Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiết 76: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

I. MỤC TIÊU:

A. Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Chử Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng, bờ bãi

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc phù hợp với ND của từng đoạn truyện

2. Đọc hiểu

- Biết được sơ lược về làng: Chử Xá

- Hiểu được nghĩa của các từ trong bài: khố, du ngoạn, bàng hoàng,khóm lau, duyên trời, hóa lên trời, hiển linh

- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với đất nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

 

docx 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiết 76: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Tiết 76:
Tập đọc
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
MỤC TIÊU: 
Tập đọc
Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Chử Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng, bờ bãi
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc phù hợp với ND của từng đoạn truyện 
Đọc hiểu
Biết được sơ lược về làng: Chử Xá
Hiểu được nghĩa của các từ trong bài: khố, du ngoạn, bàng hoàng,khóm lau, duyên trời, hóa lên trời, hiển linh
Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với đất nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
* GV: SGK, tranh minh họa cho bài học, tranh minh họa giải thích nghĩa từ khó
 	Power point chuẩn bị cho bài học. 
* HS: SGK, vở, viết chì.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1 : Trò chơi: Con vật bí mật 
Mục tiêu: ôn lại kiến thức cũ
Cách tiến hành: Trò chơi Con vật bí mật.
GV cho 3 con vật. Trong đó có 3 câu hỏi. Mời 3 HS lên chọn 1con vật, đọc yêu cầu và trả lời các yêu cầu trong con vật đó.
+ Con vật 1: 
Đọc đoạn 1 bài tập đọc "Hội đua voi ở Tây Nguyên" 
Hãy trả lời câu hỏi: Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua
(Voi từng tốp dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai man- gát điều khiển ngồi trên lưng voi. Người ngồi phía cổ có vuông vải đỏ thắm ở ngực, người ngồi trên lung mặc áo xanh da trời.)
+ Con vật 2:
Em hãy đọc đoạn mà em thích trong bài tập đọc "Hội đua voi ở Tây Nguyên" 
Hãy trả lời câu hỏi: cuộc đua diễn ra như thế nào?
( Chiêng trống nổi lên, cả 10 con voi lao đầu hăng máu phóng như bay . Bụi cuốn mù mịt. Những chàng man gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích )
+ Con vật 3: (BT cho cả lớp). Các bạn hãy lấy bảng con cùng làm bài tập với mình : 
Những chú voi đua có những cử chỉ ngộ nghĩnh nào?
Những chú voi đến đích sau cùng đều ghìm đà, huơ vòi chào khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng 
Những chú voi đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng 
Những chú voi đến đích trước tiên đều đứng yên chào khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng
Nhận xét
Dẫn vào bài mới. Cho HS xem tranh: giới thiệu “tiết tập đọc trước cô có nhắc chúng ta về xem trước bài mới. Vậy các em hãy nhìn lên bảng, cô có bức tranh sau. Các em cho cô biết: Tranh vẽ gì?
HS trả lời: vẽ một chàng trai đang lội sông, những cây cỏ và những chiếc thuyền lớn rất đẹp
GV: Trong tranh có một chàng trai đang lội sông mò cá, những bụi cây, và một đoàn thuyền lớn trên thuyền có một cô gái. Vậy để biết được cô gái và chàng trai kia là ai và họ là người như thế nào, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
Giới thiệu bài mới. Tập đọc: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
+ HS nhắc lại tên bài (2-3 HS)
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyên đọc theo nhóm, cá nhân.
Mục tiêu: 	Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó.
Giúp HS đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng câu,đoạn trong bài
Cách tiến hành: 
Nhắc HS mở SGK trang 65
GV đọc mẫu bài.
GV cho HS xem tranh vẽ minh họa, và tóm tắt nội dung của toàn bài: Đây là Chử Đồng Tử nhé các em.Còn những chiếc thuyền xa xa kia là thuyền của công chúa Tiên Dung. Hai người họ gặp nhau thì công chua thấy hoàn cảnh nhà Chử Đồng Tử đáng thương nên kết duyên cùng chàng và hai người đi khắp nơi để giúp đỡ nhân dân.
HS đọc toàn bài.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu trong mỗi đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS( cho đọc 2 lượt )
Luyện đọc đoạn khó:
	Lần 1: GV đọc đoạn nhưng không ngắt nghỉ
GV đọc đoạn khó mẫu 2 lần.
Lần 2: GV đọc có ngắt nghỉ, nhấn giọng
Hỏi HS trong 2 lần đọc trên, lần đọc nào hay hơn?
GV hướng dẫn dẫn HS luyện đọc đoạn khó
GV đọc mẫu và HS điền những nơi cần ngắt nghỉ hơi vào trong SGK.
GV nhắc HS đối với đoạn này chúng ta cần nhấn giọng ở những từ như: một chiếc khố, thương cha, đành ở không.
1 HS đọc đoạn đã gạch dấu trong sách. 
GV chiếu bài đúng lên cùng lúc với chỗ ngắt của HS.
“ Nhà nghèo,/mẹ mất sớm,/ hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung.// Khi cha mất, / chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, / còn mình đành ở không.//”
Chia lớp thành nhóm đôi bạn trong bàn. Thay phiên đọc nhau nghe
HS đọc từng đoạn trong nhóm. Mời một số nhóm thi đọc với nhau 
GV yêu cầu HS chia đoạn trong bài ( 4 đoạn)
Nêu giọng đọc: chậm rãi, bùi ngùi.
+ HS đọc từng đoạn trước lớp 1 lượt. GV sửa lỗi phát âm cho HS 
Theo dõi HS và phát hiện từ HS đọc còn sai
GV cho HS đọc đoạn lượt 2. Kết hợp giọng đọc.
Mời 1 HS đọc đoạn 1 . GV gợi ý giải nghĩa từ khó trong đoạn 1.
+Chử Xá: tên một làng nay thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội.( hình ảnh)
+ Khố: Khố là một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại. Nó là một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hông bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng.(chiếu hình ảnh)
GV chiếu hình và trình bày thêm: Trước đây nhiều vùng sử dụng nó, hiện tại vẫn còn được sử dụng nhưng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nơi giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè
Mời 1 HS đọc đoạn 2 . GV gợi ý giải nghĩa từ khó trong đoạn 2:
+ Du ngoạn: đi chơi, ngắm cảnh khắp nơi
+ Bàng hoàng: sững sờ, không ngờ tới.
+ Duyên trời: chuyện may mắn, hạnh phúc
+ Khóm lau:GV chiếu hình ảnh và giảng giải: khóm lau là những đám cây mọc theo thành từng cụm.
Mời 1 HS đọc đoạn 3 . GV gợi ý giải nghĩa từ khó trong đoạn 3:
+ Hóa lên trời: không chết mà trờ thành thánh hoặc tiên trên trời
+ Hiển linh: ( thần thánh) hiện lên giúp người.
Mời 1 HS đọc đoạn 4 .
HS đọc chậm, đúng từ ngữ, ngắt nghỉ hơi hợp lý
Cho HS thư giãn (3 phút): trò chơi : Thổi bóng.
HOẠT ĐỘNG 3: đàm thoại – hỏi đáp.
Mục tiêu: giúp HS nắm được cốt truyện; hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thông qua việc đọc bài, trả lời câu hỏi
Cách tiến hành: 
GV dẫn: Để biết được gia cảnh của Chử Đồng Tử như thế nào, cô mời:
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1,lớp đọc thầm và 1 HS đọc câu hỏi 1:
Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?
(Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.)
Nhận xét
GDKNS : Ông bà ta nói: “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Ở đây muốn nói Chử Đồng Tử tuy nghèo khó nhưng sống rất tốt, rất thương cha. HS chúng ta thì sao? Chúng ta phải luôn luôn sống có tình cảm, sống kính trên nhưởng dưới, không nên chỉ ích kỉ nghĩ đến bản thân mình. 
Dẫn vào đoạn 2: sau khi chàng nhường chiếc khố duy nhất để quấn chôn cha thì chàng ra ngoài và chàng đã gặp một cô gái. Chuyện gì sẽ xảy ra với họ? Chúng ta cùng đến với đoạn 2
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2,lớp đọc thầm và 1 HS đọc câu hỏi 2,3:
Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
(Đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến đến. Chàng hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung thấy cảnh đẹp nên tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước giội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử, công chúa rất đỗi bàng hoàng.)
Nhận xét
Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
(Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử, nàng cho là duyên trời sắp đặt, liền mở hội mừng và kết duyên cùng chàng.)
Nhận xét
Dẫn: sau khi kết duyên cùng công chúa Tiên Dung thì Chữ Đồng Từ có cũng nàng về cung hưởng cuộc sống giàu sang nhung lụa hay chàng sẽ làm việc khác? Để biết được điều này thì: mời 1 HS đọc đoạn 3
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3,lớp đọc thầm và 1 HS đọc câu hỏi 4:
Chử Đồng Từ và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
(Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hóa lên trời Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.)
Nhận xét
Được Chử Đồng Từ giúp nhiều vậy thì nhân dân ở nơi này đã làm thế nào để ghi nhớ công ơn của chàng? chúng ta đến với đoạn 4.
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 4,lớp đọc thầm và 1 HS đọc câu hỏi 5:
Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
(Nhân dân ta lập đền thờ ông ở nhiều nơi ở bên bờ sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.)
Nhận xét
GV chốt nội dung bài học: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Họ lập nhiều đền thở và tổ chức lễ hội hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng để thể hiện lòng biết ơn đó.
GDKNS : khi được một ai đó giúp đỡ thì chúng ta nên biết trân trọng điều đó. Và “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chúng ta nên ghi nhớ công ơn của người giúp đỡ chúng ta. Và chúng ta nên nhớ rằng phải luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn nhé.
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện đọc lại.
Mục tiêu: Giúp HS đọc bài tốt hơn và hay hơn. HS biết cách thay đổi giọng đọc phù hợp với bối cảnh
Cách tiến hành: 
GV đọc mẫu đoạn 2.
Khi đọc bài này chúng ta cần đọc với giọng : chậm rãi, ung dung, rõ ràng. 
Mời 2 HS đọc hay lên bảng đọc bài( đọc đoạn 2)
HS nhận xét
GV nhận xét, tuyên dương( Nhận xét giọng đọc,ngắt giọng, biểu cảm giọng nói,)
HOẠT ĐỘNG 6: Kết thúc tiết học
Nhận xét tiết học
Củng cố bài học
Dặn dò HS về kể lại câu chuyện và xem trước bài mới
Biên Hòa, ngày.... thángnăm...
GS	GVHD
Nguyễn Thị Như Tuyền
Trần Thị Bích Vân	

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_26_Su_tich_le_hoi_Chu_Dong_Tu.docx