Giáo án Lớp 4 - Tuần 11

I. MỤC TIÊU:

 -Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ;bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .

-.Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.(trả lời được các câu hỏi SGK)

 - Có ý thức vượt khó trong học tập .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh hoa chủ đề, bài tập đọc trang 104, SGK (phóng to )

Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 37 trang Người đăng honganh Lượt xem 1339Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữa bài.
-Kết luận lời giải đúng.
a/. Mới dạo nào những cây ngô non còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã biến thành cây rung rung trước gió và nắng.
b/. Sao cháu không về với bà
Chào mào đã hót vườn na mỗi chiều
Sốt ruột, bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na
Hết hè, cháu vẫn đang xa
Chào mào vẫn hót, mùa na sắp tàn.
-Tại sao chỗ trống này em điền từ (đã, sắp, sang)?
-Nếu HS nào làm sai, GV giảng kĩ cho các em hiểu ý nghĩa thời gian của từng từ qua sự việc trong đoạn văn, đoạn thơ.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu và truyện vui.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS đọc các từ mình thay đổi hay bỏ bớt từ và HS nhận xét bài làm của bạn.
-Nhận xét và kết luận lời giải đúng.
-Gọi HS đọc lại truyện đã hoàn thành.
Đãng trí
 Một nhà bác học đang làm việc trong phòng. Bỗng nhiên người phục vụ bước vào, nói nhỏ với ông:
 -Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.
 Giáo sư hỏi:
 -Nó đọc gì thế? (nó đang đọc gì thế?)
-Hỏi HS từng chỗ: Tại sao lại thay đã bằng đang (bỏ đã, bỏ sẽ)?
Truyện đáng cười ở điểm nào?
4. Củng cố:
 +Những từ ngữ nào thường bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ ?
-Gọi HS kể lại truyện Đãng trí bằng lời kể của mình.
5.Dặn doØ : HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Hát tập thể.
-2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
-2 HS trả lời và nêu ví dụ.
Luyện tập về động từ.
-1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-2 HS làm bảng lớp.. HS dưới lớp gạch bằng chì vào SGK.
+Trời ấm lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.
+Rặng đào đã trút hết lá.
+Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ gần diễn ra.
+Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút. Nó gợi cho em đến những sự việc được hoàn thành rồi.
-Lắng nghe.
-Tự do phát biểu.
+Vậy là bố em sắp đi công tác về.
+Sắp tới là sinh nhật của em.
+Em đã làm xong bài tập toán.
+Mẹ em đang nấu cơm.
+Bé Bi đang ngủ ngon lành.
-2 HS nối tiếp nhau đọc từng phần.
-HS trao đổi, thảo luận trong nhóm 4 HS . Sau khi hoàn thành 2 HS lên bảng làm phiếu. HS dưới lớp viết bằng bút chì vào vở .
-Nhận xét, sửa chữa bài cho bạn.
-Trả lời theo từng chỗ trống ý nghĩa của từ với sự việc (đã, đang, sắp) xảy ra.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
-HS trao đổi trong nhóm và dùng bút chì gạch chân, viết từ cần điền.
-HS đọc và chữa bài.
Đã thay bằng đang, bỏ từ đang, bỏ sẽ hoặc thay sẽ bằng đang.
-2 HS đọc lại.
-Trả lời:
+Thay đã bằng đang vì nhà bác học đang làm việc trong phòng làm việc.
+Bỏ đang vì người phục vụ đi vào phòng rồi mới nói nhỏ với giáo sư.
+Bỏ sẽ vì tên trộm đa lẻn vào phòng rồi.
+Truyện đáng cười ở chỗ vị giáo sư rất đãng trí. Ông đang tập trung làm việc nên được thông báo có trộn lẻõn vào thư viện thì ông chỉ hỏi tên trộm đọc sách gì? Ông nghĩ vào thư việc chỉ để đọc sách mà quên rằng tên trộm đâu cần đọc sách. Nó chỉ cần những đồ đạc quý giá của ông.
NS:1 /11/2010
ND:3 / 11/2010
TỐN 
 Tiết 53: NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I.MỤC TIÊU:
 -Biết cách thực hiện phép nhân với các số có tận cùng là chữ số 0.
 -Aùp dụng phép nhân với số tận cùng là chữ số 0 để tính nhanh, tính nhẩm.
 -Rèn tính cẩn thận, chính xác.
* HS khá –giỏi làm BT 3,4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 phút
3 phút
12 phút
20 phút
2 phút
2 phút
1.Ổn định:
2.Bài cũ : tính chất kết hợp của phép nhân
Gọi hs nêu lại công thức tính, tính chất kết hợp của phép nhân. Viết biểu thức.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : Nhân với số có tận cùng là chữ số không
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn nhân với số tận cùng là chữ số 0 :
 * Phép nhân 1324 x 20 
 -GV viết lên bảng phép tính 1324 x 20.
 -GV hỏi: 20 có chữ số tận cùng là mấy ?
 -20 bằng 2 nhân mấy ?
 -Vậy ta có thể viết:
1324 x 20 = 1324 x (2 x 10)
 -Hãy tính giá trị của 1324 x (2 x 10)
 -Vậy 1324 x 20 bằng bao nhiêu ?
 -GV hỏi: 2648 là tích của các số nào ?
 -Nhận xét gì về số 2648 và 26480 ?
 -Số 20 có mấy chữ số 0 ở tận cùng ?
 -Vậy khi thực hiện nhân 1324 x 20 chúng ta chỉ thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tích 1324 x 2.
 -GV: Hãy đặt tính và thực hiện tính 1324 x 20.
 -GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân của mình.
 -GV yêu cầu HS thực hiện tính:
 123 x 30
 4578 x 40
 5463 x 50
 -GV nhận xét.
 * Phép nhân 230 x 70 
 -GV viết lên bảng phép nhân 230 x 70.
 -GV yêu cầu: Hãy tách số 230 thành tích của một số nhân với 10.
 -GV yêu cầu HS tách tiếp số 70 thành tích của một số nhân với 10.
 -Vậy ta có:
 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10)
 -GV: Hãy áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức (23 x 10) x (7 x 10).
 -GV: 161 là tích của các số nào ?
 -Nhận xét gì về số 161 và 16100 ?
 -Số 230 có mấy chữ số 0 tận cùng ?
 -Số 70 có mấy chữ số 0 tận cùng ?
 -Vậy cả hai thừa số của phép nhân 230 x 70 có tất cả mấy chữ số 0 ở tận cùng ?
 -Vậy khi thực hiện nhân 230 x 70 chúng ta chỉ việc thực hiện 23 x 7 rồi viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải tích 23 x 7.
 -GV: Hãy đặt tính và thực hiện tính 230 x 70.
 -GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân của mình.
 -GV yêu cầu HS thực hiện tính:
 1280 x 30
 4590 x 40
 2463 x 50
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nêu cách tính.
 Bài 2: Tính.
Cho HS làm vở sau đó sửa bài 
 -GV khuyến khích HS tính nhẩm, không đặt tính.
 Bài 3: HS khá –giỏi làm bài ,sau đó sửa bài 
 -GV gọi HS đọc đề bài.
 -Bài toán hỏi gì ?
 -Muốn biết có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo và ngô, chúng ta phải tính được gì ?
 -GV yêu cầu HS làm baì.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:HS khá -giỏi
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài, sửa miệng 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố:
 Gọi hs nhắc lại cách nhân với số tận cùng là chữ số 0.
 5. Dặn dò: HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài Đề-xi-mét vuông.
Hát tập thể
1 em nêu, 1 em viết biểu thức.
( a x b) x c= a x ( b x c)
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
-HS đọc phép tính.
-Là 0.
-20 = 2 x 10 = 10 x 2.
-1 HS lên bảng tính, HS cả lớp thực hiện vào giấy nháp:
1324 x (2 x 10) = (1324 x 2) x 10
 = 2648 x 10
 = 26480
-1324 x 20 = 26480.
-2648 là tích của 1324 x 2.
-26480 chính là 2648 thêm một chữ số 0 vào bên phải.
-Có một chữ số 0 ở tận cùng.
-HS nghe giảng.
-1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
-HS nêu: Nhân 1324 với 2, được 2648. Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 2648 được 26480.
-3 HS lên bảng đặt tính và tính, sau đó nêu cách tính như với 1324 x 20.
-HS đọc phép nhân.
-HS nêu: 230 = 23 x 10.
-HS nêu: 70 = 7 x 10.
-1 HS lên bảng tính, HS cả lớp làm vào giấy nháp:
 (23 x 10) x (7 x 10)
= (23 x 7)x (10 x 10)
= 161 x 100 = 16100
-161 là tích của 23 x 7
-16100 chính là 161 thêm hai chữ số 0 vào bên phải.
-Có một chữ số 0 ở tận cùng.
-Có một chữ số 0 ở tận cùng.
-Có hai chữ số 0 ở tận cùng.
-HS nghe giảng.
-1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
-HS nêu: Nhân 23 với 7, được 161. Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải 161 được 16100.
-3 HS lên bảng đặt tính và tính, sau đó nêu cách tính như với 230 x 70.
HS đọc yêu cầu tự làm bài.
a) 1342 b) 13546 c) 5642
x 40 x 30 x 200
 53 680 406 380 1 128 400
HS đọc yêu cầu.
HS làm vở sau đó sửa bài 
a) 1326 x 300 = 397 800
b) 3450 x 20 = 69 000
c) 1450 x 800 = 1 160 000
-HS đọc đề ;HS khá –giỏi làm sau đó sửa bài 
-Tổng số kí-lô-gam gạo và ngô.
-Tính được số kí-lô-gam ngô, số kí-lô-gam gạo mà xe ô tô đó chở.
Tóm tắt:
Bao gạo: 50kg 30 bao
 Gạo + ngô
Bao ngô: 60kg 40 bao
Bài giải:
Ôâ tô chở số gạo là:
50 x 30 = 1 500( kg)
Ô tô chở số ngô là:
60 x 40 = 2 400( kg)
Ô tô chở tất cả slố gạo và ngô là:
1500 + 2400 = 3 900( kg)
Đáp số : 3900kg gạo và ngô.
-1 HS sửa bài, HS cả lớp nhận xét 
HS đọc đề bài .
- Hs khá –giỏi làm sau đó sửa 
Bài giải
Chiều dài tấm kính là:
30 x 2 = 60 (cm)
Diện tích của tấm kính là:
66 x 30 = 1 800 (cm2)
Đáp số: 1 800 cm2
-HS nhắc 3 em.
Tiết: 22 TẬP ĐỌC
 CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng ,chậm rãi .
- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ :Cần có ý chí ,giữ vững mục tiêu đã chọn ,không nản lòng khi gặp khó khăn ( trả lời được các câu hỏi trong SGK) .
 - Có ý chí vươn lên trong học tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 108, SGK).
Khổ giấy lớn kẻ sẵn bảng sau và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 phút
4 phút
10 phút
10 phút
10 phút
3 phút
2 phút
1. Ổn định :
Bài cũ: Ôâng Trạng thả diều
Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
Nêu nội dung bài.
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
3. Bài mới:Có chí thì nên
 a.Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
-Gọi 7 HS tiếp nối nhau đọc từng câu tục ngữ (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
-Chú ý các câu tục ngữ:
Ai ơi đã quyết thi hành
Đã đan/ thì lậân tròn vành mới thôi
Người có chí thì nên
Nhà có nền thì vững
-HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.
*Các câu tục ngữ có giọng rõ ràng, nhẹ nhàng, thể hiện lời khuyên chí tình.
*Nhấn giọng ở các từ ngữ: mài sắt, nên kim, lận tròn vành, keo này, bày, chí, nê, bền, vững, bền chí, dù ai, mặc ai, sóng cả, rã tay chèo, thất bại, thành công,
b/. Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS đọc câu hỏi 1.
-Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS .
-Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng và cử đại diện trình bày.
-Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Kết luận lời giải đúng.
Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công
-Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn
Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
-Gọi HS đọc câu hỏi 2. HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trả lời.
-Cách diễn đạt của câu tục ngữ thật dễ nhớ dễ hiểu vì:
+Ngắn gọn, ít chữ (chỉ bằng 1 câu)
+Có vần có nhịp cân đối cụ thể:
*Có hình ảnh.
+Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về biểu hiện một HS không có ý chí.
-Các câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
-Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
-Tổ chức cho HS đọc thuộn lòng và đọc thuộc lòng theo nhóm.GV đi giúp đỡ từng nhóm.
-Gọi HS đọc thuộc lòng từng câu theo theo hình thức truyền điện hàng ngang hoặc hàng dọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc cả bài.
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm từng HS.
4. Củng cố :
 +Em hiểu các câu tục ngữ trong bài muốn nói lên điều gì?
GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò : HS về nhà học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
Hát tập thể.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường,..
Nhà nghèo phải bỏ học,.mượn sách bạn.
Có chí thì nên.
HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ.
-2 HS ngồi cùng bàn kuyện đọc.
-2 HS đọc toàn bài.
-1 HS đọc phần chú giải
-Đọc thầm, trao đổi.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Thảo luận trình bày vào bảng.
-Dán phiếu lên bảng và đọc bảng.
-Nhận xét bổ sung để cóbảng đúng.
1. Có công mài sắt có ngày nên kim.
4. Người có chí thì nên
2. Ai ơi đã quyết thì hành..
5. Hãy lo bền chí câu cau..
3. Thua keo này, bày keo khác
6. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo
7. Thất bại là mẹ thành công.
-1 HS đọc thành tiếng. 2 HS ngồi cùng bàn và trả lời câu hỏi.
-Phát biểu và lấy ví dụ theo ý của mình.
a) Ngắn gọn chỉ bằng 1 câu.
b) Có hình ảnh: Gợi cho em hình ảnh người làm việc như vậy sẽ thành công..
c) Có vần điệu.
-Lắng nghe.
-Có công mài sắt có ngày nên kim.
-Ai ơi đã quyết thì hành/
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.!
-Thua keo này/ bày ko khác.
-Người có chí thì nên/
Nhà có nền thì vững.
-hãy lo bền chí câu cua/
Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.
-Chớ thấy sóng cả/ mà rã tay chéo.
-Thất bại là mẹ thành công.
*Người kiên nhẫn mài sắt mà nên kim.
*Người đan lát quyết làm cho sản phẩm tròn vành.
*Người kiên trì câu cua.
*Người chèo thuyền không lơi tay chèo giữa sóng to gió lớn.
+HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống, vượt qua những khó khăn gia đình, bản thân.
+Những biểu hiện của HS không có ý chí:
*Gặp bài khó là không chịu suy nghĩ để làm bài.
*Thích xem phim là đi xem không học bài.
*Trờùi rét không muối chui ra khỏi chăn để đi học.
*Hơi bị bệnh là muốn nghỉ học ngay.
*Bị điểm kém là chán học.
*Gia đình có chuyện không mai là ngại không muốn đi học.
-Các câu tục ngữ khuyên chúng ta giữ vững mục tiêu đã chọn không nản lòng khi gặp khó khăn và khẳng định: có ý chí thì nhất định thành công.
-4 HS ngồi hai bàn trên dưới luyện đọc, học thuộc lòng, khi 1 HS đọc thì các bạn lắng nghe, nhẩm theo và sửa lỗi cho bạn.
-Mỗi HS học thuộc lòng một câu tục ngữ theo đúng vị trí của nình.
-3 đến 5 HS đọc.
Khuyên con người phải kiên định, vượt khó thì việc gì cũng thành công.
Tiết : 21 KHOA HỌC
 BA THỂ CỦA NƯỚC 
I/ MỤC TIÊU:
 -Nêu được nước tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, khí.
 -Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 -Hình minh hoạ trang 45 / SGK 
 -Sơ đồ sự chuyển thể của nước viết hoặc dán sẵn trên bảng lớp.
 -Chuẩn bị theo nhóm: Cốc thuỷ tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
9’
10’
12’
3’
1’
1.Ổn định :
2.bài cũ:nước có những tính chất gì?
Nước có hình dạng như thế nào?
 +Em hãy nêu tính chất của nước ?
 -Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
3.Bài mới :Ba thể của nước 
 * Hoạt động 1: Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
 Mục tiêu:
 -Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng và thể khí.
 -Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và số 2.
 2) Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể 
nào ?
 3) Hãy lấy một ví dụ về nước ở thể lỏng ?
 -Gọi 1 HS lên bảng. GV dùng khăn ướt lau bảng, yêu cầu HS nhận xét.
-Vậy nước trên mặt bảng đi đâu ? Chúng ta cùng làm thí nghiệm để biết.
 -GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo định hướng:
 +Chia nhóm cho HS và phát dụng cụ làm thí nghiệm.
 +Đổ nước nóng vào cốc và yêu cầu HS:
 * Quan sát và nói lên hiện tượng vừa xảy ra.
 * Úp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
 * Qua hiện tượng trên em có nhận xét gì ?
 * GV giảng: Khói trắng mỏng mà các em nhìn thấy ở miệng cốc nước nóng chính là hơi nước. Hơi nước là nước ở thể khí. Khi có rất nhiều hơi nước bốc lên từ nước sôi tập trung ở một chỗ, gặp không khí lạnh hơn, ngay lập tức, hơi nước đó ngưng tụ lại và tạo thành những giọt nước nhỏ li ti tiếp tục bay lên. Hết lớp nọ đến lớp kia bay lên ta mới nhìn thấy chúng như sương mù, nếu hơi nước bốc hơi ít thì mắt thường không thể nhìn thấy được. Nhưng khi ta đậy đĩa lên, hơi nước gặp lạnh, ngưng tụ lại thành những giọt nước đọng trên đĩa.
 * Vậy nước ở trên mặt bảng đã biến đi đâu ?
 * Nước ở quần áo ướt đã đi đâu ?
 * Em hãy nêu những hiện tượng nào chứng tỏ nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí ?
 -GV chuyển việc: Vậy nước còn tồn tại ở dạng nào nữa các em hãy cùng làm thí nghiệm tiếp.
 * Hoạt động 2: Chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. 
 ªMục tiêu:
 -Nêu cách nước chuyển từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.
 -Nêu ví dụ về nước ở thể rắn.
ªCách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng. Yêu cầu HS đọc thí nghiệm, quan sát hình vẽ và hỏi.
 1) Nước lúc đầu trong khay ở thể gì ?
 2) Nước trong khay đã biến thành thể gì ?
 3) Hiện tượng đó gọi là gì ?
 4) Nêu nhận xét về hiện tượng này ?
 -Nhận xét ý kiến bổ sung của các nhóm.
 * Kết luận: Khi ta đổ nước vào nơi có nhiệt độ 00C hoặc dưới 00C với một thời gian nhất định ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng nước từ thể lỏng biến thành thể rắn được gọi là đông đặc. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
 -Hỏi: Em còn nhìn thấy ví dụ nào chứng tỏ nước tồn tại ở thể rắn ?
 -GV tiến hành tổ chức cho HS làm thí nghiệm nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng hoặc tiếp tục cho HS quan sát hiện tượng theo hình minh hoạ.
 Câu hỏi thảo luận:
 1) Nước đã chuyển thành thể gì ?
 2) Tại sao có hiện tượng đó ?
 3) Em có nhận xét gì về hiện tượng này ?
 -Nhận xét ý kiến bổ sung của các nhóm.
 * Kết luận: Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 00C. Hiện tượng này được gọi là nóng chảy.
 * Hoạt động 3: Sơ đồ sự chuyển thể của nước.
 ª Mục tiêu:
 -Nói về 3 thể của nước.
 -Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
ªCách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động của lớp.
 1) Nước tồn tại ở những thể nào ?
 2) Nước ở các thể đó có tính chất chung và riệng như thế nào ?
 -GV nhận xét, bổ sung cho từng câu trả lời của HS.
 -Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước, sau đó gọi HS lên chỉ vào sơ đồ trên bảng và trình bày sự chuyển thể của nước ở những điều kiện nhất định.
 KHÍ
 Bay hơi Ngưng tụ 
 LỎNG LỎNG
 Nóng chảy Đông đặc
 RẮN
 -GV nhận xét, tuyên dương, cho điểm những HS có sự ghi nhớ tốt, trình bày mạch lạc.
 4. Củng Cố:
 -Gọi HS giải thích hiện tượng nước đọng ở vung nồi cơm hoặc nồi canh.
GV nhận xét tiết học .
 5.Dặn dò : HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS chuẩn bị giấy và bút màu cho tiết sau.
Hát tập thể.
+ Nước trong suốt, không màu, không vị, không có hình dạng nhất định.
Nước có thể hòa tan một số chất, có thể thấm qua một số vật, ..
Ba thể của nước.
HS đặt câu hỏi qua nội dung bài.
-HS lắng nghe.
1) Hình vẽ số 1 vẽ các thác nước đang chảy mạnh từ trên cao xuống. Hình vẽ số 2 vẽ trời đang mưa, ta nhìn thấy những giọt nước mưa và bạn nhỏ có thể hứng được mưa.
2) Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể lỏng.
3) Nước mua, nước giếng, nước máy, nước biển, nước sông, nước ao, 
-Khi dùng khăn ướt lau bảng em thấy mặt bảng ướt, có nước nhưng chỉ một lúc sau mặt bảng lại khô ngay.
-HS làm thí nghiệm.
+Chia nhóm và nhận dụng cụ.
+Quan sát và nêu hiện tượng.
* Khi đổ nước nóng vào cốc ta thấy có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước bốc lên.
* Quan sát mặt đĩa, ta thấy có rất nhiều hạt nước đọng trên mặt đĩa. Đó là do hơi nước ngưng tụ lại thành nước.
* Qua hai hiện tượng trên em thấy nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể hơi và từ thể hơi sang thể lỏng.
-HS lắng nghe.
* Nước ở trên mặt bảng biến thành hơi nước bay vào không khí mà mắt thường ta không nhìn thấy được.
* Nước ở quần áo ướt đã bốc hơi vào không khí làm cho quần áo khô.
* Các hiện tượng: Nồi cơm sôi, cốc nước nóng, sương mù, mặt ao, hồ, dưới nắng, 
-Hoạt động nhóm.
-HS thực hiện.
1) Thể lỏng.
2) Do nhiệt độ ở ngoài lớn hơn trong tủ lạnh nên đá tan ra thành nước.
3) Hiện tượng đó gọi là đông đặc.
4) Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn.
-Các nhóm bổ sung.
-HS lắng nghe.
-Băng ở Bắc cực, tuyết ở Nhật Bản, Nga, Anh, 
-HS thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
-HS trả lời.
-HS bổ sung ý kiến.
-HS lắng nghe.
1) Thể rắn, thể lỏng, thể khí.
2) Đều trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị. Nước ở thể lỏng và thể

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 11 CHUAN KTKN.doc