Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết 23: Mở rộng vốn từ Môi trường - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. MỤC TIÊU

- Hiểu được nghĩa của một số từ về môi trường theo yêu cầu của BT1.

- Biết ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2).

- Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.

* Nêu được nghĩa của mỗi từ ghép ở BT2.

II. CHUẨN BỊ:

- GV :Tranh ảnh về khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 2261Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết 23: Mở rộng vốn từ Môi trường - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 
Tiết 23 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Thứ ba, ngày 3 tháng 10 năm 2009 
Môn : Luyện từ & câu 
MRVT : Bảo vệ môi trường 
	KTKN : 22 
	SGK : 115 
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được nghĩa của một số từ về môi trường theo yêu cầu của BT1.
- Biết ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2).
- Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
* Nêu được nghĩa của mỗi từ ghép ở BT2.
II. CHUẨN BỊ:
- GV :Tranh ảnh về khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu : 
- Nêu mục tiêu
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 :
a. Phân biệt nghĩa của các cụm từ : khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Thảo luận nhóm đôi
- Nhận xét - kết luận
- đọc yêu cầu
- HS thảo luận 
- trình bày kết quả
+ khu sản xuất : khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp, ...
+ khu dân cư : khu vực dành cho dân ăn ở, sinh hoạt.
+ khu bảo tồn thiên nhiên : khu vực trong đô các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.
b. Mỗi từ ở cột A dưới đây ứng với nghĩa nào ở cột B ?
- làm việc cá nhân
- trình bày kết quả
A
B
sinh vật
quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi
trường xung quanh.
sinh thái
tên gọi chung các vật sống, bao gồm động 
vật, thực vật, vi sinh vật, ...
hình thái
hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, 
có thể quan sát được.
Bài tập 2 : Ghép tiếng bảo (có nghĩa “giữ”, chịu trách nhiệm”) với mỗi tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đó (có thể sử dụng từ điển tiếng Việt).
- Thảo luận nhóm đôi
- đọc yêu cầu
- trình bày kết quả
+ bảo đảm : làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được.
+ bảo quản : giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt.
+ bảo tàng : cất giữ những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử.
+ bảo toàn : giữ cho nguyên vẹn, không để suy suyển, mất mát.
+ bảo vệ : chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn.
+ bảo mẫu : người giữ trẻ.
+ bảo vật : bảo vật được truyền giữ lại cho nhiều đời.
- nêu nghĩa của mỗi từ đó.
Bài tập 3 : Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó :
Chúng em bảo vệ môi trường.
- Làm việc cá nhân
- Nhận xét - tuyên dương
- đọc yêu cầu 
- phát biểu ý kiến : giữ gìn, gìn giữ
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
- Khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn là gì ?
- Chuẩn bị : Luyện tập về quan hệ từ.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 23 MRVT Môi trường.doc