Giáo án lớp 5 - Năm học 2009 - 2010 - Trưòng Tiểu Học Cát Hải

I- Mục tiêu :

- Kĩ năng : HS đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

 - Kiến thức :

 + Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện : thái sư , cây dương , kiệu , quân hiệu.

+Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu , nghiêm minh , không vì tình riêng mà làm trái phép nước.

- Thái độ : HS kính yêu thái sư Trần Thủ Độ.

II- Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài học.

III- Các hoạt động dạy học:

 

doc 47 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Năm học 2009 - 2010 - Trưòng Tiểu Học Cát Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
éc, Đông và Đông nam giáp với Ấn Độ Dương.
Phía tây và Tây nam giáp với Đại Tây Dương.
+ Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi (lãnh thổ châu Phi nằm cân xứng hai bên đường Xích đạo).
- HS lên bảng chỉ vị trí, giới hạn của châu Phi.
- HS theo dõi .
+ Châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên có các bồn địa lớn .
+ Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền .
+ Các cao nguyên của châu Phi là: Cao nguyên Ê-ti-ô-pi, cao nguyên đông Phi, Các bồn địa của châu Phi là : Bồn địa Sát, bồn địa Ninh Thượng, bồn địa Côn Gô, bồn địa Ca-la-ha-ri.
+ Các con sông lớn của châu Phi là: Sông Nin, sông Ni-giê, sông Côn-gô, sông Dăm-be-di.
- HS lên bảng chỉ trên lược đồ .
- HS lên bảng chỉ trên lược đồ .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-HS chỉ bản đồ về các cảnh tự nhiên của châu Phi.
-HS nghe.
- Kết luận: 
 + Địa hình châu Phi tương đối cao, được coi như một cao nguyên khổng lồ.
 + Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới .
 + Châu Phi có các quang cảnh tự nhiên : rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc. Các quang cảnh rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất .
- HS trình bày đặc điểm của hoang mạc và xa-van.
-Theo dõi.
-2 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS thực hiện.
-1 HS trình bày.
-HS nghe .
Rút kinh nghiệm:.....
Thứ hai ngày 08 tháng 03 năm 2010
 ---------–&—----------
 Tập đọc: Bài : Dù sao trái đất vẫn quay !
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài : Cô-péc-ních, Ga-li-lê.
 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê.
2. Hiểu nội dung của bài : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê trong SGK; sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời (nếu có). 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/
3/
1/
10/
12/
11/
2/
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ : Gọi 4HS đọc truyện Ga-vrốt ngoài chiến lũy theo cách phân vai, trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK.
 Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
 Dùng tranh minh họa giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài. 
- GV chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến phán bảo của Chúa trời (Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới).
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi (Ga-li-lê bị xét xử).
+ Đoạn 3 : Còn lại (Ga-li-lê bảo vệ chân lí).
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 2 lượt :
+ Lượt 1 : Đọc nối tiếp, sửa lỗi phát âm, đọc đúng các tên riêng, đọc đúng câu cảm thán thể hiện thái độ bực tức, phẫn nộ của Ga-li-lê (Dù sao trái đất vẫn quay !).
+ Lượt 2 : Đọc nối tiếp, tìm hiểu nghĩa từ ngữ được chú thích cuối bài. 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo cặp.
- Gọi 1 cặp đọc lại trước lớp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b) Tìm hiểu bài 
* Gợi ý trả lời các câu hỏi :
- Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
- GV giới thiệu sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời (nếu có) giúp HS hiểu thêm ý kiến của Cô-péc-ních.
- Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ?
- Vì sao tòa án lúc ấy xử phạt ông ?
- Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào ?
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
 GV viết nội dung lên bảng.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- Gọi 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn văn, lớp nhận xét và nêu giọng đọc.
- Gọi 3HS khác đọc lại.
- GV đọc diễn cảm đoạn : Chưa đầy một thế kỉ sau,  trái đất vẫn quay !
- Yêu cầu HS nêu cách đọc diễn cảm đoạn văn này.
- Yêu cầu HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn này, cùng GV nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất.
IV. Củng cố, dặn dò 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe, trả lời các câu hỏi, nắm được nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Con sẻ.
- 4HS đọc bài theo cách phân vai và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc toàn bài, lớp lắng nghe.
- HS dùng bút chì phân cách đoạn.
- HS đọc nối tiếp 2 lượt theo yêu cầu của GV.
- HS luyện đọc theo cặp. 
- 1 cặp đọc lại.
- HS nhìn sách và lắng nghe.
- Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại : Chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
- HS lắng nghe.
- Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních.
-  vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phản bảo của Chúa trời. 
- Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phản bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học.
- Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn văn, lớp nhận xét và nêu giọng đọc. 
- 3HS khác đọc lại. 
- HS lắng nghe.
• Chưa đầy  cuốn sách mới / cổ vũ cho  quyết định cấm cuốn sách ấy  Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó,  gần bảy chục tuổi.
 Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ  bực tức nói to : 
- Dù sao trái đất vẫn quay !
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn này, cùng GV nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------–&—--------------------
 Toán: Bài : Luyện tập chung
A. MỤC TIÊU : Giúp HS : 
- Ôn tập 1số nội dung cơ bản về phân số : Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giấy nháp, bảng con, SGK, VBT.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1/
33/
2/
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2HS giải bảng, lớp làm vở nháp : Tính bằng hai cách : 
a) b) 
 III. Bài mới 	
1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu.
2. Thực hành	
* Bài 1 : Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS thực hiện rút gọn phân số rồi so sánh các phân số bằng nhau, 2HS giải bảng, cùng GV nhận xét và chữa bài.
* Bài 2 : Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS lập phân số rồi tìm phân số của một số.
- Gọi một HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, cùng GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3 : Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS nêu hướng giải.
- Yêu cầu HS làm bài, 1HS giải bảng, cùng GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4 : Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS nêu hướng giải.
- Yêu cầu HS làm bài, 1HS giải bảng, cùng GV nhận xét, chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò 
- Gọi HS nhắc lại nội dung luyện tập.
- Dặn HS về nhà xem lại bài, giải lại các BT đã làm sai; nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Kiểm tra giữa học kì 2.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS làm việc theo yêu cầu. 
- 1HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS làm bài.
a) Phân số chỉ ba tổ học sinh là 
b) Số học sinh của ba tổ là : 32x=24 (HS) Đáp số : a) ; b) 24 HS
- 1HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
• Tìm độ dài đoạn đường đã đi.
• Tìm độ dài đoạn đường còn lại.
- HS làm việc theo yêu cầu. 
Đáp số : 5 km
- 1HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
• Tìm số xăng lấy ra lần sau.
• Tìm số xăng lấy ra cả hai lần.
• Tìm số xăng lúc đầu có trong kho.
- HS làm việc theo yêu cầu. 
Đáp số : 100 000 l xăng.
- HS nhắc lại nội dung luyện tập.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................... 
 Đạo đức:Bài : Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tiết 2)
A. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS có khả năng :
1. Hiểu :
- Thế nào là hoạt động nhân đạo.
- Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
2. Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
3. Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SGK Đạo đức 4.
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng.
- Phiếu điều tra theo mẫu.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/
3/
1/
28/
2/
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK tiết trước.
 GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài.
2. Tìm hiểu bài 
* Hoạt động 1 : Thảo luận theo nhóm đôi (BT4, SGK) 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV kết luận.
* Hoạtđộng 2 : Xử lí tình huống (BT2,SGK)
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- Theo từng nội dung, yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp; các nhóm nhận xét,bổ sung.
- GV kết luận :
+ Tình huống (a) : Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn chưa có xe và có nhucầu), 
+ Tình huống (b) : Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc hằng ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa.
 Như vậy, có rất nhiều cách để thể hiện tình nhân đạo của em tới những người gặp hoàn cảnh khó khăn như : góp tiền xây dựng quỹ vì người nghèo, hiến máu nhân đạo, 
* Hoạtđộng 3 : Thảo luận nhóm (BT5,SGK)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bình luận.
- GV kết luận : Cần phải thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
IV. Củng cố, dặn dò 
- Gọi 1-2HS đọc phần ghi nhớ.
- Dặn HS thực hiện giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả BT5.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Tôn trọng luật lao động (tiết 1).
- 2 HS trả lời theo câu hỏi 1,2 SGK tiết trước.
- HS lắng nghe.
- 1HS nêu yêu cầu, lớp theo dõi.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu : 
+ (b),(c),(e) là việc làm nhân đạo.
+ (a),(d) không phải là hoạt động nhân đạo.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp; các nhóm nhận xét,bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra tờ giấy khổ to theo mẫu BT5, SGK.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bình luận.
- HS lắng nghe.
- 1-2HS đọc phần ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------–&—--------------------
Lịch sử: Bài : Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII
A. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : 
- Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta nổi lên ba thành thị lớn : Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bản đồ Việt Nam.
- Tranh vẽ cảnh thăng Long và Phố Hiến ở thế kỉ XVI – XVII.
- Phiếu học tập của HS.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/
3/
1’
28’
2’
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra : 
+ Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long.
+ Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì ?
 GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới 	
1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu.
2. Tìm hiểu bài 
— Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- GV trình bày khái niệm thành thị : Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- GV treo bản đồ Việt Nam, cho HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.
— Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An (trong SGK) để điền vào bảng thống kê sau cho chính xác :
 Đặcđiểm
Thành thị
Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Phố Hiến
Hội An
- Yêu cầu một vài HS dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị ở Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII.
— Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
- GV hướngdẫn HS thảo luận các câu hỏi:
+ Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI – XVII.
+ Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào ?
IV. Củng cố, dặn dò 
- Gọi HS nhắc lại mục Bạn cần biết.
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786).
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên, các HS dưới lớp theo dõi.
- HS đọc SGK và điền vào bảng thống kê :
 Đặcđiểm
Thành thị
Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu Á
Lớn bằng thị trấn ở một số nước châu Á
- Thuyền bè ghé bờ khó khăn.
- Ngày phiên chợ, người đông đúc, buôn bán tấp nập, nhiều phố phường.
Phố Hiến
Các dân cư từ nhiều nước đến ở.
Trên 2000 nóc nhà.
Nới buôn bán tấp nập.
Hội An
Các nhà buôn Nhật Bản cùng một số dân địa phương lập nên thành thị này.
Phố cảng đẹp nhất, lớn nhất ở Đàng Trong.
Thương nhân ngoại quốc thường lui tói buôn bán.
- Một vài HS dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị ở Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII.
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến :
+ Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất.
+ Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán.
- HS nhắc lại mục Bạn cần biết.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------–&—--------------------
Thứ hai ngày 15 tháng 03 năm 2010
Tập đọc: Bài : Ôn tập giữa học kì II (tiết 1)
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HKII của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độc đọc tối thiểu 120 chữ / phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ,biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
2. Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ vềcác bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu học kì 2; một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để HS điền vào chỗ trống. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/
3/
1/
23/
10/
2/
I. Ổn định tổ chức	
II. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2HS đọc bài Con sẻ và trả lời câu hỏi SGK. GV nhận xét, ghi điểm.	
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
 Giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết ôn tập.
2. Kiểmtra Tập đọc và HTL (khoảng số HS)
- GV nêu cách kiểm tra :
+ Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1,2 phút).
+ Cho HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
+ GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho HS về nhà đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3. Tóm tắt vào bảng nôïi dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Các em chỉ tóm tắt nội dung các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Trong chủ điểm Người ta là hoa đất thuộc tuần nào, có những bài tập đọc nào là truyện kể ?
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT, 2HS làm phiếu; cùng GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
IV. Củng cố , dặn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung ôn tập và kiểm tra.
- Dặn HS kiểm tra đọc chưa đạt, về nhà tiếp tục luyện đọc; nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Ôn tập giữa học kì II (tiết 2).
- 2HS đọc bài Con sẻ và trả lời câu hỏi SGK.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
-  tuần 19,20,21. Các bài tập đọc là truyện kể : Bốn anh tài, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- HS nhắc lại nôi dung ôn tập và kiểm tra.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm: -----------------------------------------------------------------------------------------------
Toán: Bài : Luyện tập chung
A. MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố kĩ năng :
- Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học. 
- Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật; các công thứ tính diện tích của hình bình hành và hình thoi.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Hình vẽ trong SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/
3/
1/
33/
2/
I. Ổn định tổ chức	
II. Kiểm tra bài cũ : Cho 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp : Diện tích của hình thoi là 42 cm2, biết một đường chéo dài 6 cm. Hỏi đường chéo kia dài bao nhiêu xăng-ti-mét ?
 GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới 	
1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu.
2. Thực hành	
* Bài 1 : Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD trong SGK, lần lượt đối chiếu các câu a,b,c,d với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật. Từ đó xác định được câu nào là phát biểu đúng, câu nào là phát biểu sai, rồi chọn chữ tương ứng. 
* Bài 2 : Cho HS nêu yêu cầu BT.
- GV thực hiện tương tự như bài 1.
* Bài 3 : Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Gọi HS nêu hướng giải.
- Yêu cầu HS làm bài và nêu kết luận, lớp cùng GV nhận xét, chốt ý.
* Bài 4 : Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS nêu hướng giải.
- Yêu cầu HS làm bài, 1HS giải bảng, cùng GV nhận xét và chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò 
- Gọi HS nhắc lại nội dung luyện tập.
- Dặn HS về nhà xem lại bài, làm lại các BT đã làm sai; nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Giới thiệu tỉ số.
- HS làm việc theo yêu cầu. 
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu(3).doc