Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cẩm Thi

Tiết 3: TẬP ĐỌC: ÔN TẬP - KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - T1

I. MỤC TIÊU

- Đọc rành mạch tương đối lưu loát các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Học sinh trên chuẩn đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút).

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27.

- Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 và bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- HS tiếp nối nhau đọc bài “ Con sẻ”.

- Nhận xét lại, tuyên dương.

2. Bài mới

- Giới thiệu bài, ghi đề.

* Ôn bài đọc và học thuộc lòng

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.

- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

* Bài tập

Bài 2

- Nêu yêu cầu.

+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?

+ Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất.

- Ghi tên truyện, số trang lên bảng.

- Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu.

- Kết luận lời giải.

3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà làm BT2 vào vở, tiếp tục học thuộc lòng, tập đọc và xem lại 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào?

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- 1 HS đọc.

+ Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều có một nội dung nói lên một điều gì đó.

+ Bốn anh tài trang 4 và 13

+ Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa trang 21.

- Hoạt động trong nhóm.

- Lắng nghe.

 

doc 20 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cẩm Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. 
- Học sinh trên chuẩn đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút).
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27.
- Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- HS tiếp nối nhau đọc bài “ Con sẻ”.
- Nhận xét lại, tuyên dương.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Ôn bài đọc và học thuộc lòng
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
* Bài tập
Bài 2
- Nêu yêu cầu.
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+ Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Ghi tên truyện, số trang lên bảng.
- Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu. 
- Kết luận lời giải.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT2 vào vở, tiếp tục học thuộc lòng, tập đọc và xem lại 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? 
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét. 
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc.
+ Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều có một nội dung nói lên một điều gì đó.
+ Bốn anh tài trang 4 và 13
+ Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa trang 21.
- Hoạt động trong nhóm.
- Lắng nghe.
Tiết 4: KHOA HỌC: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU 
- Ôn tập về: Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kỹ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ. 
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đồ dùng thí nghiệm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Các nguồn nhiệt cần cho sự sống như thế nào?
- Nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* So sánh tính chất của nước ở các thể khí, thể lỏng, thể rắn
* Vẽ sơ đồ chuyển hoá của nước
* Tại sao khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ?
- Nêu thí dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt ?
- Giải thích tại sao bạn nhỏ trong cuốn sách lại nhìn thấy quyển sách?
- Rót vào 2 chiếc cốc giống nhau một lượng nước như nhau. Quấn 1 cốc bằng khăn bông. Sau một thời gian cốc nào lạnh hơn? Vì sao? 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài sau: Ôn tập (tiết 2).
- HS nêu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Nước ở 3 thể đều trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
- Ở thể lỏng và rắn nhìn được bằng mắt thường. Còn ở thể khí thì không nhìn thấy bằng mắt thường được
- Ở thể lỏng và khí nước không có hình dạng nhất định, còn ở thể rắn nước có hình dạng nhất định.
- HS vẽ. 
- Khi ta gõ xuống bàn, làm cho không khí rung động. Khi không khí rung động lan truyền tới tai, nhờ đó mà ta nghe được âm thanh tiếng gõ. 
- Mặt trời là vật tự phát sáng và là nguồn nhiệt quan trọng nhất của trá đất.
- Anh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng từ quyển sách phản chiếu đi tới mắt bạn nhỏ nên bạn nhìn thấy được sách.
- Cốc có khăn lạnh hơn
- Lắng nghe.
Tiết 5: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. MỤC TIÊU
- HS biết tự giác xếp hàng nhanh trật tự.
- Im lặng lắng nghe nhận xét của thầy TPT và BGH nhà trường.
II. CHUẨN BỊ
- Ghế học sinh
III. HOẠT ĐỘNG DƯỚI CỜ
- Nhắc nhở HS xếp hàng: HS xếp hàng nhanh trật tự, không xô đẩy nhau, ngồi ngay ngắn.
- Nghe thầy TPT nêu kế hoạch tuần học.
- Nghe đại diện BGH nhắc nhở chuẩn bị cho tuần học mới.
- Nhắc tổ trực nhật thu dọn ghế.
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 29 tháng 03 năm 2017
Tiết 1: TOÁN: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU
- Biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- Rèn giải đúng chính xác.
- BTCL: 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Tỉ số bạn trai và bạn gái là . Em hiểu nghĩa là thế nào?
- Nhận xét lại, tuyên dương.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài toán 1: Tổng của hai số là 96. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
+ Bài toán cho ta biết những gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Cả hai số có bao nhiêu phần?
- Tìm một phần làm thế nào? 
- Biết 1 phần, số bé mấy phần, tìm số bé bằng cách nào?
- Tìm số lớn bằng cách nào?
Bài toán 2:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nhìn vào sơ đồ có tất cả bao nhiêu phần?
- Tìm số vở của Minh thế nào?
- Tìm số vở của Khôi như thế nào?
- Giải bài toán này theo mấy bước? Là những bước nào?
- Muốn biết bài toán này có đúng hay không, ta thử lại bằng cách nào?
* Luyện tập
Bài 1
- Số bé là mấy phần?
- Số lớn là mấy phần?
- Ta tìm gì trước?
- Tìm số bé thế nào?
- Tìm số lớn thế nào?
- Có cách khác tìm số lớn không?
- Hãy nêu các bước giải.
- Nhận xét bài làm HS
3. Củng cố, dặn dò
- Giải bài toán tìm gồm mấy bước? Là những bước nào?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Số bạn trai là 2 phần, số bạn gái là 3 phần.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết tổng của hai số là 96, tỉ số của hai số là .
+ Yêu cầu tìm hai số.
+ 8 phần
Bài giải:
Ta có sơ đồ:
Số bé:	96
Số lớn:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 5 = 8 (phần)
 Số bé là : 96 : 8 × 3 = 36
 Số lớn là : 96 - 36 = 60
 Đáp số : Số bé : 36
 Số lớn : 60
- HS trả lời
- HS làm bài
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 3 = 5 (phần)
 Số vở của Minh là:
 25 : 5 × 2 = 10 (quyển vở)
 Số vở của Khôi là:
 25 – 10 = 15 (quyển vở)
 Đáp số : Minh 10 quyển
 Khôi 15 quyển
- 1: vẽ sơ đồ.
 2: Tìm tổng số phần.
 3: Tìm số bé.
 4. Tìm số lớn.
- Lấy 2 số cộng với nhau thì bằng tổng đã cho. Nếu không bằng thì giải sai.
- HS vẽ sơ đồ sau đó giải miệng. 
- Lớp giải vào vở, 2 em lên bảng
 Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 7 = 9 (phần)
Số bé là:
 333 : 9 × 2 = 74
Số lớn là:
 333 – 74 = 259
 Đáp số: Số bé : 74
 Số lớn : 259 
- Có 4 bước:
+ Vẽ sơ đồ.
+ Tìm tổng số phần.
+ Tìm số bé.
+ Tìm số lớn.
- Lắng nghe.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP - KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - T2
I. MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát. 
- Học sinh trên chuẩn viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 85 chữ/15 phút); hiểu nội dung bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL từ tuần 19 đến tuần 27.
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng nội dung sau và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
- Nhận xét lại, tuyên dương.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài.
* Ôn tập đọc và HTL
- Cho HS đọc các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 tương tự như đã tiến hành ở tiết 1.
* Bài tập
- Hãy kể tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
- Yêu cầu HS nêu ý kiến của nhóm mình. Nhận xét bổ sung nhóm bạn.
* Viết chính tả
- Đọc bài thơ “Cô Tấm của mẹ”
+ Cô Tấm của mẹ là ai?
+ Cô Tấm của mẹ làm những gì?
+ Bài thơ nói về điều gì?
- Tìm các từ dễ lẫn khi viết?
- Viết bảng con những từ khó.
- Trình bày bài như thế nào?
- Đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi. 
- Thu và chấm chính tả.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học các nội dung bài tập đọc đã học, xem lại các bài mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Tài năng, cái đẹp, dũng cảm.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe
- HS đọc.
+ Sầu riêng
+ Chợ tết
+ Hoa học trò
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
+ Vẽ về cuộc sống an toàn
+ Đoàn thuyền đánh cá
- Hoạt động trong nhóm 2, làm bài vào phiếu học tập của nhóm
- 1 HS đọc bài. 
- Lớp theo dõi.
+ Cô Tấm của mẹ là bé.
+ Bé giúp bà xâu kim, thổi cơm, nấu nước, bế em...
+ Bài thơ khen ngợi em bé ngoan, chăm làm giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ cha.
- Ngỡ, xuống, trần, lặng, lặng thầm...
- Lớp viết bảng con
- HS nghe GV đọc và viết lại bài.
- Soát lỗi.
- Lắng nghe.
Tiết 3: CHÍNH TẢ: ÔN TẬP - KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - T3
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng bài chính tả (Tốc độ viết khoảng 85 chữ/15phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả. 
- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào?Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài mới
- Giới thiệu bài
* Viết chính tả: Hoa giấy
- Đọc bài. 
- Những từ ngữ hình ảnh nào cho thấy hoa giấy nở rất nhiều ?
+ Em hiểu nở tưng bừng nghĩa là thế nào?
- Nội dung của đoạn văn ?
+ Những từ nào hay viết sai?
- Lên bảng viết.
- Nhận xét chữa bài.
- Đọc chính tả cho HS viết.
- Soát lỗi, thu bài.
- Chấm chính tả. 
- Nhận xét ưu, nhược điểm.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nêu bài làm của nhóm mình, nhóm khác nhận xét.
a. Kể về hoạt động của em và các bạn trong giờ ra chơi
- Các câu trên thuộc kiểu câu nào em đã học?
- Thế nào là câu kể Ai làm gì?
b. Tả các bạn trong lớp tính tình, dáng vẻ.
- Những câu này thuộc kiểu câu nào?
- Chủ ngữ và vị ngữ trong câu này có đặc điểm gì?
c. Giới thiệu từng bạn trong tổ em
- Những câu này thuộc kiểu câu nào?
- Thế nào là câu kể Ai là gì?
2. Củng cố, dặn dò
- Câu kể có mấy kiểu câu kể? Đó là những kiểu câu nào?
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đã học, ôn lại 3 kiểu câu trên và chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
- 1 HS đọc.
+ Những từ ngữ, hình ảnh: Nở hoa tưng bừng, lớp lớp hoa giấy dải kín mặt sân.
+ Nở “tưng bừng” là nở nhiều, có nhiều màu sắc rõ rệt, mạnh mẽ như bừng lên một không khí nhộn nhịp, tươi vui.
+ Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sặc sỡ của hoa giấy
+ Trắng muốt, tinh khiết, giản dị.
+ 3 em.
- Viết chính tả theo lời đọc của GV.
- Soát lỗi.
- 5em.
- Đặt 1 vài câu kể
- Lớp chia 3 dãy, mỗi dãy đặt câu theo kiểu ý a, b, c, 3 em viết phiếu to.
- Từng nhóm nêu 
- 3 HS dán và đọc bài của mình.
+ Trên gốc bàng, các bạn nỡ nhảy dây.
+ Dưới sân to, các bạn nam đá cầu.
+ Một số bạn gái ngồi trong lớp đọc truyện.
- Câu kể Ai làm gì?
- Chủ ngữ chỉ sự vật( người, đồ vật, con vật, cây cối)
- Vị ngữ chỉ hoạt động của con người.
+ Bạn Thành luôn vui vẻ.
+ Bạn Dũng hay nói leo.
+ Bạn Mai rất điệu đà, làm đỏm.
- Câu kể Ai thế nào?
- Chủ ngữ chỉ đặc điểm tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ.
- Vị ngữ: Chỉ đặc điểm tính chất, tạng thái của sự vật được nói ở chủ ngữ.
+ Tổ trưởng tổ hai là bạn Liên.
+ Bạn Cường là lớp trưởng lớp tôi.
- Câu kể Ai là gì?
- Dùng để giới thiệu hoặc nhận định về một người nào đó.
- Có 3 kiểu câu: - Ai làm gì ?
 - Ai thế nào ?
 - Ai là gì ?
- Lắng nghe.
Tiết 4: KỂ CHUYỆN: ÔN TẬP - KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - T4
I. MỤC TIÊU
- Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm: Người ta là hoa đất. Vẻ đẹp muôn màu; Những người quả cảm (BT1, BT2).
- Biết lựa chọn từ ngữ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài tập 3a viết sẵn trên bảng lớp theo hàng ngang.
- Phiếu khổ to kẻ sẵn bảng và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài mới
- Giới thiệu bài
Bài 1, 2
- Từ đầu học kỳ II các em đã học những chủ điểm nào?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng. 
- HS nhận xét, bổ sung các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ còn thiếu.
- Nhận xét, kết luận phiếu đầy đủ nhất.
- Gọi HS đọc lại phiếu.
Bài 3
- Yêu cầu bài tập.
- Để làm được bài tập này các em làm như thế nào?
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét lại, kết luận lời giải đúng.
2. Củng cố, dặn dò
- Đọc lại bài 1, 2.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc, ghi nhớ các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ.
- Các chủ điểm đã học: Người ta là hoa của đất, vẻ đẹp muôn màu, những người quả cảm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- Hoạt động trong nhóm, tìm và viết các từ ngữ, thành ngữ vào phiếu học tập của nhóm.
- HS tiếp nối nhau đọc từ ngữ, thành ngữ của từng chủ điểm.
- 1 HS đọc yêu cầu bài trước lớp.
- Ở từng chỗ trống em lần lượt ghép từng từ cho sẵn. Nếu từ ngữ ghép đúng sẽ tạo thành cụm từ có nghĩa.
- 3 HS làm bài trên bảng. Lớp làm bằng bút chì vào SGK.
- Nhận xét.
a) tài đức, tài hoa, tài năng.
b) đẹp mắt, đẹp trời, đẹp đẽ.
c) dũng sì, dũng khí, dũng cảm.
- 2 em.
- Lắng nghe.
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 30 tháng 03 năm 2017
Tiết 1: TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. 
- Rèn kỹ năng giải bài toán khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- BTCL: 1, 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
 - Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó gồm mấy bước?
- Nhận xét lại, tuyên dương HS.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Nêu yêu cầu.
- HDHS tóm tắt và giải.
Bài 2
- Yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
- Cho HS tự làm bài.
- Nhận xét bài làm trong vở.
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu các bước giải loại toán tìm hai số.
- Nhận xét giờ học.
- Tiết sau: Luyện tập.
- HS nêu.
- Lớp nhận xét.
- HS đứng tại chỗ nêu bài giải.
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 8 = 11 (phần)
Số bé là:
 198 : 11 3 = 54
Số lớn là:
 198 – 54 = 144
 Đáp số : Số bé : 54 
 Số lớn : 144
 Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 5 = 7 (phần)
Số cam là:
 280 : 7 2 = 80 (quả)
Số quýt là :
 280 – 80 = 200 (quả)
 Đáp số : Cam : 80 quả
 Quýt : 200 quả
- Vẽ sơ đồ.
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm số bé.
- Tìm số lớn.
Tiết 2: THỂ DỤC (GV Bộ môn)
Tiết 3: TẬP ĐỌC: ÔN TẬP - KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - T5
I. MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 27.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Bài mới
- Giới thiệu bài.
* Ôn các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.
- Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét lại.
* Bài tập
Bài 2
- Nêu yêu cầu bài tập?
- Hãy kể tên các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
- Nhận xét, bổ sung.
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ nội dung các truyện vừa thống kê,
- Ôn lại 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào? 
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập
- HS lên bảng đọc
- Lớp nhận xét.
- HS nêu. 
+ Khuất phục tên cướp biển.
+ Gra-vốt ngoài chiến luỹ.
+ Dù sao trái đất vẫn quay !
+ Con sẻ
- Mỗi bài 3 em nêu sau đó gọi 2 em nhận xét. 
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP - KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - T6
I. MỤC TIÊU
- Nắm được định nghĩa và nêu VD để phân biệt ba kiểu câu đã học: Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào? (BT1)
- Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng. Học sinh trên chuẩn viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, có sử dụng 3 kiểu câu kể đã học (BT3).
- Bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đã học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 1 tờ phiếu kẻ sẵn BT 1, 1 tờ phiếu viết đoạn văn BT 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài mới
- Giới thiệu bài
Bài 1
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Phát phiếu và bút cho HS.
- Hướng dẫn HS trao đổi tìm định nghĩa của từng kiểu câu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân, HS làm bài vào phiếu.
- Gợi ý: Các em lần lượt đọc từng câu trong đoạn văn xem mỗi câu thuộc kiểu câu kể gì, xem tác dụng của từng câu dùng để làm gì.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- Nhận xét lại, tuyên dương.
Bài 3
- Hãy viết 1 đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong tryện "Khuất phục tên cướp biển" đã học Trong đoạn văn có sử dụng 3 kiểu câu kể nói trên.
- Nhận xét, tuyên dương những bài làm tốt
2. Củng cố, dặn dò
- Cho HS nhắc lại 3 kiểu câu "Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?"
- Về nhà ôn tập cho kĩ các dạng đã học.
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc nhóm.
- Các nhóm báo cáo két quả.
- Lớp theo dõi nhận xét
- 1 em đọc.
- HS đọc bài làm.
- Lớp nhận xét.
- HS viết nháp.
- HS đọc bài của mình.
- Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
Tiết 5: LỊCH SỬ
NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (NĂM 1786)
I. MỤC TIÊU
- Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt Chúa Trịnh (1786):
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy mô tả lại một số thành thị của nước ta ở TK XVI-XVII.
- Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
- Treo lược đồ chỉ vùng đất Tây Sơn, Đàng Trong, Đàng Ngoài
- Giới thiệu sơ lược về khởi nghĩa Tây Sơn. 
* Hoạt động 1: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh
- Gọi HS đọc SGK/59 
- Yêu cầu HS dựa vào thông tin trong SGK, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi.
1) Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc vào năm nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích của cuộc tiến quân là gì?
2) Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đã có thái độ như thế nào?
3) Những sự việc nào cho thấy chúa Trịnh và bầy tôi rất chủ quan, coi thường lực lượng của nghĩa quân?
4) Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ như thế nào? 
5) Nêu kết quả của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ? 
- Dựa vào kết quả trên hãy kể lại chiến thắng của Nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh? 
- Gọi các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu) 
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 6, phân công đóng vai theo nội dung SGK từ đầu ... quân Tây Sơn để hoàn thành tiểu phẩm Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. 
- Cùng HS nhận xét, khen ngợi nhóm diễn hay nhất.
* Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
- Hãy trình bày ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long? 
- Kết luận: Bài học SGK/60 
3. Củng cố, dặn dò
- Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc năm nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích của cuộc tiến quân là gì? 
- Về nhà xem lại bài, trả lời câu hỏi sgk. 
- Chuẩn bị bài sau: Quang Trung đại phá quân Thanh 
- HS lên bảng trả lời
- Hoạt động buôn bán ở các thành thị nói lên ngành công nghiệp phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán. 
- Lớp nhận xét.
- Quan sát lược đồ
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc trước lớp.
- Chia nhóm 4 thảo luận 
1) Năm 1786, do Nguyễn Huệ chỉ huy nhằm mục đích là tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. 
2) Chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên. Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế giữ kinh thành. 
3) Một viên tướng quả quyết rằng nghĩa quân đi đường xa, lại tiến vào xứ lạ không quen khí hậu, địa hình nên chỉ cần đánh một trận là nhà Chúa sẽ thắng, một viên tướng khác thề đem cái chết để trả ơn chúa. Vì thế Trịnh Khải yên lòng ra lệnh dàn binh đợi nghĩa quân đến. 
4) Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy. 
 5) Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ được họ Trịnh. 
- Một vài nhóm trình bày diễn biến cuộc chiến thắng. 
- Làm việc nhóm 6.
- Các nhóm lần lượt lên thể hiện tiểu phẩm .
- Lớp nhận xét.
 - Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long đã làm chủ được Thăng Long tiêu diệt họ Trịnh có ý nghĩa rất quan trọng mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
- HS đọc trước lớp.
- Năm 1786 do Nguyễn Huệ chỉ huy, mục đích là tiêu diệt họ Trịnh.
- Lắng nghe. 
-----------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 31 tháng 03 năm 2017
Tiết 1: ĐỊA LÍ: NGƯỜI DÂN VÀ HĐSX Ở ĐBDH MIỀN TRUNG (tt)
I. MỤC TIÊU 
- Trình bày được một số nét tiêu biểu về hoạt động du lịch, công nghiệp và lễ hội của người dân ĐBDHMT.
- Mô tả được quy trình làm đường mía.
- Biết sử dụng tranh ảnh mô tả, tìm thông tin có liên quan.
GDBVMT: Bảo về không khí nguồn nước.
GDBĐ: HS biết các nguồn tài nguyên từ biển (qua khu vực đồng bằng ven biển miền Trung).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét gì về dân cư của vùng ĐBDHMT ?
- Nhận xét lại, tuyên dương.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
* Hoạt động du lịch ở ĐBDHMT
- Treo lược đồ, yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi.
- Các ĐBDHMT nằm ở vị trí nào so với biển ?
- Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch ?
- Yêu cầu HS kể tên một số bãi biển đẹp.
- Một số di tích lịch sử ở ĐBDHMT ?
- Điều kiện phát triển du lịch có ý nghĩa gì đối với đời sống người dân ?
* Phát triển công nghiệp
- Phát triển loại hình giao thông nào ?
- Là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì ?
- Giới thiệu ĐBDHMT còn phát triển ngành công nghiệp mía đường.
- Yêu cầu HS kể tên các sản phẩm làm từ mía đường.
- Yêu cầu HS nêu các công việc để sản xuất mía đường.
- Giới thiệu ngành công nghiệp lọc dầu, khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất.
* Lễ hội ở ĐBDHMT
- Yêu cầu HS đọc sách, kể tên các lễ hội
- Yêu cầu HS mô tả Tháp Bà và các hoạt động ở lễ hội Tháp Bà.
* Ghi nhớ: SGK
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài. 
- Chuẩn bài bài sau. 
- HS thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS quan sát lược đồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_lop_4_tuan_28.doc