Giáo Án Thủ Công Lớp 1 - Bài 17: Cách Sử Dụng Bút Chì Thước Kẻ, Kéo

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh biết cách sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.

- Kĩ năng: Bíêt cách kẻ và cắt được đường thẳng.

- Thái độ: Giáo dục học sinh cẩn thận khi dùng kéo.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bút, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy tập.

- Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy học sinh.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 18 trang Người đăng honganh Lượt xem 4034Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo Án Thủ Công Lớp 1 - Bài 17: Cách Sử Dụng Bút Chì Thước Kẻ, Kéo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 17: CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ THƯỚC KẺ, KÉO
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết cách sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.
Kĩ năng: Bíêt cách kẻ và cắt được đường thẳng.
Thái độ: Giáo dục học sinh cẩn thận khi dùng kéo.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bút, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy tập.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Nhận xét bài gấp mũ Ca lô.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu các dụng cụ thủ công.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh quan sát từng dụng cụ: bút chì, thước kẻ, kéo.
- Giáo viên cho học sinh nêu công dụng của từng dụng cụ.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn thực hành.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh sử dụng và sử dụng thành thạo các dụng cụ.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Sử dụng bút chì.
Bút chì gồm: thân bút và ruột, khi sử dụng gọt nhọn 1 đầu.
Khi sử dụng cầm bút ở tay phải, các ngón tay cái, trỏ và ngón giữa giữ thân bút. Các ngón còn lại làm điểm tựa. Khoảng cách giữa tay và đầu bút khoảng 3 cm.
Khi sử dụng bút chì để kẻ, vẽ, viết ta đưa đầu nhọn bút chì trên tờ giấy.
- Sử dụng thước kẻ.
Thước kẻ làm bằng gì?
Khi sử dụng tay trái cầm thước, tay phải cầm bút.uốn kẻ 1 đường trên giấy ta đặt thước trên giấy, đưa bút chì theo cạnh của thước di chuyển từ trái sang phải nhẹ nhàng.
- Sử dụng kéo.
Mô tả các bộ phận của kéo?
Kéo được làm bằng gì?
Khi sử dụng tay phải cầm kéo, ngón cái cho vào vòng 1, ngón tay giữa vào vòng 2, ngón ttay trỏ ôm lấy phần trên của kéo.
Khi cắt tay phải cầm kéo, tay trái cầm tờ giấy, ngón trỏ và ngón cái đặt trên mặt giấy. Đưa lưỡi kéo sát vào đường muốn cắt, bấm kéo từ từ.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh sử dụng và sử dụng thành thạo các dụng cụ.
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
- Kẻ đường thẳng.
- Cắt theo đường thẳng.
- Nhắc nhở học sinh giữ an toàn khi sử dụng kéo.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 18.
Hát
- Học sinh quan sát và gọi tên các dụng cụ.
- Công dụng dùng để cắt, kẻ.
- Bằng nhựa, gỗ
- Lưỡi kéo và cán cầm
- Làm bằng sắt.
- Học sinh luyện tập ở tờ giấy vở.
 Bài 18: KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Kẻ được đoạn thẳng.
Kĩ năng: Học sinh biết kẻ các đoạn thẳng cách đều.
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình mẫu vẽ các đoạn thẳng cách đều.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Quan sát.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên ghim hình vẽ mẫu.
- Định hướng cho học sinh quan sát đoạn thẳng AB và nhận xét hai đầu đoạn thẳng.
- 2 Đoạn thẳng AB và CD cách đều nhau mấy ô?
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh sử dụng và sử dụng thành thạo các dụng cụ.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên hướng dẫn cách kẻ đoạn thẳng.
Lấy 2 điểm A, B bất kỳ trên cùng 1 dòng kẻ ngang.
Đặt thước kẻ qua 2 điểm A, B.
Dùng bút vạch nối 2 điểm A, B được đoạn thẳng AB.
- Hướng dẫn kẻ đoạn thẳng cách đều.
Từ điểm A và điểm B cùng đếm xuống phía dưới 2 hay 3 ô tùy ý đánh dấu điểm C, D. Sau đó nối C, D ta được đoạn thẳng CD.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh sử dụng và sử dụng thành thạo các dụng cụ.
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị giấy màu.
Hát
- Học sinh quan sát.
- 2 Ô.
- Học sinh quan sát mẫu.
A. B.
A. B.
C. D.
- Học sinh thực hành trên tờ giấy vở kẻ ô.
Bài 19: CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT
 (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Kẻ được hình chữ nhật.
Kĩ năng: Học sinh cắt dán được hình chữ nhật theo 2 cách.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình chữ nhật bằng giấy màu, tờ giấy kẻ ô kích thước lớn.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Nhận xét bài: Kẻ đường thẳng cách đều.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình chữ nhật mẫu và gợi ý: Hình chữ nhật có mấy cạnh?
- Độ dài các cạnh như thế nào?
- Giáo viên: Như vậy hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chữ nhật.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
Để kẻ hình chữ nhật ta phải làm thế nào?
- Giáo viên thao tác mẫu từng bước.
Giáo viên ghim tờ giấy kẻ ô.
Lấy điểm A trên mặt giấy, từ A đếm xuống 5 ô, ta được điểm D.
Từ A đếm sang 7 ô ta được điểm B.
Nối các điểm lại được hình chữ nhật.
- Giáo viên hướng dẫn cắt rời hình chữ nhật và dán.
Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật.
Bôi 1 lớp hồ mỏng, dán cân đối, phẳng.
- Giáo viên cho học sinh kẻ cắt hình chữ nhật trên tờ giấy vở học sinh có kẻ ô.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành. (Tiết 2).
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết 2.
Hát
- 5 Ô x 7 Ô.
A B
C D
- Học sinh quan sát.
Bài 19: CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT
(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Kẻ được hình chữ nhật và cắt dán được hình chữ nhật theo 2 cách.
Kĩ năng: Học sinh thực hiện cắt dán được hình chữ nhật.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình chữ nhật bằng giấy màu, tờ giấy kẻ ô kích thước lớn.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật trên giấy.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại – Thực hành.
- Giáo viên nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật (theo 2 cách).
- Giáo viên cho học sinh thực hành.
- Giáo viên nhắc học sinh ướm sản phẩm vào vở thủ công trước, sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết phẳng hình.
Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên cho học sinh trình bày sản phẩm của mình.
4. Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập, chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
- Chuẩn bị giấy màu, giấy vở, chì, thước, kéo, hồ.
Hát
- Học sinh nêu lại.
- Học sinh nhắc lại qui trình kẻ.
- Học sinh thực hành theo trình tự.
- Kẻ hình chữ nhật theo 2 cách, sau đó cắt rời và dán sản phẩm vào vở thủ công.
- Học sinh trình bày vở.
- Bạn nhận xét.
Bài 20: CẮT DÁN HÌNH VUÔNG
(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết kẻ, cắt, dán được hình vuông.
Kĩ năng: Học sinh cắt, dán được hình vuông theo 2 cách.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 1 Hình vuông bằng giấy màu.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Nhận xét bài: Cắt dán hình chữ nhật.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa mẫu và gợi ý: 
Hình vuông có mấy cạnh?
Các cạnh có bằng nhau không?
Mỗi cạnh bằng nhau bao nhiêu ô?
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình vuông.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
Muốn vẽ hình vuông có cạnh 7ô ta phải làm thế nào?
Từ điểm A ta vẽ cạnh thứ nhất như thế nào?
- Giáo viên gợi ý để có điểm C ta phải làm sao từ điểm B?
- Giáo viên có thể cho học sinh tự chọn số ô nhưng 4 cạnh phải bằng nhau.
- Giáo viên hướng dẫn cắt rời ABCD theo từng cạnh sẽ được hình vuông.
- Hướng dẫn cách vẽ hình vuông đơn giản.
- Giáo viên hướng dẫn cách sử dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình vuông có cạnh 7ô.
- Ta được hình vuông ABCD.
 A B
 C D
Cách 1
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết 2: Cắt, dán hình vuông.
Hát
- Có 4 cạnh.
- Có bằng nhau.
- Học sinh đếm 7 Ô.
- Xác định điểm A.
- Từ điểm A đếm xuống 7ô theo dòng kẻ ô được điểm D và đếm dang phải được điểm B.
- Từ điểm B đếm xuống 7ô rồi nối C và D được hình vuông ABCD.
- Giáo viên cho học sinh theo dõi.
- Học sinh quan sát.
Cách 2
Bài 20: CẮT DÁN HÌNH VUÔNG
 (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Kẻ được hình vuông và cắt dán được hình vuông theo 2 cách.
Kĩ năng: Học sinh thực hiện cắt dán được hình vuông.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình vuông bằng giấy màu, tờ giấy kẻ ô kích thước lớn.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Nhắc lại cách kẻ hình vuông trên giấy.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại – Thực hành.
- Giáo viên nhắc lại cách kẻ hình vuông (theo 2 cách).
- Giáo viên cho học sinh thực hành.
- Giáo viên nhắc học sinh ướm sản phẩm vào vở thủ công trước, sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết phẳng hình.
Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên cho học sinh trình bày sản phẩm của mình.
4. Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập, chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
- Chuẩn bị giấy màu, giấy vở, chì, thước, kéo, hồ.
Hát
- Học sinh nêu lại.
- Học sinh nhắc lại qui trình kẻ.
- Học sinh thực hành theo trình tự.
- Kẻ hv theo 2 cách, sau đó cắt rời và dán sản phẩm vào vở thủ công.
- Học sinh trình bày vở.
- Bạn nhận xét.
Bài: CẮT DÁN HÌNH TAM GIÁC 
 (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết kẻ, cắt, dán được hình tam giác.
Kĩ năng: Học sinh cắt, dán được hình tam giác theo 2 cách.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu bằng giấy màu, kéo.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Nhận xét bài hình vuông.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa mẫu và cho học sinh quan sát.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ hình tam giác.
- Giáo viên ghim tờ giấy có kẻ ô và gợi ý:
Ta vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 8ô, cạnh ngắn 7ô.
Lấy điểm giữa cạnh đối diện là đỉnh thứ 3. Nối 3 đỉnh được hình tam giác.
- Để tiết kiệm thời gian và nguyên liệu chúng ta đựa vào cách vẽ.
- Giáo viên hướng dẫn và cắt rời hình tam giác và dán thành sản phẩm.
- Cắt rời hình tam giác sau đó cắt theo đường kẻ AB, AC được hình tam giác ABC.
- Dán hình tam giác thành sản phẩm.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Cắt, dán hình tam giác tiết 2.
Hát
- Học sinh quan sát về hình dạng kích thước.
- Có 3 cạnh.
- Trong có 1 cạnh là hình chữ nhật. 
- Có độ dài 8ô, còn 2 cạnh kia được nối với 1 điểm của cạnh đối diện.
- Học sinh quan sát.
A
B
B
A
C
C
Sát mép giấy màu
Bài: CẮT DÁN HÌNH TAM GIÁC
(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết kẻ, cắt, dán được hình tam giác.
Kĩ năng: Học sinh cắt, dán được hình tam giác theo 2 cách.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu bằng giấy màu, kéo.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.
- Phương pháp: Thực hành – Luyện tập.
- Giáo viên nhắc học sinh thực hành theo các bước.
- Giáo viên khuyến khích các em khá kẻ cắt dán cả 2 cách.
- Giáo viên giúp đỡ những em yếu kém.
4. Củng cố:
- Giáo viên cho học sinh xem bài làm đẹp, cân đối.
- Giáo viên tuyên dương về tinh thần học tập của học sinh.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Cắt, dán hàng rào đơn giản.
Hát
- Hình chữ nhật có cạnh 8 ô x 7ô.
- Sau đó kẻ hình tam giác. 
- Học sinh thực hành cắt rời hình và dán sản phẩm cân đối, miết hình phẳng.
- Học sinh nhận xét các mép phẳng.
Bài: CẮT DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết kẻ, cắt, dán các nan giấy.
Kĩ năng: Học sinh cắt, dán được các nan giấy thành hàng rào.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu bằng giấy màu, kéo.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Nhận xét cắt dán hình tam giác.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh quan sát nan giấy mẫu và hàng rào.
Cạnh của các nan giấy là những đường gì?
Có mấy nan đứng?
Số nan ngang?
Khoảng cách giữa các nan đứng?
Nan ngang bao nhiêu ô?
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt các nan giấy.
- Phương pháp: Thực hành – Đàm thoại.
- Lật mặt trái tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ theo các đường thẳng cách đều.
- Cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Học sinh thực hành.
- Phương pháp: Thực hành – Luyện tập.
- Giáo viên cho học sinh thực hiện theo từng bước.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
- Học sinh quan sát.
- Đường thẳng.
- 4 Nan.
- 3 Nan.
- 1 Ô.
- 2 Ô.
- 4 Nan đứng (dài 6ô rộng 1 ô).
- 2 Nan ngang (9x1).
- Học sinh quan sát.
- Học sinh kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1ô. (1x6ô)
- Kẻ 2 đoạn thẳng dài (9x1ô).
- Thực hành cắt.
Bài: CẮT DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết kẻ, cắt, dán các nan giấy.
Kĩ năng: Học sinh cắt, dán được các nan giấy thành hàng rào.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu bằng giấy màu, kéo.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách dán hàng rào.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại – Thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn cách dán.
Kẻ 1 đường chuẩn dựa vào đường kẻ ô tờ giấy.
Dán 4 nanđứng: Các nan cách nhau 1 ô.
Dán 2 nan ngang.
- Nan ngang thứ nhất cách đường chuẩn 1 ô.
- Nan ngang thứ hai cách đường chuẩn 4 ô.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.
- Phương pháp: Thực hành – Đàm thoại.
- Giáo viên nhắc học sinh dán đúng trình tự như hướng dẫn.
Kẻ đường chuển.
Dán 4 nan giấy.
Dán 2 nan ngang.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: cắt dán và trang trí ngôi nhà.
Hát
- Học sinh quan sát.
- Học sinh thực hành.
Bài: CẮT DÁN TRANG TRÍ NGÔI NHÀ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào bài cắt, dán và trang trí ngôi nhà.
Kĩ năng: Cắt dán được ngôi nhà mà em yêu thích.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu bằng giấy màu, kéo.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra cắt dán hàng rào đơn giản.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại – Thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bài mẫu.
- Định hướng cho học sinh vào các bộ phận của ngôi nhà.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.
- Phương pháp: Thực hành – Đàm thoại.
- Giáo viên hướng dẫn:
Kẻ, cắt ngôi nhà.
Kẻ, cắt thân nhà.
- Cắt hình chữ nhật cạnh 8ô x 5ô.
Kẻ cắt mái nhà.
- Cắt hình chữ nhật cạnh 10ô x 3 ô.
Kẻ cắt cửa ra vào, cửa sổ.
- Cắt hình chữ nhật cạnh 4ô x 2ô.
- Hình vuông 2 ô.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: cắt dán và trang trí ngôi nhà.
Hát
- Học sinh quan sát. Và nêu nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docthu cong.doc