Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2012-2013

Tiết 16 : Chính tả

 KÉO CO(TR/156)

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

 - Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn văn. Sai không quá 5 lỗi chính tả.

 - Làm đúng BT2b.

B. CHUẨN BỊ :

 - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2b

 - SGK, VBT .

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Kiểm tra bài cu : Cánh diều tuổi thơ .

 - Tìm và đọc 5 từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ ch cho( TB, Yếu)

 - 2 HS(TB, Yếu ) lên bảng viết , lớp viết bảng con : trốn tìm , cắm trại , chọi dế .

 2.Bài mới :

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

Giới thiệu bài : Kéo co .

Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả .

- Gọi HS đọc đoạn văn

- Tìm từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và

luyện viết bảng con : Hữu Trấp, Quế võ,

 Bắc ninh, Tích Sơn, ganh đua, khuyến khích , Vĩnh Phúc .

- GV chú ý HS(TB, yếu)

- Nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn , những tên riêng cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai .

- Viết chính tả.

- Chấm , chữa 7 – 10 bài .

Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập chính tả

Bài tập 2a : Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu r/ d/ gi

- Nêu yêu cầu BT .

- Phát bảng nhóm cho một số em viết lời giải , làm xong cầm lên bảng .

- Dán lên bảng tờ phiếu có lời giải đúng

- GV nhận xét.

Hoạt động cả lớp

- HS (Khá, giỏi) đọc. Cả lớp theo dõi - Đọc đoạn văn từ Hội làng Hữu Trấp .chuyển bại thành thắng .

- HS ( TB, Yếu, khá, giỏi) tìm từ khó, luyện viết bảng con .

- Đọc thầm lại đoạn văn . Cả lớp .

- Viết bài vào vở .

- Soát lại, chữa bài .

Hoạt động nhóm

- Đọc thầm yêu cầu BT , suy nghĩ .

- Thảo luận nhóm(khá, giỏi, TB, yếu)

- Tiếp nối nhau đọc kết quả .(TB,Yếu)

- HS(khá, giỏi) nhận xét.

- Cả lớp viết từ ngữ tìm được vào vở .

 

doc 33 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỘNG ( tiết 1 )TR/23
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nêu được ích lợi của lao động.
 - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
 - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
 * Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.
B. CHUẨN BỊ :
 - Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai .
 - SGK đạo đức 4 .
 - Phiếu học tập HĐ1 , HĐ2 .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ : Biết ơn thầy giáo , cô giáo .(tiết 2)
 - Vì sao chúng ta cần phải biết ơn , kính trọng thầy cô giáo ? ( Vì các thầy giáo , cô giáo ....biết ơn các thầy giáo cô giáo ) (TB, Yếu)
 - Nêu các bài hát , bài thơ , ca dao , tục ngữ nói về công lao của các thầy giáo , cô giáo (Khá , giỏi)
 - Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo , cô giáo ? ( Cố giắng học tập , rèn luyện để khỏi phụ lòng thầy cô ; Chúc mừng thầy giáo cô giáo khi cần thiết ; Lễ phép chào hỏi khi gặp thầy giáo , cô giáo ) (TB, Yếu)
 Nhận xét 
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : 
- Treo tranh lên bảng , yêu cầu quan sát và cho biết tranh vẽ cảnh gì ?
- Kết luận và giới thiệu : Cậu bé này có tên là Pê – chi – a trong bài Yêu lao đông qua truyện Một ngày của Pê – chi –a .
- Ghi tựa bài và tên truyện lên bảng lớp 
Hoạt động 1 : Truyện Một ngày của Pê-chi-a .
- Yêu cầu HS mở sách trang 23 
- GV kể truyện 
- Gọi HS đọc lại truyện .
- Gọi HS đọc 3 câu hỏi SGK 
- Yêu cầu làm việc theo nhóm 6 , phát phiếu học tập cho các nhóm làm việc . TG 2 phút 
* Mỗi dãy bàn thảo luận 1 câu hỏi 
- Nhom1+2: Hãy so sánh một ngày của Pê – chi – a với những người khác trong câu chuyện .
- Nhóm 3+4: Theo em , Pê - chi- a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xãy ra ? 
- Nhóm 5+6 : Nếu là Pê – chi –a , em sẽ làm gì ?
- Kết luận : Cơm ăn , áo mặc , sách vở  đều là sản phẩm của lao động , lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn . 
* Tại sao mọi người phải lao động .
(Nhắc HS giảm tải“ Lười lao động ...chê trách”) 
* Em hiểu 2 câu thơ này nói gì ? “Bàn tay ta ...sỏi đá cũng thành cơm”
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK 
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân ( Bài tập trắc nghiệm ) Đổi BT1 SGK .
- Đính nội dung BT lên bảng 
- Gọi HS đọc BT 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân , phát phiếu học tập cho từng HS làm bài . TG 2 phút 
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Sửa chữa bài , thống nhất ý kiến đưa thẻ màu đỏ . Ý b/, c/.
- Tại sao em không chọn câu b/ ; câu e/ 
- Nhận xét , tuyên dương cả lớp đều làm đúng .
Hoạt động 3 : Đóng vai ( BT 2 , SGK ) .
- Yêu cầu HS đọc tình huống SGK 
- Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận , đóng vai một tình huống 
* Nhóm 1 + 2 +3 : tình huống a / 
* Nhóm 4 + 5 + 6 : tình huống b /
- Nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống .
* Chúng ta phải tích cực tham gia lao động ở gia đình , nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh của bản thân .
- HS quan sát và trả lời : Tranh vẽ cánh đồng có máy cày đang xới dất và có một bạn trai đang nhìn còn người phụ nữ mắt nhìn cậu bé tay chỉ về hướng máy cày . (Khá, giỏi) HS khác nhận xét .(khá, giỏi)
Hoạt động lớp , cá nhân .
- HS mở SGK 
- Lắng nghe .
- 1 em đọc (Khá, giỏi)
- 3 HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi SGK (TB,Yếu)
- Các nhóm làm việc theo phiếu học tập được giao (Khá,giỏi, TB, Yếu )
- Đại diện các nhóm trình bày .(TB, yếu)
- Cả lớp trao đổi , tranh luận .(Khá, giỏi)
* Trong khi mọi người trong truyện hăng say làm việc như lái máy cày , lái máy liên hợp đã gặt đã đập lúa . Còn Pê – chi – a lại bỏ phí một ngày không làm gì cả .
* Pê – chi – a sẽ cảm thấy hối hận , nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày cho nên Pê – chi – a sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ sau đó 
* Em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn vì phải lao động thì mới làm ra của cải , cơm ăn , áo mặc ...để nuôi sống được bản thân và xã hội
* Lao động giúp con người phát triển lành mạnh ...với khả năng của mình .( Khá, giỏi) -2 HS TB, Yếu) nhắc lại.
 * Ý nói có bàn tay làm được tất cả . Con người chịu lao động thì sỏi đá cũng thành cơm.
 (Khá, giỏi ) 
- 3 HS đọc to (TB, Yếu)
Hoạt động cá nhân 
- 1 HS đọc BT . (TB,Yếu )
- HS làm bài cá nhân 
- 1 HS làm bài trên bảng lớp (TB, Yếu)
- HS(khá, giỏi) nhận xét.
* Vì lao động ai ai cũng phải lao động chứ không riêng về người nghèo ; công việc của mình thì phải làm cứ không nhờ người khác .
(TB,Yếu)
- 2 HS nối tiếp nhau đọc SGK (TB,Yếu)
- Các nhóm thảo luận , chuẩn bị đóng vai 
(Khá, giỏi, TB, Yếu)
- 2 nhóm lên đóng vai. Có (TB, Yếu)
- Các nhóm còn lại nhận xét , nêu cách ứng xử khác .(khá, giỏi)
 3. Hoạt động nối tiếp : 
 - Em đã làm được những công việc gì ? ( Lau nhà , quét nhà , nấu cơm , làm tốt nhiệm vụ được giao ) (TB, Yếu)
 - Nhận xét lớp. 
 - Sưu tầm các bài hát , bài thơ , ca dao , tục ngữ  ca ngợi lao động .
 - Chuẩn bị : Yêu lao động. (tt)
Tiết 16: Kể chuyện 
	 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA(TR/158)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Chọn được câu chuyện( được chúng kiến hoặc tham gia ) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
 - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
B.CHUẨN BỊ :
 - Bảng lớp viết đề bài , 3 cách xây dựng cốt truyện .
 - SGK .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
 Gọi HS kể câu chuyện đã được nghe , được đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em .(TB,Yếu)
 2. Bài mới :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Giới thiệu truyện : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS phân tích đề .
- Viết đề bài , gạch dưới từ ngữ quan trọng trong đề , giúp HS xác định đúng yêu cầu đề : đồ chơi của em – của các bạn .
- Phải là truyện có thực, nhân vật trong truyện là em hoặc bạn bè, lời kể cần giản dị , tự nhiên .
Hoạt động 2 : Gợi ý kể chuyện .
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý và M SGK 
- Nhắc HS chú ý :
+ SGK nêu 3 hướng xây dựng cốt truyện , em có thể kể theo một trong ba hướng đó 
+ Khi kể , nên dùng từ xưng hô là tôi .
- Khen những em đã chuẩn bị dàn ý cho truyện kể ở nhà trước .
Hoạt động 3 : Thực hành kể chuyện .- Đến từng nhóm , nghe HS kể , hướng dẫn , góp ý. 
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp .
- Nhận xét về : nội dung , cách kể , cách dùng từ , đặt câu , ngữ điệu 
- Cả lớp nhận xét bình chọn bạn có truyện kể hay nhất , bạn kể chuyện hay nhất .
-HS(TB,Yếu ) đọc yêu cầu bài. Cả lớp theo dõi. 
-HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ đồ chơi của em – của các bạn 
- 3 em (TB,Yếu)tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý SGK . Cả lớp theo dõi .
- Một số em tiếp nối nhau nói hướng xây dựng cốt truyện của mình .(Khá, giỏi)
- Từng cặp kể cho nhau nghe .( Khá, TB, giỏi, Yếu)
- Vài em tiếp nối nhau thi kể trước lớp .
- Kể xong , nêu ý nghĩa truyện hoặc trả lời câu hỏi của thầy , của các bạn về truyện của mình .(Khá, giỏi)
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Khen những em chăm chú nghe bạn kể , nhận xét chính xác , đặt câu hỏi hay
 - Nhận xét tiết học . 
 - Chuẩn bị: Một phát minh nho nhỏ. 
Thứ tư, ngày 12 tháng 12 năm 2012
Tiết 78: Toán 
	 CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TR/86)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ chữ số ( chia hết, chia có dư)
B. CHUẨN BỊ :
 SGK, Vở , bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Thương có chữ số 0 .
 Gọi 3 HS( TB, Yếu ) lên bảng tính , cả lớp theo dõi 
 5874 58 31902 78 28350 47 
 174 103 0702 409 150 603
 00 00 00
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Chia cho số có ba chữ số .
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách chia .
a) Trường hợp chia hết : 
- Ghi phép chia ở bảng : 1944 : 162 = ?
- Hướng dẫn đặt tính 
- Lưu ý : Cần ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia .
b) Trường hợp chia có dư :
- Ghi phép chia ở bảng : 8469 : 241 = ?
- Hướng dẫn đặt tính 
- Lưu ý : Cần ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia .
Hoạt động 2 : Vận dụng qui tắc
Bài 1a :Đặt tính rồi tính
-Yêu cầu HS tính trên bảng con.
- Gọi 2HS lên bảng chữa bài.
- Chú ý HS(TB, yếu)
Bài 2 b : Tính giá trị của biểu thức :
- Ghi lên bảng 8700 : 25 : 4 
- Yêu cầu HS làm trên nháp.
- Gọi HS chữa bài. 
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
1944 162
0324 12 
 000
- HS đọc lại cách đặt tính.(khá, giỏi)
- Tiếp tục theo dõi . Một em(Khá, Giỏi ) lên bảng 
8469 241 
1239 35 
 034
- HS đọc lại cách đặt tính.(TB, Yếu)
Hoạt động lớp .
- Đặt tính rồi tính .
- Thi đua sửa bài ở bảng . ( TB, Yếu).
- HS (khá, giỏi nhận xét
 6420 321 4957 165 
 000 20 0007 30 
- Nêu lại quy tắc tính giá trị biểu thức rồi thực hiện . (TB, Yếu )
 b. 8700 : 25 :4 = 348 : 4 = 87 
 -HS (TB, Yếu) sửa bảng 
- HS(khá, giỏi) nhận xét. 
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Nêu lại cách chia cho số có ba chữ số (TBH,Yếu)
 - Nhận xét lớp - Làm lại bài tập 1/ 86 - Chuẩn bị Luyện tập.
Tiết 32: Tập đọc 
	 TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”(TR/158)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Đọc trôi chảy,rành mạch, diễn cảm. Biết nhấn giọng các từ ngữ kho phù hợpù. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài ( Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
 - Hiểu nội dung : Chú bé người gỗ( Bu-ra-ti-nô ) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. ( trả lời được các CH trong SGK)
B. CHUẨN BỊ :
 - Tranh minh họa bài đọc SGK .
 - Bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn đọc diễn cảm .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Kéo co .
- Kiểm tra 3 em (TB,Yếu)tiếp nối nhau đọc bài Kéo co , trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc 
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : Trong quán ăn “Ba cá bống” Giới thiệu truyện Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Bu-ra-ti-nô.
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Hướng dẫn phân đoạn : Có thể chia bài thành 3 đoạn 
+ Đoạn 1 : Từ đầu  cái lò sưởi này .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  Các-lô ạ .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Chỉ định HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài ( 2 lượt ) ( lượt 2 dành HS yếu đọc )
Lượt 1 : Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm .
Lượt 2 :Gọi HS đọc phần chú thích.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp .
- Gọi HS đọc cảbài .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc đoạn giới thiệu và trả lời câu hỏi. ( Dành HS yếu )
* Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba
a/ Bu-ra-ti-nô muốn tìm ra số tiền mà lão Ba-ra-ba giấu .
b/ Bu-ra-ti-nô muốn tìmchiếc chìa khoá vàng .
c/ Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu 
d/ Bu-ra-ti-nô cần biết lão ba-ra-ba ở đâu tới . 
-Yêu cầu HS đọc thầm cả bài, các nhóm trả lời và bổ sung.
Nhóm 1 + 2 : Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật ?
Nhóm 3 + 4 : Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ?
Nhóm 5 + 6 : Tìm những hình ảnh , chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú .
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- Chỉ định HS đọc nối tiếp theo cách phân vai..
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn : Cáo lễ phép  nhanh như mũi tên .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
-Theo dõi
Hoạt động cả lớp
- Tiếp nối nhau đọc.(TB, Yếu)
-1 HS đọc chú giải.(TB , Yếu)
- HS đọc theo cặp. Giỏi, Yếu . Khá , TB)
- 1 HS đọc bài ( Khá, Giỏi )
- 1 HS(TB, Yếu ) đọc đoạn giới thiệu và trả lời câu hỏi. 
* Chọn đáp án c / Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu .(TB Yếu)
- Thảo luận nhóm 2 (Khá, TB. Giỏi, Yếu )
- Đọc đoạn 2 .
* Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn , ngồi im , đợi Ba-ra-ba uống rượu say , từ trong bình hét lên : Kho báu ở đâu .... nên đã nói ra bí mật .(TB, Yếu)
- Đọc đoạn 3 .
* Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất , đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền . Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan . Bu-ra-ti-nô ...... chú lao ra ngoài .( TB, Yếu)
- Đọc toàn bài .
- Phát biểu tự do (Khá, giỏi)
Hoạt động cả lớp
- 4 em đọc truyện theo cách phân vai .
(Khá, giỏi, TB, Yếu )
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .(Giỏi, Yếu)
(TB, Yếu)
- 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp .(Khá, giỏi)
 3.Củng cố , dặn dò :
 - Nêu ý chính của bài .(Khá, Giỏi)
 - Giáo dục HS biết lên án những kẻ độc ác .
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị: Rất nhiều mặt trăng.
Tiết 16 : Địa lí 
	 THỦ ĐÔ HÀ NỘI(TR/109)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội.
 - Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ ( lược đồ). 
B.CHUẨN BỊ : 	
 - Bản đồ hành chính .
 - Lược đồ thành phố Hà Nội phóng to 
 - Phiếu học tập 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ(tt)(TB, Yếu)
 - Kể tên một số nghề à thủ công của người dân ĐBBB.
 - Kể tên chợ phiên ở ĐBBB
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Giới thiệu bài : Thủ đô Hà Nội
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp 
 Hà Nội – thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ .
- Nói : Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc .
- Treo bản đồ hành chính , lược đồ Hà Nội lên bảng .
- Yêu cầu HS quan sát SGK trả lời câu hỏi : 
* Hà Nội giáp ranh với những tỉnh nào ?
* Yêu cầu HS lên bảng chỉ lược đồ và bản đồ tìm vị trí Hà Nội .
- Kết luận : Thũ đô HN nằm ở Trung tâm ĐBBB có sông Hồng chảy qua , rất thuận lợi để thông thương với các vùng . HN được coi là đầu mối giao thông quan trọng của ĐBBB , miền bắc và cả nước đặc biệt đường hàng không của HN nối liền với nhiều nước khác .
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
Thành phố cổ đang ngày càng phát triển .
- Yêu cầu HS hoàn thiện câu hỏi :
* Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào ?
* Lúc đó HN có tên là gì ?
* Thủ đô HN còn có những tên gọi nào khác ?
* Tới nay HN được bao nhiêu tuổi ?
* Quan sát các hình 3 4 em hãy cho biết khu phố cổ và khu phố mới có gì khác nhau ( về nhà cửa , đường ...)
- Kết luận : HN có nhiều phố đẹp hiện đại . Chẳng hạn đường Nguyễn Chí Thanh được gọi là con đường đẹp nhất VN .
- Chỉ trên bản đồ khu phố cổ , khu phố mới .
Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm 
Hà Nội – trung tâm chính trị , văn hóa , khoa học và kinh tế lớn của cả nước .
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
Nhóm 1 + 2 : Kể tên các cơ quan làm việc của lãnh đạo nhà nước , các đại sứ quán .
Nhóm 3 + 4 : Kể tên các nhà máy , trung tâm thương mại , chợ lớn , siêu thị , ngân hàng , bưu ở Hà Nội.
Nhóm 5 + 6 : Kể tên các viện bảo tàng , viện nghiên cứu , trường đại học , thư viện ở Hà Nội. 
- Các nhóm lần lượt trình bày .
- Yêu cầu quan sát các hình 5 , 6 ,7 ,8 ,9 , tìm những hình ảnh thể hiện Hà Nội là trung tâm chính trị văn hoá , khoa học , kinh tế lớn của cả nước .
- Kết luận : Hà Nội là thủ đô của cả nước , với nhiều cảnh đẹp là trung tâm , chính trị , văn hoá , khoa học , kinh tế của cả nước . Năm 2000 HN đã được cả thế giới biết đến là thành phố về hòa bình . Chúng ta tự hào về điều đó .
Hoạt động lớp 
- Quan sát bản đồ hành chính , kết hợp lược đồ SGK 
- Trả lời các câu hỏi mục I SGK . (Khá, giỏi)
* Hà Nội giáp với Thái Nguyên , bắc Giang , Bắc Ninh , Hưng Yên , Hà Tây , Vĩnh Phúc 
* 2 HS chỉ lược đồ (Khá, giỏi )
Hoạt động cá nhân 
- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình , SGK , tranh , ảnh , trả lời 
* HN được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm 1010 (TB, Yếu)
* HN có tên là Thăng Long . (TB, Yếu)
* Hà Nội đã từng có các tên : Đại La , Thăng Long , Đông Đô , Đông Quan  Năm 1010 có tên là Thăng Long . (TB, Yếu)
* Tới nay HN được 998 tuổi . (Khá, giỏi)
* HS ( Khá, giỏi) phát biểu .
Hoạt động lớp, nhóm đôi(Khá, giỏi.TB Yếu) 
- Các nhóm dựa vào tranh , ảnh , SGK và vốn hiểu biết của bản thân , thảo luận theo các gợi ý sau : 
* Quốc hội , văn phòng chính phủ , đại sứ quán Mỹ , đại sứ Anh , Pháp ...(TB, Yếu)
* Nhà máy công cụ số 1 , nhà máy cao su Sao vàng , Siêu thị Me tro , Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn , Bưu điện Hà Nội) (TB, Yếu)
* Bảo tàng quân đội . lịch sử dân tộc học ; thư viện Quốc gia , Đại học Quốc gia Hà, Nội , Đại học sư phạm Hà Nội . (TB, Yếu)
+ Trung tâm chính trị : nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước ( hình 5) .
+ Trung tâm kinh tế : công nghiệp , thương mại , giao thông  ( hình 8) 
+ Trung tâm văn hóa , khoa học :viện nghiên cứu , trường đại học , viện bảo tàng ..( hình 6,7)( Khá, giỏi)
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Nêu ghi nhớ SGK . ( TB, Yếu)
 - Nhận xét lớp. 
 - Chuẩn bị: Ôn tập HKI
Tiết 31: Tập làm văn 
	 LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG(TR/160)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trò chơi( hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.
 * Kĩ năng giao tiếp. Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
B. CHUẨN BỊ :	
 - Tranh minh họa 
 - SGK , VBT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ: Quan sát đồ vật .
 - Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến điều gì ? (TB, Yếu)
 - Đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em thích .(TB, Yếu)
 2. Bài mới :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Giới thiệu bài : Luyện tập giới thiệu địa phương .
Bài 1 : Đọc bài văn và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại , suy nghĩ , trao đổi , trả lời lần lượt các câu hỏi, phát biểu ý kiến.
* Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của những địa phương nào ?
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
- Nhắc HS giới thiệu tự nhiên , sôi động , hấp dẫn , cố gắng diễn đạt bằng lời của mình .
Bài 2: 
- Đề bài : giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê hương em . 
- Yêu cầu quan sát tranh SGK
- Mở đầu bài giới thiệu nói rõ :
 * Quê em ở đâu , có trò chơi hoặc lễ hội gì ?
* Gọi HS giới thiệu 
* Làm việc theo cặp .
* Tổ chức thi giới thiệu trò chơi , lễ hội .
* GV nhận xét tuyên dương các em thực hiện tốt.
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT .(TB, Yếu)
- Cả lớp đọc lướt bài Kéo co , thực hiện lần lượt từng yêu cầu BT (TB,Yếu)
* Làng Hữu Trấp , huyện Quế Võ , tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn , thị xã Vĩnh Yên , tỉnh Vĩnh Phúc 
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT(TB, Yếu) , quan sát 6 tranh minh họa SGK , nói tên những trò chơi , lễ hội được vẽ trong tranh . Tự so sánh ở địa phương mình có những trò chơi , lễ hội như trên không .(TB,Yếu). 
* Tiếp nối nhau phát biểu giới thiệu quê mình trò chơi hoặc lễ hội mình muốn giới thiệu .(Khá, giỏi )
* Từng cặp thực hành giới thiệu trò chơi , lễ hội của quê mình (Giỏi, Yếu. TB, khá)
* Thi giới thiệu trò chơi , lễ hội trước lớp .
 (TB, Yếu ) . 
- HS Khá, giỏi) nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò : 
 - Nhận xét lớp.
 - Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cho tốt hơn 
 - Chuẩn bị: Quan sát đồ vật. 
 Thứ năm,ngày 13 tháng 12 năm 2012
Tiết 79: Toán 
	 LUYỆN TẬP(TR/87)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Biết chia cho số có ba chữ số.
B. CHUẨN BỊ :
 SGK, bảng con , vở 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Chia cho số có ba chữ số .
 - Gọi HS(TB, Yếu) lên bảng tính : 6420 : 321 = 20 ; 4957 : 165 = 30 ( dư 7 ) 
 - Lớp nhận xét 
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài : Luyện tập .
Bài 1a :Đặt tính rồi tính
-Yêu cầu HS tính vào vở ( HS yếu tính 2 phép đầu )
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét.
1b:HS làm bảng con
- Đặt tính rồi tính . 
Lên bảng chữa bài . Nêu cách làm (TB, Yếu) .- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
708 : 354 = 2 ; 7552 : 236 = 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc