Giáo án môn học lớp 1 - Tuần lễ 30

Thứ hai,ngày 04 tháng 04 năm 2011

Đạo đức: BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 1)

1.Mục tiêu:

- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.

 - Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

 - Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.

- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

*KNS : Kĩ năng ra quyết địnhvà giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

2.Đồ dùng dạy học

Vở btập đạo đức. Bài hát: “Ra chơi vườn hoa” (Nhạc và lời Văn Tuấn)

-Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế quyền trẻ em.

3. Kiểm tra bài cũ 5’ Gọi 2 hs trả lời cây hỏi: Tại sao phải chào hỏi, tạm biệt?

4. Giảng bài mới:

 

doc 20 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần lễ 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ ngữ: màu sắc, dìu dắt Kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 2. ( Mỗi từ ngữ được viết ít nhất 1 lần )
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
Chữ hoa: Q đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 2 bàn học sinh. 
- Gọi 2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: con cừu, con hươu,.
- Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi đầu bài.
GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ hoa Q, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc: ăc, ăt, màu sắc, dìu dắt 
a) Hướng dẫn tô chữ hoa:
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ Q
Nhận xét học sinh viết bảng con.
b)Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Giáo viên nêu nhiệm vụ để HS thực hiện:
Đọc các vần và từ ngữ cần viết.
Quan sát vần, từ ngữ ứng dụng ở bảng và vở tập viết của học sinh.
ăc, ăt, màu sắc, dìu dắt, 
Viết bảng con.
c) Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
3.Củng cố :
Gọi HS đọc lại ND bài viết và qtrình tô chữ Q.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
4.Dặn dò: 
Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.
Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
4 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: con cừu, ốc bươu, con hươu, quả lựu 
Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
Học sinh quan sát chữ hoa Q trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
Viết bảng con.
Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Viết bảng con.
Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên vào vở tập viết.
Nêu ND và qtrình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt.
LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI TRONG TUẦN
I – MỤC TIÊU:
- Rèn cho hs đọc đúng , trôi chảy các bài Tập đọc đã học trong tuần .
- Ôn và rèn cho HS các vần đã học.
II – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 – Luyện đọc :25’
*GV gọi HS lần lượt đọc bài đã học trong tuần
 *GV nhận xét ,sửa chữa cách đọc của từng HS
*Rèn luyện cho HS kĩ năng phân biệt các vần đã học trong tuần :
+ Phân biệt vần iêng và tìm tiếng ,từ có vần đã học trong tuần
2 – củng cố :5’
-Nhận xét về cách đọc của HS 
-Nêu những yêu cầu cần chú ý 
-Dặn dò :về nhà đọc lại bài vừa ôn 
- HS đọc cá nhân,nhóm ,cả lớp
- Cá nhân , nhóm ,cả lớp
Chính tả (tập chép): NGƯỠNG CỬA
I/ MỤC TIÊU : 
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa : 20 chữ trong khaỏng 8 – 10 phút.
- Điền đúng vần ăt, ăc ; chữ g, gh vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 ( SGK ) 
II/ CHUẨN BỊ :
- Giáo viên:Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung bài thơ cần chép và các bài tập 2, 3.
- Học sinh cần có VBT.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : 
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Gọi 2 học sinh lên bảng viết:
Cừu mới be toáng
Tôi sẽ chữa lành.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi đầu bài.
a.Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi học sinh nhìn bảng đọc bài thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
Cả lớp đọc thầm khổ thơ và tìm những tiếng các em thường viết sai: đường, xa tắp, vẫn, viết vào bảng con.
Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
Thực hành bài viết (chép chính tả).
Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ, các dòng thơ cần viết thẳng hàng.
Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
HD học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
b.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
2 học sinh làm bảng.
 Cừu mới be toáng
 Tôi sẽ chữa lành.
Học sinh nhắc lại.
2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp.
Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai: đường, xa tắp, vẫn, 
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên để chép bài chính tả vào vở chính tả.
Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.
Học sinh soát lỗi tại vở của mình và đổi vở sữa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Điền vần ăt hoặc ăc.
Điền chữ g hoặc gh.
Học sinh làm VBT.
Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh.
 Giải 
Bắt, mắc.
Gấp, ghi, ghế.
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
Toán : LUYỆN TẬP
1 Mục tiêu: 
- Biết đặt tính , làm tính trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi 100 (không nhớ).
- Bài tập 1, 2, 3, 5
- Rèn luyện tính tích cực tự giác khi học toán.
2. Đồ dùng dạy học: hs: các thẻ đúng, sai
3. Kiểm tra bài cũ : 5' - Gọi 2 học sinh lên bảng : Giải bài 1b và bài 3 cột 2 sgk/159
4. Giảng bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Mở bài - Giới thiệu bài
Hđộng1 Luyện tập
Bài1: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu hs nhắc lại 3 dạng phép trừ đã học
( 57 - 23 ; 65 - 30 ; 36 -4 )
- Gọi hs lên bảng sửa bài- Nêu cách tính
Bài 2: Tính nhẩm 
- Yêu cầu nhẩm trong nhóm
- Sau đó Gv hỏi từng bài
Bài3: > , < , =
- Theo dõi, giúp đỡ các em yếu
- Sửa bài gọi 4 hs lên bảng 
*Nghỉ giữa tiết
*Bài tập c/n
Bài 1: Đạt tính rồi tính
 70 - 40 66- 25
Bài 2: Tính ( cột 3 )
Hđộng2 : Trò chơi củng cố 
Trò chơi ở bài 5: Nối phép tính với kết quả đúng 
- Chọn 2 đội, mỗi đội 3 hs
- Phổ biến luật chơi: Tiếp sức
- Nhắc lại tên bài học
- hs nêu yêu cầu
- 2 hs trả lời
- Lớp làm bảng con
- hs nêu yêu cầu
- Tính nhẩm từng cặp
- Cá nhân trả lời
- hs nêu yêu cầu
- Làm bài vào vở
- Nêu số bài sai
-Thực hành trên phiếu 
-Đổi chéo bài để kiểm tra
- Chọn bạn chơi
5 Hoạt động nối tiếp:
 - Dặn bài tập về nhà ở vở b/t, 
 Chuẩn bị đồ dùng học tập lịch lóc, lịch tường cho bài học sau : Các ngày trong tuần lễ
Nhận xét tiết dạy, tuyên dương.
Thứ tư ,ngày 06 tháng 04 năm 2011
Tập đọc: KỂ CHO BÉ NGHE 
I/ MỤC TIÊU : 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ầm ĩ, chó vện, chăng giấy, ăn no, quay tròn, nấu cơm. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. 
- Hiểu nội dung bài: Đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ) 
II/ CHUẨN BỊ :
Tranh minh hoạ bài đọc SGK "kể cho bé nghe"
Bộ chữ của GV và học sinh.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Tiết 1,2
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi 2 học sinh đọc bài: “Ngưỡng cửa” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút ra đầu bài ghi bảng.
a) Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng đọc vui tươi tinh nghịch, nghỉ hơi lâu sau các câu chẵn số 2, 4, 6, ). Tóm tắt nội dung bài.
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Chó vện: (ch ¹ tr, ên ¹ êng), chăng dây: (dây ¹ giây), quay tròn: (qu + uay), nấu cơm: (n ¹ l)
Học sinh luyện đọc các từ ngữ trên:
Luyện đọc câu:
Gọi em đầu bàn đọc hai dòng thơ (dòng thứ nhất và dòng thứ hai). Các em sau tự đứng dậy đọc các dòng thơ nối tiếp (mỗi em 2 dòng thơ cho trọn 1 ý).
Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:
Đọc nối tiếp từng khổ thơ (mỗi em đọc 4 dòng thơ)
Thi đọc cả bài thơ.
Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.
Đọc đồng thanh cả bài.
b) Ôn vần ươc, ươt.
 Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần ươc 
Bài tập2:Tìm tiếng ngoài bài có vần ươc, ươt ?
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 3
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài, luyện đọc:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Em hiểu con trâu sắt trong bài là gì?
Gọi học sinh đọc phân vai: gọi 2 em, 1 em đọc các dòng thơ chẳn (2, 4, 6, ), 1 em đọc các dòng thơ lẻ (1, 3, 5, ) tạo nên sự đối đáp.
Hỏi đáp theo bài thơ:
Gọi 2 học sinh hỏi đáp theo mẫu.
Gọi những HS khác hỏi đáp các câu còn lại.
Nhận xét học sinh đọc và hỏi đáp.
b) Thực hành luyện nói:
Đề tài: Hỏi đáp về những con vật em biết.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh hỏi đáp về những con vật em biết
Nhận xét luyện nói và uốn nắn, sửa sai.
5.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nhắc lại đầu bài.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Vài em đọc các từ trên bảng.
Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ bắt đầu em ngồi đầu bàn dãy bàn bên trái.
Đọc nối tiếp 4 em.
Mỗi nhóm cử đại diện 1 học sinh đọc thi đua giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nước. 
Các nhóm thi tìm tiếng và ghi vào bảng con, thi đua giữa các nhóm.
Ươc: nước, thước, bước đi, 
Ươt: rét mướt, ẩm ướt, sướt mướt, 
2 em đọc lại bài thơ.
Con trâu sắt là cái máy cày. Nó làm thay việc con trâu nhưng người ta dùng sắt để chế tạo nên gọi là trâu sắt.
Em 1 đọc: Hay nói ầm ĩ.
Em 2 đọc: Là con vịt bầu.
HS cứ đọc như thế cho đến hết bài.
Hỏi: Con gì hay nói ầm ĩ
 Đáp: Con vịt bầu.
Hỏi: Con gì sáng sớm gáy ò  ó  o gọi người thức dậy?
Trả: con gà trống.
Hỏi: Con gì là chúa rừng xanh?
Trả: Con hổ.
Nhiều học sinh hỏi đáp theo nhiều câu hỏi khác nhau về con vật em biết.
Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài 2 em.
Thực hành ở nhà.
Thủ công:	 CẮT, DÁN HÌNH HÌNH HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (Tiết 1)
I.Mục tiêu:	.
- Biết cách kẻ, cắt, dán nan giấy.
- Cắt được các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
* Với HS khéo tay:
- Kẻ, cắt được cáccnan giấy đều nhau.
- Dán được các nan giấy thành hình hàng ráo ngay ngắn, cân đối.
- Có thể kết hợp vẽ trang trí hàng rào
II.Đồ dùng dạy học: -Chuẩn bị mẫu các nan giấy và hàng rào.
-1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn.
	-Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán  .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Ghim hình vẽ mẫu lên bảng.
Định hướng cho học sinh quan sát các nan giấy và hàng rào (H1)
Các nan giấy là những đoạn thẳng cách đều. Hàng rào được dán bởi các nan giấy.
Các nan giấy
Hàng rào bằng các nan giấy.
Hình 1
Hỏi: Có bao nhiêu số nan đứng? Có bao nhiêu số nan ngang?
Khoảng cách giữa các nan đứng bao nhiêu ô, giữa các nan ngang bao nhiêu ô?
Giáo viên hướng dẫn kẻ cắt các nan giấy.
Lật mặt trái của tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ theo các đường kẻ để có các nan cách đều nhau. Cho học sinh kẻ 4 nan đứng (dài 6 ô rộng 1 ô và 2 nan ngang dài 9 ô rộng 1 ô)
Cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy (H2)
Hướng dẫn học sinh cách kẻ và cắt:
Giáo viên thao tác từng bước yêu cầu học sinh quan sát.
Học sinh thực hành kẻ cắt nan giấy:
Cho học sinh kẻ 4 nan đứng (dài 6 ô rộng 1 ô và 2 nan ngang dài 9 ô rộng 1 ô) cắt ra khỏi tờ giấy.
Quan sát giúp học sinh yếu hoàn thành nhiệm vụ của mình.
4.Củng cố: Nhắc lại các bước cắt,dán hàng rào đơn giản
5.Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét, tuyên dương 
CB bài học sau: mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán
Hát.
Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
Vài HS nêu lại
Học sinh quan sát các nan giấy và hàng rào mẫu (H1) trên bảng lớp.
Có 3 nan giấy ngang, mỗi nan giấy có chiều dài 9 ô và chiều rộng 1 ô.
Hàng rào được dán bởi các nan giấy:
gồm 2 nan giấy ngang và 4 nan giấy đứng, khoảng cách giữa các nan giấy đứng cách đều khoảng 1 ô, các nan giấy ngang khoảng 2 ô.
Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn kẻ và cắt các nan giấy.
Học sinh nhắc kại cách kẻ và cắt các nan giấy.
Theo dõi cách thực hiện của giáo viên.
Học sinh thực hành kẻ và cắt các giấy: kẻ 4 nan đứng (dài 6 ô rộng 1 ô và 2 nan ngang dài 9 ô rộng 1 ô) cắt ra khỏi tờ giấy.
Hai em nhắc lại 
Lắng nghe chuẩn bị cho tiết học sau 
Ôn Tập Bài Hát: ĐI TỚI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU: 
- Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca.
-Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản
II. CHUẨN BỊ: 
- Đàn, máy nghe và băng nhạc.
- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, trống nhỏ).
- Một vài động tác vận động phụ họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: 
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đi tới trường.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS nhận biết tên bài hát đã học, tác giả sáng tác bài hát.
- Hướng dẫn học sinh ôn lại bài hát. Yêu cầu HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. Chú ý nhắc HS hát đúng những tiếng láy (GV hát mẫu lại).
+ Cho HS đồng thanh, từng dãy, nhóm, cá nhân.
+ Cho HS luyện hát nối tiếp từng câu.
+ Cho HS hát và vỗ tay theo đệm phách, theo tiết tấu lời ca (sử dụng thêm nhạc cụ gõ).
 *Hoạt động 2: Hát kết hợp phụ hoạ và biểu diễn.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Chân bước tại chỗ như dậm chân tại chỗ, tay đánh đều. Thực hiện động tác này ở câu 1, 2, 3. Câu 4 tay đưa lên sau tai như đang lắng nghe, chân nhún, nghiêng đầu sang trái, phải theo nhịp. Câu 5 vỗ tay 3 tiếng theo phách, sau đó mở tay ra ở phách cuối.
- Sau khi tập xong, GV cho HS vận động vài lần để HS nhớ và thực hiện động tác đều đặn, nhịp nhàng hơn.
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp (hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ).
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò:
- Kết thúc tiết học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học (hoặc mở băng mẫu để HS hát và vận động theo nhạc).
- Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn). Dặn HS về ôn bài hát đã học
- HS nghe giai điệu, trả lời tên bài hát, tác giả.
- Hát theo hướng dẫn của GV:
+ Hát đồng thanh, dãy, nhóm, cá nhân.
+ HS hát nối tiếp từng câu (dãy 1 hát câu 1, tiếp đến dãy 2 hát cấu 2,). Đến câu cuối cả lớp cùng hát.
+ Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp với vận động phụ hoạ theo hướng dẫn. HS xem GV làm mẫu động tác, sau đó tập từng động tác theo hướng dẫn.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS biểu diễn. Các em có thể chọn hình thức kết hát hết hợp vận động phụ hoạ hoặc hát kết hợp gõ đệm theo cá nhân, nhóm, dãy.
- HS thẹc hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- Ghi nhớ.
Thứ năm ,ngày 07 tháng 04 năm 2011
Tập viết: 	TÔ CHỮ HOA R
I/ MỤC TIÊU: 
- Tô được các chữ hoa: R
- Viết đúng các vần: ươc, ươt; các từ ngữ dòng nước, xanh mướt. Kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 2. ( Mỗi từ ngữ được viết ít nhất 1 lần )
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
Chữ hoa: R đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 2 bàn học sinh. 
- Gọi 4 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: con cừu, ốc bươu, con hươu, quả lựu.
- Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi đầu bài.
GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ hoa R, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc: ăc, ăt, màu sắc, dìu dắt 
a) Hướng dẫn tô chữ hoa:
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ R 
Nhận xét học sinh viết bảng con.
b)Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Giáo viên nêu nhiệm vụ để HS thực hiện:
Đọc các vần và từ ngữ cần viết.
Quan sát vần, từ ngữ ứng dụng ở bảng và vở tập viết của học sinh.
, ươc, ươt; dòng nước, xanh mướt 
Viết bảng con.
c) Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
3.Củng cố :
Gọi HS đọc lại ND bài viết và qtrình tô chữ Q.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
4.Dặn dò: 
Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.
Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
4 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: con cừu, ốc bươu, con hươu, quả lựu 
Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
Học sinh quan sát chữ hoa Q trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
Viết bảng con.
Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Viết bảng con.
Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.
Nêu ND và qtrình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt.
LUYỆN VIẾT
I- MUÏC TIEÂU :
Cuûng coá vaø oân taäp cho HS vieát caùc vaàn,tieáng töø ñaõ hoïc trong tuaàn
II – CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC :
Hoaït ñoäng cuûa gv
Hoaït ñoäng cuûa Hs
1 – Kieåm tra baøi cuõ :
GV ñoïc cho HS vieát caùc vaàn,tieáng ,töø caàn vieát trong tuaàn :
2- OÂn taäp:
* Ñoïc :
GV vieát caùc töø ñaõ hoïc trong tuaàn leân baûng lôùp cho HS ñoïc:
* Vieát:
- GV cho HS vieát nhöõng töø khoaù ñaõ oân.
+ GV ñoïc cho HS vieát
+ GV quan saùt ,uoán naén, söûa chöõa .
+ GV nhaän xeùt.
3 – Daën doø:
- GV cho HS ñoïc laïi nhöõng vaàn ñaõ oân
-Daën HS veà nhaø ñoïc laïi nhöõng vaàn,tieáng ,töø ña õoân.
- HS thöïc hieän
- HS ñoïc caù nhaân ,toå ,nhoùm
HS viết từng từ vào bảng con
-HS thöïc hieän
Chính tả (Nghe viết): KỂ CHO BÉ NGHE
I/ MỤC TIÊU : 
- Nghe – viét chính xác 8 dòng đầu bài thơ Kể cho bé nghe trong khoảng 10 -15 phút.
- Điền đúng vần ươc, ươt ; chữ ng, ngh vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 ( SGK ) 
II/ CHUẨN BỊ :
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung 8 dòng thơ cần chép và các bài tập 2 và 3.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : 
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết các từ ngữ sau: buổi đầu tiên, con đường (vào bảng con)
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
GV giới thiệu, ghi đầu bài “Kể cho bé nghe”.
a.Hướng dẫn học sinh tập viết chính tả:
Giáo viên đọc dòng thơ đầu, theo dõi các em đã biết viết hay chưa. Nếu học sinh chưa biết cách giáo viên hướng dẫn lại. Giáo viên đọc nhắc lại lần thứ hai, thứ ba. Chờ học sinh cả lớp viết xong. Giáo viên nhắc các em đọc lại những tiếng đã viết. Sau đó mới đọc tiếp cho học sinh viết.
HD học sinh cầm bút chì sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
b.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt (bài tập 2 bvà bài tập 3).
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. 
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại 8 dòng thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
Cả lớp viết bảng con: buổi đầu tiên, con đường
Học sinh nhắc lại.
Học sinh nghe và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tiến hành chép chính tả theo giáo viên đọc.
Học sinh dò lại bài viết của mình và đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 2: Điền vần ươc hay ươt.
Bài tập 3: Điền chữ ng hay ngh
Các em làm bài vào VBT và cử đại diện của nhóm thi đua cùng nhóm khác, tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 6 học sinh
Giải Bài tập 2: 
Mượt, thước.
Bài tập 3:
Ngày, ngày, nghỉ, người.
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
Toán: CÁC NGÀY LỄ TRONG TUẦN
1. Mục tiêu: 
- Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần ; biết đọc thứ ; ngày, tháng trên tờ lịch bóc hàng ngày.
- Bài tập 1, 2, 3
- Rèn luyện tính tích cực tự giác xem thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày.
2. Đồ dùng dạy học: Gv :1 quyển lịch bóc và 1 bảng thời khóa biểu của lớp
3. Kiểm tra bài cũ : 5' - Gọi 2 học sinh lên bảng - Lớp bảng con
 Điền > < = : 64 – 4  65 – 5 40 – 10  30 - 20
 4. Giảng bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Mở bài - Giới thiệu bài
Hđộng1: Gthiệu cho hs quyển lịch bóc hàng ngày:
- Hôm nay là thứ mấy? 
b. Giới thiệu về tuần lễ:
-Cho hs đọc từng tờ tịch (hoặc hình vẽ trong sách), giới thiệu tên từng ngày trong tuần: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
- Một tuần lễ có mấy ngày? (Có 7 ngày)
c/ Giới thiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 30.doc