Giáo án theo tuần Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2017-2018

LỊCH SỬ

LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ(TT)

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.

- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, biển .

-Yêu quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bản đồ tự nhiên VN, bản đồ hành chính.

 - SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Bản đồ là gì? Nêu những yếu tố của bản đồ?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb: Trực tiếp

2. Cách sử dụng bản đồ:

* Hoạt động 1:Hoạt động cá nhân

- Gv yêu cầu hs thảo luận câu hỏi:

+ Tên bản đồ cho biết gì?

+ Dựa vào bảng chú giải ở h3 để đọc các kí hiệu của một số đối tư¬¬ợng địa lí?

+ Chỉ đư¬¬ờng biên giới phần đất liền của VN với các nư¬¬ớc láng giềng trên h3 ?

Giải thich vì sao em biết?

- Gv giúp hs hoàn thiện câu trả lời.

- Gv giúp hs nêu các b¬¬ước sử dụng bản đồ.

* Hoạt động 2:Thực hành

- Gv nêu yêu cầu làm bài tập 1, 2 Sgk.

- Gv quan sát, h¬¬ớng dẫn hs làm bài.

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

 

doc 28 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án theo tuần Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh đá, nặc nô. Sau đó co rúm lại cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo)
-Gv nhận xét rút ý chính của đoạn.
+Trận địa mai phục của bọn nhện và cách ra oai thong minh của DM.
* HS đọc to đoạn 3 và trả lời câu hỏi
-DM đã nói gì để bọn nhện nhận ra lẽ phải? (Thét lên, các người có của ăn của để béo múp bép míp thế kia mà đòi món nợ bé tí đã mấy đời)
-Sau lời nói đanh thép của Dm bọn nhện ra sao? (Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang phá hết các vòng vây)
-Rút từ: cuống cuồng
-Rút ý đoạn: DM giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
-Gv rút nội dung bài, ghi bảng ( HS nhắc lại ).
+ Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm
-Hoïc sinh thaûo luaän tìm gioïng ñoïc.
-GV giới thiệu đoạn luyện đọc.
-Gv đọc mẫu ( HS đọc lại ).HS ñoïc theo nhoùm.
-HS thi đọc diễn cảm.GV nhận xét.
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét, kết thúc tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị bài mới.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³³
Kể chuyện
KEÅ CHUYEÄN ÑAÕ NGHE ÑAÕ ÑOÏC
I_Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp:
2_Kiểm tra bài cũ
-Hs kể lại chuyện Sự tích hồ Ba Bể.GV nhận xét.
3_Bài mới
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện
-Gv đọc bài. HS đọc lại truyện và chia đoạn.
-Gv đặt câu hỏi để HS nắm nội dung từng đoạn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện
-Gv hỏi : Thế nào là kể chuyện bằng lời của em ?
-HS kể trong nhóm ( từng đoạn, cả bài )
-Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Thi đua kể chuyện
-GV gọi lần lượt 3-4 HS kể chuyện ( HS kể chuyện).
+N àng tiên Ốc
+ Ăn khế trả vàng
Ngày xửa, ngày xưa, có 2 anh em ở nhà nọ bố mẹ qua đời sớm. Cho đến khi người anh cưới vợ, người anh không muốn ở cùng với người em nữa, cho nên người anh quyết định phân chia tài sản mà bố mẹ để lại. Người anh với bản tính tham lam nên đã chiếm hết tất cả ruộng vườn, trâu bò, nhà cửa của bố mẹ để lại khi qua đời, người anh chỉ chia cho người em 1 túp lều nhỏ và 1 mảnh vườn nhỏ, trong mảnh vườn đó có 1 cây khế ngọt. Người em bản tính hiền lành nhường nhịn nên không chút kêu ca, hàng ngày chăm sóc tưới bón cho cây khế và đi làm mướn thuê cho các gia đình giàu có khác để có tiền nuôi thân.
Năm ấy, cây khế ở trong mảnh vườn của nhà người em bỗng dưng rất sai trái một cách lạ lùng, cành nào cành ấy cũng nặng trĩu trái ngọt, vàng óng. Người em nhìn cây khế sai trái mà trong lòng phấn khởi thầm mừng tính đến chuyện bán khế để có tiền đong gạo.
1 hôm, có một con chim Phụng Hoàng không biết từ nơi nào bay tới ăn khế. Thấy chim mổ khế ăn, người em liền cầm cây gậy để đuổi chim và bảo. “Này chim! Ta chỉ có độc nhất 1 cây khế sai trái này mà ta đã khó nhọc trông nom đến ngày thu hoạch. Nay nếu ngươi ăn hết trái ta chẳng có gì để bán đi lấy tiền đong gạo. Vậy nếu ngươi muốn ăn hãy mang trả ta thứ gì quý giá”.
Chim Phượng Hoàng vừa ăn khế vừa đáp: “Ăn 1 trái, trả 1 cục vàng khâu túi 3 gang, mang theo mà đựng”. Người em nghe Phượng Hoàng nói vậy, cũng yên tâm để chim ăn khế. mấy ngày sau, chim Phượng Hoàng lại bay đến ăn khế. Ăn xong chim bảo người em lấy túi 3 gang để chim Phượng Hoàng dẫn đi lấy vàng. Chim bay mãi, bay mãi qua ngọn núi cao, qua biển rộng mênh mông và đậu xuống 1 hòn đảo chứa rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em đi vòng xung quanh đảo ngắm nghía thỏa thích rồi lấy vàng bỏ vào đầy túi 3 gang mang theo. Chim Phượng Hoàng bảo người em lấy thêm vàng, người em không lấy. Lấy vàng xong xuôi, người em lên lưng Phượng Hoàng để Phượng Hoàng bay trở về nhà.
Từ lúc đó, người em có nhiều vàng bạc trở nên giàu có, người em bản tính hiền lành tốt bụng và không hề tham lam nên đã mang thóc lúa, gạo, vàng bạc giúp đỡ những gia đình còn nghèo khổ. Người anh thấy người em giàu có vì được Phượng Hoàng chở đi lấy vàng liền sang chơi và đòi tráo đổi nhà, ruộng vườn của mình để lấy cây khế ngọt của người em. Người em cũng đồng ý đổi cho anh.
Khi thấy người em mình đồng ý chuyển nhà, người anh như mở cờ trong bụng hí hửng thu dọn nhanh chóng đồ đạc để chuyển sang nhà người em, mong chờ tới mùa khế sang năm chim Phượng Hoàng sẽ tới ăn khế và đưa đi lấy vàng.
Quả nhiên, tới mùa khế năm sau, cây khế vẫn sai trĩu trái như vậy. Chim Phượng Hoàng một lần nữa lại bay tới ăn khế. Thấy vậy, người anh cũng ra vẻ kể nghèo kể khổ, khóc lóc kêu than với Phượng Hoàng. Nghe vậy chim liền nói:
– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng
Người anh mừng quá sai vợ ra chợ mua 1 chiếc túi 12 gang để đựng được nhiều vàng. Cũng giống như người em, chim Phượng Hoàng đã giữ đúng lời hứa bay tới đưa người anh đi đến đảo hoang để lấy vàng. Vừa tới đảo, người anh đã vội vàng vơ thật nhiều vàng vào túi cho đầy. Chưa hết, người anh còn dắt thêm vàng xung quanh người vì bản tính vốn rất tham lam. Xong xuôi đâu đó, chim Phượng Hoàng bay trở người anh trở về nhà. Nhưng vì túi quá nặng, mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng anh ta không chịu nghe lời, vẫn cố giữ lấy cho bằng được. Chim quá bực tức đã nghiêng cánh hất người anh tham lam xuống biển sâu.
-GV nhận xét, tuyên dương.
IV_Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét, kết thúc tiết học.
-Dặn dò: chuẩn bị bài.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Toán
LUYEÄN TAÄP
I_Mục tiêu: Giúp HS
-Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
-Tự giác học tập.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ.
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp:
2_Kiểm tra bài cũ
-Hs đọc các số:78123, 29223
-Gv nhận xét.
3_Bài mới
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Viết theo mẫu ( bảng sgk trang 10)
-GV hướng dẫn
-HS nêu miệng
-Gv nhận xét.
Bài 2 : Đọc các số 2453, 65243, 762543, 53620
-GV hướng dẫn
- HS làm nhóm
+2453 : Hai nghìn bốn trăm năm mươi ba.
 Chữ số 5 thuộc hàng chục
+65243: Sáu mươi lăm nghìn hai trăm bốn mươi ba. 
 5 thuộc hàng nghìn
+762543: Baỷ trăm sáu mươi hai nghìn năm trăm bốn mươi ba. 
 5 thuộc hàng trăm
+53620 : Năm mươi ba nghìn sáu trăm hai mươi.
 5 thuộc hang chục nghìn
-Gv nhận xét.
Bài 3 : Viết các số
-GV hướng dẫn
-HS làm vào vở:
4300, 24316, 24301, 180715, 307421, 999999
-Gv nhận xét.
Bài 4 : Viết các số theo thích hợp vào chỗ chấm
-GV hướng dẫn
-HS thi đua:
600 000; 700 000; 800 000
380 000; 390 000; 400 000
399 300; 399 400; 399 500
399 970; 399 980; 399 990
456 787; 456 788; 456 789
-Gv nhận xét.
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét, kết thúc tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Luyện từ và câu
MRVT : NHAÂN HAÄU_ÑOAØN KEÁT
I_Mục tiêu: Giúp HS
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4); nắm được cách dùng một số từ có tiếng "nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3).
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT4.
-Biết đoàn kết với bạn bè.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ.
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp
2_Kiểm tra bài cũ
-Hs tìm các tiếng bắt vần với nhau trong bài Mẹ ốm. 
-Gv nhận xét.
3.Bài mới
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Tìm các từ ngữ theo yêu cầu
- Gv hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.HS nêu miệng.
+Thể hiện lòng thương người: lòng nhân ái, vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót xá, tha thứ, độ lượng, bao dung, thướng cảm,
+Trái nghĩa với nhân hậu hoạc yêu thương: hung ác, nanh ác, tàn bạo, tàn ác, độc địa, ác nghiệt, hung dữ, dữ dằn, ghẻ lạnh,..
+Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: cứu giúp, cứu trợ, bênh vực, bảo vệ, chở che, che chắn, che đỡ, cưu mang, nâng đỡ, nâng niu,..
+Trái nghĩa với đùm bọc, giúp đỡ : ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lột,
-Gv nhận xét.
Bài 2 : Xếp các từ cho sẵn vào các nhóm
-Gv hướng dẫn
-HS thi đua:
+Tiếng “ nhân” có nghĩa là “người”: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
+Tiếng “nhân” có nghĩa là “lòng thương người”: nhân hậu, nhân đức, nhân ái, nhân từ.
-Giải nghĩa từ:
+công nhân: người lao động làm việc chân tay, làm việc ăn lương.
+nhân dân: đông đảo người dân trong xã hội
+nhân loại: nhũng người sống trên trái đất, loài người
+nhân ái: yêu thương con người
+nhân hậu: có lòng thương người và ăn ở có tình có nghĩa
+nhân đức: lòng thương người
+nhân từ: có lòng thương người và hiền lành.
-Gv nhận xét. 
Bài 3: Đặt câu với những từ ở BT 2
-Gv hướng dẫn
- HS làm vào vở:
+Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.
+Bố em là công nhân.
+Toàn nhân loại đều căm ghét chiến tranh.
+Bà em rất nhân hậu.
+Người Việt ta giàu lòng nhân ái.
-Gv nhận xét.
Bài 4 : Giải nghĩa các câu tục ngữ
-Gv hướng dẫn
-HS làm nhóm:
+Ở hiền gặp lành: Khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu vì sống thế sẽ gặp được những điều tốt lành.
+Trâu buộc ghét trâu ăn: chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người ta được hạnh phúc, may mắn.
+Một cây làmnúi cao: khuyên người ta đoàn kết với nhau để làm được việc lớn.
-Tìm thêm giới thiệu HS:
+Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
+Bầu ơi thương lấymột giàn.
+Tham thì thâm.
+Nhiễu điều phủ lấynhau cùng.
-Gv nhận xét, giáo dục kỹ năng sống cho HS.
IV_Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Toán
HAØNG VAØ LÔÙP
I_Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được các hàng trong lớp đơn vị , lớp nghìn 
- Biết giá trị của các chữ số theo vị trí của từng số đó trong mỗi số .
- Biết viết số thành tổng theo hàng.
-Làm việc cá nhân tích cực.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp: học sinh hát
2_Kiểm tra bài cũ
-Viết các số theo lời đọc của GV .
-Gv nhận xét.
3_Bài mới
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài
-Gv hướng dẫn HS tìm hiểu về hàng và lớp qua bảng SGK/11.
+Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.
+Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn.
-HS nhắc lại.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Viết theo mẫu ( bảng SGK/11)
-GV hướng dẫn
-HS làm nháp.
-Gv nhận xét.
Bài 2 : Đọc các số và nêu chữ số 3 trong mỗi số thuộc hàng nào lớp nào ?
-GV hướng dẫn
- HS nêu miệng:
a+46 307: bốn mươi sáu nghìn ba trăm linh bảy. 3 thuộc hàng trăm lớp đơn vị.
+56 032: năm mươi sáu nghìn không trăm ba mươi hai. 3 thuộc hàng chục lớp đơn vị.
+123 517: một trăm hai mươi ba nghìn năm trăm mười bảy. 3 thuộc hàng nghìn lớp nghìn.
+305 804: ba trăm linh năm nghìn tám trăm linh bốn. 3 thuộc hàng trăm nghìn lớp nghìn.
+960 783: chin trăm sáu mươi nghìn bảy trăm tám mươi ba. 3 thuộc hàng đơn vị lớp đơn vị.
b)Giá trị chữ số 7 trong các số
+38 753: 700
+67 021: 7000
+79 518: 70 000
+302 671: 70
-Gv nhận xét.
Bài 3 : Viết các số thành tổng
-GV hướng dẫn
-HS làm bảng con:
*503 060 = 500 000 + 3000 + 60
*83 760 = 80 000 + 3000 + 700 + 60
*176 091 = 100 000 + 70 000 + 6000 + 90 + 1
-Gv nhận xét.
Bài 4 : Viết các số theo hướng dẫn
-GV hướng dẫn
-HS làm vào vở:
+500 735
+300 402
+204 060
-Gv nhận xét.
Bài 5 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
-GV hướng dẫn
-HS thi đua: 
+Lớp nghìn của số 603 786 gồm các chữ số: 6; 0; 3
+Lớp đơn vị của số 603 785 gồm các chữ số: 7; 8; 5 
+Lớp đơn vị của số 532 004 gồm các chữ số: 0; 0; 4
-Gv nhận xét, tuyên dương.
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Taäp ñoïc
TRUYEÄN COÅ NÖÔÙC MÌNH
I_Mục tiêu: Giúp HS
-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quí báu của cha ông (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối).
-Biết giữ gìn truyền thống của ông cha ta.
II_Đồ dùng
-Tranh minh hoạ, bảng phụ.
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp: 
2_Kiểm tra bài cũ
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn . Nêu ý nghĩa của bài.Gọi HS đọc cả bài.
-Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
3_Bài mới
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
-GV đọc mẫu, nêu tóm tắt nội dung và giọng đọc ( HS đọc bài).
-Gọi HS chia đoạn.
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 ( HS đọc).
-GV rút từ cần luyện đọc, hướng dẫn đọc đúng: (HS đọc từ, HS đọc các từ: thiết tha, truyện cổ, tuyệt vời ).
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 (HS đọc )
-Gọi HS đọc chú giải, giáo viên rút thêm từ cần giải nghĩa
-HS đọc lại bài chuyển ý qua tìm hiểu.
* HS đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi
-Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?
(Vì truyển cổ nước mình rất nhân hậu và có ý nghĩa sâu xa, đề cao những phẩm chất tốt đẹp: công bằng, độ lượng, đa tình, đa mang; khuyên dạy; nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin,..)
-Vàng cơn nắng trắng cơn mưa có nghĩa là gì?
(Ông cha ta đã trải qua bao mưa nắng, thời gian để đúc kết ra được những bài học kinh nghiệm để lại cho thế hệ sau)
-“nhận mặt” có nghĩa là gì? 
(Giúp con cháu nhận ra truyền thống quý báu của ông cha ta từ bao đời nay)
-Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào ?
( Tấm Cám, Thạch Sanh, sự tích Hồ Ba bể, Đẽo cày giữa đường, Trầu cau, Nàng tiên Ốc, sự tích Dưa hấu)
-Gv nhận xét rút ra ý chính của đoạn: Đề cao lòng nhân hậu và những bài học quý báu.
* HS đọc thầm to 3,4và trả lời câu hỏi
-Tìm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt ?
-Em hiểu hai dòng cuối của bài thơ như thế nào ?Gv nhận xét rút ra ý chính của đoạn.
-Vậy, bài thơ khuyên chúng ta điều gì ? ( nội dung bài )
+Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quí báu của cha ông.
- Gọi HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm
-Hs thảo luận tìm ra giọng đọc.
-GV giới thiệu đoạn luyện đọc.
-HS thi đọc diễn cảm.GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng
-GV tổ chức cho lớp đọc thầm thuộc lòng, thi đọc thuộc lòng.
-GV nhận xét, tuyên dương.
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Tập làm văn
KEÅ LAÏI HAØNH ÑOÄNG CUÛA NHAÂN VAÄT
I_Mục tiêu: Giúp HS
-Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).
- Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện.
-Kể tự tin trước lớp.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ.
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp
2_Kiểm tra bài cũ
-HS nêu nhân vật trong truyện HS đã học. Gv nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1 : Nhận xét_ghi nhớ
-Đọc truyện Bài văn bị điểm không và trả lời câu hỏi.
Bài văn bị điểm không
 Ba đã bao giờ thấy một bài văn bị điểm không chưa, ba?
 Tôi ngạc nhiên:
 Đề bài khó lắm sao?
 Không. Cô chỉ yêu cầu “ Tả bố em đang đọc báo.” Có đứa bạn con bảo ba nó không đọc báo, nhưng rồi nó bịa ra, cũng được 6 điểm.
 Tôi thở dài:
 Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào?
 Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô, hôm trả bài cô giận lắm. Cô hỏi: “ Sao trò không chịu làm bài?” Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới bảo: “ Thưa cô, con không có ba.”. Nghe nó nói, cô con sững người. Té ra ba nó hi sinh từ khi nó mới sanh. Cô mới nhận lớp nên không biết, ba ạ. Cả lớp con ai cũng thấy buồn. Lúc ra về, có đứa hỏi: “ Sao mày không tả ba của đứa khác?” Nó chỉ cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống má.
 Chuyện về cậu học trò có bài văn bị điểm không đã để lại trong tôi một nỗi đau, nhưng cũng để lại một bài học về lòng trung thực.
Theo NGUYỄN QUANG SÁNG
-GV nhận xét, chốt lại ý trả lời đúng;
*Hành động_Ý nghĩa hành động
-Giờ làm bài: Không tả, không viết, nộp giấy trắng_trung thực, rất thương cha.
-Giờ trả bài: Làm thinh khi cô nói, mãi mới trả lời: “Thưa cô, con không có ba”_Cậu buồn vì hoàn cảnh gia đình.
-Lúc ra về: Khóc khi bạn hỏi: “Sau mày không tả ba của đứa khác ?”_tâm trạng buồn tủi của cậu dù rất yêu ba của mình dù chưa biết mặt.
-Gv giáo dục hS.
-GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ:
Khi kể chuyện lưu ý kể những hành động tiêu biểu,Kể theo thứ tự của câu chuyện.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1 : Điền vào chỗ chấm miêu tả những hành động của nhân vật
-GV hướng dẫn.
-HS làm vào vở:
+1.Một hôm,.. được bà gửi cho một hộp hạt kê.
 2.Thế là hằng ngày.nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.
 3. .đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy.
 4.Khi ăn hết, bèn quẳng chiếc hộp đi.
 5.không muốn chia cho .cùng ăn.
 6.bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình.
 7.Gió đưa những hạt kê còn sót lại trong hộp bay xa.
 8vui vẻ đưa cho .một nửa.
 9.ngượng nghịu nhận quà của ..và tự nhủ:”..đã cho mình một bài học quý về tình bạn.”
-Gv nhận xét, sửa bài.
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Toán
SO SAÙNH CAÙC SOÁ COÙ NHIEÀU CHÖÕ SOÁ
I_Mục tiêu: Giúp HS
- So sánh được các số có nhiều chữ số .
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
-Hợp tác nhóm tốt.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ.
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp
2_Kiểm tra bài cũ
-Đọc và sau đó Viết các số sau thành tổng : 38753, 79518, 67021
-Gv nhận xét.
3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài
-Hs cùng Gv tìm hiểu ví dụ ( SGK ) và rút ra cách so sánh các số.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Điền dấu > < =
-GV hướng dẫn
-HS làm nêu miệng:
9 99 < 10 000
99 999 < 100 000
726 585 > 557 652
653 211 = 653 211
43 526 < 432 510
845 713 < 854 713
-Gv nhận xét.
Bài 2 : Tìm số lớn nhất trong các số : 59876, 651321, 499873, 902011
-GV hướng dẫn
-HS thi đua: 902011
-Gv nhận xét.
Bài 3 : Sắp xếp các số sau thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại : 2467, 28092, 943567, 932018
-GV hướng dẫn, HS làm nhóm.
+2467, 28092, 943567, 932018
+932018,943567, 28092, 2467
-Gv nhận xét.
Bài 4 : Viết các số theo gợi ý
-GV hướng dẫn, HS làm vào vở:
+Số lớn nhất có ba chữ số: 999
+Số bé nhất có ba chữ số: 100
+Số lớn nhất có 6 chữ số: 999 999
+Số bé nhất có 6 chữ số: 100 000
-Gv nhận xét.
IV_Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Chính tả ( nghe viết)
MÖÔØI NAÊM COÕNG BAÏN ÑI HOÏC
I_Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng qui định.
-Làm đúng BT2 và BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
-Biết tực bắt lỗi chính tả và sửa lỗi.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ.
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp:
2_Kiểm tra bài cũ : tỉ tê, gục đầu, chùn chùn, cánh bướm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1: Hứơng dẫn nghe- viết
-GV đọc mẫu ( HS đọc )
-Nhìn vào đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì ?
-GV đính bảng phụ, rút từ khó :
+khúc khuỷu
+gập ghềnh
+Đoàn Trường Sinh
-GV phân tích từ khó ( HS đọc từng từ ).
-Cả lớp viết bảng con từ khó, cá nhân đọc từng từ.
-GV nhận xét từng từ.
-HS đọc lại các từ vừa viết.
Hoạt động 2: Nghe viết
-HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách trình bày bài viết.
-GV đọc bài theo cụm ( HS viết.)
-GV đọc lại bài 1 lần ( HS soát lỗi).
-HS nhìn bảng phụ bắt lỗi chéo ( gạch chân từ, tiếng viết sai bằng bút chì).
-GV nhận xét, nêu lỗi và cách chữa ( HS viết lại từ sai cho đúng một dòng ở cuối bài ).
-Nhận xét, chuyển ý qua bài tập.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Đọc thầm truyện vui Tìm chỗ ngồi và trả lời câu hỏi
-Gv hướng dẫn ( Hs làm bài vào vở).
+sau-rằng-chăng-xin-băn khoăn-sao-xem
- Gv nhận xét.
Bài 3 : Giải các câu đố
a.Để nguyên tên một loài chim
Bỏ sắc thường thấy ban đêm trên trời
(sáo, sao)
b.Để nguyên vằng vặc trời đêm
Thêm sắc màu phấn cùng em tới trường.
(trăng, trắng)
-Gv hướng dẫn.HS thi đua.
-GV nhận xét.
IV. Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
* RÚT KINH NGHIỆM:
³³³³³³³³
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Toán
TRIEÄU VAØ LÔÙP TRIEÄU
I_Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết hàng triệu , hàng chục triệu , hàng trăm triệu và lớp triệu .
- Biết viết các số đến lớp triệu.
-Thảo luận nhóm tự giác, tự chủ.
II_Đồ dùng
-Bảng phụ. 
-SGK, vở ghi bài.
III_Các hoạt động dạy học chủ yếu
1_Ổn định lớp
2_Kiểm tra bài cũ
-Hs Tìm số lớn nhất trong các số 12345, 234551, 34521, 45321
-Gv nhận xét.
3.Bài mới: 
* Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài
-Gv hướng dẫn HS tìm hiểu về triệu và lớp triệu qua bảng SGK/13.
-Hãy kể các hàng đã học theo thứ tự từ bé đến lớn?
(Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn)
-Hãy kể tên các lớp đã học?
( lớp đơn vị, lớp nghìn)
-Gv đọc, HS viết:
100
1000
10 000
100 000
1000 000
-Gv giới thiệu : 10 trăm nghìn hay còn gọi là 1 triệu.
-Một triệu bằng mấy trăm nghìn?
( 1triệu = 10 trăm nghìn)
-Số một triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? 
(số 1000 000 có 7 chữ số, trong đó có 1 chữ số 1 và 6 chữ số 0 đứng bên phải số 1)
-Em nào có thể viết được số 10 triệu ? ( HS viết 10 000 000)
-Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? 
(Số 10 000 000 có 8 chữ số, trong đó có một chữ số 1 và bảy chữ số 0 đứng bên phải số 1)
Gv: 10 triệu hy còn gọi là 1 chục triệu.
-GV giới thiệu: 10 chục triệu hay còn gọi là 100 triệu?
( HS viết 100 000 000_HS đọc một trăm triệu)
-Một trăm triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
( 1 trăm triệu có 9 chữ số, đó là 1 chữ số 1 và 8 chữ số 0 bên phải số 1)
-Gv giới thiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu.
-Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu
-GV hướng dẫn
-HS nêu miệng:1 triệu-2 triệu--10 triệu
Gv nhận xét.
Bài 2 : Viết số thích hợp vào ch

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.....doc
  • docxBD Tuan 2.docx