Giáo án Lớp 5 từ tuần 21 đến tuần 25 - Nguyễn Thị Nhàn - Trường Tiểu học Tùng Lâm

I- MỤC TIÊU : Giúp HS:

1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông

2. Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi xứ nước ngoài.

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1- kiểm tra bài cũ

- 1HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

2-Giới thiệu bài

3. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

 a) Luyện đọc

- Hai HS khá, giỏi (tiếp nói nhau) đọc bài văn.

- HS quan sát tranh minh hoạ sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh.

- Hai tốp HS (mỗi tốp 4 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn. Chia bài ra làm 4 đoạn như sau:

Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ.

Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc đến thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.

Đoạn 3: từ Lần khác đến sai người ám hại ông.

Đoạn 4: Phần còn lại

 

doc 118 trang Người đăng honganh Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 từ tuần 21 đến tuần 25 - Nguyễn Thị Nhàn - Trường Tiểu học Tùng Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g được lấy từ đâu
- GV giảng: tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
- GV có thể cho HS tìm thêm các loại nguồn điện khác (ắc –quy, đi-na-nô,..).
Hoạt động 2: quan sát và thảo luận 
* Mục tiêu: HS kể được một số ứng dụng của dòng điện (đốt nóng, thắp sáng, chạy máy) và tìm được ví dụ về các máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát các vật thật hay mô hình hoặc tranh ảnh những đồ dùng, máy móc dùng động cơ điện đã sưu tầm được:
- Kể tên chúng.
- Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng
- Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó.
Bước 2: làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm giới thiệu với cả lớp 
Hoạt động 3: trò chơi “ ai nhanh, ai đúng?”
* Mục tiêu: HS nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong mọi mặt cuả cuộc sống.
* Cách tiến hành: GV chia HS thành 2 đội tham gia chơi
Phương án 1: Gv nêu các lĩnh vực: sinh hoạt hàng ngày; học tập; thông tin; giao thông; nông nghiệp; giải trí; thể thao;.HS tìm các dụng cụ, máy móc có sử dụng điện phục vụ cho mỗi lĩnh vực đó.
Phương án 2: Tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng cùng thực hiện hoạt động đó. Ví dụ:
Hoạt động 
Các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện
Các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện
Thắp sáng
Đèn dầu, nến
Bóng đèn điện, đèn pin,..
Truyền tin
Ngựa, bồ câu truyền tin,
Điện thoại, vệ tinh,
Đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn trong cùng Thời gian là thắng.
Qua trò chơi, GV cũng cho HS thảo luận để nhận thấy vai trò quan trọng cũng như những tiện lợi mà điện đã mang lại cho cuộc sống của con người.
IV. Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS học bài ở nhà.
 Chiều chính tả ( Nhớ – viết) :cao bằng
I- Mục tiêu: Giúp HS:
1. Nhớ – viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài Cao Bằng 
2. Viết hoa đúng các tên người, địa lí Việt Nam 
ii- các hoạt động dạy – học
1-Kiểm tra bài cũ
- Một HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Cả lớp viết 2 tên người, 2 tên địa lí Việt Nam. ( Lê Thị Hồng Gấm; Cao Bằng, Long An). 
2-Giới thiệu bài:
3. Hướng dẫn HS nhớ viết 
- Một HS xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài Cao Bằng . Cả lớp lắng nghe, nêu nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ trong SGK để ghi nhớ. GV nhắc các em chú ý cách trình bày các khổ thơ 5 chữ, chú ý những chữ cần viết hoa, các dấu câu, những chữ viết sai chính tả.
- HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi chính tả của 
nhau. GV nêu nhận xét chung.
4.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài vào VBT.
- GV mời 3-4 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức - điền đúng, điền nhanh; đại diện nhóm đọc kết quả, nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
Lời giải:
a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu
b) Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn
c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn mìn trên cầu Công lý mưu sát Mắc Na-ma-ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.
Nhận xét: Các tên riêng đó là tên người, tên địa lí Việt Nam. Các chữ đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó đều viết hoa.
Bài tập 3
- Một HS đọc yêu cầu của bài (Lưu ý HS đọc cả bài Cửa gió Tùng Chinh).
- GV nói về các địa danh trong bài: Tùng Chinh là địa danh thuộc huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá; Pù Mo, Pu Xai là các địa danh thuộc huyện Mai Châu, tình Hoà Bình. Đây là những vùng đất biên cương giáp giới giữa nước ta và nước Lào.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
- Cả lớp suy nghĩ, làm bài vào VBT. Hai HS làm bài trên bảng
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Viết sai
Hai ngàn
Ngã ba
Pù mo
Pù xai
Sửa lại
Hai Ngàn
Ngã Ba
 Pù Mo
Pù Xai
5. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 
 .......................................................................... 
 Toán
 Ôn tính chu vi hình tròn
I. Mục tiêu:
 Giúp HS rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn.
 II. Chuẩn bị.
- Hệ thống bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn cách tính chu vi hình tròn
- Cho HS nêu cách tính chu vi hình tròn.
- Gọi HS lên bảng viết công thức tính.
- Nêu cách tìm bán kính đường kính khi biết chu vi.
Hoạt động 2: Thực hành.(HS làm các BT trong SGK)
Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng nhân các số thập phân.
- HS tự làm. Đổi vở kiểm tra chéo cho nhau.
- Có thể gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp. HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 2: 
- Luyện tập tính bán kính hoặc đường kính hình tròn khi biết chu vi của nó.
- Củng cố kĩ năng tìm thừa số cha biết, chẳng hạn r x 2 x 3,14 = 18,84.
- Củng cố kĩ năng làm tính chia các số thập phân.
- HS làm bài. Gọi HS lên làm.
Bài 3: 
a. Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn khi biết đường kính của nó.
b. Hướng dẫn HS nhận thấy: Bánh xe lăn 1 vòng thì xe đạp sẽ đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe. Bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đờng dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe.
IV. Dặn dò: HS ôn tập thêm ở nhà.
 .....................................................................
 Tiếng việt
Ôn tập về đại từ , hệ thống hoá từ ngữ về môi trường
I Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về đại từ, hệ thống hoá từ ngữ về môi trường 
- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu , viết một đoạn văn ngắn về bảo vệ môi trường 
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. GV giới thiệu nội dung, yêu cầu tiết học
2. GV HDHS làm các bài tập sau 
Bài 1:- Đại từ là gì ? cho VD.
 - Đặt 2 đến 4 cấu sử dụng các đại từ : chúng tôi, ta, ngươi.
- HS trả lời miệng. HS nx – GV kết luận.
Bài 2: - Nêu 5 từ ngữ thuộc chủ đề bảo vệ môi trường .
- Viết một đoạn văn ngắn nói về môi trường ở thôn xóm quê em.
- HS viết đoạn văn vào vở. Gọi lần lượt một số HS trình bầy .
- HS nx GV kết luận.
III.Củng cố, dặn dò: : - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS học bài ở nhà
 ..........................................................................
đạo đức: Em yêu tổ quốc Việt Nam
(Tiết 1)
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Tổ quốc của em là Việt Nam: Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
II – Tài liệu và phương tiện
Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
III- Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 34, SGK)
* Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, truyền thống và con người Việt Nam.
* Cách tiến hành
1. GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK.
2. Các nhóm chuẩn bị.
3. Đại diện từng nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
5. GV kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam.
 * Cách tiến hành
1. GV chia nhóm HS và đề nghị các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam?
- Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
- Nước ta có những khó khăn gì?
- Chúng ta cần phải làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
2. Các nhóm làm việc.
3.Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
4. GV kết luận: 
- Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
- Đất nước ta nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
5. GV mời 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3:Làm bài tập 3, SGK
* Mục tiêu: HS củng cố những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam 
* Cách tiến hành
1. GV nêu yêu cầu của bài tập 2.
2. HS làm việc cá nhân.
3. HS trao đổi và làm với bạn ngồi bên cạnh.
4. Một số HS trình bày trước lớp (giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam)
5. GV kết luận: 
- Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam , là danh nhân văn hoá thế giới.
- Văn Miếu nằm ở Thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên của nước ta.
- áo dài Việt Nam là một nền văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
IV.Hoạt động tiếp nối
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh ảnh, sự kiện lịch sử, có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.
 Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010.
Toán : Mét khối
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Có biểu tượng m3 , biết đọc và viết đúng m3 .
- Nhận biết được MQH m3 , dm3 và cm3.
- Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa m3 , dm3 và cm3.
- Biết giải một số bài tập có liên quan đến các đơn vị đo : m3 , dm3 và cm3.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
A/ Kiểm tra bài cũ : 
 GV đọc 1 HS viết một số đơn vị đo về dm3 và cm3 .
B/ Dạy học bài mới :
1/ Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học
2/ Hình thànhbiểu tượng về m3 và MQH giữa m3 , cm3 , dm3:
- GV giới thiệu các mô hình trực quan về m3 và MQH giữa m3 , cm3 , dm3 HS quan sát , nhận xét .
- GV giới thiệu về m3
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ , nhận xét để rút ra MQH giữa m3 , dm3 cm3 .
- HS nêu nhận xét MQH giữa các đơn vị đo thể tích ( từ m3 , dm3 cm3 ) 
3/ Thực hành :
Bài 1: Rèn kỹ năng đọc , viết đúng các số đo thể tích có đơn vị đo là mét khối.
 a/ GV nêu yêu cầu học sinh đọc các số đo, các HS trong lớp nhận xét. 
b/ GV nêu yêu cầu học sinh lên bảng viết các số đo, các HS trong lớp nhận xét .
- GV đánh giá bài làm của HS. 
Bài 2: Đổi đơn vị đo thể tích .
- Tất cả HS tự làm bài tập.
- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, HS khác nhận xét. 
- GV đánh giá bài làm của HS. 
Bài 3: 
- HS đọc bài toán , GV hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HS tự làm bài .
- HS lên bảng chữa bài .
- Lớp NX , GV đánh giá bài làm của HS.
4/ Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học .
 - Về học bài , chuẩn bị bài sau.
 .........................................................................
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: trật tự – an ninh
I- Mục tiêu : Giúp HS:
Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh.
II - đồ dùng dạy – học
-Từ điển tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học (nếu có)
iii- các hoạt động dạy – học
1- Kiểm tra bài cũ
2HS làm lại các BT2, 3 (phần Luyện Tập) của tiết LTVC trước.
2-Giới thiệu bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV lưu ý các em đọc kĩ để tìm đúng nghĩa của từ trật tự.
- HS trao đổi cùng bạn; phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, loại bỏ đáp án (a), (b); phân tích đáp án (c) là đúng (Trật tự là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật).
- Nếu HS chọn đáp án (a), GV giải thích: Trạng thái bình yên, không có chiến tranh không phải là nghĩa của từ Trật tự mà là nghĩa của từ hoà bình.
- Nếu có HS chọn đáp án (b). GV giải thích: Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào: không có điều gì xáo trộn cũng không phải là nghĩa của từ trật tự mà là nghĩa của từ bình yên, bình lặng.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tìm các từ ngữ theo các hàng: Lực lượng bảo vệ trật tự; an toàn giao thông./ HIện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông./ Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông./ Nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
- HS thảo luận nhóm 4 
- Đại diện nhóm làm bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, loại bỏ những từ ngữ không thích hợp ,bổ sung những từ ngữ HS bỏ sót.
- Một hai HS đọc lại lời giải đúng
Lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn giao thông
Cảnh sát giao thông
Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông.
Tai nạn, tai nạn giao thông, va chạm giao thông
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
Vi phạm quy định về tốc độ, thiết bị kém an toàn, lấn chiếm lòng đường và vỉa hè.
Bài tập 3
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập (Lưu ý HS đọc cả mẩu chuyện vui Lí do). HS theo dõi trong SGK.
- GV lưu ý HS đọc kĩ, phát hiện tinh để nhận ra các từ ngữ chỉ người, sự việc liên quan đến nội dung bảo vệ trật tự, an ninh. 
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện vui, trao đổi cùng bạn.
- HS phát biểu ý kiến. GV viết nhanh lên bảng những từ ngữ HS tìm được. Mời 1 HS lên bảng và sửa bài: loại bỏ những từ ngữ không thích hợp hoặc bổ sung những từ ngữ còn bỏ sót. GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:
+ Những từ ngữ chỉ người liên quan đến trật tự, an ninh
+ Những từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng, hoạt động liên quan đến trật tự, an ninh
+cảnh sát, trọng tài, bòn càn quấy, bọn hu – li – gân.
+ giữ trật tự, bắt, quậy phá, hành hung, bị thương.
IV. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS nhớ những từ ngữ mới các em vừa được cung cấp; sử dụng từ điển; giải nghĩa 3-4 từ tìm được ở BT3.
 .........................................................................................
 địa lí : MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU
I -MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Sử dụng lược đồ để nhận biết vị trớ địa lớ, đặc điểm lónh thổ của Liờn bang Nga, Phỏp. 
- Nhận biết một số nột về dõn cư, kinh tế của cỏc nước Nga, Phỏp. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bản đồ Cỏc nước chõu õu. 
- Một số ảnh về LB Nga và Phỏp. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ:2 HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 22.
B. Bài mới: GV giới thiệu bài
 1. Liờn bang Nga 
* Hoạt động 1 : Làm việc theo nhúm nhỏ 
Bước1 : GV cho HS kẻ bảng cú 2 cột : cột ghi "Cỏc yếu tố", cột kia ghi "Đặc điểm sản phẩm chớnh của ngành sản xuất". 
Bước 2 : GV yờu cầu HS sử dụng tư liệu trong bài để điền vào bảng như mẫu dưới đõy. Trước khi HS tự tỡm và xử lớ thụng tin từ SGK, GV giới thiệu lónh thổ LB. Nga trong bản đồ cỏc nước chõu õu.
 Kết quả, HS cần ghi được như sau : Liờn bang Nga 
Cỏc yếu tố 
Đặc điểm - sản phẩm chớnh của ngành sản xuất
- Vị trớ địa lớ 
- Diện tớch 
- Dõn số 
- Khớ hậu 
-Tài nguyờn, khoỏng sản
- Sản phẩm cụng nghiệp 
-Sản phẩm nụng nghiệp 
- Nằm ở Đụng õu, Bắc Á 
- Lớn nhất thế giới, 7 triệu km2 
- 144,1 triệu người
- ễn đới lục địa (chủ yếu thuộc LB. Nga). 
- Rừng tai-ga, dầu mỏ, khớ tự nhiờn, than đỏ, quặng sắt.
- Mỏy múc, thiết bị, phương tiện giao thụng. 
- Lỳa mỡ, ngụ, khoai tõy, lợn, bũ, gia cầm.
Bước 3 : GV cho 2 HS lần lưọt đọc kết quả, yờu cầu cỏc HS khỏc lắng nghe và bổ sung. GV cú thể đề nghị một số HS bỏo cỏo kết quả, mỗi em nhận xột một yếu tố và HS khỏc nhận xột, bổ sung ngay. GV cần cú ý kiến nhận xột, bổ - sung kịp thời hoặc khẳng định kết quả làm việc của HS. 
 Kết luận : LB Nga nằm ở Đụng Âu, Bắc Á, cú diện tớch lớn nhất thế giới, cú nhiều tài nguyờn thiờn nhiờn và phỏt triển nhiều ngành kinh tế. 
2. Phỏp 
* Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp 
Bước 1 : HS sử dụng hỡnh để xỏc định vị trớ địa lớ nước Phỏp : Nước Phỏp ở phớa nào của chõu Âu ? Giỏp với những nước nào, đại dương nào ? 
Bước 2 . Sau khi HS biết được vị trớ đớa lớ nước Phỏp, cú thể cho HS so sỏnh vị trớ địa lớ, khớ hậu LB. Nga (Đụng õu, phớa bắc giỏp Bắc Băng Dương nờn cú khớ hậu lạnh hơn) với nước Phỏp (Tõy õu, giỏp với Đại Tõy Dương, biển ấm ỏp, khụng đúng băng). 
 Kết luận : Nước Phỏp nằm ở Tõy Âu, giỏp biển, cú khớ hậu ụn hoà. 
* Hoạt động 3 : Làm việc theo nhúm nhỏ
Bước1 : HS đọc SGK rồi trao đổi theo gợi ý của cỏc cõu hỏi trong SGK. GV yờu cầu HS nờu tờn cỏc sản phẩm cụng nghiệp, nụng nghiệp của nước Phỏp ; so sỏnh với sản phẩm của nước Nga. 
 - Sản phẩm cụng nghiệp : mỏy múc, thiết bị, phương tiện giao thụng, vải, quần ỏo, mĩ phẩm, thực phẩm. 
- Nụng phẩm : khoai tõy, củ cải đường, lỳa mỡ, nho, chăn nuụi gia sỳc lớn. 
Bước 2 : Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV tổ chức cho cỏc nhúm cử đại diện trỡnh bày lại ý hoặc ý 2 của bài tập. GV cũng cú thể tổ chức cho HS thi kể với nội dung : Em biết gỡ về nụng sản của nước Phỏp, nước Nga ? 
Kờt luận : Nước Phỏp cú cụng nghiệp, nụng nghiệp phỏt triển, cú nhiều mặt hàng nổi tiếng, cú ngành du lịch rất phỏt triển. 
IV. HĐ nối tiếp : Nhận xột giờ học. Chuẩn bị bài : ễn tập
 Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010. 
 sáng Toán : luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Ôn tập , củng cố về các đơn vị đo m3 dm3 và cm3 ( Biểu tượng , cách đọc , cách viết , MQH giữa các đơn vị đo )
- Luyện tập về đổi đơn vị đo thể tích : Đọc , viết các số đo thể tích ; so sánh các số đo thể tích .
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
A/ Kiểm tra bài cũ : 
1HS nêu khái niệm về m3, dm3 và cm3 .
B/ Dạy học bài mới :
1/ Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học
2/ Luyện tập : 
Bài 1: 
a/ GV nêu yêu cầu gọi học sinh đọc các số đo, các HS trong lớp nhận xét. 
b/ GV nêu yêu cầu gọi học sinh lên bảng viết các số đo, các HS trong lớp nhận xét .
- GV đánh giá bài làm của HS. 
- 4 HS nêu lại các khái niệm về m3, dm3 và cm3 . và MQH giữa chúng .
Bài 2: 
- Tất cả HS tự làm bài tập vào vở , đổi bài cho bạn để tự nhận xét bài làm.
- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, HS khác nhận xét. 
- GV đánh giá bài làm của HS. 
Bài 3: Tổ chức thi làm nhanh giữa các nhóm .
- GV nêu yêu cầu và cách chơi
- HS làm bài theo nhóm ( 6 nhóm )
- HS các nhóm nêu kết quả .
- Lớp NX , GV đánh giá bài làm của các nhóm HS - tuyên dương những nhóm làm đúng , nhanh .
3/ Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học .
 - Về học bài , chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
i – mục tiêu: Giúp HS biết:
- Sự ra đời và vai trò của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- Những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
II- đồ dùng dạy học:
- Một số ảnh tư liệu về Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- Phiếu học tập của HS.
III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: 2 HS trả lời 2 câu hỏi 2,3 cuối bài 22.
Bài mới: GVgiới thiệu bài
Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- GV sử dụng ảnh tư liệu (cảnh lao động thủ công ở nông thôn nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp) để nêu vấn đề về sự cần thiết phải tiến hành sản xuất bằng máy móc và sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội là nhằm thực hiện mục đích đó.
- GV định hướng nhiệm vụ bài học:
+ Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
+ Thời gian khởi công, địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành Nhà máy cơ khí Hà Nội. Sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội có ý nghĩa như thế nào?
+ Thành tích tiêu biểu của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm hoặc cá nhân)
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
Gợi ý:
+ Nêu tình hình nước ta sau khi hoà bình lập lại.
+ Muốn xây dựng CNXH ở miền ác, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, chúng ta phải làm gì?
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời sẽ tác động ra sao đến sự nghiệp cách mạng của nước ta.
* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm):
HS thảo luận trong nhóm nhỏ, sau đó cử đại diện lên trình bày theo các gợi ý sau:
+ Lễ khởi công (lưu ý thời gian, địa điểm, khung cảnh).
+ Lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
+ Đặt trong bối cảnh nước ta vào những năm sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (rất nghèo nàn, lạc hậu, ta chưa từng xây dựng được Nhà máy hiện đại nào, các cơ sở do Pháp xây dựng đều bị chiến tranh tàn phá), em có suy nghĩ gì về sự kiện này?
* Hoạt động 4(làm việc cả lớp)
GV cho HS tìm hiểu về các sản phẩm của Nhà máy Cơ khí Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau:
+ Những sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
+ Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã dành cho Nhà máy Cơ khí Hà Nội phần thưởng cao quý nào?
Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS làm bài tập ở nhà.
 Chiều Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- Mục tiêu : Giúp HS:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình bảovệ trật tự, an ninh.
- Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II - đồ dùng dạy – học
- Bảng lớp viết đề bài.
- Một số sách, truyện (truyện thiếu nhi, truyện danh nhân, truyện người tốt việc tốt, Truyện đọc lớp 5), bài báo viết về các chiến sĩ an ninh, công an, bảo vệ,(gv cùng HS sưu tầm)
iii- các hoạt động dạy – học
1-Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng, trả lời câu hỏi 3 (về mưu trí tài tình của ông Nguyễn Khoa Đăng)
2-Giới thiệu bài
3. Hướng dẫn HS kể chuyện 
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
- GV giải nghĩa cụm từ bảo vệ trật tự, an ninh: hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm, quấy rối để giữ yên ổn định về chính trị, xã hội; giữ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV lưu ý HS: chọn đúng một câu chuyện em đã đọc (ngoài nhà trường) hoặc đã nghe ai đó kể. Những nhân vật đã góp sức mình bảo vệ trật tự trị an được nêu làm ví dụ trong sách (anh thương binh – truyện Tiếng rao đêm, ông Nguyễn Khoa Đăng – truyện Ông Nguyễn Khoa Đăng, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ- truyện Hộp thư mật) là những nhân vật các em đã biết qua các bài đọc trong SGK. Những HS không tìm được câu chuyện ngoài SGK mới kể lại những câu chuyện đã học – như yêu cầu với HS lớp 2, 3.
- GV kiểm tra HS tìm đọc truyện ở nhà (xem lướt, giới thiệu nhanh những truyện các em mang đến lớp)
- Một số HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn. Nói rõ câu chuyện kể về ai, việc làm góp phần bảo vệ trật tự an ninh của nhân vật, em đã nghe, đã đọc truyện đó ở đâu.
b) HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV mời 1 HS đọc lại gợi ý 3 (dàn ý bài KC); nhắc lại HS cần KC có đầu có cuối. Với nhữ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21-25.doc