Giáo án Lớp 4 tuần 16

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

- Giải bài toán có lời văn.

- Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1; 2); bài 2.

- KNS: Tư duy logic, tư duy sáng tạo; hợp tác.

II. Đồ dùng dạy-học:

- Viết sẵn bài tập 1 vào bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy-học:

 

doc 37 trang Người đăng honganh Lượt xem 1431Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồ chơi.
HĐ2. HD làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nói cách chơi các trò chơi: ô ăn quan. lò cò, xếp hình,..
* Lò cò: dùng một chân vừa nhảy vừa di động một viên sỏi, mảnh sành hay gạch vụn...trên những ô vuông vẽ trên đất.
* Xếp hình: Xếp những hình bằng gỗ hoặc bằng nhựa có hình dạng khác nhau thành những hình khác nhau (người, ngôi nhà, con chó, ô tô)
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm cặp để xếp các trò chơi vào ô thích hợp. (phát phiếu cho 2 nhóm). 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả phân loại (2 nhóm lên dán phiếu).
- Cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng
* Trò chơi rèn luyện sức mạnh.
* Trò chơi rèn luyện sự khéo léo.
* Trò chơi rèn luyện trí tuệ.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu
- Các em hãy đọc câu tục ngữ, suy nghĩ và đánh dấu chéo vào ô có nghĩa thích hợp.
- Dán tờ phiếu lên bảng, gọi HS lên bảng đánh dấu vào ô có nghĩa ứng với mỗi câu tục ngữ. 
- Cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại bảng đúng.
- Yêu cầu HS đọc nhẩm thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ trên.
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Muốn làm được bài này, các em phải xây dựng tình huống đầy đủ, sau đó dùng câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn, có tình huống có thể dùng 1,2 thành ngữ, tục ngữ. 
- Các em hãy trao đổi nhóm cặp thực hiện bài tập này (1 bạn khuyên bạn kia và ngược lại).
- Gọi lần lượt từng nhóm thực hiện trước lớp.
- Cùng HS nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc 4 thành ngữ, tục ngữ trên. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học 
- 3 HS lên bảng thực hiện. 
- Cần phải thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác 
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nối tiếp nhau nói cách chơi.
* Ô ăn quan: hai người thay phiên nhau bốc những viên sỏi từ các ô nhỏ lần lượt lượt rải lên những ô to để ăn những viên sỏi trên các ô to ấy; chơi đến khi "hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng" thì kết thúc; ai ăn được nhiều quân, quan hơn thì thắng.
- Trao đổi theo cặp.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét.
* kéo co, vật
* nhảy dây, lò cò, đá cầu
* ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Suy nghĩ, làm bài.
- lần lượt 4 HS lên bảng đánh dấu vào ô thích hợp.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc câu thành ngữ, tục ngữ, 1 HS đọc nghĩa của câu.
. Làm một việc nguy hiểm - chơi với lửa
. Mất trắng tay - chơi diều đứt dây.
. Liều lĩnh ắt gặp tai họa - chơi dao có ngày đứt tay.
.Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống - Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. 
- HS nhẩm thuộc,
- 3 HS lần lượt thi đọc thuộc lòng 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- lắng nghe, ghi nhớ
- Thực hiện trong nhóm đôi.
- Từng nhóm nối tiếp nhau nói lời khuyên bạn.
a. Em sẽ nói với bạn : "Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. Cậu nên chọn bạn tốt mà chơi".
b. Em sẽ nói: "cậu xuống ngay đi. Đứng có chơi với lửa".
 Em sẽ bảo: "Chơi dao có ngày đứt tay đấy. Xuống đi thôi".
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ tư, ngày 07 tháng 12 năm 2011
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 32 Bài: 	TRONG QUÁN ĂN “ BA CÁI BỐNG” 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Tooc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
-Hiểu ND: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học:
-Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
1. Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? 
2. Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
3. Nội dung của bài kéo co này là gì? 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và nói: Đây là bức tranh kể lại một đoạn trong những chuyện kì lạ của chú bé bằng gỗ Bu-ra-ti-nô. Đó là một chú bé có cái mũi rất dài mà trẻ em trên thế giới rất yêu thích chú. Vì sao chú lại được nhiều bạn nhỏ biết đến như vậy? Các em cùng tìm hiểu qua đoạn trích "Ba cá bống".
HĐ2. HD luyện đọc 
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc cả bài.
- Gợi ý HS chia đoạn.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài 
- HD HS luyện phát âm: Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô,..
- Gọi HS đọc 4 đoạn lần 2.
- Giảng nghĩa từ trong bài: mê tín, ngay dưới mũi,..
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm đôi.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu lần 1.
HĐ 3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
1. Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba?
2. Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điểu bí mật? 
3. Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào? 
- Các em hãy đọc lướt toàn bài và tìm những hình ảnh, chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
- Hãy nêu nội dung chính của bài ?
HĐ 4. HD HS luyện đọc phù hợp nội dung bài.
- GV đọc mẫu lần 2.
- Gọi 4 HS đọc truyện theo cách phân vai.
- Yêu cầu HS lắng nghe, theo dõi tìm ra giọng đọc đúng từng lời nhân vật.
- HD HS đọc diễn cảm một đoạn.
+ GV đọc mẫu. 
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm 4 theo cách phân vai.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nội dung chính của bài là gì ? 
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát đầu giờ.
-3 HS lần lượt lên bảng đọc 3 đoạn của bài và trả lời.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe, dọc thầm theo.
- 4 đoạn (đoạn 1 phần dẫn truyện).
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
+ Đoạn 1: Từ đầu...lò sưởi này.
+ Đoạn 2: Tiếp theo...Các-lô-ạ.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS luyện đọc cá nhân.
- 4 HS đọc 4 đoạn lần 2.
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc trong nhóm đôi.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
 1. Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu.
2. Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, ngồi im, đợi Ba-ra-ba uống rượu say, từ trong bình hét lên: Kho báu ở đâu, nói ngay, khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời hét ma quỷ nên đã nói ra bí mật.
3. Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền. Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài
- HS nối tiếp nhau trả lời:
+Em thích hình ảnh Bu-ra-ti-nô chui vào chiếc bình bằng đất, ngồi im thin thít
+Em thích hình ảnh lão Ba-ra-ba uống say rượu say rồi ngồi hơ bộ râu dài.
+Em thích hình ảnh mọi người đang há hốc mồm nhìn Bu-ra-ti-nô lao ra ngoài.
+Thích hình ảnh cáo A-li-xa bủn xỉn, đếm đi đếm lại mười đồng tiền vàng, rồi thở dài đưa cho mèo một nửa.
- HS nêu.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- 4 HS đọc theo cách phân vai: người dẫn chuyện, Ba-ra-ba, Bu-ra-ti-nô, cáo A-li-xa. 
- Lắng nghe, theo dõi, phát biểu cách đọc diễn cảm từng lời nhân vật: 
+ Toàn bài với giọng khá nhanh, bất ngờ, hấp dẫn; đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật:
+ Lời ngưỡi dẫn chuyện: chậm rãi (phần đầu truyện), nhanh hơn, bất ngờ, li kì (phần sau).
+ Lời Bu-ra-ti-nô: thét, dọa nạt.
+ Lời lão Ba-ra-ba: lúc đầu hùng hổ, sau ấp úng, khiếp đảm.
+ Lời cáo A-li-xa: chậm rãi, ranh mãnh
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Thực hiện luyện đọc trong nhóm.
- Vài nhóm thi đọc diễn cảm. 
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS nêu.
Môn: TOÁN
Tiết 78 	Bài: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
-Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (Chia hết, chia có dư).
- KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; tư duy lo gic.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Phiếu bài tập 1 cột b.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng thực hiện các phép tính. 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Trường hợp chia hết.
- Ghi bảng: 1944 : 163 
- Gọi 1 HS lên bảng tính, cả lớp làm vào vở nháp. 
- Yêu cầu HS nêu cách chia.
- 1944 : 162 là phép chia hết hay chia có dư? 
HĐ3. Trường hợp chia có dư
 - Ghi bảng: 8469 : 241 
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và nêu cách tính 
- Em có nhận xét gì về số dư và số chia? 
- Trong phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia
HĐ4. Thực hành.
Bài 1 cột b: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, HS thực hiện vào bảng nháp.
- Nhận xét, đánh giá.
- Lưu ý HS cách ước lượng thương.
Bài 2: Khuyến khích HS khá giỏi.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc tính giá trị của biểu thức.
- Gọi một số HS lần lượt lên bảng thực hiện.
*Bài 3: Khuyến khích HS khá giỏi.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Muốn biết cửa hàng nào bán hết số vải sớm hơn và sớm hơn mấy ngày, em cần biết gì? 
- Yêu cầu HS giải bài toán trong nhóm đôi (phát phiếu cho 2 nhóm).
- Gọi một số HS trình bày bài giải. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại cách ước lượng thương khi thực hiện phép chia cho HS ghi nhớ và thực hiện.
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- 3 HS lên bảng thực hiện:
10278 : 94 = 36570 : 49 = 
 22622 : 58 = 
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp.
 1944 162
 0324 12
 000
- HS nêu.
- Là phép chia hết 
- HS đặt tính 
 8469 241
 1239 35
 1239
 034 
- Số dư nhỏ hơn số chia.
- HS thực hiện bảng con.
b. 6420 : 321 = 4957 : 156 = 
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Mẫu b. 8700 : 25 : 4 = 348 : 4 = 87 
- 1 HS đọc to trước lớp.
- Em cần biết số ngày cửa hàng thứ nhất bán hết số vải, số ngày cửa hàng thứ hai bán hết số vải. 
- HS thực hành giải bài toán trong nhóm đôi.
- HS khá, giỏi trình bày bài giải.
 Số ngày cửa hàng thứ nhất bán hết 7128 m vải là:
 7128 : 264 = 27 (ngày)
Số ngày cửa hàng thứ hai bán hết 7128 m vải là:
 7128 : 297 = 24 (ngày)
 Vì 24 < 27 nên cửa hàng thứ hai bán hết số vải sớm hơn. 
 Số ngày bán sớm hơn là:
 27 - 24 = 3 (ngày)
 Đáp số: 3 ngày 
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Môn: KHOA HỌC 
Tiết 32 Bài: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: khí ni-tơ, khí ôxy, khí các-bô-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Lọ thủy tinh, nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ, nước vôi trong.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
Yêu cầu HS lên bảng trả lời:
1. Không khí có những tính chất gì?
2. Nêu ví dụ về việc ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Không khí gồm những thành phần nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HĐ 2. Xác định thành phần của không khí
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- Gọi HS đọc mục thực hành. 
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm. 
- Yêu cầu HS đọc kĩ cách làm và cùng thảo luận đặt ra câu hỏi: có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là ô xi duy trì sự cháy và khí ni tơ không duy trì sự cháy không? 
- Mô tả hiện tượng xảy ra sau khi úp lọ thuỷ tinh.
- Khi nến tắt, nước trong cốc thế nào? Tại sao? 
- Phần không khí còn lại có duy trì được sự cháy không? Vì sao?
- Qua thí nghiệm trên ta thấy không khí gồm mấy thành phần chính? 
 - Gọi các nhóm trình bày 
Giảng và kết luận: Qua thí nghiệm ta thấy: thành phần duy trì sự cháy là khí ô xi, thành phần không duy trì sự cháy là khí ni tơ. Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni tơ gấp 4 lần thể tích khí ô xi trong không khí. Thực tế khi đun bếp củi, than hay rơm, nếu ta không cào rỗng bếp sẽ dễ bị tắt.
- Gọi HS nhắc lại 2 thành phần của không khí.
HĐ3. Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 6, sau đó GV rót nước vôi trong vào cốc cho các nhóm. 
- Gọi HS đọc to thí nghiệm 2.
- Các em quan sát kĩ nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần. 
- Sau đó các em xem hiện tượng gì xảy ra và giải thích tại sao có hiện tượng đó. 
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Kết luận: Trong không khí và trong hơi thở của chúng ta có chứa khí các-bô-níc. Khí các-bô-níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẫn đục.
- Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc? 
- Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa 4,5 và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Theo em không khí còn chứa những thành phần nào khác? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó. 
- Không khí gồm những thành phần nào? 
Kết luận: Không khí gồm 2 thành phần chính là ô xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK. 
- Chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí? 
- Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- HS lần lượt lên bảng trả lời.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Nhóm trưởng báo cáo.
- 1 HS đọc to trước lớp.
- HS làm thí nghiệm trong nhóm 6 như SGK.
- Thảo luận 
- Sau khi úp lọ thuỷ tinh 1 lúc thì nến tắt.
- Khi nến tắt nước trong cốc dâng lên vì sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ ấy. 
- Không duy trì được sự cháy vì vậy nến đã tắt.
- 2 thành phần chính là thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy. 
- Lần lượt một vài nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Vài HS nhắc lại. 
- Chia nhóm nhận đồ dùng 
- 1 HS đọc to trước lớp.
- quan sát và khẳng định nước vôi ở trong cốc trước khi thổi rất trong. 
- Quan sát, thảo luận về hiện tượng xảy ra, cử đại diện trình bày. 
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi trong không còn trong nữa mà đã bị vẫn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các-bô-níc.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS nối tiếp nhau trả lời:
+ Quá trình hô hấp của người, động vật, thực vật.
+ Khi đốt các hợp chất vô cơ hay hữu cơ.
+ Khi ta đun bếp.
+ Khí thải của các nhà máy.
+ Khói của ô tô, xe máy. 
- Quan sát hình minh họa thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời:
+ Trong không khí còn có hơi nước. Ví dụ: vào những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, trên nhà sàn, bờ tường, bàn ghế hơi ướt. 
+ Trong không khí còn chứa nhiều chất bụi bẩn. Ví dụ: khi ánh nắng chiếu qua khe cửa, nhìn vào tia nắng ta thấy các hạt bụi nhỏ bé lơ lửng trong không khí. 
+ Trong không khí còn chứa các khí độc do khói của nhà máy, khói xe máy, ô tô thải vào không khí.
+ Trong không khí còn có chứa các vi khuẩn do rác thải, nơi ô nhiễm sinh ra.
- ô xi và ni tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,..
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Vài HS đọc. 
HS nêu: Trồng nhiều cây xanh; Thường xuyên vệ sinh nơi ở; Vứt rác đúng nơi qui định, không để rác thối, rữa.
Môn: LỊCH SỬ.
Tiết 16 	Bài: CUỘC KHÁNG CHIẾN 
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
-Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội Nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các chiến sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo ( thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tấn công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh SGk phóng to, bảng phụ ghi các câu còn chỗ (...) 
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1. Tìm những sự kiện nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?
2. Công cuộc đắp đê đã đem lại kết quả gì?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
- Cho HS xem tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Tranh vẽ cảnh hội nghị Diên Hồng, Hội nghị này được vua Trần Thánh Tôn tổ chức để xin ý kiến của các bô lão khi giặc Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm về Hội nghị lịch sử này và đặc biệt biết thêm về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhân dân ta 
HĐ 2. Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần
- Gọi HS đọc SGK từ "Lúc đó...Sát Thát"
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để tìm từ điền vào chỗ (...) cho đúng câu nói, câu viết của 1 số nhân vật thời nhà Trần.
- Treo bảng phụ, gọi HS lên điền 
- Dựa vào SGK và kết quả làm việc trên, bạn nào hãy trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân dân nhà Trần. 
Kết luận: Cả 3 lần xâm lược nước ta, quân Mông-Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần. 
HĐ 3. Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến.
- Các em hãy đọc SGK, thảo luận nhóm 6 để trả lời các câu hỏi sau:
1. Nhà Trần đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
2. Nêu kết quả của cuộc kháng chiến?
3. Cuộc kháng chiến thắng lợi có ý nghĩa gì? 
- Gọi các nhóm trình bày
Kết luận: Khi giặc Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta vua tôi nhà Trần đã dùng kế rút lui để làm cho chúng hao tổn lực lượng. Khi chúng yếu thì ta tấn công quyết liệt. Nhờ thế mà cuộc kháng chiến thắng lợi.
HĐ 4. Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản 
- Tổ chức cho HS kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản
Kết luận: Trần Quốc Toản sinh ra và lớn lên trong không khí cả nước chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai.
- Năm 1282, nhà Trần tổ chức 1 hội nghị quân sự đặc biệt tại Bình Than. Tham dự hội nghị này là các quý tộc và tướng lĩnh cao cấp. Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nên không được dự. Ông tức đến nỗi bóp nát trái cam đang cầm trên tay mà không biết. Tan hội về, ông dựng cờ thêu sáu chữ vàng " Phá cường tặc, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo đáp ơn vua) để đi đánh giặc. Năm Ất Dậu 1285 ông hi sinh khi mới 18 tuổi.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc mục bài học.
- Giáo dục: Ghi nhớ công ơn của các vua tôi nhà Trần.
- Học bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng trả lời
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS trả lời.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. 
- 1 HS đọc 
- Thảo luận nhóm đôi.
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão: "đánh!"
+ Trong bài Hịch tướng sĩ có câu: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng".
+ Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay mình hai chữ "Sát Thát". 
- 1,2 HS trả lời (nội dung kết quả thảo luận trên).
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Chia nhóm 6, đọc SGK thảo luận trả lời:
1. Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui. 
2. Cả 3 lần xâm lược nước ta chúng đều thất bại, không dám xâm lược nước ta nữa.
3. Nước ta sạch bóng quân thù, độc lập được giữ vững. 
- Lần lượt các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu).
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- 1 vài HS kể .
-Lắng nghe, ghi nhớ.
- Vài HS đọc bài học. 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ năm, ngày 08 tháng 12 năm 2011
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết 16 Bài: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn. 
- Biết sắp xếp các sự việc thành thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng lớp viết đề bài, 3 cách xây dựng cốt truyện
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát.
2. Kiểm tra.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài: 
Trong tiết Kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện về đồ chơi của chính các em hoặc của bạn bè xung quanh. Chúng ta sẽ xem trong tiết học này, bạn nào có câu chuyện về đồ chơi hay nhất.
HĐ2. HD HS phân tích đề.
- Gọi HS đọc đề bài trong SGK.
- Viết bảng đề bài, gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: đồ chơi của em, của các bạn.
- Nhắc HS: Câu chuyện của mỗi em nên là chuyện có thực (liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn bè), nhân vật trong câu chuyện là em hoặc bạn bè. Lời kể phải giản dị, tự nhiên.
HĐ3. Gợi ý kể chuyện.
- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK.
- Khi kể, em nên dùng từ xưng hô như thế nào? 
- Em chỉ kể 1 trong 3 hướng mà SGK nêu. 
- Gọi HS nêu hướng xây dựng cốt truyện của mình.
HĐ4. Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Các em hãy kể cho nhau nghe câu chuyện về đồ chơi trong nhóm đôi.
- Đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. 
- Yêu cầu HS lắng nghe, hỏi các bạn về ý nghĩa, nội dung, các sự việc trong câu chuyện. 
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí: nội dung, cách kể, cách dùng từ, đặt câu, ngữ điệu. 
- Cùng HS bình chọn bạn kể hay nhất, có câu chuyện hay nhất
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà kể lại các câu chuyện mà mình nghe ở lớp cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát tập thể.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 16.doc