Giáo án Tiếng Việt lớp 1 - tuần 24

A- MỤC TIÊU :

- HS đọc, viết được : uân , uyên , mùa xuân , bóng chuyền.

- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng có trong bài.

- Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề : Em thích đọc truyện.

B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 GV: Tranh luyện nói

 HS : Bộ HVTH , bảng con

C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 Tiết1

 I - Kiểm tra : 5 phút

- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở , ĐDHT của HS

- Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc bài ở SGK ( uê , uy )

 GV đọc cho HS viết vào bảng con : huơ tay, đêm khuya, thuở xưa

 II- Bài mới

1. Giới thiệu bài : 2 phút

 GV dựa vào tranh ở SGK để giới thiệu .

2. Dạy vần mới ( trọng tâm ) :

 a ) Vần uân :

 * Bước 1: Nhận diện vần ( phân tích) : 3 phút

- HS ghép vào bảng cài vần " uân " , tập nhận diện , phân tích : Vần "uân " gồm có âm u đứng trước, âm â đứng giữa, âm n đứng sau.

- Đánh vần : " u- ớ- nờ -uân "

 * Bước2: Tập đánh vần tiếng mới : 4 phút

- HS ghép tiếng " xuân", đánh vần " xờ - uân - xuân ".

- GV cho HS quan sát tranh rồi giới thiệu từ khoá , ghi bảng . HS đọc trơn : mùa xuân .

- HS luyện tập đánh vần và đọc trơn nhiều lần ( cá nhân , nhóm ). GVcùng HS phát hiện lỗi và chữa lỗi

 

doc 29 trang Người đăng honganh Lượt xem 2249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 1 - tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá
 + Kết hợp đọc cá nhân , nhóm , dãy
- Đọc câu ứng dụng Những đêm ... đi chơi
 b ) Luyện viết : 10 phút
 GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết : uât , uyêt , sản xuất , duyệt binh.
- Nêu ND , YC luyện viết
- Lưu ý kĩ thuật , khoảng cách , số dòng , tư thế ngồi viết
- HS viết bài , GV theo dõi , uốn nắn kết hợp chấm bài tại chỗ 
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút 
 c ) Luyện nghe- nói : 8 phút
 HS quan sát tổng thể tranh , đọc tên bài luyện nói : Đất nước ta tuyệt đẹp HS luyện nói theo gợi ý của GV: 	
- Cảnh trong bức tranh là cảnh gì ?
- Cảnh trong bức tranh thứ hai ?
- ở bức tranh thứ ba?
- Em thấy các bức tranh đó như thế nào?
- Đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp. Em biết những cảnh đẹp nào nữa?
4. Củng cố , dặn dò : 5 phút
 GV nhận xét chung tiết học ,tuyên dương tinh thần học tập của HS 
	*************************************
Toán
 Tiết 94 : Cộng các số tròn chục
A- mục tiêu 
	- Biết đựt tính ,làm tính cộngcác số tròn chục,cộng nhẩm các số tròn chủctong phạm vi 90,giải được bài toán cố phép cộng.
B- đồ dùng dạy - học
 GV : 
 HS : Bộ ĐDHT Toán , bảng con .
C- hoạt động dạy - học
 I - Kiểm tra : 5 phút
 HS làm vào bảng con : Điền dấu > , < , =
 30...50 80...40 60...60 
 II- Bài mới
1. Giới thiệu bài : 1 phút
2. Giới thiệu cách cộng các số tròn chục : 27phút 
	- GV cùng HS lấy 3 thẻ que tính ( mỗi thẻ 10 que tính) . Hỏi :
+ Có mấy chục que tính ? 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 HS lấy tiếp 2 thẻ que tính . Hỏi tương tự rồi hỏi tiếp : Có tất cảt bao nhiêu que tính ?
 GV viết bảng như SGK
- Hướng dẫn kĩ thuật làm tính
 + Đặt tính: 
Viết số 30 rồi viết 20 sao cho số chục thẳng cột với số chục, số đơn vị thẳng cột số đơn vị.
Viết dấu cộng, kẻ vạch ngang
+ Tính ( từ phải sang trái)
	+-30 - 0 cộng 0 bằng 0 , viết 0
 20 - 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 ( 30 +20 = 50)
 50
HS nêu lại cách đặt tính, cách tính.
+ Hướng dẫn HS tính nhẩm 30 + 10 : 3 chục cộng 1 chục là 4 chục, 
 vậy 30 +10 = 40
HS tính nhẩm : 20 + 40 =
	50 +30 =
2. Luyện tập : 27phút 
Bài 1 : HS nêu yêu cầu BT , tự làm rồi chữa bài . Khi chữa bài, gọi một số HS nêu miệng cách tính
 Bài 2 : 
 HS đọc kĩ đề bài , hỏi vài HS cách làm , Gv hd cộng nhẩm. HS làm vào vở rồi đổi vở cho nhau kiểm tra GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình 
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút
Bài 3 : GV ghi bảng đề bài . Hỏi HS để tóm tắt bài toán 
Bài 4 : Yêu cầu HS tính nhẩm trước khi điền
4. Củng cố , dặn dò : 2 phút
 GV nhận xét chung tiết học
	************************************
 chiều luyện toán
Luyện tập về các số tròn chục
I- Mục tiêu:
- Củng cố về vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Đọc, viết các số tròn chục.
- So sánh các số tròn chục.
II- Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũL5’)
 - Cho 2HS đọc và viết các số tròn chục từ 10 đến 90 và ngược lại
- GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Các hoạt động:
HĐ1L15’)HD HS làm bài tập vào vở BT ô li 
GV HD từng bài cho HS tự làm
1. Củng cố:
- HS đọc các số tròn chục từ 10 đến 90, từ 90 đến 10.
- Viết các số tròn chục.
- Các số tròn chục ( Mỗi số có mấy chữ số )?
2. Luyện tập:
HS làm bài vào vở
Bài 1: Vẽ đoạn thẳng có độ dài : 8cm, 10cm, 7cm.
Bài 2, Viết (theo mẫu)
a. 40: Bốn chục	 Một chục: 10
 60:	 Ba chục:.
	 80:..	 Chín chục :.
	 70:..	 Hai chục:.
Bài 3: Điền dấu , =
	90.70	2060
	80.30	40.10
	40.50	60.70
Bài 4: Nối 	 với số thích hợp:
	20 	
10
30
50
60
40
20
	HS làm bài- GV theo dõi
HĐ2L10’)Chấm, chữa bài.
GV thu bài chấm nhận xét
C.Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau
	**************************************** 
Luyện Tiếng Việt
 Luyện đọc : uât - uyêt
A- Mục tiêu: 
- HS đọc đúng vần và tiếng chứa vần : uât , uyêt
- Rèn kĩ năng phân tích tiếng, làm các BT đọc hiểu 
B- đồ dùng dạy- học
 HS : Bảng con
C- hoạt động dạy học :
 I- Kiểm tra : 5 phút
 GV gọi một vài HS đọc bài ở SGK , GV đọc cho cả lớp viết vào bảng con : sản xuất, duyệt binh
 II- Ôn luyện :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
2. Luyện đọc 
a ) Luyện đọc ở SGK: 10 phút
 Cho HS luyện đọc theo N2. Sau đó gọi 5-7 em cầm SGK lên đọc trớc lớp ( đối tợng : TB, Y )
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút
 b ) Luyện đọc trên bảng : 15 phút
 Cho HS lần lượt tìm các tiếng có vần uât, uyêt .GV ghi bảng rồi gọi HS đọc kết hợp phân tích tiếng.
 Bảng phụ : Điền vần uât hay uyêt :
l... lệ giao thông, mùa đông có t... rơi, phong cảnh t...đẹp, 
 * Sau khi điền xong , cho HS luyện đọc
3. Củng cố, dặn dò : 4 phút
 Cho HS mở SGK ra luyện đọc ĐT mỗi bài một lượt , đọc ĐT toàn bài trên bảng một lợt .
 Giáo viên nhận xét tiết học.
	*************************************
	tự học
An toàn giao thông
Bài 3: đèn tín hiệu giao thông
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết tác dụng, ý nghĩa hiệu lệnh của các tín hiệu đèn giao thông; biết nơi có tín hiệu đèn giao thông.
	2. Kĩ năng: Có phản ứng đúng với tín hiệu đèn giao thông; xác định vị trí của đèn tín hiệu giao thông ở những phố giao nhau, gần ngã ba, ngã t.
	3. Thái độ: Đi theo đúng tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị: 
	- GV chuẩn bị : 3 tấm bìa có vẽ sẵn tín hiệu đèn xanh, đỏ, vàng và một tấm bìa có hình người màu đỏ, 1 tấm bìa có hình người đi màu xanh; tranh vẽ 2 góc phố có đèn tín hiệu.
	- HS: Quan sát vị trí các cột đèn tín hiệu, các tín hiệu đèn và thứ tự sắp xếp trên đèn tín hiệu.
III. Các hoạt động chính:
	1. HĐ 1: Giới thiệu đèn tín hiệu giao thông.
	a. Mục tiêu: HS nắm đợc đèn tín hiệu gao thông đợc đặt ở nơi có đường giao nhau gômg 3 màu đỏ, vàng, xanh ( theo thứ tự từ trên xuống); biết có hai loại đèn tín hiệu: đèn tín hiệu dành cho người đi bộ và đèn tín hiệu dành cho các loại xe.
	b. Các tiến hành: 
- GV đàm thoại với HS theo các câu hỏi sau: Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở đâu? Tín hiệu đèn có mấy màu? Thứ tự các màu như thế nào?
- GV giơ các tấm bìa có vẽ đèn đỏ, vàng, xanh và một tấm bìa có hình ngời đứng màu đỏ, một tấm bìa có hình ngời đi màu xanh và cho HS phân biệt: Loại đèn tín hiệu nào dành cho các loại xe? Loại đèn tín hiệu nào dành cho người đi bộ?
	c. Kết luận: Ta thường thấy đèn tín hiệu giao thông đặt ở nơi có đường giao nhau. Các cột đèn tín hiệu đợc đặt ở bên tay phải đờng. Ba màu đèn theo thứ tự đỏ, vàng, xanh. Có 2 loại đèn tín hiệu là đèn tín hiệu dành cho các loại xe và đèn tín hiệu dành cho người đi bộ.
	2. HĐ 2: Quan sát tranh.
	a. Mục tiêu: HS nắm được tác dụng của đèn tín hiệu giao thông và nội dung hiệu lệnh của các màu tín hiệu đèn.
	b. Cách tiến hành:
- HS quan sát tranh chụp một góc phố, có đèn tín hiệu dành cho các loại xe đang bật màu xanh, đèn cho ngời đi bộ màu đỏ và nhận xét: Tín hiệu đèn dành cho các loại xe trong tranh màu gì? Xe cộ khi đó dừng lại hay đi? Tín hiệu đèn dành cho người đi bộ lúc đó bật màu gì? Người đi bộ dừng lại hay đi?
- HS quan sát tranh chụp một góc phố tín hiệu đèn dành cho các loại xe đang bật màu đỏ, đèn cho người đi bộ màu xanh và nhận xét từng loại đèn dành cho xe và
 người đi bộ.
- Thảo luận: Đèn tín hiệu giao thông để làm gì? Khi gặp tín hiệu đèn đỏ thì các loại xe và người đi bộ phải làm gì? Khi tín hiệu đèn xanh bật lên thì sao? Tín hiệu đèn vàng bật sáng để làm gì?
	c. Kết luận: Tín hiệu đèn là hiệu lệnh chỉ huy giao thông, điều khiển các loại xe và người đi lại trên đường. Khi tín hiệu đèn xanh bật lên, xe và mội người được phép đi, khi có tín hiệu đèn đỏ thì tất cả phải dừng lại. Còn tín hiệu đèn vàng được bật lên để báo hiệu chuẩn bị dừng xe và chuẩn bị đi.
	HĐ3: Trò chơi đèn xanh - đèn đỏ.
	a. Mục tiêu: HS có phản ứng đúng với các tín hiệu đèn giao thông và làm đúng theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn để đảm bảo an toàn.
	b. Cách tiến hành:
- HS trả lời các câu hỏi sau: Khi gặp tín hiệu đèn đỏ xe và ngời đi lại phải làm gì? Đi theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn để làm gì? Điều gì có thể xảy ra nếu không đi theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn?
- GV phổ biến cách chơi trò chơi tín hiệu đèn xanh, đỏ: Khi GV hô: Tín hiệu đèn xanh - HS quay hai tay xung quanh nhau nhìn xe cộ đang đi trên đường. Khi GV hô: Tín hiệu đèn vàng - HS quay hai tay chậm lại nhìn xe cộ giảm tốc độ khi gặp đèn vàng. Khi GV hô: Tín hiệu đèn đỏ - tất cả phải dừng lại không được quay tay cũng như khi gặp tín hiệu đèn đỏ các phương tiện đều phải dừng lại.
- HS chơi trò chơi theo hiệu lệnh của GV.
	HĐ 4: Trò chơi " Đợi - quan sát và đi".
	a. Mục tiêu: HS có phản ứng đúng với tín hiệu đèn dành cho người đi bộ khi muốn qua đường. Biết chờ và quan sát khi qua đường.
	b. Cách tiến hành:
- GV phổ biến cách chơi: Một HS lên bảng làm quản trò, cả lớp đứng chơi tại chỗ. Khi HS giơ tấm bìa có hình người đứng màu đỏ, cả lớp sẽ ngồi xuống và hô:" hãy đợi". Khi HS giơ tấm bìa có hình người đi màu xanh, cả lớp sẽ đứng lên, nhìn sang hai bên và hô: " Quan sát hai phía và đi".
- HS chơi, những em làm sai phải lên và nhảy lò cò.
	c. Kết luận: Mọi ngời và các phương tiện đi lại trên đường cần phải đi theo hiệu lệnh tín hiệu đèn để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.
IV. Củng cố: - GV nêu lại nội dung của bài:
+ Có hai loại đèn tín hiệu giao thông: đèn tín hiệu dành cho các loại xe và đèn tín hiệu dành cho người đi bộ, tín hiệu đèn dành cho các loại xe có 3 màu, tín hiệu đèn dành cho người đi bộ có hình người màu đỏ và xanh.
+Tín hiệu đèn xanh được phép đi, đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, đèn đỏ dừng lại.
+Đèn tín hiệu giao thông được đặt bên phải người đi đừơng, ở gần đường giao nhau.
+Phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.
 - Dặn HS thực hiện những nội dung vừa học
 Thứ Tư , ngày 3 tháng 3 năm 2010 
Học vần
 Bài 102 : uynh - uych
A- mục tiêu :
- HS đọc, viết được : uynh , uych , phụ huynh , ngã huỵch.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng có trong bài.
- Luyên nói 2-4 câu theo theo chủ đề : đèn dầu , đèn điện , đèn huỳnh quang.
B- đồ dùng dạy - học
 GV:Vật mẫu các loại đèn . 
 HS : Bộ HVTH , bảng con 
C- hoạt động dạy - học 
 Tiết1 
 I - Kiểm tra : 5 phút
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở , ĐDHT của HS
- Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc bài ở SGK ( uât , uyêt )
 GV đọc cho HS viết vào bảng con : trăng khuyết, duyệt binh
 II- Bài mới
1. Giới thiệu bài : 2 phút
 GV dựa vào tranh ở SGK để giới thiệu . 
2. Dạy vần mới ( trọng tâm ) : 
 a ) Vần uynh :
 * Bước 1: Nhận diện vần ( phân tích) : 3 phút
- HS ghép vào bảng cài vần " uynh " , tập nhận diện , phân tích : Vần "uynh " gồm có âm u đứng trước, âm y đứng giữa, âm nh đứng sau.
- Đánh vần : " u-y - nhờ - uynh "
 * Bước2: Tập đánh vần tiếng mới : 4 phút
- HS ghép tiếng " huynh", đánh vần " hờ - uynh - huynh ". 
- GV cho HS quan sát tranh rồi giới thiệu từ khoá , ghi bảng . HS đọc trơn : phụ huynh .
- HS luyện tập đánh vần và đọc trơn nhiều lần ( cá nhân , nhóm ). GVcùng HS phát hiện lỗi và chữa lỗi
 b ) Vần uych: 6 phút
 Tiến hành tuơng tự . Lưu ý : Đánh vần " u- y- chờ - uych " , " hờ - uych - huych - nặng - huỵch ". Đọc trơn : ngã huỵch .
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút 
 c ) Bước 3: Viết chữ vào bảng con : 10 phút
- GVviết mẫu lên khung chữ trên bảng lớp hoặc lên dòng kẻ : uynh phụ huynh/ uych ngã huỵch :
- HS nêu lại cách viết , tập viết vào bảng con , GVgiúp đỡ HS còn lúng túng đồng thời kiểm tra , sửa sai .
 d ) Đọc từ ngữ ứng dụng : 5 phút
 GV ghi bảng , giảng từ, gọi HS đọc kết hợp phân tích tiếng , tìm và gạch chân tiếng có vần đang học 
 Tiết 2
 3. Luyện tập
 a ) Luyện đọc : 12 phút
- Luyện đọc lại các âm , vần ở tiết 1 : + Kết hợp đọc ở bảng , ở SGK
 + Kết hợp phân tích tiếng khoá
 + Kết hợp đọc cá nhân , nhóm , dãy
- Đọc câu ứng dụng Thứ năm...ươm về .
 b ) Luyện viết : 10 phút
 GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết : uynh, uych, phụ huynh , ngã huỵch .
- Nêu ND , YC luyện viết
- Lưu ý kĩ thuật , khoảng cách , số dòng , tư thế ngồi viết
- HS viết bài , GV theo dõi , uốn nắn kết hợp chấm bài tại chỗ 
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút 
 c ) Luyện nghe- nói : 8 phút
 HS quan sát tổng thể tranh , đọc tên bài luyện nói : 
 Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang
 HS luyện nói theo gợi ý của GV: 	
- Đèn nào dùng dầu để thắp sang ?
- Đèn nào đùng điện để thắp sáng ?
- Nhà em dùng những loại đèn nào ?
- Hãy nói một số loại đèn mà em biết ?
4. Củng cố , dặn dò : 5 phút
 GV nhận xét chung tiết học ,tuyên dương tinh thần học tập của HS 
	***************************************** 
 Toán
 Tiết 95 : Luyện tập 
A- mục tiêu
 -Biết đặt tính,làm tính cộng nhấm số tròn chục;bước đầubiết về tính chất của phép cộng,biết giải toán có phép cộng.
B- đồ dùng dạy - học
 GV : Bảng phụ BT5 
 HS : Bộ ĐDHT Toán , bảng con .
C- hoạt động dạy - học
 I - Kiểm tra : 5 phút
HS đọc các số tròn chục : 10, 20 ... 90
 Làm vào bảng con- Đặt tính rồi tính: 
	 40 +30 20 + 60
 Gọi vài HS nêu miệng cách tính
 II- Bài mới
1. Giới thiệu bài : 1 phút
2. Hướng dẫn HS làm các BT : 27phút 
Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài tập rồi tự làm và chữa bài
Bài 2 : Ơ phần b , lưu ý HS viết kq của phép tính kèm theo cm
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút
Bài 3 : Cho HS đọc bài toán . Hỏi : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì? Muốn biết có tất cả bao nhiêu quả cam ta làm thế nào ?
 Hs tự làm bài vào vở 
GV theo dõi và hướng dẫn thêm HS yếu 
Bài 4 : Tính 
 Nối ( theo mẫu ) . Cho HS làm rồi chữa bài
4. Củng cố , dặn dò : 2 phút
 GV nhận xét chung tiết học .
	*****************************************
 Đạo đức
 Bài 11 : Đi bộ đúng quy định( Tiết 2)
A- MụC TIÊU
 (Đã soạn ở tiết 1).
B- đồ dùng dạy - học
 HS : Dụng cụ trò chơi
c- hoạt động dạy- học
 I- Kiểm tra : 2 phút
 Hỏi vài HS : Vì sao chúng ta cần phải đi bộ đúng quy định ?
 II- Bài mới
1. Giới thiệu bài : 1 phút 
2.Hướng dẫn HS làm BT3 10 phút
 Yêu cầu HS qs tranh ở VBT và trả lời câu hỏi :
- Các bạn nhỏ trong tranh có đi bộ đúng quy định không ?
- Điều gì có thể xảy ra ? Vì sao ?
- Em sẽ làm gì khi thấy các bạn mình như thế?
 HS thảo luận rồi nêu ý kiến, GV kl. 
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút 
3. Hướng dẫn HS làm BT4 : 8 phút
 Cho HS đọc y/c BT , GV giải thích rồi hd HS làm. Chữa bài :
- Tranh 1,2,3,4,6 : Đúng quy định
- Tranh 5,7,8 : Sai quy định
4. Trò chơi : Qua đường 7 phút 
 Gv vẽ sân chơi: ngã tư đường và phần đường dành cho người đi bộ.
- Tổ chức cho các nhóm HS đóng vai người đi bộ, người đi xe đạp, xe máy.
- Nhận xét các nhóm đi đúng hay sai.
5. Củng cố , dặn dò : 3 phút
 GV nhận xét chung tiết học , dặn HS thực hiện tốt ND bài học 
	************************************* 
 chiều : Luyện Toán
 Ôn luyện : Cộng các số tròn chục
A- mục tiêu
Củng cố cộng các số tròn chục
Rèn luyện kĩ năng đặt tính, tính nhẩm các số tròn chục.
- Củng cố về giả toán có lời văn và về đơn vị đo độ dài ( cm )
B- đồ dùng dạy - học
 GV : Tranh . HS : Bộ ĐDHT Toán , bảng con .
C- hoạt động dạy - học
 I - Kiểm tra : 5 phút
 Gọi 2 HS : Em hãy đọc các số tròn chục từ 10 đến 90; từ 90 đến 10
HS làm bảng con: Đặt tính rồi tính
 30 + 20	30 + 50
- 2 HS lên bảng làm: 20 + 10 + 30	40 + 20 + 10
 II- Ôn luyện :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
2. Luyện tập 25 phút
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
	40 + 10	30 + 50	20 + 60	70 + 20
Bài 2 : Tính nhẩm
	20 + 10 =	50 + 20 + 10 =
	30 + 60 =	30 + 30 + 30 =
	 70 + 10 =	10 + 40 + 10 =
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút
Bài 3 : Trong vườn có 60 cây xoài và 30 cây chanh. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chanh, cây xoài? 
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi: Số tròn chục?
	70 > ... > ... > 20
	... < ... < ... < 60
4. Củng cố , dặn dò : 3 phút
 Cho HS nhắc lại các phần của bài toán có lời văn . GV nhận xét chung tiết học. 
	************************************* 
 luyện tiếng việt
 Luyện đọc : uynh - uych
A- Mục tiêu: 
- HS đọc đúng vần và tiếng chứa vần : uynh , uych
- Rèn kĩ năng phân tích tiếng, làm các BT đọc hiểu 
B- đồ dùng dạy- học
 HS : Bảng con
C- hoạt động dạy học :
 I- Kiểm tra : 5 phút
 GV gọi một vài HS đọc bài ở SGK , GV đọc cho cả lớp viết vào bảng con : huỳnh huỵch
 II- Ôn luyện :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
2. Luyện đọc 
a ) Luyện đọc ở SGK: 10 phút
 Cho HS luyện đọc theo N2. Sau đó gọi 5-7 em cầm SGK lên đọc trước lớp ( đối tượng : TB, Y )
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút
 b ) Luyện đọc trên bảng : 15 phút
 Cho HS lần lượt tìm các tiếng có vần đang ôn .GV ghi bảng rồi gọi HS đọc kết hợp phân tích tiếng.
 Bảng phụ : Điền tiếng có vần uynh hay uych :
- Cuối học kì 1 vừa qua, lớp em họp phụ ....
- Đường trơn nên chúng nó bị ngã ... uỵch.
- Bạn Dũng ... tay nên em viết sai.
 * Sau khi điền xong , cho HS luyện đọc
3. Củng cố, dặn dò : 4 phút
 Cho HS mở SGK ra luyện đọc ĐT mỗi bài một lượt , đọc ĐT toàn bài trên bảng một lượt .
 Giáo viên nhận xét tiết học.
	***************************************** 
 luyện tiếng việt
 Luyện nghe- viết : Các từ, câu có tiếng chứa vần vừa học 
A- Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng nghe - viết nhằm viết đúng các tiếng có vần vừa học 
B- đồ dùng dạy- học
 HS : Bảng con
C- hoạt động dạy học :
 I- Kiểm tra : 5 phút
 GV gọi một vài HS đọc bài ở SGK , GV đọc cho cả lớp viết vào bảng con : mùa xuân, bóng chuyền
 II- Ôn luyện :
1. Giới thiệu bài : 1 phút
2. Luyện viết đúng 
 a ) Luyệnviết ở bảng con : 25 phút
 Cho HS luyện viết ở b/c một số từ có chứa vần uân, uyên, uynh, uych 
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút
 b ) Luyện viết vào vở
 GV đọc cho HS viết : sản xuất, duyệt binh, chạy huỳnh huỵch, chim vành khuyên, thuyền buồm
3. Củng cố, dặn dò : 4 phút
 Cho HS mở SGK ra luyện đọc ĐT mỗi bài một lượt 
 Giáo viên chấm bài, nhận xét tiết học. 
 Thứ Năm , ngày 4 tháng 3 năm 2010 . 
 Học vần
 Bài 103 : Ôn tập
A- Mục tiêu: 
-Đọc được các vần từ ngữ,câu ứng dụng từ bài 98 đến bài 103
 -Viết được các vần từ ngữ,câu ứng dụng từ bài 98 đến bài 103
 Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Truyện kể mãi không hết .
B- đồ dùng dạy- học
 GV : Bảng ôn tập, tranh kể chuyện 
 HS : Bảng con
C- hoạt động dạy học :
 I- Kiểm tra : 5 phút
Yêu cầu HS viết vào bảng con 2 vần vừa học ở bài trước
 Gọi 2 -3 HS đọc ở SGK
 II- Ôn tập : 
 Tiết 1
1. Giới thiệu bài : 3 phút
 GV khai thác khung đầu bài , kết hợp sử dụng tranh minh hoạ . Cho HS đọc rồi phân tích và đánh vần tiếng " 
 HS nêu các vần đã học nhưng chưa được ôn , GV ghi vào góc phải của bảng . Cho cá lớp đọc đồng thanh , GV giới thiệu ND bài ôn : Các vật có âm u đứng sau
2. Ôn tập : 27 phút 
 a, Đọc âm 
- Cho HS lần lượt đọc các âm ở hàng ngang
 b, Ghép âm thành vần :
Cho HS tự đọc cá nhân ở SGK, sau đó gọi từng cặp 2 HS lên bảng :1 em chỉ 1 em đọc và ngược lại
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút	
 c, Đọc từ ngữ ứng dụng : 
GV ghi bảng các từ ứng dụng: 
HS đọc , GV chỉnh sửa phát âm cho HS - giải nghĩa một số từ 
 d , Hướng dẫn viết chữ
 Tiết 2
3. Luyện tập 
 a. Luyện đọc: 15 phút
- Đọc ND ở tiết 1
- Đọc đoạn thơ ứng dụng :
 Đi đến nơi nào
 Lời chào đến đó
 Lời chào dẫn bước
 Chẳng sợ lạc nhà 
 Lời chào kết bạn
 Con đường bớt xa . 
 b. Luyện viết: 8 phút
 HS viết vào vở Tập viết : 
 GV chấm một số bài và nhận xét bài viết của học sinh.
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút
 c. Kể chuyện : 10 phút 
 GV giới thiệu câu chuyện : Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng 
 GV kể chuyện theo tranh :
- Tranh 1: Ngốc vào rừng gặp cụ già , bắt được con ngỗng vàng .
- Tranh 2: Ngốc về nhà , cả đoàn bảy người dính vào lông ngỗng
- Tranh 3: ở Kinh đô có chuyện gì lạ 
- Tranh 4: Ngốc được giải và được cưới công chúa xinh đẹp .
 GV kể lại toàn bộ câu chuyện rồi hướng dẫn HS kể lại theo tranh và theo câu hỏi gợi ý :
- Ngốc gặp cụ già ở đâu và xảy ra chuyện gì ? 
- Trên đường về , Ngốc đã gặp những ai ? 
- Kinh đô có chuyện gì lạ và Vua đã làm gì ? 
- Kết quả Ngốc đã giành được điều gì ? 
 ý nghĩa câu chuyện : .
4. Củng cố, dặn dò 2 phút
GV nhận xét chung tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau .
	***********************************
Toán
 Tiết 96 : Trừ các số tròn chục
A- mục tiêu
- Biết đặt tính, làm tính ,trừ nhẩm các số tròn chục,biết giải toán có lời văn.
- Củng cố về giải toán có lời văn
B- đồ dùng dạy - học
 GV : Tranh ( bài cũ )
 HS : Bộ ĐDHT Toán , bảng con .
C- hoạt động dạy - học
 I - Kiểm tra : 5 phút
 HS làm vào bảng con : Đặt tính rồi tính :
 30 + 40 60 + 20 50 + 10
 II- Bài mới
1. Giới thiệu bài : 1 phút
2. Giới thiệu cách trừ hai số tròn chục 14 phút
	 a , Thao tác trên que tính.
 GV cùng HS lấy 5 thẻ que tính ( mỗi thẻ 10 que tính)
Hỏi : Có mấy chục que tính ? 50 gồm mấy chục mấy đơn vị ?
 - Bớt đi 20 que tính . Hỏi : Còn lại bao nhiêu que tính ?
GV viết bảng như SGK
- Hướng dẫn kĩ thuật làm tính trừ
 + Đặt tính: 
Viết số 50 rồi viết 20 sao cho số chục thẳng cột với số chục, số đơn vị thẳng 
cột số đơn vị.
Viết dấu trừ, kẻ vạch ngang
+ Tính ( từ phải sang trái)
	50 - 0 trừ 0 bằng 0 , viết 0
 20 - 5 trừ 2 bằng 3, viết 3 ( 50 - 20 = 30)
 30
HS nêu lại cách đặt tính, cách tính.
+ Hướng dẫn HS tính nhẩm 30 - 10 : 3 chục bớt 1 chục còn 2 chục, 
vậy 30 -10 = 20
 HS tính nhẩm ; 	50 -30 = 
	 80 - 60 =
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút
3. Luyện tập : 13 phút
Bài 1 : Cho HS nêu yêu cầu BT . GV hướng dẫn HS làm tính trừ theo cột dọc. Gọi 3 HS lên bảng viết và nêu miệng cách tính
Bài 2 : Hướng dẫn HS tính nhẩm theo mẫu ở SGK , gọi 4 - 5 em trả lời miệng 
Bài 3 : HD HS đọc bài toán , phân tích rồi trình bày bài giải vào vở . Gọi 1 em lên bảng làm .
Bài 4 : Yêu cấu HS tính kết quả rồi mới so sánh 
4. Củng cố , dặn dò : 3 phút
 GV chấm bài, nhận xét chung tiết học. 
 Thứ Sáu , ngày 5 tháng 3 năm 2010
Tập viết
 Bài : tàu thuỷ, giấy pơ- luya ...
 Bài ôn tập : uỷ ban, hoà thuận, luyện tập....
A- Mục tiêu 
- HS viết đúng các chữ: tàu thuỷ ,giấy pơ luya,tuần lễ....kiểu chữ thường theo vở tập viết1,tập 2 .
B- Đồ dùng dạy học : 
 GV :Mẫu chữ , bảng phụ . HS : Bảng con, vở Tập viết1
C- hoạt đông dạy học 
 Tiết 1
1. Giới thiệu bài : 2 phút
 GV nêu yêu cầu giờ Tập viết
2. Hớng dẫn HS tập viết vào bảng con : 26 phút 
 a) Viết chữ :tàu thuỷ, giấy pơ- luya, tuần lễ...:
 *Giáo viên lần lợt viết mẫu từng chữ và hướng dẫn HS viết vào bảng con.Trước khi viết yêu cầu HS nêu độ cao của từng chữ
 Nghỉ giữa tiết : 5 phút
 b) Viết chữ : uỷ ban, hoà thuận, luyện tập, ...:
 Yêu cầu HS nêu độ cao của các chữ .GV viết mẫu và hớng dẫn HS viết vào bảng

Tài liệu đính kèm:

  • doc24 ngang.doc