Giáo án Luyện từ và câu - Tháng 9

CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I. MỤC TIÊU:

 1. Nắm được cấu tạo cơ bản (gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt.

 2. Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng phụ viết sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình.

 Bộ chữ cái ghép tiếng màu chữ khác nhau để phân biệt rõ âm đầu, vần và thanh.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 18 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu - Tháng 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùt lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Câu tục ngữ được viết theo thể thơ lục bát.
+ Hai tiếng ngoài – hoài bắt vần với nhau, giống nhau cùng có vần oai.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau: loắt choắt – thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh.
+ Các cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt.
+ Các cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh xinh – nghênh nghênh.
- HS trả lời.
- Theo dõi và nhắc lại.
- HS tìm, ví dụ:
+ Lá trầu khô giữa cơi trầu
 Truyện Kiều gấp lại trên dầu bấy nay.
+ Cánh nàm khép lỏng cả ngày
 Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
+ Nắng mưa từ những ngày xưa
 Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
+ Hỡi cô tát nước bên đàng
 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
+ . . . 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Tự làm bài.
+ Dòng 1: chữ bút bớt đầu thành chữ út.
+ Dòng 2: Đầu đuôi bỏ hết thì chữ bút thành chữ ú.
+ Dòng 3, 4: Để nguyên thì đó là chữ bút.
 3
Củng cố, dặn dò:
- Tiếng có cầu tạo như thế nào? Lấy ví dụ về tiếng có đủ ba bộ phận và tiếng không có đủ ba bộ phận.
- GV yêu cầu HS tra từ điển để biết nghĩa của các từ ở bài tập 2/17.
- Về nhà làm bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – đoàn kết.
- Nhận xét tiết học.
	MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I. MỤC TIÊU:
	- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
	- Hiểu nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ theo chủ điểm.
	- Hiểu nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo của từ Hán Việt có trong bài và biết cách dùng các từ đó. 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy khổ lớn để HS làm bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Yêu cầu HS lên bảng tìm các tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần:
+ Có 1 âm: cô, . . .
+ Có 2 âm: bác, . . .
- GV kiểm tra và chấm một số bài tập về nhà của HS.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Tuần này các em học chủ điểm gì? 
- Tên chủ điểm gợi cho em điều gì?
- Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ mở rộng vốn từ theo chủ điểm của tuần với nội dung: Nhân hậu – đoàn kết và hiểu nghĩa cách dùng một số từ Hán Việt.
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm từ và viết vào giấy khổ lớn.
- GV và HS cùng nhận xét, bổ sung để có một phiếu có số lượng từ tìm được đúng và nhiều nhất.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Kẻ sẵn một phần bảng thành 2 cột với nội dung bài tập 2a, 2b.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, làm vào giấy nháp.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lời giải đúng.
- GV hỏi về nghĩa của các từ ngữ vừa sắp xếp. Nếu HS không giải nghĩa được GV có thể cung cấp cho HS.
- Nhận xét tuyên dương những HS tìm được nhiều từ đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS viết các câu của mình đã đặt lên bảng. 
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về ý nghĩa của từng câu tục ngữ.
- Gọi HS trình bày. GV nhận xét câu trả lời của từng học sinh.
- GV chốt lời giải đúng.
+ Ở hiền gặp lành: khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu vì sống như vậy sẽ gặp những điều tốt lành, may mắn.
+ Trâu buộc ghét trâu ăn: chê người có tính xấu, nghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc may mắn.
+ Một cây làm chẳng . . . núi cao: khuyên người ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh. 
- Thương người như thể thương thân.
- Phải biết yêu thương, giúp đỡ ngươi khác như chính bản thân mình.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS hoạt động theo nhóm.
- Nhận xét, bổ sung các từ ngữ mà nhóm bạn chưa tìn được.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
- Trao đổi, làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bổ sung bài làm của bạn.
- Lời giải.
Tiếng “nhân” có nghĩa là “người”
Tiếng “nhân” có nghĩa là “lòng thương người”
Nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
Nhân hậu, nhân đức, nhân ái, nhân từ.
- Phát biểu theo ý hiểu của mình. 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
- HS tự đặt câu. Mỗi HS đặt 2 câu (1 câu với từ ở nhóm a, 1 câu với từ ở nhóm b). 
- 4 HS lên bảng viết.
- HS nhận xét câu của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
- Thảo luận theo yêu cầu của GV.
- HS nối tiếp nhau trình bày ý kiến của mình.
- Theo dõi và ghi nhớ.
 3
Củng cố, dặn dò:
- HS thi đọc thuộc lòng các câu tục ngữ ở bài tập 4.
- Về nhà học thuộc lòng các từ ngữ, câu tục ngữ, thành ngữ vừa tìm được.
- Về nhà làm bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài : Dấu hai chấm.
- Nhận xét tiết học.
DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU:
	- Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
	- Biết cách dùng dấu hai chấm khi viết văn. 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
 3
1. Kiểm tra bài cũ : 
-Yêu cầu HS đọc các từ ngữ đã tìm ở bài tập 1 và tục ngữ ở bài 4, tiết Luyện từ và câu: nhân hậu, đoàn kết.
- GV kiểm tra và chấm một số bài tập về nhà của HS.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Ơû lớp ba các em đã được học những dấu câu nào?
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu vể tác dụng và cách dùng dấu hai chấm.
Tìm hiểu ví dụ:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
* a) Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Trong câu văn dấu hai chấm có tác dụng gì?
+ Nó dùng phối hợp với dấu câu nào?
* b) c) tiến hành tương tự như a).
- Qua các ví dụ a) b) c) em hãy cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì?
- Dấu hai chấm thường phối hợp với những dấu khác khi nào?
- GV nêu kết luận: 
+ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trứơc.
+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch dầu dòng.
Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- Chia lớp thành 4 nhóm cho HS thi nhau điền từ vào chỗ trống cho đủ câu ghi nhớ.
- Yêu cầu về nhà HS học thuộc phần ghi nhớ.
Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và ví dụ.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của mỗi dấu hai chấm trong từng câu văn.
- Gọi HS chữa bài và nhận xét.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hỏi: + Dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu nào?
+ Còn khi nó dùng để giải thích thì sao? 
- Yêu cầu HS viết đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn của mình trước lớp, đọc rõ dấu hai chấm dùng ở đâu? Nó có tác dụng gì? 
- Nhận xét, cho điểm những HS viết tốt và giải thích đúng.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- HS đọc thầm, nối tiếp nhau trả lời.
+ Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ.
+ Nó dùng phối hợp với dấu ngoặc kép.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Dấu hai chấm dùng để bào hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời của nhân vật nói hay là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Khi dùng báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
- Theo dõi và nhắc lại.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
- HS theo 4 nhóm điền từ còn thiều vào chỗ trống. Lớp trưởng hướng dẫn cả lớp nhận xét kết quả điền của từng nhóm.
- Ghi nhớ.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Thảo luận cặp đôi. 
- HS tiếp nối nhau trả lời và nhận xét đến khi có câu trả lời đúng.
a) + Dấu hai chấm thứ nhất (phối hợp dấu gạch ngang đầu dòng) có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật “tôi”.
+ Dấu hai chấm thứ hai (phối hợp với dấu ngoặc kép) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo.
b) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước, làm rõ những cảnh đẹp của đất nước hiện ra là những cảnh gì?
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
+ Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc khi xuống dòng phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
+ Khi dùng để giải thích nó không cần dùng phối hợp với dấu nào cả.
- Viết đọc văn.
- Một số HS đọc bài của mình (tuỳ thuộc vào thời gian).
* Ví dụ: Một hôm bà vẫn đi làm như mọi khi. Nhưng giữa đường bà quay về, nấp sau cánh cửa. Bà bỗng thấy một chuyện kì lạ: từ trong chum một nàng tiên bước ra. Bà rón rén lại gần chum nước và đập vỡ vỏ ốc ra. Thấy động nàng tiên giật mình quay lại định chui vào nhưng vỏ ốc đã vỡ tan. Bà già ôm lấy nàng và nói: 
 - Con hãy ở lại đây với mẹ!
 Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau suốt đời.
• Dấu hai chấm thứ nhất dùng để giải thích một chuyện kì lạ mà bà lão thấy.
• Dấu hai chấm thứ hai dùng để giới thiệu lời nói của bà lão với nàng tiên Ốc.
 4
Củng cố, dặn dò:
- Dấu hai chấm có tác dụng gì?
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong SGK, mang từ điển để chuẩn bị bài sau.
- Về nhà làm bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài : Từ đơn và từ phức.
- Nhận xét tiết học.
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. MỤC TIÊU:
	- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: tiếng dùng để tạo nên từ, từ dùng để tạo nên câu, từ bao giờ cũng có nghĩa, còn tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa.
	- Phân biệt được từ đơn và từ phức.
	- Biết dùng từ điển để tìm từ và nghĩa của từ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn để kiểm tra bài cũ.
	- Bảng lớp viết sẵn câu văn: Nhờ / bạn / giúp đỡ / , lại / có / chí / học hành / , nhiều / năm / liền / , Hạnh / là / hoc sinh / tiên tiến.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
 3
 4
 5
Kiểm tra bài cũ : 
- HS 1: Dấu hai chấm có tác dụng gì? Cách dùng dấu hai chấm.
- HS 2: Giới thiệu đoạn văn viết sẵm ở bảng phụ, yêu cầu HS đọc và nêu ý nghĩa của từng dấu hai chấm trong đoạn văn.
 “Tất cả nhìm nhau, rồi nhìn Tùng. Anh chàng vẻ rất tự tin:
 - Cũng là Va-ti-căng
 - Đúng vậy! – Thanh giải thích – Va-ti-căng chỉ có khoảng 700 người. Có nước đông dân nhất là Trung Quốc: hơn 1 tỉ 200 triệu”.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Giới thiệu bài
- Đưa ra từ: học, học hành, hợp tác xã.
- Em có nhận xét gì về số lượng tiếng của ba từ học, học hành, lợp tác xã.
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về từ một tiếng (từ đơn) và từ gồm nhiều tiếng (từ phức).
Tìm hiểu ví dụ
- Yêu cầu HS đọc câu văn trên bảng lớp.
- Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo. Câu văn có bao nhiêu từ.
+ Em có nhận xét gì về các từ trong câu văn trên.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu. 
- Gọi hai nhóm dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
Từ đơn (từ gồm một tiếng)
Từ đơn (từ gồm nhiều tiếng)
Nhờ, bạn, lại, co,ù chí nhiều, năm, liền, Hanh, là.
Giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
Bài 2:
- Từ gồm có mấy tiếng?
- Tiếng dùng để làm gì?
- Từ dùng để làm gì?
- Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức.
Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau tìm từ đơn và từ phức.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ.
Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bổ sung.
- Những từ nào là từ đơn?
- Những từ nào là từ phức
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm, GV hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
- Nhận xét tuyên dương những nhóm tích cực, tìm được nhiều từ.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu HS đặt câu.
- Nhận xét cho điểm HS.
HS 1: + Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trứơc.
+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch dầu dòng.
HS 2: - Đọc và trả lời câu hỏi.
• Dấu hai chấm thứ nhất báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời của nhân vật Tùng.
• Dấu hai chấm thứ hai giải thích cho bộ phận đứng trước: Trung Quốc là nước đông dân nhất.
- Theo dõi.
- Từ học có 1 tiếng, từ học hành có hai tiếng, từ hợp tác xã gồm có ba tiếng.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. Nhờ/ bạn/ giúp đỡ/ lại/ có/ chí/ học hành/ nhiều/ năm/ liền/ Hanh/ là/ hoc sinh/ tiên tiến.
- Câu văn có 14 từ.
+ Trong câu văn có những từ gồm một tiếng và có những từ gồm hai tiếng.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập và hoàn thành phiếu.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Từ gồm một hay nhiều tiếng.
- Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. 1 tiếng tạo nên từ đơn, 2 tiếng trở lên tạo nên từ phức.
- Từ dùng để đặt câu.
- Từ đơn là từ gồm có một tiếng, từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
- 2 đến 3 HS đọc thành tiếng.
- Lần lượt từng HS lên viết trên bảng theo hai nhóm.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp dùng bút chì gạch vào SGK.
Rất/ công bằng/ rất/ thông minh/.
Vừa/ độ lượng/ lại/ đa tình/ đa mang/.
- HS nhận xét.
- Rất, vừa, lại.
- Công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Hoạt động nhóm.
- HS trong nhóm nối tiếp nhau tìm từ.
- HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS nối tiếp nói từ mình chọn và đặt câu.
 6
Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ.
- Thế nào là từ phức? Cho ví dụ.
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
- Về nhà làm bài tập 2, 3 vào vở.
- Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- đoàn kết. 
- Nhận xét tiết học.
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU, ĐOÀN KẾT
I. MỤC TIÊU:
	- Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm nhân hậu, đoàn kết.
	- Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ trên.
	- Hiểu được ý nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột của bài tập 1, bài tập 2, bút dạ.
-	- Bảng lớp viết sãn 4 câu tục ngữ bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
	HS 1: Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Cho ví dụ.
	HS 2: Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS sử dụng từ điển và tra từ.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Hỏi HS cách tra từ điển.
- Yêu cầu HS có thể huy động trí nhớ của các nhóm tìm từ sau đó kiểm tra lại trong từ điển xem mình tìm được số lượng bao nhiêu.
- Yêu cầu 2 nhóm dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm.
- Gọi nhóm xong trước dán lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV hỏi về nghĩa của các từ HS vừa làm.
- Nhận xét tuyên dương những HS có sự hiểu biết về từ vựng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS viết vào vở nháp. 1 HS làm trên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Em thích câu thành ngữ nào nhất? Vì sao?
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gợi ý: Muốn hiểu được các thành ngữ, tục ngữ em phải hiểu được tất cả nghĩa đem lẫn nghĩa bóng. Nghĩa bóng có thể suy ra từ nghĩa đen.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
- Gọi HS phát biểu.
- Câu thành ngữ (tục ngữ) em vừa giải thích có thể dùng trong tình huống nào?
- Lời giải:
câu
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
Tình huống sử dụng
Môi hở răng lạnh.
Môi và răng là hai bộ phận trong miệng người. Môi che chở, bao bọc răng. Môi hở thì răng lạnh.
Những người ruột thịt gần gũi xóm giềng của nhau phải biết che chở đùm bọc nhau. Một người yếu kém hoặc bị hại thì những người khác cũng bị ảnh hưởng.
Khuyên những người trong gia đình, họ hàng, làng xóm.
Máu chảy ruột mềm.
Máu chảy thì đau tận trong ruột gan.
Người thân gặp hoạn nạn, mọi người khác đều đau đớn.
Nói đến những người thân.
Nhường cơm sẻ áo.
Nhường cơm cho nhau.
Giúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
Khuyên con người phải biết giúp đỡ nhau.
Lá lành đùm lá rách.
Lấy lá lành bọc lá rách cho khỏi hở.
Người khoẻ mạnh cưu mang, giúp đỡ người yếu. Người may mắn giúp đỡ người bất hạnh. Ngươi giàu giúp người nghèo.
Khuyên người có điều kiện giúp đỡ người khó khăn.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Sử dụng từ điển.
- Hoạt dộng trong nhóm.
- Tìm chữ h và vần iên. Tìm vần ac.
- 1 HS viết từ do các bạn nhớ ra.
- Mở từ điển để kiểm tra lại.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi và làm bài.
+
-
Nhân hậu
nhân từ, nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu trung hậu.
tàn ác, hung ác,tàn bạo.
Đoàn kết
cưu mang, che chở, đùm bọc.
đè nén, áp bức, chia rẽ.
- Dán bài nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Tự làm bài.
a) Hiền như bụt (hoặc đất)
b) Lành như dất (hoặc bụt).
c) dữ như cọp
d) Thương nhau như chị em gái.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng sai.
- Theo dõi.
- HS phát biểu theo ý mình.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Thảo luận cặp đôi.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Trả lời theo yêu cầu của GV.
3
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ.
- Về nhà làm bài tập 2, 3 vào vở.
- Chuẩn bị bài : Từ ghép và từ láy.
- Nhận xét tiết học.
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU:
	- Hiểu được từ láy và từ ghép là hai cách cấu tạo từ phức tiếng Việt: Từ ghép là từ gồm những tiếng có nghĩa ghép lại với nhau. Từ láy là từ có tiếng hay âm, vần lặp lại nhau.
	- Bước đầu phân biệt được từ ghép và từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy dễ.
	- Sử dụng từ láy và từ ghép để đặt câu.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn ví dụ của phần nhận xét.
	- Giấy khổ to kẻ 2 cột và bút dạ.
	- Từ điển.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở tiết trước. Nêu ý nghĩa của một câu mà em thích.
- Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào? Lấy ví dụ.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Giới thiệu bài
- Đưa ra từ: khéo léo, khéo tay.
- Em có nhận xét gì về cấu tạo của những từ trên.
- Qua hai từ vừa nêu, các em đã thấy có sự khác nhau về cấu tạo từ phức. Sự khác nhau đó tạo nên từ ghép và từ láy. Bài học hôm nay giúp các em hiểu điều đó.
Tìm hiểu ví dụ
- Yêu cầu HS đọc ví dụ và gợi ý.
- Yêu cầu HS suy nghĩ thảo luận cặp đôi.
+ Từ phức nào đo những tiếng có nghĩa nào tạo thành?
+ Từ truyện, cổ có nghĩa là gì ?
+ Từ phức nào do những tiếng có âm hoặc vần lặp lại nhau tạo thành?
- Kết luận:
+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép.
+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hay phần vần giống nhau gọi là từ láy.
Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Hỏi: Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ.
Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm HS.
- Yêu cầu HS trao đổi, làm bài.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng.
Câu
Từ ghép
Từ láy
a
Ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ.
Nô nức
b
Dẻo dai, vững chắc, thanh cao.
Mộc mạc, nhũn nhặn, cứ

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYENTU & CAU - T9-sua.doc