Giáo án môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 32

A. Mục tiêu:

 - Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê, Hà Nội. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

 - Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ dô Hà nội.

 - HS trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK).

B. Đồ dùng dạy học:

 * Giáo viên:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trên máy.

 - Nội dung bài tập đọc trên máy.

 * Học sinh:

 - SGK, bút dạ.

 

doc 24 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 (168): 
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
* Nối đồng hồ với câu thích hợp:
 - GV gắn mô hình đồng hồ, bảng phụ lên bảng phụ.
 - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
- HS thảo luận.
- HS trình bày kết quả.
 - Gọi HS trình bày kết quả.
 - Cho HS nhận xét 
 - GV nhận xét bài làm của HS.
Đ H 1
 Bạn An ngủ dậy lúc 6 giờ sáng
Đ H 2
 Bạn An tưới hoa lúc 5 giờ chiều
Đ H 3
 Bạn An ngồi học lúc 8 giờ sáng
III. Củng cố - dặn dò:
 - GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài luyện tập.
 - Nhận xét giờ học- khen những em học tập tốt.
 - Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập, tập xem giờ.
- HS ghi nhớ và thực hiện.
Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
Toán:
Tiết 126: 
Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
 - Thực hiện được cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số, so sánh hai số.
 - Làm tính với số đo độ dài; giải toán có một phép tính.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Hai hình tứ giác bằng gỗ.
 - Bảng phụ bài2, bài 3(169)
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ, mô hình đồng hồ.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu HS đặt tính và tính: 
 47 - 23
 52 + 25
 - GV nhận xét và cho điểm.
- 2 HS lên bảng:
+
-
 47 52
 23 25 
 24 77 
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 * Bài 1(169):
 + Bài yêu cầu gì ?
* Điền dấu thích hợp vào ô trống.
 + Muốn điền được dấu em phải làm gì?
+ Tính kết quả của từng vế, sau đó lấy kết quả của vế trái so sánh với kết quả của vế phải rồi điền dấu.
 - Yêu cầu HS làm bài vào vào SGK.
- HS làm bài trong sách, 2 HS lên bảng chữa bài.
 - Gọi HS chữa bài trên bảng, nêu cách so sánh.
a, 32 + 7 < 40 b, 32 + 14 = 14 + 32
 45 + 4 < 54 + 5 69 - 9 < 96 - 6
 55 - 5 > 40 + 5 57 - 1 < 57 + 1
 * Bài 2(169):
 - Cho HS đọc bài toán.
 + Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
 - Yêu cầu HS nêu tóm tắt.
- 3 HS đọc bài toán.
- HS phân tích bài toán.
Tóm tắt
Thanh gỗ dài : 97 cm
 - Cho HS nhìn tóm tắt, nêu lại bài toán.
 - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu học tập
 - Gọi 1 HS chữa bài trên bảng phụ.
 - Cho HS nhận xét
Cưa bớt đi : 2 cm
Thanh gỗ còn : .... cm ?
- HS làm bài vào phiếu.
- HS chữa bài.
 - GV nhận xét chung bài làm của HS.
Bài giải
 Thanh gỗ còn lại dài là:
97 - 2 = 95 (cm)
 Đáp số: 95cm
 * Bài 3(169):
 - Cho HS đọc bài toán.
 + Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
 - Yêu cầu HS nêu tóm tắt.
 - Cho HS nhìn tóm tắt, nêu lại bài toán.
- 3 HS đọc và phân tích bài toán..
* Giỏ 1 có 48 quả cam, giỏ 2 có 31 quả cam.
* Bài toán hỏi tất cả có bao nhiêu quả cam?
Tóm tắt:
Giỏ 1 có : 48 quả cam
Giỏ 2 có : 31 quả cam
Tất cả có : ... quả cam?
 - Cho HS làm bài tập vào vở, 1 em làm ở bảng phụ.
 - GV chấm bài một số bài.
 - Gắn bảng phụ chữa bài trên bảng.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
- HS giải vào vở, 1 HS làm ở bảng phụ.
Bài giải
Cả hai giỏ có tất cả số quả cam là:
48 + 31 = 79 (quả)
 Đáp số: 79 quả cam.
 * Bài 4(169): 
 - Cho HS nêu yêu cầu.
 - GV gắn hình mẫu trên bảng.
* Kẻ thêm một đoạn thẳng để có: 
 a, Một hình vuông và một hình tam giác.
 b, Hai hình tam giác.
 - Yêu cầu HS làm bài.
 - Chữa bài trên bảng lớp .
- HS làm trong sách, 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- Cả lớp nhận xét, sửa chữa.
 - Cho HS nêu cách kẻ khác ở ý b
III. Củng cố - dặn dò:
 - GV cùng HS hệ thống bài học.
 - GV nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS luyện giải toán ở nhà. On tập chuẩn bị kiểm tra.
- HS ghi nhớ và thực hiện.
Tập viết:
Tô chữ hoa: S T
A. Mục tiêu:
 - HS tô được các chữ hoa : S T
 - Viết đúng các vần: ươm, ươp, iêng, yêng, lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng ; kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai. ( mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
 - Học sinh khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Chữ hoa mẫu S T , bảng phụ viết sẵn trong khung chữ nội dung của bài.
 * Học sinh:
 - Vở tập viết, bảng con.
C. Các hoạt động dạy - học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS viết bảng lớp.
 - Cả lớp viết bảng con .
 - Nhận xét và cho điểm.
- 3 HS lên bảng viết.
- cả lớp viết bảng con : R Q , dìu dắt, xanh mướt.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn tô chữ hoa S T:
 - GV gắn các chữ hoa mẫu S T lên
bảng- yêu cầu HS quan sát- nhận xét.
- HS quan sát- nhận xét.
 + Chữ hoa S gồm những nét nào?
+ Chữ hoa S gồm 1 nét (phần trên giống chữ hoa L, phần dưới là nét móc trái giống nét một của chữ B ).
 + Chữ hoa T gồm những nét nào ?
+ Chữ hoa T gồm 1 nét ( nét cong hở phải kết hợp nét móc ngược phải).
 - GV chỉ lên chữ hoa và nêu quy trình viết từng chữ đồng thời viết mẫu chữ hoa S T .
 - Hướng dẫn HS viết chữ hoa S T .
 - Cho HS viết trên bảng con - GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. 
- HS theo dõi .
- HS viết trên bảng con S T .
 3. Hướng dẫn HS viết vần và từ ứng dụng: 
 - GV treo bảng phụ viết sẵn các từ ngữ ứng dụng và nêu yêu cầu.
- HS đọc cá nhân các vần và từ ứng dụng trên bảng.
 - Hướng dẫn viết cỡ chữ vừa và nhỏ.
+ ươm, ươp, iêng, yêng; lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng.
 - GV nhắc lại cho HS về cách nối giữa các con chữ.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
- HS viết trên bảng con: ươm, ươp, iêng, yêng, lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng.
 4. Hướng dẫn HS tập tô, tập viết trong vở:
 - Cho HS tô chữ và viết vào vở 
 - GV theo dõi và uốn nắn HS yếu.
- HS tô và viết theo hướng dẫn
 - GV thu vở và chấm một số bài. 
 - Nhận xét bài viết của HS.
III. Củng cố - dặn dò:
 - Khen những HS viết đẹp và tiến bộ.
 - Nhận xét chung giờ học
 - Dặn HS tập viết chữ hoa.
- HS nghe và ghi nhớ 
Chính tả:
Hồ Gươm
A. Mục tiêu:
 - HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng đoạn: “ Cầu Thê Húc màu son ... cổ kính”: 20 chữ trong khoảng 8 đến 10 phút.
 - Điền đúng vần ươm, ươp ; chữ c, k vào chỗ trống.
 - Làm đúng bài tập 2, bài tập 3( SGK)
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, bảng phụ đã chép sẵn bài chính tả và 2 bài tập.
 * Học sinh:
 - Vở chính tả, bút dạ, bảng con.
C. Các hoạt động dạy - học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng viết - cả lớp viết bảng con.
 - GV nhận xét và cho điểm.
- 3 HS viết : chó vện, dây điện, con nhện.
- Cả lớp viết bảng con.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS tập chép:
 - GV gắn bảng phụ, gọi HS đọc bài.
- 3 HS đọc đoạn “ Cầu Thê Húc màu son... cổ kính”.
 - Yêu cầu HS tìm tiếng khó viết hoặc dễ viết sai.
+ Thê Húc, Ngọc Sơn, cổ kính, Tháp Rùa, lấp ló, xum xuê, ...
 - Yêu cầu HS luyện viết tiếng khó. 
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
- 2 HS viết trên bảng con: Thê Húc, Ngọc Sơn, cổ kính, Tháp Rùa, lấp ló, xum xuê, ...
 - Cho HS tập chép bài chính tả vào vở. Nhắc HS chữ cái đầu mỗi câu và tên riêng phải viết hoa.
- HS chép bài vào vở theo hướng dẫn.
 - GV quan sát uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của một số em còn sai. 
- HS chép xong đổi vở kiểm tra chéo.
 - GV đọc lại bài cho HS soát- đánh vần những từ khó viết.
 - GV thu vở chấm một số bài. 
- HS ghi số lỗi ra lề, nhận lại vở chữa lỗi.
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 * Bài 2(120): 
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
* Điền: ươm hay ươp?
 - Yêu cầu HS làm bài. 
- HS làm bài, 1 HS làm bảng phụ.
 - Cho 1 em làm ở bảng phụ. 
- Cả lớp nhận xét.
 - Gắn bài- nhận xét.
Trò chơi cướp cờ.
 Những lượm lúa vàng ươm.
 *Bài 3(120): 
 - Gọi HS đọc yêu cầu. 
 - Yêu cầu HS quan sát tranh , làm bài.
 - Gọi HS đọc kết quả.
 - Yêu cầu HS đổi bài kiểm tra theo cặp.
* Điền: c hay k?
- HS làm bài, đọc kết quả trước lớp.
 qua cầu gõ kẻng 
III. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét giờ học- khen các em viết đẹp, có tiến bộ.
 - Dặn HS về xem lại bài- tập viết lại bài. Chuẩn bị bài: Lũy tre.
- HS ghi nhớ và thực hiện.
Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2010
Tập đọc:
Luỹ tre
A. Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ: lũy tre, rì rào, gọng vó, bóng râm. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 - Hiểu nội dung bài: HS hiểu được vẻ đẹp của lũy tre vào những lúc khác nhau trong ngày.
 - HS trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trên máy. 
 - Nội dung bài tập đọc trên máy.
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài:
 - HS đọc bài "Hồ Gươm"
 + Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu?
 + Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ Gươm trông như thế nào? 
- 2 HS đọc bài trước lớp và trả lời câu hỏi.
+ Hồ Gươm là cảnh đẹp ở Hà Nội.
+ Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như chiếc gương bầu dục khổng lồ sáng long lanh.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 Làng quê ở các tỉnh phía bắc thường có luỹ tre bao bọc. Bài thơ chúng ta đọc hôm nay tả vẻ đẹp của luỹ tre làng vào buổi sáng sớm và buổi trưa.
- HS quan sát tranh vẽ lũy tre trên màn hình.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 a, GV đọc mẫu toàn bài:
 - Nhấn giọng một số từ: luỹ tre, sớm mai, rì rào, cong, gọng vó, bần thần ...
- Cả lớp đọc thầm
 b, HS luyện đọc:
 * Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
 - Gọi HS luyện đọc tiếng, từ khó trên màn hình.
 - Yêu cầu HS phân tích tiếng : luỹ, gọng.
- nắng, nằm, luỹ tre, sớm mai, rì rào, cong, gọng vó, bần thần ...
+ luỹ: l + uy + dấu ngã.
+ gọng: g + ong + dấu nặng.
 * Luyện đọc câu:
 - Luyện đọc từng dòng thơ trên màn hình.
 - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ.
 * Luyện đọc đoạn, bài:
 - Gọi HS đọc từng khổ thơ.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa .
 - Gọi HS đọc cả bài. 
 - Cho cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
- HS đọc từng dòng thơ.
- HS đọc tiếp nối các dòng thơ trong bài.
- HS đọc từng khổ thơ.
- HS đọc tiếp nối các khổ thơ.
- 3 HS đọc cả bài.
- Lớp đọc đồng thanh.
 3. Ôn vần iêng:
 (1). Tìm tiếng trong bài có vần iêng.
 - Cho HS nêu yêu cầu 1 trong SGK.
 - Gọi HS tìm và nêu tiếng có vần iêng.
 - Yêu cầu HS phân tích tiếng vừa tìm.
 (2). Tìm tiếng ngoài bài có vần iêng.
 - Cho HS nêu yêu cầu 2 trong SGK.
 - Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
 - Chia 2 đội, mỗi đội 4 HS.
 - GV công bố kết quả.
* Tìm tiếng trong bài có vần iêng.
- Tiếng trong bài có vần iêng: “tiếng”
+ tiếng: âm t đứng trước, vần iêng đứng sau, dấu sắc trên ê.
* Tìm tiếng ngoài bài có vần iêng.
- HS thi tìm đúng, nhanh, nhiều tiếng có vần iêng. 
+ vần iêng: bay liệng, liểng xiểng, của riêng, chiêng trống, ...
 (3). Điền vần: iêng hoặc yêng.
 - Cho HS nêu yêu cầu.
 - Yêu cầu HS điền vào chỗ chấm vần iêng hoặc yêng .
 - Gọi HS chữa bài, nhận xét.
* Điền vần: iêng hoặc yêng.
 - HS làm bài:
+ Lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên.
 Chim yểng biết nói tiếng người. 
Tiết 2
 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 
 a, Tìm hiểu bài kết hợp luyện đọc:
 - Gọi HS đọc khổ thơ 1.
 + Những câu thơ nào tả luỹ tre buổi sớm?
 - Gọi HS đọc khổ thơ 2.
 + Đọc những câu thơ tả luỹ tre vào buổi trưa.
 - Gọi HS đọc cả bài thơ.
 - Cho HS quan sát tranh trên màn hình.
 + Bức tranh minh hoạ vẽ cảnh nào trong bài thơ?
 b, Học thuộc lòng bài thơ:
 - Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
 - Kiểm tra những em đã thuộc bài.
 - GV nhận xét, cho điểm.
- 3 HS đọc.
+ Những câu thơ tả luỹ tre buổi sớm:
 Luỹ tre xanh rì rào
 Ngọn tre cong gọng vó
- 3 HS đọc.
+ Tre bần thần, nhớ gió 
 Chợt về đầy tiếng chim
- 2, 3 HS đọc.
+ Vẽ cảnh luỹ tre vào buổi trưa trâu nằm nghỉ dưới bóng râm.
- HS học thuộc lòng cá nhân, bàn, cả lớp.
 c, Luyện nói: 
 - Yêu cầu HS đọc tên chủ đề luyện nói hôm nay.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh trên màn hình.
 - 2 HS đọc mẫu.
* Hỏi - đáp về các loài cây.
M: - Bạn biết những cây gì?
 - Tôi biết cây dừa, cây chuối, ...
 - Cho HS quan sát tranh vẽ trên màn hình.
 - Gọi nhóm hỏi- đáp về các loài cây vẽ trong SGK.
 - Cho HS thảo luận hỏi- đáp về các loài cây không vẽ trong sách. Người hỏi phải nêu một số đặc điểm của loài cây đó để người trả lời có căn cứ xác định tên cây.
- HS thảo luận nhóm 2.
- một nhóm hỏi- đáp về các loài cây không vẽ trong hình trước lớp.
 - GV đưa ra một số hình ảnh các loài cây để HS đố nhau.
- HS hỏi - đáp trước lớp.
III. Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học- khen những em học tốt.
 - Dặn HS đọc lại bài. Chuẩn bị bài: Sau cơm mưa.
- HS ghi nhớ và thực hiện.
Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2010
Chính tả:
Lũy tre
A. Mục tiêu:
 - HS tập chép chính xác khổ thơ đầu bài thơ Lũy tre trong khoảng 8 đến 10 phút.
 - Điền đúng chữ l hay n vào chỗ trống; dấu hỏi hay dấu ngã vào những chữ in nghiêng.
 - Làm đúng bài tập 2 ( ý a hoặc b) SGK.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, bảng phụ đã chép sẵn khổ thơ đầu bài thơ và bài tập.
 * Học sinh:
 - Vở chính tả, bút dạ, bảng con.
C. Các hoạt động dạy - học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng viết.
 - GV nhận xét và cho điểm.
- 3 HS viết, cả lớp viết bảng con: cướp cờ, lượm lúa, qua cầu.
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 2. Hướng dẫn HS tập chép:
 - GV gắn bảng phụ, gọi HS đọc bài.
- 3 HS đọc khổ thơ đầu bài: Lũy tre 
 - Yêu cầu HS tìm tiếng khó viết hoặc dễ viết sai.
+ sớm mai, lũy tre, rì rào, gọng vó, mặt trời. 
 - Yêu cầu HS luyện viết tiếng khó. 
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con.
+ sớm mai, lũy tre, rì rào, gọng vó, mặt trời ... 
 - GV đọc cho HS viết bài chính tả vào vở. Nhắc HS chữ cái đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa.
- HS vừa nhẩm và viết từng câu theo GV đọc.
 - GV quan sát uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của một số em còn sai. 
- HS viết xong đổi vở kiểm tra theo cặp.
 - GV đọc lại bài cho HS soát- đánh vần những từ khó viết.
 - GV thu vở chấm một số bài. 
- HS ghi số lỗi ra lề, nhận lại vở chữa lỗi.
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 *Bài 2(123): 
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu ý a của bài.
a, Điền chữ: n hay l ?
 - Tổ chức HS chơi: Tiếp sức.
- 2 đội, mỗi đội 2 HS tham gia.
 - Phổ biến cách chơi, luật chơi.
 - Gọi HS nhận xét.
 - GV nhận xét.
- Cả lớp nhận xét.
 trâu no cỏ chùm quả lê
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu ý b của bài. 
 - Cho HS làm bài.1 HS làm bài vào bảng phụ 
 - Gắn bài, nhận xét.
 - GV nhận xét chung bài làm của HS. 
b, Điền dấu hỏi hay dấu ngã trên những chữ in nghiêng ?
- Cả lớp làm bài , 1 HS làm bảng phụ
 Bà đưa võng ru bé ngủ ngon.
 Cô bé chùm khăn đỏ đã nhớ lời mẹ dặn. 
III. Củng cố - dặn dò:
 - Khen các em viết đẹp, có tiến bộ.
 - Dặn HS nhớ qui tắc chính tả vừa viết.
Chuẩn bị bài: Cây bàng.
- HS nghe và ghi nhớ.
Kể chuyện:
Con Rồng cháu Tiên
A. Mục tiêu:
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
 - Hiểu nội dung của câu chuyện: Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Tranh minh họa câu chuyện, bảng phụ viết nội dung câu chuyện.
 * Học sinh:
 - SGK, xem tranh 
C. Các hoạt động dạy – học:
 I. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS kể câu chuyện: Dê con nghe lời mẹ
 - GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS kể trước lớp
 II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu bằng tranh vẽ.
 2. GV kể chuyện:
 - GV kể chuyện 2, 3 lần với giọng diễn cảm
 + Lần 1 để HS biết câu chuyện.
 + Lần 2 , 3 kể kết hợp với tranh minh họa.
- HS chú ý lắng nghe kết hợp quan sát tranh 
 trong SGK.
 3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
 - Yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SGK đọc câu hỏi rồi trả lời câu hỏi theo nhóm.
- HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh vẽ nhóm 4.
 + Gia đình Lạc Long Quân sống như thế nào? 
+ Có chàng Lạc Long Quân, vốn là rồng ở biển. Kết duyên với nàng Âu Cơ. Âu Cơ sinh ra một cái bọc trứng. Bảy ngày sau, từ bọc ấy nở ra một trăm người con xinh đẹp, khỏe mạnh. Gia đình họ sống rất đầm ấm, hạnh phúc. 
 + Lạc Long Quân hóa rồng bay đi đâu?
 + Âu Cơ và các con làm gì? 
+ Lạc Long Quân không nguôi nỗi nhớ biển. Một hôm, chàng hóa thành rồng bay ra biển.
+ Âu Cơ và đàn con ở lại. Vợ nhớ chồng , con ngóng bố. Mẹ con nàng Âu Cơ bèn trèo lên đỉnh núi cao gọi Lạc Long Quân trở về. 
 + Cuộc chia tay diễn ra thế nào?
+ Lạc Long Quân từ biển bay lên núi cao gặp lại vợ con. Hai vợ chồng bàn với nhau: “Rồng và Tiên quen sống ở hai vùng khác nhau . Ta nên chia đôi đàn con, một nửa theo mẹ lên núi, một nửa theo cha xuống biển. Khi nào nguy hiểm thì báo cho nhau biết.” Thế là hai người cùng bầy con chia nhau lên rừng, xuống biển. Riêng người con cả ở lại đất Phong Châu, được làm vua nước Văn Lang. Đó là vua Hùng thứ nhất.
 - Gọi HS thi kể trước lớp theo tranh.
- Đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp theo tranh. Các nhóm khác nhận xét.
 4. Hướng dẫn HS kể toàn chuyện:
 - Yêu cầu HS kể cả câu chuyện theo nhóm. 
 - Tổ chức các nhóm thi kể chuyện trước lớp.
 - Gọi HS khá, giỏi kể cả câu chuyện 
 - GV nhận xét, khen ngợi , động viên.
 5. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
 + Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì?
- HS kể chuyện theo nhóm 4.
- Các nhóm thi kể chuyện trước lớp .
- Cả lớp nhận xét
- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. 
- HS nhận xét.
+ Theo truyện Con Rồng cháu Tiên thì tổ tiên người Việt Nam ta có dòng dõi cao quý. Cha thuộc loài Rồng, mẹ là Tiên. Nhân dân ta tự hào vì dòng dõi cao quý đó. Bởi vì chúng ta cùng là con cháu của Long Quân , Âu Cơ được cùng một bọc sinh ra.
 III. Củng cố- dặn dò:
 + Hãy kể cho bạn bè nghe câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.
- 1 , 2 HS kể cả câu chuyện. 
 - Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: Cô chủ không biết quý tình bạn.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Toán:
Tiết 127:
Kiểm tra
 A. mục tiêu:
 - Tập trung vào đánh giá:
 + Cộng, trừ các số trong phạm vi 100 ( không nhớ) 
 + Xem giờ đúng.
 + Giải và trình bày bài toán có lời văn có phép tính trừ.
 B. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên:
 - 34 đề kiểm tra in sẵn.
 * Học sinh:
 - Bút mực.
C. Quy trình giờ kiểm tra: 
 - GV nêu yêu cầu của một giờ kiểm tra.
 - GV phát cho mỗi HS một đề kiểm tra.
 - GV hướng dẫn cho HS biết yêu cầu của bài tập, nhắc nhở các em khi làm bài.
 - HS làm bài.
 - GV thu bài.
 - GV nhận xét : ý thức làm bài của HS, sơ bộ kết quả bài làm.
C. Đề kiểm tra:
 * Câu 1 ( 1 điểm): Viết các số: 58, 34, 76, 85 
 a, Theo thứ tự từ bé đến lớn:...........................................................................
 b, Theo thứ tự từ lớn đến bé:...........................................................................
 * Câu 2 ( 3 điểm): Đặt tính rồi tính:
 36 + 23 54 +5 78 - 46 98 – 7 64 + 33 76 – 60
 * Câu 3 ( 1 điểm): Tính:
 32 + 52 = ..... 63 + 5 = ..... 56 - 43 = ..... 88 - 6 = .....
 * Câu 4 ( 1 điểm): Đúng ghi đ, sai ghi s: 
 a, 36cm – 22 cm = 14 cm b, 55m – 25 cm = 40 cm 
 c, 46cm – 20 cm = 20 cm d, 86cm – 32 cm = 54 cm
 * Câu 5 ( 3 điểm):
 Lớp 1A có 35 bạn, trong đó có 21 bạn nữ. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu bạn nam?
 Bài giải:
 ................................................................................
 ................................................................................
 ................................................................................
 * Câu 6 ( 1 điểm): Đồng hồ chỉ mấy giờ?
 .......................... ............................ 
 .............................. .................................
Đáp án 
 * Câu 1( 1 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
 a) 34, 58, 76, 85
 b) 85, 76, 58, 34
 * Câu 2( 3 điểm): Đặt mỗi phép tính đúng, kết quả đúng, viết thẳng cột được 0,5 điểm.
 * Câu 3 ( 1 điểm) : Mỗi kết quả đúng được 0,25 điểm.
 32 + 52 = 84 63 + 5 = 68 56 - 43 = 13 88 - 6 = 82
 * Câu 4 ( 1 điểm) : Điền đúng mỗi chữ được 0,25 điểm. 
s
đ
 a, 36cm – 22 cm = 14 cm b, 55m – 25 cm = 40 cm 
đ
s
 c, 46cm – 20 cm = 20 cm d, 86cm – 32 cm = 54 cm
 * Câu 5 (3 điểm): Câu lời giải đúng được 1 điểm; phép tính, danh số đúng được 1,5 điểm; đáp số đúng được 0,5 điểm: 
 Bài giải:
 Số bạn nam của lớp 1A là:
 35 - 21 = 14 (bạn)
 Đáp số: 14 bạn
 * Câu 6 ( 1 điểm) : Điền mỗi giờ đúng được 0,25 điểm. 
 9 giờ 3giờ 2 giờ 8 giờ
Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010
Tập đọc:
Sau cơn mưa
A. Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh vườn. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi vui sau trận mưa rào.
 - HS trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói SGK. 
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập đọc.
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc bài “ Luỹ tre” , kết hợp trả lời câu hỏi trong SGK.
 - GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. 
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 Mùa hè thường có các trận mưa rất to nhưng mau tạnh gọi là mưa rào. Hôm nay các em sẽ học một bài văn tả cảnh vật sau cơn mưa rào.
- HS theo dõi.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 a, GV đọc mẫu toàn bài: 
 - Giọng chậm đều, tươi vui.
 b, HS luyện đọc:
- HS đọc thầm.
 * Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
 - GV gạch chân trên bảng. Gọi HS đọc các tiếng, từ ngữ khó đọc trong bài.
 - Yêu cầu HS phân tích các tiếng: “ quây”, “quanh”.
 - GVgiải nghĩa một số từ ngữ.
- HS đọc: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh vườn,... .
- HS phân tích “ quây”, “quanh”.
- HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng, từ khó.
 * Luyện đọc câu:
 - Cho HS đếm số câu.
 - Hướng dẫn HS luyện đọc từng câu.
 - GV chú ý uốn nắn giúp HS.
+ Trong bài có 5 câu.
- Mỗi câu 2, 3 em đọc.
- HS tiếp nối đọc câu
 * Luyện đọc đoạn, bài:
 - Gọi HS chia đoạn
+ Bài chia 2 đoạn
 Đoạn 1: Sau cơn mưa... mặt trời 
 Đoạn 2: Mẹ gà..... trong vườn.
 - Cho HS đọc đoạn 1.
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
 - Gọi HS đọc cả bài. 
 - Thi đọc cả bài theo nhóm. 
 - Cử 3 HS làm giám khảo chấm điểm.
 - GV nhận xét.
- HS luyện đọc cá nhân.
- HS luyện đọc cá nhân.
- 4 HS luyện đọc cả bài.
- Các tổ cử đại diện lên thi , mỗi nhóm 3 HS.
- Giám khảo nhận xét, chấm điểm.
 3. Ôn các vần uây, uây:
 (1). Tìm tiếng trong bài có vần ây.
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
 - Yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần ây và nêu.
 - GV nói: Vần cần ôn là ây, uây.
* Tìm tiếng trong bài có vần ây:
+ Tiếng trong bài có vần ây: mây
- Phân tích tiếng: âm m đứng trước vần ây đứng sau.
 (2). Tìm tiếng ngoài bài có vần ây, có vần uây.
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
 -

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an toan Tieng Viet.doc