Giáo Án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 25 đến Tuần 26 - Bùi Thị Ngọc – Tiểu Học Quán Toan

I/ Mục đích yêu cầu

- Đọc trơn cả bài. Phát âm đúng:Tiếng có vần: ai, ay, ương. Từ ngữ: cô giáo, dạy em, mái trường.

- Ôn các vần ai, ay: tìm tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay. Biết nghỉ hơi khi có các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy.

- Hiểu nghĩa các từ: ngôi nhà thứ hai, thân thiết. Nhắc lại nội dung bài. Hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn học sinh. Bồi dường tình cảm yêu mến của H với mái trường.

- Biết hỏi - đáp theo mẫu về trường lớp của em.

II/ Đồ dùng dạy học

- Tranh SGK

III/ Các hoạt động dạy học

 

doc 18 trang Người đăng honganh Lượt xem 1965Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo Án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 25 đến Tuần 26 - Bùi Thị Ngọc – Tiểu Học Quán Toan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng dạy học
- Bài mẫu đoạn từ đầu đến. như anh em.
- Bảng phụ, VBT
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: 
- Tập chép bài: Trường em.
- Kiểm tra vở chính tả.
2. Viết chính tả ( 30’)
- G đưa bài viết, đọc mẫu bài viết.
a) Hướng dẫn viết từ khó (5 – 7’)
- G gạch chân từ: trường, ngôi, hai, giáo, hiền, nhiều, thiết.
- Đọc mẫu, phân tích cách viết.
 Trường: tr + ương + \
 giáo : gi + ao + / 
- G xoá bảng, đọc cho H viết bảng con
đ Nhận xét
b) Hướng dẫn viết vở (13- 15’)
- Hướng dẫn H tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang vở, viết lùi vào 2 ô chữ đầu của đoạn văn. Nhắc H sau dấu chấm phải viết hoa.
- G chỉ từng chữ cho H viết.
c) Chấm chữa lỗi (5 – 7’)
- G đọc cho H soát lỗi ( đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để H soát lại). Dừng lại ở chữ khó viết, đánh vần, nêu cách viết.
- G chấm 10 – 12 bài.
d) Làm bài tập ( 3 – 5’)
- Cho H đọc yêu cầu bài 2: Điền ai, ay
- G hướng dẫn cách làm trên bảng phụ.
a/ gà mái, máy ảnh
- Bài 3: Điền c, k. 
b/ cá vàng, thước kẻ, lá cọ
- 1H đọc lại, cả lớp đọc thầm.
- H đọc lại, phân tích, đánh vần 1 số tiếng.
- H viết bảng con.
- H tập chép vào vở. 
H gạch chân những lỗi sai, ghi số lỗi ra lề.
- H làm bài, điền vào SGK.
- H điền.
- 2, 3 H chữa.
3. Củng cố dặn dò ( 2 – 3’)
- G khen những H học tốt, chép bài chính tả đúng đẹp.
 _____________________________________
Tập viết
Tô chữ hoa A, Ă, Â, b.
I/ Mục đích yêu cầu
- H biết tô chữ hoa A, Ă, Â, B.
- Viết đúng các vần ai, ay, ao, au, các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau. Chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. Đưa bút theo đúng quy trình. Dãn đúng khoảng cách các con chữ theo mẫu.
II/ Đồ dùng dạy học
- Chữ mẫu A, Ă, Â, B.
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài ( 1’): Tập viết tô các chữ: A, Â, Ă, B.
2. Hướng dẫn H tập tô các chữ hoa ( 3 - 4’)
- Đưa chữ A mẫu , giới thiệu: Đây là chữ A hoa.
- Chữ A có mấy nét? Cao mấy dòng li?
- G chỉ chữ mẫu, nêu quy trình viết: đặt bút từ dưới đường kẻ 3 viết nét cong hở phải, nối với nét xiên theo chiều mũi tên  ( vừa nói vừa tô trên bảng)
- G đính chữ Ă, Â: viết giống chữ A, khác chữ A ở 2 dấu phụ đặt trên đỉnh.
- G đính chữ B, giới thiệu đây là chữ B.
- Chữ B có mấy nét? Cao mấy dòng li?
- G chỉ chữ B nêu quy trình viết: đặt bút từ đường kẻ 6 viết nét móc ngược 
3. Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng ( 5’)
- Chữ ai được viết bằng con chữ nào? Nhận xét độ cao các con chữ?
- G hướng dẫn quy trình viết: Đặt bút từ đường dưới đường kẻ 3 viết con chữ a cao 2 dòng li nối với con chữ i cao 2 dòng li  Chú ý nhắc H viết liền mạch.
- Chữ ay (Hướng dẫn tương tự theo con chữ).
- Từ mái trường: đặt bút từ dưới đường kẻ 3 viết con chữ m nối với vần ai, viết dấu sắc ta được chữ mái cách một thân chữ viết chữ trường 
- Từ điều hay, ao, au, sao sáng, mai sau ( tương tự )
4. Hướng dẫn viết vở ( 17 – 20’)
- H mở vở đọc nội dung bài viết.
- G hướng dẫn H tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Hướng dẫn từng dòng.
- Dòng A: G nêu quy trình viết, cho H tô 1 dòng A.
- Dòng ai, ay: Cách 2 ô viết 4 lần.
- Dòng mái trường, điều hay: Viết 1 lần.
- Tô 1 dòng chữ B. ( thực hiện tương tự như trên )
- Vần au, au: cách 2 ô viết 1 lần.
- Từ sao sáng, mai sau ( cỡ to ): Viết 1 lần. 
- Chữ cỡ nhỏ viết bình thường.
5. Chấm chữa ( 5 – 6’)
6. Củng cố dặn dò ( 1’)
- Nhận xét giờ học.
- H nhắc.
- 3 nét, cao 5 dòng li.
- H tô khan chữ A.
- H viết bảng con chữ A.
- H nhắc.
- 2 nét, cao 5 dòng li.
- H tô khan chữ B.
- H viết bảng con chữ B.
H viết trên bảng con: ai, ay, au, ao, mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau. 
( Mỗi chữ viết 1 lần )
- H viết vở
- H viết vở.
_________________________________________________
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2007.
Tập đọc
Tặng cháu.
I/ Mục đích yêu cầu
- H đọc trơn cả bài: Phát âm đúng các tiếng có vần yêu, thanh hỏi, các từ ngữ: lòng yêu, gọi là, nước non.
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ ( bằng khoảng thời gian sau dấu chấm)
- Ôn các vần ao, au; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au.
- Hiểu nghĩa từ: non nước.
- Hiểu được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác rất yêu thiếu nhi, Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
- Tìm và hát được bài về Bác Hồ. Học thuộc lòng bài thơ.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK/ 49
III/ Các hoạt động dạy học
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Cho H đọc bài: Trường em.
+ Trong bài, trường học được gọi là gì?
+ Vì sao nói: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài ( 2’)
- Cho H xem tranh SGK/ 49 Tranh vẽ gì? ( Bác Hồ...) 
- Bác Hồ là ai? Em biết gì về Bác Hồ? 
b. Luyện đọc ( 20 - 23’)
- G đọc mẫu lần 1: Giọng chậm rãi, tình cảm	 - H đọc thầm
* Luyện đọc tiếng từ
- G lần lượt ghi các tiếng từ sau: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
- G đọc mẫu, chú ý phát âm: l - n.
- Chỉ bảng cho H đọc.
* Luyện đọc câu.
- G đọc mẫu từng dòng thơ , lưu ý H hết dòng 1 nghỉ lấy hơi, quãng nghỉ bằng 1 dấu chấm.
* Luyện đọc bài
- Cho H đọc cả bài.
đ Nhận xét, cho điểm
c/ Ôn luyện vần ( 8 - 10’)
- Giới thiệu: Ôn vần ao, au đ G ghi bảng.
- Tìm trong bài tiếng có vần au, ao?
- Phân tích tiếng: Cháu, sau.
- Tìm tiếng có vần au, ao?
+ Nói câu chứa tiếng có vần ao, au.
- H đọc cá nhân, Phân tích tiếng.
- H đọc.
- H đọc cá nhân. 
- 2, 3 dãy.
- H đọc
- H đọc phân tích vần.
- H nêu: cháu, sau
- Tìm tiếng ngoài bài
 có vần ao, au
- H tìm, ghép vào bảng gài
- H đọc câu mẫu trong SGK
- Nói : Bức tranh này có màu...
Tiết 2
a. Luyện đọc ( 10 - 12’)
- G đọc mẫu bài Tặng cháu. 
- Đọc cả bài.
đ Nhận xét chấm điểm.
b) Tìm hiểu bài ( 8 - 10')
- Cho 2, 3 H đọc 2 dòng đầu.
- Bác Hồ tặng vở cho ai?
- Đọc 2 dòng thơ còn lại.
- Bác mong bạn nhỏ làm điều gì?
- H đọc thầm.
- H đọc.
- H dọc.
- Bác Hồ tặng vở cho H
- H đọc.
+ Ra công học tập để sau giúp nước nhà 
+ Chăm chỉ học hành để trở thành người có ích...
đ Bài thơ nói lên tình cảm quan tâm, yâu mến của Bác Hồ với học sinh. Bác mong muốn các cháu: hẵy chăm chỉ học tập để trở thành người có ích, mai sau xây dựng 
nước nhà.
- G đọc diễn cảm bài thơ, giọng nhẹ nhàng 	 - H đọc.
- Thi đọc thuộc lòng.
-> Nhận xét, cho điểm. - H nhẩm, đọc thuộc lòng.
c) Hát các bài hát về Bác Hồ ( 8 - 10’)
- Hát các bài về Bác Hồ.
- Cho các tổ thi đọc, hát các bài hát về Bác Hồ.
3. Củng cố dặn dò ( 3 - 5’)
- G nhận xét giờ học, tuyên dương những H học tốt.
- Dặn dò: Tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
______________________________________________
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
Chính tả
Tặng cháu
I/ Mục đích yêu cầu
- Chép lại chính xác, không mắc lỗi bài thơ “ Tặng cháu”, trình bày đúng bài thơ. Tốc độ chép tối thiểu 2 chữ/ phút.
- Điền đúng n hay l, dấu hỏi hay dấu ngã.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bài viết mẫu, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: (1’) Chép chính tả bài “ Tặng cháu”
2. Viết chính tả ( 30’)
- G đưa nội dung bài viết, đọc mẫu bài viết.
a) Hướng dẫn H viết từ khó ( 5 - 7’)
- G ghi bảng, gạch chân các từ, chữ sau: cháu, gọi là, ra, mai sau, giúp, nước non.
- G đọc mẫu
- Phân tích cách viết: giúp = gi + up +/
 nước non: n 
- G xoá bảng, đọc từng tiếng cho H viết.
- Nhận xét
b) Hướng dẫn viết vở (13 -15')
- Sửa tư thế ngồi, cầm bút, viết tên bài, dòng đầu đoạn thơ lùi vào 2 ô, viết hoa.
- Dòng 2 viết sát lề.
- G chỉ từng chữ cho H chép.
c) Chấm chữa lỗi ( 5-7')
- G đọc lại thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để H soát. Dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần.
- Chấm 10 - 12 bài
d) Làm bài tập ( 3 - 5’)
- Cho H đọc yêu cầu của bài.
- Giảng: Mỗi từ có 1 chỗ trống, phải điền âm n hay l thì mới hoàn chỉnh.
- Chữa bài: nụ hoa, con cò bay lả bay la.
- Điền dấu: Quyển vở, chõ xôi, tổ chim.
- Nhận xét
- H đọc thầm.
- H phân tích, đánh vần.
- H viết bảng.
- H tập chép vào vở. 
- H soát lỗi bằng bút chì, gạch chân chữ viết sai, ghi số lỗi ra lề.
- H làm bài vào SGK/ 51
- H làm bài.
3. Củng cố dặn dò (3’)
- G khen những H viết chính tả đúng đẹp.
 ___________________________________________
Kể chuyện
Rùa và Thỏ.
I/ Mục đích yêu cầu
- H nghe G kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó, kể lại được toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết đổi giọng để phân biệt lời của Rùa, của Thỏ và lời của người dẫn truyện.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ chủ quan, kiêu ngạo. Chậm như rùa nhưng kiên trì và nhẫn nại, ắt thành công.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh truyện.
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
- Các em có biết Rùa và Thỏ là những con vật như thế nào không?
Rùa hết sức chậm chạp. Thỏ có tài chạy nhanh Thỏ thua Rùa.
2. G kể truyện.
G kể chuyện 2 - 3 lần với giọng diễn cảm.
- Kể lần 1 để H biết câu chuyên.
- Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ để H nhớ truyện.
3. Hướng dẫn H kể từng đoạn theo tranh.
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì?
+ Câu hỏi dưới tranh là gì? Thỏ nói gì với Rùa?
- Cho H kể đoạn 1
đ Cả lớp nhận xét: + Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không? Có kể thiếu hay thừa chi tiết nào không? Kể có diễn cảm không?
- Tranh 2: Rùa trả lời ra sao?
- Thỏ làm gì khi rùa cố sức chạy?
- Tranh 3 ,4 ( tương tự)
- Cuối cùng ai thắng?
- Rùa tập nhảy. Thỏ mỉa mai, coi thường nhìn theo Rùa.
- Chậm như Rùa 
- Nhởn nhơ...
4. H phân vai để kể cả câu chuyện.
- G tổ chức cho các nhóm H đóng vai: Thỏ, Rùa, người dẫn truyện thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
5. Tìm hiểu ý nghĩa truyện.
- Vì sao Thỏ thua Rùa? ( Chủ quan , kiêu ngạo)
+ Câu chuyện này khuyên các em điều gì?
=> ý nghĩa: Chớ chủ quan, kiêu gạo như Thỏ sẽ thất bại. Hãy học tập Rùa, tuy chậm chạp nhưng nhờ kiên trì, nhẫn lại nên vẫn thành công.
6. Củng cố dặn dò.
- G nhận xét tiết học. Tập kể cho mọi người nghe.
---------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
Tập đọc
Cái nhãn vở.
I/ Mục đích yêu cầu
- H đọc trơn bài. Phát âm đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen.
- Ôn các vần ang, ác. Tìm được tiếng có vần ang, ac.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài: nắn nót, ngay ngắn. Biết viết nhãn vở. Hiểu được tác dụng của nhãn vở.Tự làm và trang trí 1 nhãn vở.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bộ chữ học vần.
- Một số bút màu để H tự trang trí nhãn vở.
III/ Các hoạt động dạy học 
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ (3 - 4’)
- Cho 3, 4 H đọc thuộc lòng bài thơ “ Tặng cháu” và trả lời câu hỏi.
+ Bác Hồ tặng vở cho ai?
+ Bác mong các cháu làm điều gì?
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài (2’)
- Hôm nay, các em sẽ học bài “ Cái nhãn vở” để biết cách đọc 1 nhãn vở, biết viết nhãn vở, hiểu được tác dụng của nhãn vở đối với H.
b. Luyện đọc ( 20 - 23’)
- G đọc mẫu lần 1: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.	 - H mở sách theo dõi 
- Cho H xác định câu.
- Bài có mấy câu?
* Luyện đọc tiếng, từ.
- G lần lượt viết các từ: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn và đọc mẫu
đ Giảng: nắn nót: viết cẩn thận cho đẹp.
 Ngay ngắn: viết rất thẳng hàng, đẹp mắt.
=> G chỉ bảng cho H đọc
* Luyện đọc câu
- G đọc mẫu từng câu.
- Chỉ câu bất kì cho H đọc.
* Luyện đọc đoạn.
- Cho H đọc câu 1, 2, 3.
- Cho H đọc câu 4.
- Cho H đọc nối tiếp đoạn.
- G cho điểm
* Luyện đọc cả bài.
- Cho H đọc cả bài.
c. Ôn luyện vần ( 8 - 10’)
- Giới thiệu: Ôn vần ang, ac đ G ghi bảng.
+ Tìm tiếng có vần ang trong bài?
+ Tìm tiếng có vần ang ngoài bài?
- G ghi : cái bảng
- Tìm tiếng có vần ac?
- H dùng bút chì xác.
- Bốn câu.
- H đọc lại kết hợp phân tích tiếng.
- H đọc
- H đọc
- H đọc
- H đọc
- Từng cặp H đọc nối tiếp theo đoạn.
- H đọc cả bài.
- H đọc lại
- giang, trang
- H đọc mẫu SGK: cái bảng.
- H tìm: Lá bàng 
- con hạc, bản nhạc
- Tìm tiếng và ghép lên thanh chữ
Tiết 2:
a. Luyện đọc (10 - 12’)
- G đọc mẫu lại bài “ Cái nhãn vở”
- Đọc nối tiếp đoạn đ G chấm điểm.
- Đọc cả bài.
đ Nhận xét chấm điểm.
b. Tìm hiểu nội dung bài (8 - 10’)
- Cho H đọc lại đoạn 1.
+ Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở?
- Cho H đọc đoạn 2.
+ Bố khen Giang thế nào?
+ Nhãn vở dùng để làm gì?
- G đọc diễn cảm lại bài văn.
- H đọc thầm.
- 2 dãy.
- 8 - 10 em.
- 1 H
- Tên trường, tên lớp, họ và tên của bạn.
- Bố khen bạn ấy đã tự viết được nhãn vở.
- Biết được vở gì? của ai.
- H đọc diễn cảm.
c/ Luyện tập: Hướng dẫn H tự làm và tranh trí 1 cái nhãn vở ( 8 - 10’)
- Cho H xem mẫu nhãn vở trong SGK.
- Cho H tự làm nhãn vở.
- Thi xem nhãn vở của ai đúng, đẹp.
3. Củng cố dặn dò (3 - 5’)
+ Hôm nay học bài gì?
đ Cái nhãn vở là 1 vật rất cần thiết giúp các em đặt tên sách, vở, viết tên mình vào đó. Vì vậy em cần giữ gìn nó sạch sẽ, cẩn thận.
Tuần 26 ( Từ ngày 12 / 3 / 2007 đến ngày 16 / 3 / 2007 )
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2007
Tập đọc
Bàn tay mẹ.
I/ Mục đích yêu cầu
- H đọc trơn cả bài. Chú ý phát âm đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng.... Biết nghỉ hơi dài khi gặp dấu chấm.
- Ôn các vần an, at, tìm được tiếng có vần an, at.
- Hiểu được các từ trong bài: rám nắng, xương xương.
- Nói lại được ý nghĩa và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu được tấm lòng yêu thương biết ơn mẹ của bạn.
- Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK
III/ Các hoạt động dạy học
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ ( 3’)
- Cho 3, 4 H đọc bài “ Cái nhãn vở” và trả lời câu hỏi:
+ Bạn Giang đã viết những gì trên nhãn vở?
+ Bố Giang khen bạn ấy như thế nào?
2. Dạy học bài mới.
a. Giới thiệu bài ( 1’)
- Mẹ vất vả nuôi chúng ta khôn lớn. Hôm nay các em sẽ tập đọc bài “ Bàn tay mẹ”. Với bài học này, các em sẽ hiểu tình cảm của 1 bạn nhỏ đối với đôi bàn tay me. Vì sao bạn lại yêu đôi bàn tay mẹ như vậy?
b. Luyện đọc ( 20 - 23’)
- G đọc mẫu lần 1: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
- Cho H xác định câu.
- Bài có mấy câu?
* Luyện đọc tiếng từ:
- G lần lượt viết các từ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương.
- G đọc mẫu.
đ Giảng: Rám nắng: da bị nắng làm cho đen lại
 xương xương: Tay rất gầy.
-> Chỉ bảng cho H đọc
* Luyện đọc câu:
- G đọc mẫu từng câu.
- Chú ý ngắt giọng đúng câu có dấu phẩy, dấu chấm.
"Đi làm về,/ mẹ lại đi chợ,/ nấu cơm// Mẹ còn tắm cho em bé/ giặt 1 chậu tã lót đầy//"
- Chỉ câu bất kỳ cho H đọc.
* Luyện đọc đoạn, bài.
- H đọc đoạn 1: Câu 1, 2
- Đoạn 2: Câu 3. 4.
- Đoạn 3: Câu 5.
đ G cho điểm.
- Cho H đọc nối tiếp đoạn.
* Luyện đọc cả bài.
- Cho H đọc cả bài.
-> Cho điểm.
c. Ôn vần ( 8 - 10’)
- G ghi: Ôn các vần an, at.
+ Tìm tiếng trong bài có vần an?
+ Tìm tiếng ngoài bài có vần an?
- Cho H xem tranh. Đọc từ dưới tranh. G ghi: mỏ than.
+ Tìm tiếng có vần at?
- G ghi: bát cơm
đ Nhận xét
- H theo dõi.
- H xác định.
- 5 câu.
- H đọc lại kết hợp phân tích tiếng.
- H đọc, phân tích tiếng. 
- H đọc từng câu.
- H đọc.
- H đọc .
- H đọc.
- H đọc theo nhóm 3 H.
- H đọc cả bài.
- H đọc lại, phân tích. 
- Bàn ( tay)
- H phân tích tiếng
- H đọc mẫu SGk
- H tìm ghép vào thanh cài: lan can, hàn..
- H tìm: Hạt dẻ, lạt 
Tiết 2:
a. Luyện đọc (10 - 12’)
- G đọc lại bài “ Bàn tay mẹ”
- Đọc nối tiếp đoạn. 
- Đọc cả bài.
-> Cho điểm.
b. Tìm hiểu nội dung (8 - 10’)
- Cho H đọc đoạn 1 , 2.
+ Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình?
- Đọc câu văn diên tả tình cảm của Bình đối với đôi bàn tay mẹ.
- G đọc diễn cảm lại bài.
c. Luyên nói (8 - 10’)
- Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
- Cho H quan sát tranh 1.
- Cho từng cặp H ( cầm sách, đứng tai chỗ) thực hành hỏi - đáp theo gợi ý tranh 2, 3, 4) G sửa cho H nói thành câu đầy đủ.
- H đọc thầm.
- H đọc theo dãy.
- H đọc.
- 2 H đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm
- Nấu cơm, tắm ...
- H đọc câu 5.
- H đọc diễn cảm.
- Trả lời câu hỏi theo tranh.
- 2 H nhìn tranh1thực hành hỏi đáp theo mẫu.
+ Ai nẫu cơm cho bạn ăn? -+ Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn.
3. Củng cố dặn dò (3 - 5’)
- Hôm nay học bài gì? 
đ Liên hệ: Mẹ rất vất vả nên chúng ta cần làm gì để bày tỏ tình yêu với mẹ?
- Chuẩn bị bài “ Cái Bống”
______________________________________________
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2007
Chính tả
Bàn tay mẹ.
I/ Mục đích yêu cầu
- H chép lại chính xác và trình bày đúng đoạn “ Hàng ngày.... tã lót đầy” trong bài Bàn tay mẹ.
- Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần an, at, g , gh.
II/ Đồ dùng dạy học
- Nội dung đoạn văn cần chép.
- Bài tập trên bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài (1’): Chép chính tả bài “ Bàn tay mẹ”
2. Dạy bài mới ( 20’)
- G đưa nội dung bài viết, đọc mẫu. 
a) Hướng dẫn viết từ khó ( 5 - 7’)
- G gạch chân các chữ: hàng ngày, bao nhiêu, nấu cơm, giặt, tã lót.
- G phân tích cách viết: nấu = n + âu + /...
- G xoá bảng, đọc từng tiếng cho H viết.
b) Viết vở ( 13 - 15')
- G lưu ý H tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, viết tên đề bài giữa trang vở. Chú ý viết chữ hoa đầu câu.
- G đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để H viết.
c) Chấm, chữa lỗi (5 - 7')
- G đọc, chỉ từng chữ trên bảng cho H soát lỗi. Dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần, nêu cách viết.
- G chấm bài : 10 - 15 bài.
d) Làm bài tập ( 3 - 5’)
- G đưa bảng phụ. Cho H đọc yêu cầu của bài.
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Điền vần gì vào chỗ chấm?
- Thực hiện tương tự với: tát nước, cái ghế.
đ Nhận xét
- 1 - 2 H nhìn bảng đọc.
- H đọc, phân tích.
- H viết bảng.
- H chép bài.
- H dùng bút chì soát lỗi, gạch chân chữ viết sai và ghi số lỗi ra lề.
- H đổi bài tự kiểm tra.
- H đọc.
- Kéo đàn.
- Vần an.
- H làm bài
3. Củng cố dặn dò ( 2 - 3’) 
- Trưng bày bài đẹp, nhận xét giờ học.
_____________________________
Tập viết
Tô chữ hoa: C, D, Đ.
I/ Mục đích yêu cầu
- H biết tô chữ hoa C, D, Đ.
- Viết đúng các vần: an, at, anh, ach. Các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ. Chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. Đưa bút theo đúng quy trình. Dãn đúng khoảng cách các con chữ theo mẫu.
II/ Đồ dùng dạy học
- Chữ mẫu C, D, Đ.
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài ( 1’): Tập viết tô các chữ: C, D, Đ.
2. Hướng dẫn H tập tô các chữ hoa ( 3 - 4’)
- Đưa chữ C mẫu , giới thiệu: Đây là chữ C hoa.
- Chữ C có mấy nét? Cao mấy dòng li?
- G chỉ chữ mẫu, nêu quy trình viết: đặt bút trên đường kẻ 6 viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái , tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ , phần cuối nét cong trái lượn vào trong , dừng bút trên đường kẻ 2 theo chiều mũi tên  ( vừa nói vừa tô trên bảng)
- G đính chữ D, giới thiệu đây là chữ D.
- Chữ D có mấy nét? Cao mấy dòng li?
- nét viết chữ hoa D là kết hợp của 2 nét cơ bản : lượn hai đầu và cong phải nối liền nhau, toạ vòng xoắn nhỏ ở dưới chân chữ.
- G chỉ chữ D nêu quy trình viết: Đặt bút từ đường kẻ 6 viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải tạo vòng xoắn nhỏ ở dưới chân chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong dừng bút trên đường kẻ 5 theo chiều mũi tên 
- G đính chữ Đ. Chữ Đ viết giống chữ D, thêm dấu gạch ngang.
3. Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng ( 5’)
- H đọc câu ứng dụng.
- Chữ an được viết bằng con chữ nào? Nhận xét độ cao các con chữ?
- G hướng dẫn quy trình viết: Đặt bút từ đường dưới đường kẻ 3 viết con chữ a cao 2 dòng li nối với con chữ n cao 2 dòng li  Chú ý nhắc H viết liền mạch.
- Chữ at (Hướng dẫn tương tự theo con chữ).
- Từ bàn tay: Hướng dẫn cách viết con chữ b nối với vần an 
- Từ: hạt thóc, anh, ach, gánh đỡ, sạch sẽ ( tương tự )
4. Hướng dẫn viết vở ( 17 – 20’)
- H mở vở đọc nội dung bài viết.
- G nêu nội dung và yêu cầu viết trong vở.
- G hướng dẫn H tư thế ngồi, cách cầm bút. G giúp đỡ H yếu kém viết đúng quy trình , liền mạch , trình bày bài sạch đẹp .
- Hướng dẫn từng dòng.
- Dòng C: G nêu quy trình viết, cho H tô 1 dòng C.
- Dòng an, at: Cách 2 ô viết 4 lần.
- Dòng bàn tay, hạt thóc: Viết 1 lần.
- Tô 1 dòng chữ D. ( thực hiện tương tự như trên )
- Vần anh, ach: cách 2 ô viết 3 lần.
- Từ gánh đỡ, sạch sẽ ( cỡ to ): Viết 1 lần. 
- Chữ cỡ nhỏ viết bình thường.
5. Chấm chữa ( 5 – 6’)
6. Củng cố dặn dò ( 1’)
- Nhận xét giờ học.
- H nhắc.
- Cao 5 dòng li.
- H tô khan chữ C.
- H viết bảng con chữ C.
- H nhắc.
- Cao 5 dòng li.
- H tô khan chữ D.
- H viết bảng con chữ D.
- H viết trên bảng con. 
( Mỗi chữ viết 1 lần )
- H viết vở
- H viết vở.
____________________________________________________________
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2007
Tập đọc
Cái bống.
I/ Mục đích yêu cầu
- H đọc trơn bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu: a( sảy), ch ( cho), tr (trơn), có vần ang ( bang), anh ( gánh), các từ ngữ: khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng.
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng.
- Ôn các vần anh, ach, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần anh, vần ách.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài: đường trơn, gánh đỡ, mưa ròng. Hiểu được tình cảm yêu mẹ, sự hiếu thảo của Bống, 1 cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, luôn biết quan tâm giúp đỡ mẹ. Biết kể đơn giản về những việc em thường làm giúp đỡ bỗ mẹ theo gợi ý bằng tranh vẽ. Học thuộc lòng bài đồng dao.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK, bộ chữ học vần.
III/ Các hoạt động dạy học
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ ( 3’)
- Đọc bài “ Bàn tay mẹ” và trả lời câu hỏi.
- Bàn tay mẹ đã làm những gì cho anh em Bình?
- Câu văn nào diễn tả tình cảm của Bình đối với đôi bàn tay mẹ?
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài ( 1’)
- Bố mẹ hàng ngày vất vả, bận rộn đi làm để nuôi nấng, chăm sóc các em. Các em ở nhà có biết giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ ở nhà không?
 Bài đồng dao “ Cái Bống” các em học hôm nay sẽ cho các em biết bạn Bống hiểu thảo, ngoan ngoãn, biết giúp mẹ như thế nào.
b. Luyện đọc ( 20 - 23’)
- G đọc mẫu toàn bài: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
- Bài có mấy dòng thơ?
* Luyện đọc từ, tiếng:
- G lần lượt viết các từ sau, đọc mẫu: bống bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng.
=> Giảng: Đường trơn: đường bị ướt nước mưa dễ ngã.
 Gánh đỡ: gánh giúp mẹ.
 Mưa ròng: mưa nhiều, kéo dài.
- Chỉ bảng cho H đọc lại.
* Luyện đọc câu:
- G đọc mẫu từng dòng thơ.
- Chỉ dòng thơ bất kì cho H đọc.
* Luyện đọc cả bài.
- Cho H đọc, G nhận xét, cho điểm.
c. Ôn vần ( 8 - 10’)
-

Tài liệu đính kèm:

  • doc25-26.doc