Giáo án thực tập Đạo đức Lớp 4 - Bài 12: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 2) - Nguyễn Ngọc Thảo

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS có khả năng hiểu thế nào là hoạt động nhân đạo, vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.

2. Kĩ năng:

- Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo. Biết được một số việc làm thể hiện lòng nhân đạo.

- Thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.

- KNS: Có khả năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.

 

docx 4 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1287Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thực tập Đạo đức Lớp 4 - Bài 12: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 2) - Nguyễn Ngọc Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT TP BIÊN HÒA 
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HẢO GIÁO ÁN THỰC TẬP
 Môn : ĐẠO ĐỨC
Bài dạy: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (tiết 2)
Ngày dạy: 15/3/2016
Mục tiêu: 
Kiến thức:
HS có khả năng hiểu thế nào là hoạt động nhân đạo, vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
Kĩ năng:
Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo. Biết được một số việc làm thể hiện lòng nhân đạo.
Thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Thái độ:
Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
KNS: Có khả năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.
Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: Giáo án diện tử, SGK lớp 4, hình ảnh minh họa.
Học sinh: SGK lớp 4
Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức đã học – Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: giúp HS ôn lại và củng cố lại bài đã học. Giới thiệu bài mới.
Cách tiến hành:
Như thế nào là hoạt động nhân đạo?
GV nhận xét. Tuyên dương.
Chiếu tranh về các hoạt động nhân đạo.
Giới thiệu bài. Ghi bảng.
Hoạt động nhân đạo là những việc làm nhằm giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn, rủi ro.
HS quan sát tranh.
HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (BT4/SGK)
Mục tiêu: HS biết được một số việc làm thể hiện lòng nhân đạo.
Cách tiến hành:
GV gọi HS yêu cầu bài tập.
GV cho HS thảo luận nhóm đôi
Những việc làm nào sau là nhân đạo?
a. Uống nước ngọt để lấy thưởng.
b. Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
c. Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
d. Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường.
e. Hiến máu tại các bệnh viện.
GV kết luận:
+ b, c, e là việc làm nhân đạo.
+ a, d không phải là hoạt động nhân đạo
Vì sao các việc làm đó là nhân đạo?
HS đọc yêu cầu.
HS thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp
Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
HS lắng nghe.
HS trả lời.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (BT2/SGK)
 Mục tiêu: HS xử lí tình huống và biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Cách tiến hành:
GV chia 6 nhóm và cho mỗi nhóm HS bốc thăm thảo luận đóng vai 1 tình huống.
TH1: Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân.
TH2: Nếu gần nơi em ở có bà cụ sống cô đơn, không nơi nương tựa.
GV gọi đại diện 2 nhóm đóng vai trình bày 2 tình huống.
GV kết luận:
+ Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn có nhu cầu, )
+ Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt thường ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa.
Các nhóm thảo luận theo từng nội dung.
Đại diện các nhóm cùng lớp trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.
HS lắng nghe.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm (BT5/SGK)
Mục tiêu: HS biết những người gần nơi các em ở có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ và những việc các em có thể làm để giúp họ.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
GV mời đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét.
GV kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, cách tham gia hoạn nạn bằng những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
Kết luận: GV gọi 1-2 HS đọc “Ghi nhớ” SGK/38.
Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu điều tra.
Đại diện từng nhóm trình bày.
Cả lớp trao đổi, bình luận.
HS lắng nghe.
HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò:
Mục tiêu: HS hệ thống lại kiến thức đã học.
Cách tiến hành:
Trò chơi: Ô số kì diệu
GV phổ biến luật chơi.
Tổ chức cho HS chơi trò chơi
Câu 1: Đây là câu ca dao có 14 tiếng nói về tình yêu thương giữa hai loại cây.
Câu 2: Đây là câu thành ngữ có 5 tiếng
nói về tình tương thân, tương ái của mọi người với nhau trong cộng đồng.
Câu 3: Đây là câu thành ngữ có 8 tiếng nói về sự thông cảm, chung sức đồng lòng trong một tập thể. 
Câu 4: Đây là câu thành ngữ có 9 tiếng nói về sự giúp đỡ cần thiết của con người 
khi đói.
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học.
HS lắng nghe. 
HS tham gia, chọn ô số và trả lời câu hỏi tương ứng.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
+ Lá lành đùm lá rách.
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
+ Một miếng khi đói, bằng một gói khi no.
HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
An Bình, ngày 01 tháng 03 năm 2016	Giáo sinh
 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU	
	Nguyễn Ngọc Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docxTICH_CUC_THAM_GIA_CAC_HOAT_DONG_NHAN_DAO_tiet_2.docx