Giáo án môn Kể chuyện khối lớp 4

I/- Mục đích - yêu cầu :

-Nghe kể laïi ñöôïc töøng ñoaïn caâu chuyeän theo tranh minh hoïa , keå noái tieáp ñöôïc toaøn boä caâu chuyeän Söï tích hoà Ba Beå ( do GV keå ).

- Hieåu ñöôïc yù nghóa caâu chuyeän : Giaûi thích söï hình thaønh hoà Ba Beå vaø ca ngôïi nhöõng con ngöôøi giaøu loøng nhaân aùi .

II/- Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh họa truyện trong SGK

 - Tranh, ảnh hồ Ba bể

II/- Các hoạt động dạy học:

 1- Ổn định

 2- Bài mới:

 a- Giới thiệu truyện : trong tiết kể chuyện mở ñaàu chủ điểm : thương người như thể thương thân các em sẽ nghe kể câu chuyện giải thích sự tích hồ Ba bể, một hồ nước to, đẹp thuộc Tỉnh Bắc Kạn ( giáo viên giới thiệu tranh )

 - Trước khi nghe kể chuyện, các em hãy quan sát tranh minh họa, đọc thầm yêu cầu của bài hôm nay trong SGK

 b- Giáo viên kể

- Giáo viên kể 1 lần, kể toàn truyện, vừa kể vừa giải thích các từ

+ Cầu phúc: cầu xin được hưởng điều tốt lành

+ Giao long: bài rắn lớn, còn gọi là thuồng luồng.

+ Bà góa: người phụ nữ có chồng bị chết

+ làm việc thiện : làm điều tốt lành cho người khác

+ Bâng quơ : không đâu vào ñaâu , không có cơ sở tin tưởng

- Giáo viên kể lần 2, vừa kể vừa chí vào tranh minh họa

 

doc 35 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1303Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Kể chuyện khối lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của mình
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 3, giáo viên dá dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện lên bảng, nhắc học sinh
+ Giới thiệu câu chuyện của mình ( tên câu chuyện, nhân vật ) + Kể tự nhiên
+ Với chuyện dài học sinh có thể kể 1, 2 đoạn
* Học sinh thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Học sinh kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa
- Học sinh thi kể trước lớp, mỗi học sinh kể xong phải nói ý nghĩa của câu chuyện, đối thoại với bạn về nhân vật
- Cả lớp, giáo viên nhận xét, tính điểm, bình chọn người ham đọc sách, câu chuyện hay, người kể hay .
	4-5 ) Củng cố , dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhắc học sinh kể chưa tốt về luyện tập ở nhà.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết kể chuyện ở tuần sau .
Tuần 13 Ngày . . . . tháng . . . năm 200 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/- Mục đích - yêu cầu : ( tuần 13 trở đi tôi sẽ sửa và tải lên sau, xin chờ ít hôm nữa : 0918889168 Quý )
	- Rèn kỷ năng nói
	+ Học sinh chọn được 1 câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa cau chuyện
	+ Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói, cử chỉ, điệu bộ
	- Rèn kỷ năng nghe
+ Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
II/- Đồ dùng dạy học:
	- Bảng lớp viết đề bài .	
III/- Các hoạt động dạy học:
	1- Ổn định
	2- KTBC :
	- 1 học sinh kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về ngừoi có nghị lực rồi trả lời câu hỏi về nhân vật hay nói ý nghĩa câu chuyện
	- Giáo viên nhận xét
3-Bài mới: 
	a- Giới thiệu truyện : tiết học hôm nay, các em sẽ kể 1 câu chuyện về những người có nghị lực đang sống xung quanh chúng ta. Giờ học này sẽ giúp các em biết : bạn nào biết nhiều điều về cuộc sống của những người xung quanh
	- Giáo viên kiểm tra học sinh việc chuẩn bị bài ở nhà
	b. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
- 1 học sinh đọc về đề bài 
- Giáo viên viết đề lên bảng gạch chân những từ ngữ quan trọng : chứng kiến, tham gia, kiên trì vượt khó
- 3 học sinh tiếp nối đọc các gợi ý 1, 2 , 3. Cả lớp theo dõi ở SGK
- Học sinh tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể
- Giáo viên nhắc học sinh
+ lập nhanh dàn ý câu chuyện trước khi kể
+ dùng từ xưng hô - Tôi
- Giáo viên khen ngợi nếu có học sinh chuẩn bị tốt dàn ý cho bài kể
	c- Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe
- Học sinh thi kể trước lớp, đối thoại về nội dung, ý nghĩa
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp bình chọn
	4- Củng cố , dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- yêu câu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết kể chuyện ở tuần sau .
Tuần 14 Ngày . . . . tháng . . . năm 200 
BÚP BÊ CỦA AI ?
I/- Mục đích - yêu cầu : 
	- Rèn kỷ năng nói
	+ Nghe cô giáo kể chuyện búp bê của ai? nhớ được câu chuyện, nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh họa truyện, kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê, phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chí
	+ Hiểu truyện, biết phát triển thêm phần kết thúc của câu chuyện theo tình huống giả thiết
	- Rèn kỷ năng nghe
+ Chăm chú nghe bạn kể, nhớ câu chuyện
+ Theo dõi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn
II/- Đồ dùng dạy học:
	- Các tranh minh hoạ truyện trong SGK 
	- 6 băng giấy để 6 học sinh thi thuyết minh cho 6 tranh + 6 băng giấy giáo viên đã viết sẵn lời thuyết minh
III/- Các hoạt động dạy học:
	1- Ổn định
	2- KTBC :
	- 1, 2 học sinh kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó
	- Giáo viên nhận xét
3-Bài mới: 
	a- Giới thiệu truyện : trong tiết kể chuyện hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe câu chuyện Búp bê của ai ? câu chuyện này sẽ giúp các em hiểu : cần phải cư xử với đồ chơi như thế nào ? đồ chơi thích những người bạn, người chủ như thế nào ?
	b. Giáo viên kể chuyện Bàn chân kỳ diệu
- Giáo viên kể lần 1 : giới thiệu lật đật
- Giáo viên kể lần 2 : vừa kề vừa chỉ vào từng tranh minh họa
	c. Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu
Bài 1 Tìm lời thuyết minh cho tranh
- yêu cầu học sinh tìm mỗi tranh 1 lời thuyết minh ngắn gọn
- Học sinh xem 6 tranh, trao đổi
- Giáo viên phát băng giấy cho 6 học sinh viết lời thuyết minh
- Giáo viên gắn 6 tranh to lên bảng, mời 6 học sinh gắn lời thuyết minh
- cả lớp phát biểu ý kiến, giáo viên gắn lời thuyết minh đúng thay lời thuyết minh chưa đúng
	Tranh 1 : Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.
	Tranh 2 : Mùa đông , không có váy áo, búp bê bị lạnh cóng, tủi thân khóc
	Tranh 3 : Đêm tối búp bê bỏ cô chủ đi ra phố
	Tranh 4 : Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô
	Tranh 5 : Cô bé máy váy mới cho búp bê
	Tranh 6 : Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ nhỏ
Bài 2
- Kể lại câu chuyện bằng lời của búp bê
- Giáo viên nhắc học sinh : kể theo lời búp bê là nhập vai mình là búp bê để kể lại câu chuyện, nói ý nghĩa, cảm xúc của nhân vật. Khi kể phải xưng tôi hoặc tớ, mình, em
- 1 học sinh kể mẫu toàn câu chuyện
- Từng cặp học sinh thực hành kể .
- Học sinh thi kể trước lớp
- Cả lớp, giáo viên nhận xét bình chọn học sinh kể tốt
Bài 3
- Kể phần kết của câu chuyện với tình huống mới
- Học sinh suy nghĩ tưởng tượng những khả năng có thể say ra trong tình huống cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới
- Học sinh thi kể phần kết
	4- Củng cố , dặn dò
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
- Giáo viên nhận xét tiết học dặn học sinh chuẩn bị bài kể chuyện tuần 15
Tuần 15 Ngày . . . . tháng . . . năm 200 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/- Mục đích - yêu cầu : 
	- Rèn kỷ năng nói
	+ Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện ( đoạn chuyện ) đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những on vật gần gũi với trẻ em
	+ Hiểu câu chuyện, đoạn chuyện, trao đổi được với các ba5bạn về62 tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện
	- Rèn kỷ năng nghe
+ Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II/- Đồ dùng dạy học:
	- Một số truyện viết về đồ chơi của trẻ em
	- Bảng lớp viết đề bài
III/- Các hoạt động dạy học:
	1- Ổn định
	2- KTBC :
	- 1, 2 học sinh kể 1, 2 đoạn câu chuyện Búp bê của ai ?
	3-Bài mới: 
	a- Giới thiệu truyện : giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
	Kiểm tra việc học sinh tìm đọc truyện ở nhà như thế nào ?
	b- Hướng dẫn học sinh kể
* Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập cả lớp theo dõi SGK
- Giáo viên viết đề bài, gạch chân tử ngữ quan trọng: đồ chơi, con vật gần gũi
- Học sinh quan sát tranh minh họa trong SGK phát biểu . Truyện nào có nhân vật la2nhu74ng đồ chơi của trẻ em, truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với em ?
- Giáo viên nhắc học sinh. trong 3 chuyện được nêu, chỉ có chuyện Thú Đất Nung có trong SGK 2, những truyện còn lại ở ngoài SGK, học sinh phải tự tìm đọc. Nêu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em có thể kể truyện đã học : Dế Mèn bênh...., Chim Sơn Ca và bông...., Voi nhà, chú Sẽ và bông hoa bằng lăng
- 1 học sinh tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình, nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật
* Học sinh thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Giáo viên nhắc học sinh kể phải có đầu có đuôi ...
- từng cặp học sinh kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- học sinh thi kể trước lớp
- Giáo viên học sinh bình chọn.
	4- Củng cố , dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi học sinh
- Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết kể chuyện ở tuần sau .
Tuần 16 Ngày . . . . tháng . . . năm 200 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/- Mục đích - yêu cầu : 
	- Rèn kỷ năng nói
	+ Học sinh chọn được 1 câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh. Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa cau chuyện
	+ Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói, cử chỉ, điệu bộ
	- Rèn kỷ năng nghe
+ Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
II/- Đồ dùng dạy học:
	- Bảng lớp viết đề bài, 3 cách xây dựng cốt truyện	
III/- Các hoạt động dạy học:
	1- Ổn định
	2- KTBC :
	- 1 học sinh kể câu chuyện đã nghe, được đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em
	3-Bài mới: 
	a- Giới thiệu truyện : tiết học hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện về đồ chơi của chính các em hoặc của bạn bè xung quanh. chúng ta sẽ biết trong tiết học hôm nay, bạn nào có câu chuyện về đồ vật hay nhất
	- Giáo viên kiểm tra học sinh việc chuẩn bị bài ở nhà để học tốt tiết kể chuyện như thế nào
	b. Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài
- 1 học sinh đọc về đề bài trong SGK
- Giáo viên viết đề lên bảng gạch chân những từ ngữ quan trọng : đồ chơi của em của các bạn, nhắc học sinh : chuyện kể phải thực, nhân vật trong chuyện là em hoặc bạn bè. Lời kể giản dị, tự nhiên
	c- Gợi ý kể chuyện
- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý. Cả lớp theo dõi trong SGK
- Giáo viên nhắc học sinh chú y :
+ Học sinh kể theo 1 trong 3 hướng xây dựng cốt truyện
+ Nên dùng từ xưng hô - tôi
- Một số học sinh tiếp nối nói hướng xây dựng cốt truyện của mình ( ví dụ : tôi muốn kể câu chuyện vì sao tôi có con búp bê biết bò, biết hát ... )
- Giáo viên khen ngợi học sinh chuẩn bị dàn ý cho bài kể trước.
	d- Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Kể chuyện theo cặp
- Thi kể chuyện trước lớp, nêu ý nghĩa câu chuyện, đối thoại cùng bạn
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay , kể hay 
	4- Củng cố , dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- yêu câu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết kể chuyện ở tuần sau .
Tuần 17 Ngày . . . . tháng . . . năm 200 
 MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I/- Mục đích - yêu cầu : 
	- Rèn kỷ năng nói
	+ Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, học sinh kể lại được 1 câu chuyện Một phát minh nho nhỏ , phối hợp lời kể với nét mặt, điệu bộ
	+ Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
	- Rèn kỷ năng nghe
+ Chăm chú nghe bạn kể, nhớ chuyện
+ Theo dõi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn 
II/- Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa truyện trong SGK phóng to	
III/- Các hoạt động dạy học:
	1- Ổn định
	2- KTBC :
	- 1 học sinh kể về đồ chơi của mình
	- Giáo viên nhận xét
	3-Bài mới: 
	a- Giới thiệu truyện : câu chuyện Một phát minh nho nhỏ các em sẽ nghe hôm nay kể về tính ham quan sát, tìm tòi, khám phá những qui luật trong thế giới tự nhiên của một nữ bác học người Đức thuở còn nhỏ. Đó là bà Ma - ri - a Gô - e - pốt May - ơ ( 1906 - 1972 )
	b. Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện
- Giáo viên kể lần 1 
- Giáo viên kể lần 2 : có minh họa tranh
	c- Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 1, 2
- Học sinh kể theo nhóm
- Học sinh thi kể trước lớp
+ Kể toàn chuyện theo nhóm
+ Kể toàn chuyện ở vài học sinh, nêu ý nghĩa
- Cả lớp, giáo viên bình chọn
	4- Củng cố , dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- yêu câu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn học sinh ghi nhớ điều câu chuyện muốn nói 
Tuần 18 Ngày . . . . tháng . . . năm 200 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Tuần 19 Ngày . . . . tháng . . . năm 200 
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG HĂNG
I/- Mục đích - yêu cầu : 
	Rèn luyện kỳ năng nói
	- Dựa vào lời kể của Giáo viên và tranh minh họa, học sinh biết thuyết minh nội dung tranh bằng 1 - 2 câu ; kể lại được câu chuyện có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
	- Nắm được nội dung câu chuyện. biết trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện ( Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác)
II/- Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa truyện trong SGK phóng to
III/- Các hoạt động dạy học:
	1- Ổn định
	2- Bài mới: 
	a- Giới thiệu truyện
	b- Giáo viên kể
- Giáo viên kể 1 lần, giáo viên kết hợp giải nghĩa từ: ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn.
- Giáo viên kể lần 2, vừa kể vừa chí vào tranh minh họa
	c- Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu của bài tập
* Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1 - 2 câu
- Giáo viên dán lên bảng lớp 5 tranh minh hoạ
- Học sinh suy nghĩ nói lời thuyết minh cho 5 tranh
- Cả lớp và giáo viên nhận xét , giáo viên viết nhanh dưới mỗi tranh 1 lới thuyết minh . Ví dụ :Tranh 1 : Bác đánh cá đánh mẻ lưới cuối cùng được 1 cái bình to.
	Tranh 2 : Bác đánh cá đem bình ra chợ bán để đổi lấy tiền
	Tranh 3 : Từ trong bình 1 làn khói đen tuôn ra, rồi hiện thanh 1 con quỹ
	Tranh 4: Con quỹ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó.
	Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỹ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt cái bình trở lại biển sâu .
	* Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trau đổi ý nghĩa 
- Học sinh kế từng đoạn câu chuyện theo nhóm sau đó kể cả chuyện. Kể xong trao đổi ý nghĩa.
- Thi kể chuyện trước lớp
	+ 2 - 3 học sinh tiếp nối với nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
	+ vài học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện
	+ Mỗi học sinh, nhóm học sinh kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất .
	4- Củng cố , dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
- Dặn học sinh đọc trước yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK ở tuần 20 .
Tuần 20	Ngày . . . . tháng . . . năm 200 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ HỌC
I/- Mục đích - yêu cầu : 
	1- Rèn luyện kỳ năng nói
	- học sinh biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện ). các em đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
	- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
	2- Rèn kỳ năng nghe , học sinh chăm chú nghe lới bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn .
II/- Đồ dùng dạy học:
	- Một số truyện viết về người có tài
	- Giấy khổ to viết dàn ý kể chuyện
	+ Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật
	+ Mở đầu câu chuyện ( chuyện xảy ra khi nào, ở đâu ? )
	+ Diễn biến câu chuyện
	+ Kết thúc câu chuyện
	+ trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
	- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá : nội dung, cách kể ...
III/- Các hoạt động dạy học:
	1- Ổn định
	2- Kiểm tra bài củ: 1 học sinh kể 2 đoạn câu chuyện Bác đánh cá ... rồi nêu ý nghĩa của câu chuyện
	3- Bài mới: 
	a- Giới thiệu truyện
	b- Hướng dẫn học sinh kể chuyện
	* Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
- 1 học sinh đọc đề bài, gợi ý 1, 2
- Giáo viên lưu ý học sinh
	+ Chọn đúng câu chuyện về người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau, ở mặt nào đó ( trí tuệ, SK )
	+ Nếu không tìm được câu chuyện nào ngoài thì có thể lấy câu chuyện ở SGK
- 1 số học sinh tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ câu chuyện kể về ai, tài năng đặc biệt của nhân vật, em đã nghe hoặc đã đọc truyện đó ở đâu .
	c- Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- 1 học sinh đọc lại dàn ý kể chuyện
- Học sinh kể trong nhóm, trao đổ ý nghĩa CC
- Thi kể chuyện trước lớp
	+ Học sinh xung phong kể trước
	+ Giáo viên mở bảng phụ đã viết tiêu chuẩn kể chuyện và viết tên các em tham gia kể lên bảng
	+ Mỗi học sinh kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện
- Cả lớp và giáo viên nhận xét tính điểm theo tiêu chuẩn đã nêu
- Cả lớp bình chọn các bạn có cau chuyện hay nhất, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất.
	4- Củng cố , dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngơi học sinh chăm chú nghe kể, nhận xét lời kể của bạn chính xác, đặt câu hỏi hay.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết kể chuyện ở tuần 21 .
Tuần 21	Ngày . . . . tháng . . . năm 200 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/- Mục đích - yêu cầu : 
	1- Rèn luyện kỳ năng nói
	- Học sinh chọn được câu chuyện về người có khả năng hoặc có SK đặc biệt. Biết kể chuyện theo cách sắp xếp các sự việc thanh câu chuyện có đầu có đuôi hoặc chỉ kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật ( không kể thành chuyện )
	- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên..
	2- Rèn kỳ năng nghe , lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
II/- Đồ dùng dạy học:
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài
	- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
	+ Nội dung + cách kể + cách dùng từ, giọng kể
	- Tờ giấy khổ rộng viết vắn tắt gợi ý 3
III/- Các hoạt động dạy học:
	1- Ổn định
	2- Kiểm tra bài củ: 1 học sinh kể lại chuyện đã nghe, đã đọc về 1 người có tài.
	3- Bài mới: 
	a- Giới thiệu truyện : Tiết học hôm nay cô sẽ tạo điều kiện cho các em được kể về một người có tài mà chính các em biết trong đời sống 
	b- Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên gạch chân các từ: khả năng, sức khỏe đặc biệt em biết
- 3 học sinh tiếp nối đọc 3 gợi ý trong SGK
- Học sinh suy nghĩ, nói nhân vật em chọn kể : người ấy là ai, ở đâu, có tài gì ?
- Giáo viên dán lên bảng 2 phương án kể chuyện theo gợi ý 3
- Học sinh đọc, suy nghĩ, lựa chọn kể chuyện theo 1 trong 2 phương án.
- Học sinh lập dàn ý nhanh cho bài kể. Giáo viên khen ngợi học sinh chuẩn bị tốt dàn ý cho bài kể trước khi tới lớp.
- Giáo viên nhắc học sinh: kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất ( tôi, em ) kể câu chuyện em trực tiếp tham gia, chính em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy.
	c- Học sinh thực hành kể chuyện
- Kể chuyện theo cặp
- Học sinh kể trong nhóm, trao đổ ý nghĩa CC
- Thi kể chuyện trước lớp
	+ Giáo viên dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
	+ Vài học sinh tiếp nối nhau thi kể trước lớp
	+ Mỗi em kể xong trả lời câu hỏi của bạn
- Cả lớp bình chọn các bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất.
	4- Củng cố , dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về kể chuyện cho người thân nghe .
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết kể chuyện ở tuần 22 .
Tuần 22	Ngày . . . . tháng . . . năm 200 
CON VỊT XẤU XÍ
I/- Mục đích - yêu cầu : 
	1- Rèn luyện kỳ năng nói
	- Nghe Thầy ( cô ) kể, nhớ chuyện, sắp xép đúng thứ tự các tranh minh họa trong SGK, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: phải nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
	2- Rèn kỳ năng nghe 
	- Chăm chú nghe cô kể, nhớ chuyện
	- Lắng nghe bạn kể chuyện có lời nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II/- Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa truyện đọc trong SGK phóng to
III/- Các hoạt động dạy học:
	1- Ổn định
	2- Kiểm tra bài củ: 1 - 2 học sinh kể lại chuyện về 1 người có có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.
	3- Bài mới: 
	a- Giới thiệu truyện : Cây chuyện Con Vịt xấu xí của nhà văn An - đéc - Xen
	b- Giá viên kể chuyện
- Giáo viên kể 1 lần
- Giáo viên kể lần 2
	c- Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu của bài tập
	* Sắp xếp lại thứ tự các tranh minh họa
- Giáo viên treo 4 tranh theo thứ tự sai ( như SGK ) yêu cầu học sinh sắp xếp lại theo đúng thứ tự của câu chuyện
- Học sinh phát biểu, giáo viên nhận xét : 1 học sinh lên bảng sắp xếp tranh theo thứ tự đúng : 2 - 1 - 3 - 4.
	* Kể từng đoạn, và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2, 3, 4
- Kể chuyện theo nhóm ( nhóm 4 em ) mỗi em 1 đoạn rồi toàn chuyện, trả lời câu hỏi về lời khuyên của câu chuyện ( Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác, phải biết yêu quí bạn bè xung quanh, nhận ra những nét đẹp trong mỗi bạn )
- Thi kể chuyện trước lớp
	+ Vài nhóm kể từng đoạn
	+ Vài học sinh kể toàn bộ câu chuyện
	+ Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất; hiểu nhất điều nhà văn An - đéc - Xen muốn nói với các em..
	4- Củng cố , dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về kể chuyện cho người thân nghe .
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết tập làm văn sau .
Tuần 23	Ngày . . . . tháng . . . năm 200 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I/- Mục đích - yêu cầu : 
	1- Rèn luyện kỳ năng nói
	- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện ). các em đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, ca ngợi cái đẹp hay phản ảnh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và xấu; thiện và ác..
	- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
	2- Rèn kỳ năng nghe , học sinh chăm chú nghe lới bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn .
II/- Đồ dùng dạy học:
	- Một số truyện thuộc đề tài của bài kể chuyện. Bảng lớp viết đề bài
III/- Các hoạt động dạy học:
	1- Ổn định
	2- Kiểm tra bài củ: 1 học sinh kể 2 đoạn câu chuyện Bác đánh cá ... rồi nêu ý nghĩa của câu chuyện
	3- Bài mới: 
	a- Giới thiệu truyện: Tiết kể chuyện hôm nay giúp các em kể những câu chuyện ca ngợi cái đẹp, phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
	b- Hướng dẫn học sinh kể chuyện
	* Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
- 1 học sinh đọc đề bài, giáo viên gạch dưới những từ sau trong đề bài .
Đề bài : kể 1 câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
- 2 học sinh tiếp nối đọc gợi ý 2, 3. Cả lớp theo dõi.
- Hướng dẫn học sinh xem tranh minh họa các truyện Nàng Bạch Tuyết ..., cây tre tăm đốt trong SGK
- Giáo viên nhắc nhở học sinh: nếu tìm không được truyện ở ngoài thì có thể dùng truyện đã học - không được tính điểm cao.
- 1 học sinh tiếp nối giới thiệu tên câu chuyện của mình, nhân vật trong truyện.
	c- Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Giáo viên nhắc học sinh : kể phải có đầu có cuối, nếu truyện khá dài, các em có thể kể 1 - 2 đoạn.
- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Giáo viên lần lượt tên học sinh tham gia thi kể lên bảng và tên câu chuyện, Mỗi học sinh kể xong tham gia đối thoại về nhân vật, ý nghĩa, chi tiết của câu chuyện.
- Cả lớp, giáo viên 

Tài liệu đính kèm:

  • docke chuyen 4 CKTKNtuan112.doc