Giáo án Tin học lớp 3

I>MỤC TIÊU

Giúp HS làm quen với máy tính, HS biết được một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như: tư thế ngồi, ánh sáng, khởi động và thoát máy.

II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy vi tính, SGK, SGV

III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 12 trang Người đăng phuquy Lượt xem 3685Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN
NĂM HỌC 2008- 2009
Cùng học Tin học dành cho học sinh tiểu học quyển 1 của Bộ giáo dục và đào tạo
NỘI DUNG
SỐ TIẾT
TRONG ĐÓ
LT
TH
KT
Chương 1: Làm quen với máy tính
 Bài 1: Người bạn mới của em
 Bài 2: Thông tin xung quanh ta
 Bài 3: Bàn phím máy tính
 Bài 4: Chuột máy tính
Bài 5: Máy tính trong đời sống
Chương 2: Chơi cùng máy tính
Bài 1: Trò chơi Blocks
Bài 2: Trò chơi Dots
Bài 3: Trò chơi Stricks
Chương 3: Em tập gõ bàn phím
Bài 1: Tập gõ các phím ở hàng cơ sở
Bài 2: Tập gõ các phím ở hàng trên
Bài 3: Tập gõ các phím ở hàng dưới
Bài 4: Tập gõ các phím ở hàng phím số
Chương 4: Em tập vẽ
Bài 1: Tập tô màu
Bài 2: Tô màu bằng màu nền
Bài 3: Vẽ đoạn thẳng
Bài 4: Tẩy và xoá hình
Bài 5: Di chuyển hình
Bài 6: Vẽ đường cong
Bài 7: Sao chép màu từ màu có sẵn
Chương 5: Em tập soạn thảo
Bài 1: Bước đầu soạn thảo
Bài 2: Chữ hoa
Bài 3: Gõ chữ tiếng việt
Bài 4: Gõ dấu
Bài 5: Luyện gõ
Bài 6: Ôn tập
Chương 6: Học cùng máy tính
Bài 1: Học toán với phần mềm cùng học toán 3
Bài 2: Học làm gia đình với phần mềm Tidy Up
Bài 3: Học tiếng Anh với phần mềm Alphabet Blocks
5
6
10
15
16
6
2
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
3
1
1
1
1
2
2
1
1
1
1
2
3
3
2
1
2
1
1
1
1
CHƯƠNG MỘT : Làm quen với máy tính
BÀI 1: Người bạn mới của em
I>MỤC TIÊU
Giúp HS làm quen với máy tính, HS biết được một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như: tư thế ngồi, ánh sáng, khởi động và thoát máy...
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1>Giới thiệu máy tính
 a) Các loại máy tính
Có nhiều loại máy tính khác nhau
Hai loại máy tính thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay
B) Cấu tạo máy tính
Máy tính được chia làm 4 bộ phận chính
- Màn hình: Hiển thị thông tin
- Bàn phím: Nhập dữ liệu
- Chuột: Điều khiển máy tính thuận lợi và nhanh chóng
- Thân máy: Xử lí
2>Làm việc với máy tính
Bật máy
Bật nút màn hình
Bật nút power trên thân máy
Thoát máy
Nhấn trái chuột vào Start chọn Turn off computer chọn turn off
Tư thế ngồi
Ánh sáng
Chú ý: Những hình vẽ nhỏ trên màn hình gọi là biểu tượng
Củng cố: 
Gọi 1 HS nhắc lại cấu tạo máy tính
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi trước máy tính
Tiết 2: Bài tập 4,5,6 trang 10
1.Máy tính giúp em những gì?
2.Theo em hiện nay có bao nhiêu loại máy tính?
Gọi 2 HS trả lời
3.Máy tính được chia làm bao nhiêu bộ phận?
Gọi 2 em HS trả lời
Chú ý: Cần giải thích cho HS hiểu hai từ: thông tin và dữ liệu( Dữ liệu được xem là giá để chứa đựng thông tin)
4.Để làm việc với máy tính thì em cần phải làm gì?
- Bật máy
5.Khi không làm việc với máy tính nữa thì em làm gì?
- Tắt máy
6.Vì sao khi không làm việc với máy tính thì ta cần phải thoát máy?
- Tiết kiệm điện, bảo vệ máy tính
Gọi 3 HS trả lời câu hỏi
7.Khi làm việc với máy tính em cần phải ngồi như thế nào?
8.Theo em ánh sáng có nên chiếu thẳng vào màn hình không?
Gọi 4 HS trả lời
BÀI 2: Thông tin xung quanh ta
I>MỤC TIÊU
HS nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản
HS biết được máy tính là cộng cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thông tin dạng văn bản
 Minh hoạ cho HS bằng những ví dụ cụ thể
Thông tin dạng âm thanh
Thông tin dạng hình ảnh
1.Thông tin là gì?
Gọi 2 HS trả lời
2.Em hãy cho ví dụ về ba dạng thông tin trên
Gọi 5 HS trả lời
BÀI 3: Bàn phím máy tính
I>MỤC TIÊU
 HS bước đầu làm quen với bàn phím, nhận biết được khu vực chính và hai phím có gai trên bàn phím
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Bàn phím
Khu vực chính của bàn phím
Hàng phím số
Hàng phím trên
Hàng phím cơ sở
Hàng phím số
Chú ý: 
- Hàng phím cơ sở có hai phím có gai đó là phím F và phím J
- Ta đặt ngón trỏ trái vào phím F và ngón trỏ phải vào phím J
- Hàng phím cuối cùng có một phím dài nhất gọi là phím cách
3> Củng cố:
Gọi HS nhắc lại khu vực chính của bàn phím
Bàn phím máy tính dùng để làm gì?
Gọi 2 HS trả lời
BÀI 4: Chuột máy tính
I>MỤC TIÊU
HS biết cách cầm chuột đúng và thực hành được một số thao tác với chuột
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Chuột máy tính
Cách sử dụng chuột
Cách cầm chuột
Đặt úp bàn tay phải lên chuột
Ngón trỏ đặt ở nút trái chuột
Ngón giữa đặt ở nút phải chuột
Các ngón còn lại nắm giữ chuột
Con trỏ chuột
 Trên màn hình có một vạch đứng nhấp nháy, đó gọi là con trỏ chuột
Các thao tác sử dụng chuột
Di chuyển chuột: Thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng
Nháy chuột: Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay
Nháy đúp chuột: Nháy nhanh chuột hai lần liên tiếp
Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần thiết thì nhả chuột
Chuột máy tính giúp em làm gi?
Gọi 2 HS trả lời
Gọi 4 HS lện thực hiện thao tác cầm chuột
Gọi 4 HS lên thực hiện lại bốn thao tác sử dụng chuột vừa học
BÀI 5: Máy tính trong đời sống
I>MỤC TIÊU
HS thấy được vai trò của máy tính trong đời sống 
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính nối lại với nahu để trao đổi thông tin
Trong đời sống máy tính giúp ta những gì?
Gọi 3 HS trả lời câu hỏi
Gọi 2 HS nhận xét câu trả lời của các bạn
CHƯƠNG HAI: CHƠI CÙNG MÁY TÍNH
BÀI 1: Trò chơi BLOCKS
I>MỤC TIÊU
 HS luyện sử dụng chuột như: di chuyển đúng vị trí, nháy chuột nhanh và đúng vị trí
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Chia nhóm thực hành
BÀI 2: Trò chơi DOTS
I>MỤC TIÊU
Đây là trò chơi giúp HS luyện sử dụng chuột
Việc di chuyển chuột trong trò chơi này yêu cầu chính xác hơn
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Chia nhóm thực hành
BÀI 3: Trò chơi STICKS
I>MỤC TIÊU
Trò chơi này giúp HS luyện sử dụng chuột
Trò chơi này đòi hỏi HS di chuyển và nháy chuột càng nhanh càng tốt, tốc độ nhanh và độ chính xác cao hơn nhiều so với hai trò chơi trước
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Chia nhóm thực hành
CHƯƠNG BA: EM TẬP GÕ BÀN PHÍM
I>MỤC TIÊU
HS nhận biế được tầm quan trọng của cách đặt đúng các ngón tay trên bàn phím
HS nắm được quy tắc gõ đúng các phím trên cá hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới và hàng phím số
HS sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím bằng mười ngón
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Nhắc lại cho HS cách đặt tay trên hàng phím cơ sở
Chia nhóm thực hành cho HS và hướng dẫn cho HS thực hành ở những phần tiếp theo
Em hãy nêu cách đặt tay trên hàng phím cơ sở?
Gọi 2 HS trả lời
CHƯƠNG BỐN: EM TẬP VẼ
BÀI 1: Tập tô màu
I>MỤC TIÊU
- HS biết cách đóng mở phần mềm đồ hoạ Paint, nhận biết được hộp công cụ, hộp màu, trang vẽ
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Giới thiệu giao diện phần mềm đồ hoạ Paint cho HS
Hướng dẫn cho HS thao tác đóng mở phần mềm đồ hoạ Paint
Làm quen với hộp màu
Hộp màu gồm màu vẽ, màu nền và các ô màu
Tô màu
Nháy chuột vào công cụ tô màu trong hộp công cụ
Nháy chuột chọn màu tô
Nháy chuột vào vùng muốn tô màu
Chú ý: Nếu tô nhầm, hãy nhấn giữ phím Ctrl + Z để lấy lại hình trước đó
Thực hành
Thực hành tô màu theo những hình mẫu đã có trong máy tính
GV giải thích cho HS hiểu thế nào là màu vẽ, màu nền và các ô màu
BÀI 2: Tô màu bằng màu nền
I>MỤC TIÊU
	HS biết cách tô màu bằng màu vẽ, màu nền theo hình vẽ mẫu
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV, tranh vẽ
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Chọn công cụ tô màu
Nháy nút phải chuột để chọn màu tô
Nháy nút phải chuột vào vùng muốn tô màu
Thực hành tô màu theo những hình vẽ mẫu có sẵn trong máy tính
Gọi 1 HS nhắc lại cách chọn màu vẽ, màu nền và các ô màu
BÀI 3: Vẽ đoạn thẳng
I>MỤC TIÊU
HS biết sử dụng công cụ đường thẳng để vẽ các đợn thẳng với màu và nét vẽ thích hợp để tạo những hình vẽ thích hợp
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Chọn công cụ vẽ đường thẳng trong hộp công cụ
Chọn màu vẽ
Chọn nét vẽ
Kéo thả chuột từ điểm đầu đến điểm cuối của đoạn thẳng
Thực hành vẽ ngôi nhà
GV giải thích cho HS thế nào là nét vẽ và cách chọn nét vẽ của đoạn thẳng
BÀI 4: Tẩy và xoá hình
I>MỤC TIÊU
HS sử dụng được công cụ tẩy hình để xoá một vùng nhở trên hình đã vẽ và biết cách sử dụng công cụ chọn và chọn tự do để xoá một vùng hình lớn
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1> Tẩy một vùng trên hình
Chọn công cụ tẩy trong hộp công cụ
Chọn kích thước của tẩy ở phía dưới hộp công cụ
Nháy hoặc kéo thả chuột trên vùng hình cần tẩy
2>Chọn một phần hình vẽ
Công cụ chọn hình theo vùng hình chữ nhật
Chọn công cụ chọn vùng hình chữ nhật trong hộp công cụ
Kéo thả chuột từ một góc của vùng cần chọn đến góc đối diện của hình đó
Công cụ chọn tự do
Chọn công cụ chọn tự do trong hộp công cụ
Kéo thả chuột bao quanh hình cần chọn, càng sát biên của hình cần chọn càng tốt
3>Xoá một vùng trên hình
Dùng công cụ chọn hình theo vùng hình chữ nhật hoặc công cụ chọn tự do
Nhấn phím Delete
* Thực hành vẽ hình tự do
GV hướng dẫn cho HS cách xoá hình bằng công ụ chọn hình để xoá những vùng hình lớn
Gọi HS nhắc lại cách khôi phục lại hình đã bị xoá nhầm
BÀI 5: Di chuyển hình
I>MỤC TIÊU
HS sử dụng được công cụ chọn hình theo vùng hình chữ nhật và công cụ chọn hình tự do
HS thực hiện được di chuyển hình từ nơi này đến nơi khác
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Các bước thực hiện
Dùng công cụ chọn hình để bao quanh hình cần di chuyển
Đưa con trỏ chuột vào vùng được chọn và kéo thả chuột tới vị trí mới
Nháy chuột bên ngoài vùng chọn để kết thúc
Thực hành: Vẽ hình tự do và thực hiện di chuyển hình
Gọi HS nhắc lại cách chọn hình vẽ
BÀI 6: Vẽ đường cong
I>MỤC TIÊU
	HS biết sử dụng công cụ đường cong để vẽ các cung đường cong một phía
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Cách thực hiện
Chọn công cụ đường cong trong hộp công cụ
Chọn màu vẽ, nét vẽ
Kéo thả chuột từ điểm đầu đến điểm cuối của đường cong, một đoạn thẳng được tạo ra
Đưa con trỏ chuột lên đoạn thẳng, nhấn và giữ nút trái chuột để uốn cong đoạn thẳng
Nháy chuột ra ngoài để kết thúc
Thực hành: Vẽ hình con nhím, thực hiện di chuyển hình, sử dụng các công cụ đã học để trang trí hình
GV giải thích cho HS hiểu thế nào là nét vẽ
BÀI 7: Sao chép màu từ màu có sẵn
I>MỤC TIÊU
	HS biết sử dụng công cụ sao chép màu và công cụ tô màu để tô màu cho hình vẽ
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Các bước thực hiện
Chọn công cụ sao chép màu trong hộp công cụ
Nháy chuột lên phần hình vẽ có màu cần sao chép
Chọn công cụ tô màu
Nháy chuột lên nơi cần tô bằng màu vừa sao chép
Thực hành: sử dụng các công cụ đã học để vẽ một ngôi nhà
Gọi 1 HS nhắc lại cách sử dụng công cụ tô màu
CHƯƠNG NĂM: EM TẬP SOẠN THẢO
BÀI 1: Bước đầu soạn thảo
I>MỤC TIÊU
HS làm quen với khái niệm “ soạn thảo văn bản”
-	HS biết được khởi động và thoát khỏi phần mềm doạn thảo
HS biết gõ c h ữ thường không dấu
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phần mềm soạn thảo
Giới thiệu cho HS về giao diện của phần mềm soạn thảo
Soạn thảo
Trên vùng soạn thảo có một vạch đứng nhấp nháy đó là con trỏ soạn thảo
Nhấn phím Enter để xuống dòng và bắt đầu một đoạn văn bản mới
Muốn xuống dòng mà không tạo đoạn ta nhấn Shift + Enter
Chú ý: Em có thể di chuyển và nháy chuột để đặt con trỏ soạn thảo tại vị trí bất kỳ trong văn bản
Thực hành:
Bài tập 1 trang 73
Giải thích cho HS hiểu thế nào là từ, đoạn 
BÀI 2: Chữ hoa
I>MỤC TIÊU
HS biết sử dụng phím Shift và phím Capslock
HS biết sử dụng phím Delete và phím Backspace để xoá những từ gõ sai
HS biết cách khôi phục khi xoá nhầm bằng lệnh Undo hoặc Ctrl+Z
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1> Gõ chữ hoa
Dùng phím Capslock để bật hoặc tắt đèn Capslock
Khi đèn Capslock tắt, nhấn phím Shift sẽ gõ được chữ hoa tương ứng
2>Gõ kí hiệu 
Nhấn và giữ phím Shift đồng thời gõ các kí hiệu
3>Sửa lỗi sai
Dùng phím Backspace để xoá kí tự bên trái con trỏ
Dùng phím Delete để xoá kí tự bên phải con trỏ
Thực hành: bài T3+ T4 trang 78
Gọi 1 HS nhắc lại cách khôi phục chữ bị xoá nhầm
BÀI 3: Gõ chữ tiếng Việt
I>MỤC TIÊU
 HS biết được sự cần thiết phải có phần mềm gõ chữ tiếng Việt
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Giới thiệu cho HS cách go kiểu Telex và kiểu Vni
Thực hành bài T1+ T2 trang 82
BÀI 4: Gõ dấu tiếng Việt
I>MỤC TIÊU
	HS biết gõ các từ có dấu và luyện gõ theo quy tắc 10 ngón tay
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Giới thiệu cho HS cách gõ dấu tiếng Việt trong 2 kiểu gõ: Telex và Vni
Thực hành bài T1 trang 84
CHƯƠNG 6 HỌC CÙNG MÁY TÍNH
BÀI 1: Học toán với phần mềm cùng học toán 3
I>MỤC TIÊU
	HS sử dụng các thao tác với bàn phím và chuột để giao tiếp với máy tính
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Huớng dẫn cho HS và chia nhóm thực hành
BÀI 2 Học làm công việc gia đình với phần mềm TIDY UP
I>MỤC TIÊU
	Thông qua phần mềm giáo dục cho HS thói quen ngăn nắp, sạch sẽ và giúp đỡ cha mẹ trong các công việc nhỏ ở nhà
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hướng dẫn cho HS và chia nhóm thực hành
BÀI 3: Học tiếng Anh với phần mềm ALPHABET BOCKS
I>MỤC TIÊU
	Thông qua phần mền giúp HS nhận biết các chữ cái trong tiếng Anh và cách đọc chúng
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy vi tính
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hướng dẫn cho HS và chia nhóm thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docTin hoc 3 ca nam.doc