Giáo án môn Tự nhiên xã hội + Toán lớp 1 - Tuần 30

Toán : Tiết 73

GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN

 I. Mục tiêu :

1. Kiến thức, kỹ năng:

- HS biết cách sử dụng bảng nhân. ( Bài tập 1,2,3)

2. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong khi làm toán, yêu thích học toán.

 II. Đồ dùng dạy học:

- Gv: Bảng nhân như trong sách giáo khoa, bảng phị cho bài tập 2, bút lông.

- Hs: Sách giáo khoa, vở

 III. Hoạt động dạy - học::

 

doc 7 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội + Toán lớp 1 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán : Tiết 73
GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN
 I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức, kỹ năng:
- HS biết cách sử dụng bảng nhân. ( Bài tập 1,2,3)
2. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong khi làm toán, yêu thích học toán.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Gv: Bảng nhân như trong sách giáo khoa, bảng phị cho bài tập 2, bút lông.
- Hs: Sách giáo khoa, vở
 III. Hoạt động dạy - học::
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ : ( 5 phút)
- Đặt tính rồi tính: 432 : 8 ; 489 : 5
- Giáo viên nhận ghi điểm.
2.Bài mới: 
*) Giới thiệu bài: Các em đã được học các bảng nhân từ bảng nhân 2 đến bảng nhân 9. Để tìm nhanh các phép tính nhân hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài: “ Giới thiệu bảng nhân”
1. Giới thiệu cấu tạo bảng nhân( 2phút)
Treo bảng nhân đã kẻ sẵn lên bảng và giới thiệu:
- Hàng đầu tiên, có ô màu vàng có 10 số ( hàng) là các thừa số.
-Cột đầu tiên có ô màu xanh gồm 10 số từ 1 đến 10 ( cột) là các thừa số.
- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong 1 ô là tích của 2 số: 1 số ở hàng và 1 số ở cột tương ứng.
- Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân.
 2.Hướng dẫn cách sử dụng bảng nhân : ( 10 phút) 
- Nêu ví dụ: muốn tìm kết quả 3 x 4 = ? 
Ta tìm số 4 ở cột đầu tiên, tìm số 3 ở hàng đầu tiên, dùng thước đặt dọc theo hai mũi tên gặp nhau ở ô có số 12.
Số 12 là tích của 4 và 3.
 Vậy 4 x 3 = 12 
* Ví dụ: 6 x 5 = ?
- Tìm 6 ở cột đầu tiên. Tìm 5 ở hàng đầu tiên.
- Dùng thước đặt dọc theo mũi tên gặp nhau ở số 30.
* Số 30 là tích của 6 x 5
- Vậy 6 x 5 = 30
* Để biết cách sử dụng bảng nhân có hiệu quả cô cùng các em đi làm một số bài tập. 
*) Luyện tập:
Bài 1: ( 3 phút)
- Gọi học sinh nêu bài tập 1.
+ Hướng dẫn mẫu:
 5
3 0
6
- Yêu cầu tự tra bảng nhân và nêu kết quả tính.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Để sử dụng bảng nhân tìm tích và thừa số kia cô cùng các em tìm hiểu bài 2.
Bài 2 ( 7 phút)
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Kẻ sẵn bảng như sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
- Hướng dẫn,nhắc cách tìm tích của 2 số “ lấy thừa số này nhân thừa số kia”. 
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
+ Vậy các phép tính tiếp theo các em làm tương tự
- Yêu cầu học sinh trình bày bài làm của mình.
- Nhận xét chung về bài làm của học sinh. 
* Các em đã áp dụng bảng nhân làm các phép tính. Vậy bây giờ cô cùng các em áp dụng bảng nhân trong giải bài toán qua bài tập 3.
Bài 3 ( 5 phút)
- Gọi học sinh đọc bài 3.
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài.
* Cách 1:
* Cách 2: Chúng ta có thể tính tổng số phần bằng nhau là:
Huy chương vàng 1 phần + huy chương bạc là 3 phần. Sau đó tính tổng số huy chương.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở. 
-G ọi một học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút)
* Để sử dụng nhanh bảng nhân cô cùng các em chơi một trò chơi “ Ai nhanh hơn”.
Nêu những phép nhân có 2 thừa số giống nhau?
- Giáo dục: Khi thực hiện các phép tính trong bảng nhân các em phải tính cẩn thận để trành nhầm lẫn sang các phép tính khác.
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Lớp quan sát lên bảng theo dõi GV hướng dẫn.
- Lớp thực hành tra bảng nhân theo giáo viên hướng dẫn dùng thước dọc theo hai mũi tên để gặp nhau ở ô có số 12 chính là tích của 3 và 4.
- HS nêu VD khác.
- Vài em nhắc lại cấu tạo và cách tra bảng nhân 
- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 .
- Cả lớp tự làm bài.
- Nêu miệng cách sử dụng bảng nhân để tìm kết quả. Lớp theo dõi bổ sung. 
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Chia nhóm bằng cách điểm số từ 1 đến 5.
- Học sinh làm bài trong vòng 3 phút.
T. Số
2
2
2
7
7
7
10
10
T. Số
4
4
4
8
8
8
9
9
Tích
8
8
8
56
56
56
90
90
- Học sinh trình bày bài làm của nhóm mình.
- Một em đọc đề bài 3.
- Phân tích bài toán.
Giải :
Số huy chương bạc là :
8 x 3 = 24 ( huy chương )
Số huy chương có tất cả là :
8 + 24 = 32 ( huy chương )
 Đ/S:32 huy chương 
- Học sinh dưới lớp làm bài vào vở
- 1 học sinh lên bảng giải
- Học sinh thi tìm nhanh:
-1 x 1; 2 x 2; 3 x 3; 4 x 4; 5 x 5; 6 x 6; 7 x 7; 8 x 8; 9 x 9
Môn: Tự nhiên & xã hội
Tiết 30: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
MỤC TIÊU
1. Kiến thức kỹ năng
+ Kể tên một số hoạt động nông nghiệp .
+ Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
+ PTHS: HS khá, giỏi giới thiệu một hoạt động nông nghiệp cụ thể.
2. Thái độ 
*GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.
 Tổng hợp, sắp xếp các thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình sống.
GDBVMT: Biết hoạt động nông nghiệp có lợi và một số tác hại nếu thực hiện sai các hoạt động đó ( liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Các hình trong SGK trang: 58, 59. Tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp.
HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định:1 phút
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Trò chơi “ gà ấp”. Nếu ai làm sai thì phải trả lời câu hỏi.
+ Kể tên các hoạt động thông tin liên lạc? 
+ Hoạt động thông tin liên lạc có ích lợi gì?
- GV nhận xét , ghi điếm
Dạy bài mới:
* GTB: 
* Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp đôi. Tìm hiểu về hoạt động nông nghiệp.( 10 phút)
Bước 1: Các cặp quan sát từ hình 1 đến hình 5 trả lời câu hỏi:
- Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình.
- Các hoạt động đó mang lợi ích gì ?
+ H1 là hoạt động gì? Cung cấp cho con người sản phẩm gì?
+ Theo em chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
+ H2 là hoạt động gì? Cung cấp cho con người sản phẩm gì?
- Nuôi cá mang lại nhiều lợi ích theo em cần làm gì để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản phẩm giữ môi trường không bị ô nhiễm?
+ H3 là hoạt động gì? Cung cấp cho con người sản phẩm gì?
- Vậy ta cần trồng và thu hoạch lúa như thế nào để môi trường không bị ảnh hưởng?
+ H4, H5 là hoạt động gì? Cung cấp cho con người sản phẩm gì?
- Hoạt động chăn nuôi đem lại nhiều lợi ích , theo em cần làm gì để môi trường không bị ô nhiễm?
Bước 2: Trình bày kết quả
- GV, các nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng, miền khác nhau như; trồng ngô, khoai, sắn, chè,; chăn nuôi trâu, bò, dê,
 + Kết luận:Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, được gọi là hoạt động nông nghiệp.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: Các hoạt động nông nghiệp ở địa phương.( 7 phút)
- Chia lớp thành 5 nhóm thảo luận câu hỏi sau:
+ Em hãy kể tên các hoạt động nông nghiệp nơi em sống ( hoặc em biết) và các sản phẩm hoạt động đó.
- Phát mỗi nhóm một phiếu thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Nhận xét chốt lại .
* Hoạt động 3: Các hoạt động nông nghiệp ở Việt Nam ( 5 phút)
+ Hãy kể tên các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam?
- Cho hs quan sát tranh minh họa.
- Gv chốt lại: Các hoạt động nông nghiệp của Việt Nam cho chúng ta rất nhiều sản phẩm như gạo, cá, thịt, trứng, ... Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới.
* Rút ra bài học:
4. Củng cố, dặn dò: ( 7 phút)
+ Chơi trò chơi: Tiếp sức.
Gép những dòng ở cột ích lợi sao cho phù hợp với các dòng ở cột hoạt động.
- Chia lớp thành 2 đội mỗi đội là 6 bạn lên ghép.
- Nhận xét bài 2 đội.
* GDMT: Để bảo vệ môi trường nông nghiệp các em phải làm gì?
- Gv chốt lại: Nông nghiệp cho chúng ta rất nhiều thứ để phục vụ đời sống con người, nhưng bên cạnh đó chúng ta làm sai thì cũng gây cho chúng ta rất nhiều thiệt hại.
VD: Chặt phá rừng thì dẫn đến sạc lở, sói mòn..
- Trong hoạt động chăn nuôi chúng ta không giữ sạch vệ sinh chuồng trại sẽ ảnh hưởng đến môi trường.
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài “ Hoạt động thương mại”
- HS thực hiện theo YC của GV
- Bưu điện, đài phát thanh, truyền hình.
- Giúp con người thông tin nhanh chóng, liên lạc với nhau dễ dàng hơn dù là chúng ta ở cách xa.
- HS thảo luận theo nhóm
- Là hoạt động chăm sóc cây cối trong rừng, cung cấp gỗ.
- Vận động bố mẹ không đốt phá rừng làm nương rẫy.
- Là hoạt động chăm sóc cá, cung cấp cho con người cá để ăn.
- Không vứt rác thải các chất bẩn chưa xử lý ra ao hồ.
- Là hoạt động gặt lúa bằng máy, cung cấp cho con người lúa để ăn.
- Thu hoạch hợp lý, hạn chế phun thuốc sâu.
_ Là hoạt động chăm sóc đàn lợn, cung cấp thịt.
H 5 là hoạt động chăm sóc gà, cung cấp thịt trứng.
- Khu vực chăn nuôi phải xa nhà, khu dân cư.
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- Thảo luận nhóm trong vòng 3 phút
- HS kể về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống. 
- Hs kể tên các sản phẩm.
- Gạo, ngô, khoai, sắn, hoa quả, tôm, thịt, trứng, sữa....
- Hs quan sát tranh.
- Hs tham gia chơi.
- HS suy nghĩ trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an duyen.doc