiêu:

- Làm quen với tệp, phân biệt được tệp và thư mục

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động:

- Tổ chức cuộc phỏng vấn nhỏ 2-> 3 phút

Câu hỏi: Đối với những đồ vật quan trọng hay những đồ vật dùng nhiều lần bạn thường cất giấu ở đâu? ( 3-> 5 bạn trả lời)

 - GV giới thiệu bài mới – . Trong máy tính những thông tin quan trọng hay những thông tin hay dùng được tạo thành các tệp và lưu trong các thư mục trên máy tính. Vậy để biết các tệp được tạo ra và lưu trên máy tính nhhư thế nào lớp mình cùng tìm hiểu bài 3: Làm quen với tệp

2. Bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Bài 3: Chuột máy tính (2 tiết) - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/9/2017
Tuần 3
Lớp 3 	 Chủ đề 1:. Làm quen với máy tính
Bài 3: Chuột máy tính (2 tiết)
Mục tiêu
Biết các bộ phận cơ bản của chuột máy tính;
Biết cầm chuột đúng cách
Thực hiện được các thao tác di chuyển, nháy, nháy đúp và kéo thả chuột.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
 - Tổ chức trò chơi điều khiển từ 1-> 2 phút ( cả lớp) 
 - Hình thức chơi cặp đôi, bạn bên phải (bên trái) là người điều khiển, bạn bên trái (hoặc bên phải) là người thực hiện. Người điều khiển sẽ điều khiển tay người thực hiện vẽ ra một ông hoa (Hai người đổi vị trí làm ngược lại) làm xong một số cặp phát biểu cảm nghĩ về trò chơi xem điều khiển bạn như vậy dễ hay khó.
 - Giôùi thieäu bài mới: Vậy bài hôm nay cô sẽ giới thiệu với các bạn một bộ phận của máy tính giúp chúng ta điều khiển máy tính giúp chúng ta vẽ hoa hay học toán được thuận tiện và dễ dàng hơn đó là con chuột máy tính.
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Hoạt động cơ bản:
- Yêu cầu hs hoạt động cá nhân, cặp đôi phần 1,2,3 sgk trang 15, 16.
- Đi quan sát giúp đỡ hs chưa thực hiện được.
- Quan sát hs hđ kỹ phần 2,4
- Cho hs chia sẻ trước lớp phần 2,4
* Mở rộng: hỏi học sinh có mấy loại chuột máy tính?
Hỏi: Khi sử dụng chuột chúng ta cần lưu ý điều gì?
B. Hoạt động thực hành: Trò chơi “Luyện tập sử dụng chuột”
- Yêu cầu hs hoạt động cá nhân, cặp đôi sgktrang 17, 18, 19.
- Qs giúp đỡ hs chư thực hiện được.
- Mời hs chia sẻ phần 2
- Mời hs chia sẻ phần 3 
C. Hoạt động ứng dụng mở rộng: 
- Yêu cầu hs thực hành theo cặp đôi
- Đi quanh lớp quan sát giúp đỡ hs chưa đạt được mục tiêu.
* Em cần ghi nhớ: hỏi 
1. Em hãy nêu cấu tạo của chuột máy tính?
2. Có mấy thao tác sử dụng chuột máy tính?
-> Gọi 2 đến 3 hs đọc phần ghi nhớ sgk trang 10
- HĐ cá nhân: đọc thông tin về chuột máy tính.
- HĐ cặp đôi: Chia sẻ với nhau về cấu tạo của chuột máy tính, cách sử dụng chuột máy tính, hình dạng con trỏ chuột và các thao tác sử dụng chuột.
- 2-> 3 hs cặp chia sẻ trước lớp
- hs trả lời có 2 lời có 2 loại chuột cơ và chuột quang.
- Hs trả lời: Em sử dụng nút trái chuột để thực hiện nháy, nháy đúp, kéo thả chuột.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi về cách chơi trò chơi “Luyện tập sử dụng chuột”
- HS chia sẻ 
- HS chia sẻ 
- HS thực hiện theo yêu cầu, tắt mở máy tính.
- HS trả lời: Chuột MT có nút trái, nút phải và bánh lăn.
- Hs trả lời: Có 5 thao tác sử dụng chuột.
- Hs được gọi đọc bài.
Ngày thực hiện
Lớp
Ca
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lớp 4 	 Chủ đề 1:. Khám phá máy tính
Bài 3: Làm quen với tệp (2 tiết)
Mục tiêu:
Làm quen với tệp, phân biệt được tệp và thư mục
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- Tổ chức cuộc phỏng vấn nhỏ 2-> 3 phút
Câu hỏi: Đối với những đồ vật quan trọng hay những đồ vật dùng nhiều lần bạn thường cất giấu ở đâu? ( 3-> 5 bạn trả lời)
 - GV giới thiệu bài mới – . Trong máy tính những thông tin quan trọng hay những thông tin hay dùng được tạo thành các tệp và lưu trong các thư mục trên máy tính. Vậy để biết các tệp được tạo ra và lưu trên máy tính nhhư thế nào lớp mình cùng tìm hiểu bài 3: Làm quen với tệp
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động cơ bản:
1. Tạo tệp. ( bỏ phần d)
* Thêm: Hướng dẫn học sinh cách lưu tệp.
- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S
- Bước 2: Chọn ổ cần lưu ở dòng Save in
- Bước 3: Gõ tên tệp vào dòng File name
- Mời 2->3 hs lên thực hiện mẫu
- Y/c hs hoạt động cá nhân, cặp đôi phần a,b,c.
- Qs hoạt động của hs
-> chốt: tên Baisoan và Hinhvuong được gọi là tệp.
2. Phân biệt tệp và thư mục 
- Y/c hs hoạt động cặp đôi 
B. Hoạt động thực hành
- Y/c hs làm vào sách, làm xong đổi vở kiểm tra
- Qs hs làm bài, giúp đỡ hs chưa làm được.
C. Hoạt động ứng dụng mở rộng
1. Y/c hs hoạt động cặp đôi
 - Không thể tạo hai tệp cùng phần tên, cùng phần mở rộng trong một thư mục được.
2. Y/c hs hoạt động cá nhân, cặp đôi
 - Qs học sinh hoạt động
* Em cần ghi nhớ: hỏi 
1, Các tệp có được đặt tên giống nhau trong cùng một thư mục không?
2, Tên tệp được chia làm mấy phần, cách nhau bởi dấu gì?
3, Biểu tượng của tệp vẽ có giống biểu tượng của tệp soạn thảo ko?
-> Gọi 2 đến 3 hs đọc phần ghi nhớ sgk 
- GV chốt kiến thức
- Hs lắng nghe và quan sát
- Hs ghi vở
- Hs được mời lên thực hiện theo yêu cầu.
- Hs đọc thông tin cách tạo tệp, thực hành trên máy theo cặp đôi.
- HS chia sẻ phân biệt đâu là tệp, đâu là thư mục.
- HS báo cáo kết quả tạo tệp, phân biệt tệp và thư mục với gv.
- Hs làm sách, làm xong đổi vở kkiểm tra.
- Báo cáo kết quả với gv
- Hs chia sẻ cặp đôi
- Từng hs mở thư mục Soanthao, nháy chuột phải, chon New rồi chọn bt. .Qs sự thay đổi.
- Chia sẻ cặp đôi: giải thích sự thay đổi với thao tác vừa thực hiện.
- HS trả lời: Trong cùng một thư mục mỗi tệp phải đặt 1 tên riêng.
- Hs trả lời: Tên têp được chia làm 2 phần, phần tên và phần mở rộng cách nhau bởi dấu chấm. 
- Hs trả lời: Mỗi loại tệp có một biểu tượng khác nhau.
- Hs được gọi đọc bài.
Ngày thực hiện
Lớp
Ca
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lớp 5 	 Chủ đề 1:. Khám phá máy tính
Bài 3: Thư điện tử ( EMAIL) (2 tiết)
Mục tiêu:
Hs biết cấu trúc của thư điện tử
Hiểu được lợi ích của dịch vu thư điện tử và biết sử dụng dịch vụ này để gưi và nhận thư điện tử.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: Truyền thư.
 + Chuẩn bị 1 phong bì thư bên trong có câu hỏi: Nếu đề văn yêu cầu bạn viết một bức thư gửi cho một người bạn thân, bạn sẽ viết và gửi thư bằng cách nào?
 + Cho cả lớp hát 1 bài hát, kết thúc bài hát bạn cầm lá thư sẽ là người trả lời.
- GV kết hợp giới thiệu bài mới – Ghi đề bài. Bài 3: Thư điện tử (EMAIL)
 2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Hoạt động cơ bản: 
1. Địa chỉ thư điện tử
- Y/c hs hoạt động cá nhân, cặp đôi
- Qs hs hoạt động
- Hỏi: Một địa chỉ thư điện tử bắt buộc phải có những gì?
2. Đăng ký tài khoản thư điện tử miễn phí
- gv đăng ký 1 tài khoản chung cho mỗi lớp
- Y/c hs về nhà nhờ bố mẹ đăng ký tài khoản riêng.
- Thông báo tài khoản chung cho cả lớp
3. Nhận và gửi thư điện tử
-Y/c hs hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi
- Y/c hs chia sẻ trước lớp 
B. Hoạt động thực hành
- Y/c học sinh làm bài phần 1, 2 trang 23 vào sách, làm xong đổi vở kiểm tra chéo theo cặp đôi.
3. - Phần 3 cung cấp cho hs tài khoản khác rồi yêu cầu thực hiện phần 3 theo cặp đôi
 maihuongthpl2@gmail.com
4. Gv dùng phần mềm quản lý hs mở thư hs vừa gửi cho cả lớp xem.
- GV gửi một bức thư vào địa chỉ thư chung vủa lớp.
C. Hoạt động ứng dụng mở rộng
- Y/c hs đăng nhập vào hộp thu chung của lớp, đọc thư cô vừa gửi rồi trả lời cho cô.
* Em cần ghi nhớ: hỏi 
1, Thư điện tử giúp em làm gì?
2, Để gửi và nhận thư điện tử em cần có những gì?
3, Môth địa chỉ thư điện tử gồm mấy phần, kể tên?
-> Mật khẩu cần được giữ bí mật nếu không người khác sẽ đăng nhập vào hộp thư ăn cắp thông tin.
-> Gọi 2 đến 3 hs đọc phần ghi nhớ sgk 
-> Chốt kiến thức nếu cần
- HS đọc thông tin địa chỉ thư điện tử.
- Chia sẻ cặp đôi phân biệt được tên người dùng và tên nhà cung cấp dịch vụ trong địa chỉ thư điện tử.
- Hs trả lời: Một ddịa chỉ thư điện tử bắt buộc phải có tên người dùng và tên nhà cung cấp dịch vụ.
- Ghi nhớ tài khoản thư điện tử chung.
- HS tìm hiểu thông tin nhận, soạn và gửi thư điện tử.
- Chia sẻ cặp đôi cách soạn, nhận và giửi thư điện tử.
2-> 3 cặp chia sẻ
- Hs thực hiện theo yêu cầu.
- Hs hoạt động soạn thư thư theo yêu cầu và gửi đến địa chỉ: maihuongthpl2@gmail.com
- Hs quan sát
- Hs thực hiện cặp đôi theo yêu cầu.
- HS trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs được gọi đọc bài.
Ngày thực hiện
Lớp
Ca
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docCD1_Bai_3_Lam_quen_voi_tep.doc