Giáo án môn học Tập đọc 1 - Tuần 19

I. Mục đích yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trơn được cả bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Biết đọc và phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: Bà Đất, 4 nàng: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: Đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn các câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.

 

doc 6 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Tập đọc 1 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19:
 Thứ hai ngày5 tháng 1 năm 2008
TẬP ĐỌC:	CHUYỆN BỐN MÙA
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	- Đọc trơn được cả bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
	- Biết đọc và phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: Bà Đất, 4 nàng: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
	- Bảng phụ viết sẵn các câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.
III. Các hoạt động dạy học
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: Chuyện bốn mùa mở đầu chủ điểm bốn mùa ( Học sinh mở SGK ). Tranh vẽ những ai ? Họ đang làm gì ?
	- Tranh vẽ một bà cụ và các cô gái họ đang nói với nhau điều gì ? Các em hãy đọc: “ Chuyện bốn mùa “
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu:
	- Khi đọc chú ý giọng nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời các nhân vật, đọc nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu và luyện phát âm từ khó: vườn bưởi, rước, tựu trường, nảy lộc, tinh nghịch, cỡ, ấp ủ, thủ thẻ.
- Gọi học sinh đọc từng câu ( lượt 2 )
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Gọi học sinh đọc chú giả
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng trong các câu sau:
+ Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, / có giấc ngủ ấm trong chăn.//
+ Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về / cây cối đâm chồi nảy lộc. //
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
* Cả lớp đọc đồng thanh
TIẾT 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Bốn nàng tiên trong chuyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm ?
Câu 2: Em hãy cho biết:
+ Theo lời của nàng Đông
+ Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất ?
Câu 3: 
- Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay 
Câu 4: Em thích nhất mùa nào ? Vì sao?
4. Luyện đọc lại
- Yêu cầu đọc theo nhóm
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Học sinh luyện phát âm
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm
- Đọc từng đoạn
- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho bốn mùa trong năm: Xuân, hạ, thu, đông.
- Xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
- Xuân làm cho cây lá tươi tốt.
+ Mùa hạ: Có nắng làm cho trái ngọt, hoa thơm có những ngày nghỉ hè của học trò.
+ Mùa thu: Có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đèn phố cỗ.
+ Mùa đông: Có bập bùng bếp lửa nhà sàn, giấc ngủ ấm trong chăn. Ấp ủ mầm sống để xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Học sinh tự trả lời theo ý thích.
- Học sinh thi đọc phân vai
* Nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay.
5. Củng cố - dặn dò:
	- Học sinh đọc lại bài
	- Về nhà đọc lại truyện, xem trước tranh minh hoạ trong tiết kể chuyện để chuẩn bị cho việc kể chuyện bốn mùa
 Thứ tư ngày 7 tháng 1 năm 2008
TẬP ĐỌC:	LÁ THƯ NHẦM ĐỊA CHỈ
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	-Đọc trơn được cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
	-Biết phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài
	- Nắm được một số kiến thức về thư từ.
	- Biết cách ghi địa chỉ trên bì thư. Hiểu nếu ghi sai địa chỉ thư sẽ bị thất lạc
	- Nhớ không được bóc thư, xem trộm thư của người khác.
II. Đồ dùng dạy học
	- Một số phong bì thư đã dùng, có dán tem và dấu bưu điện.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc từng đoạn kết hợp trả lời câu hỏi theo SGK
* Giáo viên nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Bài tập đọc hôm nay có tên gọi: “ Lá thư nhầm địa chỉ “. Qua bài tập đọc này các em sẽ hiểu vì sao phải ghi địa chỉ trên phong bì cẩn thận, vì sao không được bóc thư, xem thư của người khác. Chúng ta hãy cùng đọc để biết rõ điều đó nhé.
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
* Lưu ý: Học sinh ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật.
* Hướng dẫn luyện đọc
a. Đọc từng câu:
-Luyện phát âm: Lạch Tray, chuyển giúp, ngạc nhiên, Điện Biên Phủ.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
* Hướng dẫn đọc:
+ Người gửi: / Nguyễn Việt Nhân / hai mươi sáu / đường Lạch Tray / Hải Phòng.
+ Người nhận: / Ông Tạ Văn Cường / năm mươi tám / đường Điện Biên Phủ / Đà Nẵng.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
3. Tìm hiểu bài
Câu 1: Nhận được phong bì thư Mai ngạc nhiên vì điều gì ?
Câu 2: Tại sao mẹ bảo mai đừng bóc thư của ông Cường ?
Câu 3: Trên phong bì thư cần ghi những gì ? Ghi như vậy để làm gì ?
- Vì sao lá thư của ông Nhân không đến tay người nhận ?
4. Luyện đọc lại
- Một số học sinh thi đọc lại bài văn.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn
+ Đ1: Từ đầu..nhà mình mà
+ Đ2: Còn lại
- Tên người nhận ghi ngoài bì thư là Tạ Văn Cường.
- Bóc thư của người khác là không lịch sự, thậm chí là phạm pháp.
- Ghi tên địa chỉ người nhận, ghi tên địa chỉ người gửi.
- Vì bì thư ghi không đúng địa chỉ người nhận.
5. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học
* Khi gửi thư cần ghi tên người gửi, người nhận thực hiện hành vi văn hoá, không bóc thư người khác.
* Bài sau: Thư trung thu
 Thứ tư ngày tháng 1 năm 2005
TẬP ĐỌC:	THƯ TRUNG THU
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ
	- Giọng tả diễn tả được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi: Vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
	- Nắm được nghĩa các từ chú giải cuối bài đọc
	- Hiểu được nội dung lời thư và lời bài thơ: Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ đối với các em. Nhớ lời khuyên của Bác, Yêu Bác.
3. Học thuộc lòng bài thơ trong thư của Bác.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh Bác Hồ với thiếu nhi
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc lại từng đoạn câu chuyên bốn mùa kết hợp trả lời câu hỏi SGK.
* Giáo viên nhận xét ghi điểm
B.Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Khi Bác Hồ còn sống Bác luôn quan tâm đến thiếu nhi, Bác thường gửi thư cho các cháu thiếu nhi vào những ngày lễ, tết. Hôm nay chúng ta sẽ đọc: Thư trung thu để hiểu thêm tình cảm của Bác đối với các em. Đây là thư Bác viết cho thiếu nhi từ năm 1962 trong những năm kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp.
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu:
	- Khi đọc bài này các em đọc giọng vui, đấm ấm.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu
- Luyện phát âm: ngoan ngoãn, tuổi nhỏ, việc nhỏ, cố gắng.
- Cho học sinh đọc từng câu lượt 2
- Luyện đọc đoạn trước lớp.
- Để hiểu rõ ý nghĩa của bài văn 1 em sẽ đọc phần chú giải.
- Cho học sinh đọc từng đoạn
- Hướng dẫn đọc ngắt nhịp bài thơ
Ai yêu các nhi đồng.//
Bằng Bác Hồ Chí Minh.//
- Luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Nghe học sinh nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Mỗi tết Trung thu Bác Hồ nhớ tới ai ? 
* Nhi đồng: Trẻ em từ 4,5 đến 9 tuổi.
Câu 2: Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi ?
- Không ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.
* Giới thiệu: Tranh Bác Hồ với thiếu nhi
- Bác luôn thương yêu quấn quýt thiếu nhi.
Câu 3: Bác khuyên các cháu làm những điều gì ?
Thư: Lá thư; bức thư
Thơ: Dòng thơ, bài thơ
- Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu như thế nào ?
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu
- Học sinh phát âm tiếng khó
- Học sinh tiếp nối đọc từng câu ( lượt 2 )
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn
Đoạn 1: Phần lời thư
Đoạn 2: Lời bài thơ
- Học sinh đọc theo nhóm đôi
- Các nhóm thi đọc
* Nhận xét
- Bác nhớ tới các cháu nhi đồng
- Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
- Bác khuyên thiếu nhi cố gắng thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình, được tham gia kháng chiến và giữ gìn hoà bình, để xứng đáng là cháu của Bác.
Hôn các cháu
Hồ Chí Minh
	- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bài thơ nào, lá thư nào Bác viết cho thiếu nhi cũng tràn đầy tình cảm yêu thương, âu yếm như tình cảm của cha đối với con, của ông với cháu.
4. Học thuộc lòng bài thơ
	- Học sinh đọc - Xoá dần bảng
	- Học sinh thi đọc học thuộc lòng bài thơ
5. Củng cố - dặn dò;
	- 1 học sinh đọc lại cả bài
	- Thực hiện theo lời khuyên của Bác
	- Lớp hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docTAPDOC.doc