Giáo án Môn: Tự nhiên xã hội 1, kì I - Trường Tiểu học Viên An 2

I.MỤC TIÊU:

- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.

 Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV : Các hình trong bài 1 SGK .Vở bài tập.

 HS : Vở bài tập

 III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC

 

doc 57 trang Người đăng hong87 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn: Tự nhiên xã hội 1, kì I - Trường Tiểu học Viên An 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể tên những thức ăn, đồ uống các con thường ăn uống hàng ngày.
KNS- Kỹ năng làm chủ bản thân:không ăn quá no,không ăn bánh kẹo không đúng lúc.
Cách tiến hành:
- GV hỏi hằng ngày các con thường ăn những thức ăn gì?Con ăn mấy bữa?Trước bữa ăn ta không nên ăn, uống những gì?
-Nhận xét, giáo dục.
- GV cho HS quan sát các hình ở SGK
-Khi ăn con cần lưu ý điều gì?
GD: Khi ăn cần nhai kỹ, ăn đủ loại thức ăn, không nên ăn 1 loại thức ăn,không nói chuyện khi ăn.
Kết luận: Cần ăn uống nhiều thức ăn bổ dưỡng để có lợi cho sức khoẻ , mau lớn. Không nên ăn vặt, ăn đồ ngọt trước bữa cơm vì sẽ làm ta không ăn cơm ngon miệng.
3- Thực hành:
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát tranh SGK
Mục tiêu: HS giải thích tại sao phải ăn uống hàng ngày
KNS- Phát triển kỹ năng tư duy phê phán 
Bước 1: Quan sát và hỏi các câu hỏi
 - Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
 - Các hình nào cho biết các bạn học tập tốt?
 - Hình nào cho biết các bạn có sức khoẻ tốt?
 - Tại sao chúng ta cần ăn uống hàng ngày?
Bước 2:GV cho lớp thảo luận chung
 - 1 số em đứng lên trả lời.
 - GV tuyên dương những bạn trả lời đúng
Kết luận: Hằng ngày chúng ta cần ăn uống đầy đủ chất và điều độ để mau lớn.
IV/ Củng cố : 
 - Hôm nay ta học bài gì? 
 - Mỗi ngày các con ăn mấy bữa?
 - Tại sao ta cần ăn uống hàng ngày?
V/ Dặn dò :
 - Về nhà các con cần thực hiện ăn uống đầy đủ chất và điều độ.
- Nhận xét bài học.
- HS cùng làm theo thầy
- HS thực hiện 3, 4 lần.
- HS nêu.
-HS nhận xét: Bạn ăn đủ chất chưa?
- HS quan sát các hình ở SGK
- Đánh dấu những thức ăn mà các HS đã ăn và thích ăn.
\
- SGK
- HS thảo luận nhóm 2, 1 bạn hỏi 1 bạn trả lời.
- Lớp theo dõi.
- HS trả lời
- HS lắng nghe thực hiện
Tự nhiên xã hội
Bài 9 : Hoạt động và nghỉ ngơi
I-Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
- Kể được các hoạt động, trò chơi mà em thích.
- Biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khoẻ.
- Nêu được tác dụng của một số hoạt động trong các hình vẽ SGK.
II- Các kỹ năng sống được gd trong bài:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và phân tích sự cần thiết,lợi ích của vận động và nghỉ ngơi thư giãn.
- Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận xét các tư thế đi,đứng, ngồi học của bản thân.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập.
III- Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
 Trò chơi, động não,quan sát, thảo luận.
IV-Đồ dùng dạy-học:
- GV:	Tranh minh hoạ cho bài học
 - HS:	SGK
V- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Khởi động : Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con học bài gì? (Ăn uống hàng ngày)
 - Hằng ngày các con ăn những thức ăn gì? (HS nêu)
 - Nhận xét bài cũ
 3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
 1-Khám phá:
Trò chơi: “Hướng dẫn giao thông”
 - GV hướng dẫn cách chơi và làm mẫu.
 - Nhận xét.
Giới thiệu:Để các con biết lựa chọn những hđ, trò chơi nào có lợi cho sức khỏe, hôm nay ta học bài: Hoạt động và nghỉ ngơi.
2- Kết nối:
Hoạt động 1: Thảo luận về các trò chơi có lợi.
 Mục tiêu: HS biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ. 
KNS- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và phân tích sự cần thiết,lợi ích của vận động và nghỉ ngơi thư giãn. - Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập.
Cách tiến hành:
Bước 1:Cho HS thảo luận nhóm đôi kể những trò chơi các em thường hay chơi mà có lợi cho sức khoẻ.
Bước 2: Mỗi 1 số em xung phong lên kể những trò chơi cuả nhóm mình
 - Em nào có thể cho cả lớp biết trò chơi của nhóm mình 
 - Những hoạt động các con vừa nêu có lợi hay có hại?
Kết luận: 
 - Chơi những trò chơi có lợi cho sức khoẻ là: đá bóng, nhảy dây, đá cầu.
Hoạt động2:Làm việc với SGK 
Mục tiêu: Hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khoẻ. 
KNS- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và phân tích sự cần thiết,lợi ích của vận động và nghỉ ngơi thư giãn. - Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập.
Cách tiến hành:
Bước 1: Cho HS lấy SGK ra 
 - GV theo dõi HS trả lời.
 - GV kết luận: Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức, cơ thể bị mệt mỏi lúc đó phải nghỉ ngơi cho lại sức.
3/Thực hành:
Hoạt động 4: Làm việc nhóm đôi
Mục tiêu: Nhận biết các tư thế đúng và sai trong hoạt động hằng ngày
KNS- Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận xét các tư thế đi,đứng, ngồi học của bản thân.
Cách tiến hành
Bước 1: Thảo luận nhóm đôi các tư thế đi, đứng, ngồi học hằng ngày của mình đúng/sai?
Bước 2: Thực hành trước lớp
GV kết luận: Ngồi học và đi đứng đúng tư thế để tránh cong và vẹo cột sống.
4-Vận dụng: 
Hoạt động cuối: Củng cố bài học: 
 - Vừa rồi các con học bài gì?
 - Nêu lại những hoạt động vui chơi có ích.
 -Dặn dò: Về nhà và lúc đi đứng hàng ngày phải đúng tư thế.- Chơi các trò chơi có ích.
-HS tham gia chơi
- Thảo luận nhóm đôi.
- Nói với bạn tên các trò chơi mà các con hay chơi hằng ngày
- HS nêu lên
- HS nêu
- Làm việc với SGK
- HS quan sát trang 20 và 21. chỉ và nói tên toàn hình
- Hình 1 các bạn đang chơi: nhảy dây, đá cầu, nhảy lò cò, bơi
- Trang 21: tắm biển, học bài
- Giới thiệu dáng đi của 1 số bạn.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Quan sát các tư thế đi đứng, ngồi
Nhận xét
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tự nhiên xã hội:
Bài 10 : Ôn tập con người và sức khoẻ
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.
- Có thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày.
- Nêu được các việc em thường làm vào các buổi trong 1 ngày như:
 + Buổi sáng: đánh răng, rửa mặt.
 + Buổi trưa: ngủ trưa, chiều tắm gội.
 + Buổi tối: đánh răng.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV:	Tranh minh hoạ cho bài học
 - HS:	SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Khởi động : Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: Tiết tự nhiên xã hội tuần trước các con học bài gì? (Hoạt động và nghỉ ngơi)
 - Em hãy nêu những hoạt động có ích cho sức khỏe?	 ( 4 HS nêu)
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Giới thiệu trò chơi khởi động: 
 “Chi chi, chành chành”
Mục đích: Gây hứng thú trong tiết học.
Hoạt động1: Thảo luận chung
Mục tiêu: Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.
Tiến hành:
 - GV cho HS nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- Cơ thể người gồm có mấy phần?
 - Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những giác quan nào?
 - Về màu sắc?
 - Về âm thanh?
 - Về mùi vị?
 - Nóng lạnh
 - Nếu thấy bạn chơi súng cao su, em khuyên bạn như thế nào?
Kết luận: Muốn cho các bộ phận các giác quan khoẻ mạnh, các con phải biết bảo vệ, giữ gìn các giác quan sạch sẽ,an toàn. 
Hoạt động 2: HĐ nhóm đôi HS kể những việc làm vệ sinh cá nhân trong một ngày
Mục tiêu: Khắc sâu những hiểu biết những hành vi cá nhân thực hiện vệ sinh.
Cách tiến hành:
Bước 1: Các con hãy kể lại những việc làm của mình.
 - Hướng dẫn HS kể.
 - GV quan sát HS trả lời.
 - Nhận xét.
GV hỏi: Buổi trưa các con ăn gì? Có đủ no không?
 - Buổi tối trước khi đi ngủ con có đánh răng không?
 - GV kết luận: Hằng ngày các con phải biết giữ vệ sinh chung cho các bộ phận của cơ thể.
Hoạt động nối tiếp::
Củng cố: 
 - Vừa rồi các con học bài gì?
 - Cơ thể chúng ta có bộ phận nào?
 - Muốn cho thân thể khoẻ mạnh con làm gì?
Nhận xét tiết học:
Dặn dò: Các con thực hiện tốt các hoạt động vui chơi có ích, giữ vệ sinh tốt.
- HS chơi
- Thảo luận chung.
- HS nêu:Da, tay, chân, mắt, mũi, rốn
- Đầu, mình, tay và chân
- Đôi mắt.
- Nhờ tai
- Nhờ lưỡi
- Nhờ da
-HS trả lời 
- HS nhớ và kể lại những việc làm vệ sinh cá nhân trong 1 ngày.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày:
Buổi sáng, ngủ dậy con đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, vệ sinh cá nhân và ăn sáng rồi đi học
- HS nêu lần lượt
- Ôn tập
- Giữ vệ sinh cơ thể, ăn uống điều độ.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tự nhiên xã hội
Bài 11 : Gia đình
I-Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
- Kể được với bạn bè về ông, bà, bố, mẹ anh, chị,em ruột trong gia đình của mình và biết yêu quý gia đình.
- Vẽ được tranh giới thiệu về gia đình mình.
II- Các kỹ năng sống được gd trong bài:
- Kỹ năng tự nhận thức: Xác định vị trí của mình trong các mối quan hệ gia đình.
- Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm một số công việc trong gia đình.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập.
III- Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
 Thảo luận nhóm, trò chơi,viết tích cực.
IV-Đồ dùng dạy-học:
- GV:	Bài hát: “Cả nhà thương nhau”
 - HS:	Giấy-Vở bài tập tự nhiên xã hội
V. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Khởi động: Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con học bài gì? (Ôn tập)
 - Em hãy kể lại những công việc vệ sinh đang làm?
 - Hãy kể lại các bộ phận chính của cơ thể? (HS nêu khoảng 4 em)
 - Nhận xét bài cũ.
 3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
1-Khám phá:
GV cho lớp hát bài : Cả nhà thương nhau 
Hỏi: cả nhà trong bài hát có những ai? Tình cảm của họ như thế nào? Để biết về gia đình có ý nghĩa gì với chúng ta,hôm nay ta tìm hiểu qua bài “Gia đình”
2- Kết nối:
Hoạt động 1: Quan sát tranh 
Mục tiêu: Biết gia đình là tổ ấm của em
KNS- Kỹ năng tự nhận thức: Xác định vị trí của mình trong các mối quan hệ gia đình.
Cách tiến hành 
 - Gia đình Lan có những ai?
 - Lan và mọi người đang làm gì?
 - Gia đình Minh có những ai?
 - Minh và mọi người trong gia đình đang làm gì?
 - GV theo dõi sửa sai
 - Gia đình em có những ai? Mọi người trong gia đình đối với em như thế nào?
Kết luận: Mỗi người sinh ra đều có bố mẹ và người thân, sống chung trong 1 nhà gọi là gia đình.
3/Thực hành:
Hoạt động 2: Vẽ tranh.
Mục tiêu: Rèn kỷ năng vẽ và luyện nói 
Cách tiến hành
 -GV cho HS vẽ 
 - GV theo dõi
Kết luận : Gia đình là tổ ấm của em, bố, mẹ, ông bà, anh chị em là những người thân yêu nhất của em.
Hoạt động 3: Hoạt động chung cả lớp
Mục tiêu: Mọi người được kể các thành viên trong gia đình của mình
KNS - Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm một số công việc trong gia đình.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập.
Cách tiến hành: 
 - GV nêu câu hỏi.
 - Tranh em vẽ những ai?
 - Em muốn thể hiện những điều gì trong tranh.
 GV quan sát HS trả lời 
Kết luận: Mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương chăm sóc, em có quyền được sống chung với gia đình, với bố mẹ.
4-Vận dụng: 
Hoạt độngcuối: Củng cố: 
 - Vừa rồi các con học bài gì?
 - Gia đình là nơi như thế nào?
 - Các con cần yêu quý gia đình mình. Vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị, làm tốt bổn phận của mình với gia đình
Nhận xét tiết học:
- Cả lớp hát bài cả nhà thương nhau.
- 4 em 1 nhóm, quan sát tranh 11 SGK, 
- Đại diện các nhóm lên chỉ tranh và trình bày
- Từng em vẽ tranh nói về gia đình của mình.
- Từng đôi trao đổi
- Dựa vào tranh vẽ để giới thiệu gia đình của mình .
- Là tổ ấm của em.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tự nhiên xã hội
Bài 12 : Nhà ở
I. MỤC TIÊU:
- Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình.
- Nhận biết được nhà ở và các đồ dùng gia đình phổ biến ở vùng nông thôn, thành thị, miền núi.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV:	Tranh minh hoạ
 - HS:	Vở bài tập và SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Khởi động: Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 -Tiết trước các con học bài gì? (Gia đình)
 -Trong gia đình em có quyền gì? (Quyền được sống với ba mẹ)
 -Em có bổn phận gì? (Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình)
 - Nhận xét bài cũ.
 3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Giới thiệu bài mới: Ghi đề
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: GV cho lớp quan sát SGK nhóm 2 người nói cho nhau nghe nội dung từng bức tranh.
Cách tiến hành:
 - Trang này có mấy bức tranh?
 - Đây là nhà của Nam xem nhà em có giống nhà Nam không? Và quan sát những ngôi nhà ở vùng nào?
 - Bạn thích tranh nào? Vì sao?
 - GV hướng dẫn HS quan sát 
 Thảo luận chung:
 - GV chỉ vào tranh thứ nhất vẽ gì?
 - Nhà em giống nhà Nam không? Nhà em ở nông thôn hay thành phố?
 - HS quan sát bức tranh còn lại.
 - Tranh 2 : Tranh vẽ gì? Ở vùng nào?
 - Tranh 3: Dãy phố
 - Tranh 4: Vẽ gì?
 - Nhà ở vùng nào?
GV chốt lại: Nhà ở Thành phố mọc san sát, có số nhà, đường có vỉa hè. Nhà cao tầng gọi là khu nhà tập thể hay còn gọi là khu chung cư. GV liên hệ Nha Trang có khu chung cư ở đường Nguyễn Thiện Thuật, 2/4 Lê Hồng Phong.
* GD BVMT:
 - Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người.
 - Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở.
 - GV cho HS thảo luận nhóm. 
 - GV chia nhóm quan sát nội dung tranh vẽ gì? Liên hệ nhà em có những địa danh nào? Có giống các địa danh ở SGK không? 
Nhóm 1+2: Quan sát tranh 1. Nhóm 3+4: Quan sát tranh 2
Nhóm 5+6: Quan sát tranh 3 . Nhóm 7+8: Quan sát tranh 4
 - GV theo dõi, sau đó cho lớp thảo luận chung.
 - Tranh 1 vẽ gì? Nhà em có phòng khách giống tranh không?
 - Các tranh khác tương tự.
GV chốt lại: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt. Việc mua sắm đồ dùng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình.
Hoạt động 2: Thi vẽ ngôi nhà
Mục tiêu: HS tập vẽ ngôi nhà của mình, sau đó từng cặp thảo luận.
Cách tiến hành: HS vẽ
 -GV quan sát HS vẽ
Cho HS thảo luận theo cặp giới thiệu về ngôi nhà của mình .
 GV tuyên dương những bạn giới thiệu hay.
Hoạt động nối tiếp : 
Cũng cố - Dặn dò :
-Vừa rồi các con học bài gì?
- Ở nhà các con đã làm gì cho ngôi nhà của mình thêm đẹp ?
- 4 tranh
- HS tiến hành thảo luận
- Vẽ nhà, cây, sân rơm
- Không
- Thành phố
- Tranh vẽ nhà sàn, ở vùng miền núi .
- Nhà cao tầng
- Thành phố
- Các em học thật tốt
- 4 em 1 nhóm.
- HS tiến hành quan sát.
- Phòng khách
- Nhà các em có những đồ dùng khác như: ( HS nêu)
- Từng cặp thảo luận
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tự nhiên xã hội
 Bài 13 : Công việc ở nhà
I-Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
- Kể được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình.
- Biết được nếu mọi người trong gia đình cùng tham gia công việc ở nhà sẽ tạo được không khí gia đình vui vẽ, đầm ấm.
II- Các kỹ năng sống được gd trong bài:
- Đảm nhận trách nhiệm việc nhà vừa sức mình.
-Kỹ năng tự giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ vất vả với bố mẹ.
 - Kỹ năng hợp tác: cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình.
- Kỹ năng tư duy phê phán: Nhà cửa bề bộn.
III- Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
 Thảo luận nhóm,hỏi đáp trước lớp, tranh luận.
IV-Đồ dùng dạy-học:
- GV:	Tranh minh hoạ cho bài dạy
 - HS:	SGK	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Khởi động: Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Tuần trước các con học bài gì?	(Nhà ở)
 -Em phải làm gì để bảo vệ nhà của mình?
 -Nhận xét bài cũ	
3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
 1-Khám phá: Ở nhà ai làm việc nhà?em có làm gì giúp bố mẹ không?Để biết được ta nên làm gì ở nhà giúp bố mẹ, hôm nay ta học bài: “công việc ở nhà”
2- Kết nối:
Hoạt động1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Kể tên 1 số công việc ở nhà của những người trong gia đình. Nói rõ nội dung từng hình
Cách tiến hành: 
GV cho HS lấy SGK quan sát tranh 
 Theo dõi HS thực hiện 
 - Gọi 1 số HS trình bày trước lớp và nêu tác dụng của từng công việc.
 - GV kết luận: Những việc làm ở SGK thể hiện làm cho gia đình nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng vừa thể hiện mối quan tâm của những người trong gia đình với nhau.
*GD BVMT: các công việc cần làm để nhà ở luôn gọn gàng, sạch sẽ: sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập
3- Thực hành
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Biết kể được tên của 1 số công việc ở nhà của những người trong gia đình mình và kể những việc em thường làm giúp bố mẹ. 
KNS-Kỹ năng tự giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ vất vả với bố mẹ.
 - Kỹ năng hợp tác: cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình.
Cách tiến hành
Câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận
 - Trong nhà bạn, ai đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo? Ai quét dọn? Ai giúp đỡ bạn học tập?
 - Hằng ngày em làm gì để giúp đỡ gia đình?
GV quan sát HS thực hiện 
Bước 2: GV gọi 1 vài em nói trước cả lớp
Kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà, tuỳ theo sức của mình.
Hoạt động3: Quan sát tranh
Mục tiêu: HS hiểu điều gì sẽ xảy ra khi trong nhà không có ai quan tâm dọn dẹp
KNS- Kỹ năng tư duy phê phán: Nhà cửa bề bộn.
Cách tiến hành
Bước 1: GV theo dõi, HS quan sát câu hỏi gợi ý
Câu hỏi gợi ý: Hãy tìm ra những điểm giống nhau, khác nhau của 2 hình ở trang 29
 - Nói xem em thích căn phòng nào? Tại sao?
Để có được nhà cửa gọn gàng, sách sẽ em phải làm gì giúp ba mẹ?
Bước 2: Trình bày. Em sẽ làm gì đẻ căn phòng trên gọn gàng như phòng dưới?
GV kết luận:
 -Nếu mỗi người trong nhà đều quan tâm đến việc dọn dẹp nhà cửa thì nhà ở sẽ gọn gàng ngăn nắp
 - Ngoài giờ học để có được nhà ở gọn gàng, mỗi HS nên giúp đỡ bố mẹ những công việc tuỳ theo sức mình.
4-Vận dụng
Hoạt động 4:Hoạt động cuối
Củng cố, dặn dò:
- Nêu tên bài vừa học ?
- Muốn cho nhà cửa gọn gàng sạch sẽ con phải làm gì?
- Về nhà các con thực hiện tốt nội dung vừa học 
- HS lấy SGK quan sát nội dung SGK
- Một số em lên trình bày 
- Thảo luận nhóm 2
- HS quan sát trang 29
- HS làm việc theo cặp
- HS nêu
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Chủ đề :CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
Thứ ngày..tháng.. năm 2013
Tuần 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
 Ngày soạn : ....... / ...... / ....... TNXH
Ngày dạy : ....... / ...... /.......... Bài 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN
I.Mục tiêu:
- Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
- Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết 
* Lồng ghép kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự nhận thức:Nhận thức được bản thân: cao/ thấp/gầy / béo,mức độ hiểu biết.
 - Kĩ năng giao tiếp :Tự tin giao tiếp khi tham gia các hoạt động thảo luận và thực hành đo. 
 II.Chuẩn bị:
- GV: Cc hình ở SGK
- HS: SGK, vở bài tập
 III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ
-Cơ thể chúng ta gồm có mấy phần?
-Nhận xét
3.Bài mới
-Giới thiệu bài : chơi vật tay
-GV yêu cầu hs chơi theo nhóm
-GV nói cách thực hành: trong nhóm 4 người ai thắng cuộc thì giơ tay
- Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khoẻ hơn, có em yếu hơn, có em cao, có em thấp
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK
*Bước 1: Làm việc theo cặp:
-Cho hs quan st hình vẽ ở SGK v nĩi với nhau về những gì em quan st được
-GV theo di v gip cc nhĩm thực hiện
*Bước 2: Hoạt động cả lớp
-GV yêu cầu một số hs ln nĩi những gì em quan st v nĩi với các bạn cùng nhĩm
-GV theo dõi, uốn nắn hs
*Trẻ em khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày , hằng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động và sự hiểu biết
*Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm
Bước 1: 
- Mỗi nhóm 4 hs chia làm 2 cặp. Lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn, ai béo , ai gầy
Bước 2: 
-Các em có thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhưng lớn lên không bằng nhau phải không?
-Điều đó có gì đáng lo không?
*Sự lớn lên của các em có thể giống nhau và khác nhau
-Các em cần chú ý ăn uống, giữ gìn sức khoẻ, khơng ốm đau sẽ chóng lớn hơn
-Nhận xét
IV/ Củng cố :
V.Dặn dò-Nhận xét :
-Chuẩn bị bài: “Nhận biết các giác quan”
Gồm 3 phần: đầu, mình v tay chn
4 hs 1 nhóm chơi vật tay. Mỗi lần 1 cặp, những người thắng lại đấu với nhau
2 hs quan st v nĩi sự lớn ln của em b từ lc cịn nằm ngửa cho đến lúc chơi cùng các bạn
Cá nhân ln trình by
Lớp bổ sung
Hs thực hành theo 4 nhóm
HS tự nêu theo suy nghĩ cá nhân
Thứ ngày..tháng.. năm 2013
Tuần 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
 Ngày soạn : ....... / ...... / ....... TNXH
Ngày dạy : ....... / ...... /.......... Bài 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết:
- Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay, ( da) là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh 
- Nêu được những ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng 
* Lồng ghép kĩ năng sống: 
- Kĩ năng tự nhận thức/ Tự nhận xét về các giác quan của mình :mắt,mũi,lưỡi.tai,tay ,da
- Kĩ năng giao tiếp :Thể hiện sự cảm thông với những người thiếu giác quan.
II.Đồ dùng dạy - học:
- GV : Các hình vẽ ở SGK bài 3. Bông hoa hồng, nước hoa, quả bóng, quả mít, cốc nước nóng, cốc nước đá lạnh
- HS : SGK, vở BT.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định lớp
II. kiểm tra bài cũ : Chúng ta đang lớn.
Tiết vừa qua em học bài gì ?
Muốn cho cơ thể khỏe mạnh, mau lớn hằng ngày em phải là gì ?
Ăn uống như thế nào để có sức khỏe tốt ?
Nhận xét.
III.Bài mới : 
a/ Giới thiệu bài :
 Trò chơi " Nhận biết các vật xung quanh".
Dùng khăn bịt mắt 1 bạn lần lượt đặt vào tay bạn đó 1 số vật: quả bóng, quả mít, cóc nước nóng bạn đó đoán xem là cái gì, nếu đúng là thắng cuộc.
Qua trò chơi, chúng ta biết được các bộ phận như: mắt, mũi, tay, lưỡi mà chúng ta nhận biết được các sự vật và hiện tượng ở xung quanh.
Ghi tựa bài : "Nhận biết các vật xung quanh"
b/ Các hoạt động :
 * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Mô tả được một số vật xunh quanh.
 + Cho HS thảo luân nhóm :
Treo tranh và hướng dẫn : Nói về hình dánh, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn, nhẵn hay sần sùi của các vật xung quanh mà em nhìn thấy ở tranh.
 - Nhờ đâu em biết được hình dáng, màu sắc của các đồ vật ?
 - Nhờ đâu em biết được mùi vị thức ăn ?
 - Nhờ đâu em biết được vật cứng, mềm hay sần sùi ?
 - Em nghe được tiếng chim hót là nhờ đâu ?
 + Gọi một số học sinh lên trình bày trước lớp. Về hình dáng, màu sắc, các đặc điểm như: nóng, lạnh, sần sùi, nhẵn, mùi vị.
 * Hoạt động 2: Hỏi đáp trước lớp
Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh.
 + Cho HS quan sát tranh SGK nêu câu hỏi :Xem tranh 2:
 -Nếu mắt chúng ta bị hỏng thì điều gì sẽ xảy ra?
 -Nếu tai chúng ta bị điếc thì điều gì sẽ xảy ra?
 -Nếu lưỡi của chúng ta mất hết cảm giác thì điều gì sẽ xảy ra?
 Kết luận: Nhờ mắt, mũi, tai, lưỡi, da mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong những giác quang đó bị hỏng chúng ta sẽ

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH HKI.doc