Giáo án Lớp 3 - Tuần 5

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

A. TẬP ĐỌC:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý đọc các từ dễ phát âm sai: loạt đạn, vượt rào, quả trám, sững lại

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời của người dẫn chuyện và lời của các nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong chú giải (nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ )

- Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói với em: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục học sinh ý thức việc mình làm, mạnh dạn dám nhận và sửa lỗi khi mình mắc phải.

B. KỂ CHUYỆN

1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ trong SGK, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

1. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 - Tranh minh hoạ bài đọc .

 - Bảng phụ viết câu đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Tổ chức lớp (1-p)

2. Bài cũ (3p)

- Mời 2 HS đọc bài " Ông ngoại" và trả lời câu hỏi :

? Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?

? Nội dung bài này nói về điều gì?

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 34 trang Người đăng honganh Lượt xem 6003Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi:
? Đoạn văn tên có mấy câu?
? Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa?
? Lời đối thoại của các nhân vật được trình bày ntn?
- HD HS tập viết những từ hay viết sai.
GV đọc từng từ cho HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp.
* Viết chính tả 
- GV đọc lại bài chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, chú ý uốn nắn tư thế HS.
* Chấm, chữa bài
- GV đọc lại bài để HS soát và chữa lỗi trong bài viết.
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c. HD HS làm bài tập chính tả (10p).
*Bài 2a: 
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- Mời 2 HS lên làm bài trên bảng.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng:
 Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng.
 Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
*Bài 3a: 
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời 1 HS giỏi lên làm mẫu dòng đầu.
- Cho cả lớp tự làm bài vào VBT.
- Mời HS tiếp nối nhau lên điền.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Stt
Chữ 
Tên chữ
1
n
En nờ
2
ng
En nờ giê
3
ngh
En nờ giê hát
4
nh
En nờ hát
5
o
o
6
ô
ô
7
ơ
ơ
8
p
Pê
9
ph
Pê hát
- 1 HS đọc lại bài chính tả.
- Lớp tan học. Chú lính nhỏ rủ viên tướng ra vườn sửa hàng rào, viên tướng không nghe. Chú nói "Như vậy là hèn" và quả quyết bước về phía vườn trường. Các bạn nhỏ nhìn chú ngạc nhiên, rồi bước nhanh theo chú. 
- Đoạn văn có 6 câu.
- Các chữ đầu câu và tên riêng. 
- viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng gạch đầu dòng
- HS tập viết những từ hay viết sai: quả quyết, vườn trường, sững lại, khoát tay 
- 2,3 HS nhìn bảng đọc lại.
- HS ghi nhớ những tiếng khó hoặc dễ lẫn trong bàiviết.
- HS viết bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
* HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- 2 HS lên làm bài trên bảng.
HS nhận xét.
* HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS giỏi lên làm mẫu dòng đầu.
- Cả lớp tự làm bài vào VBT, HS tiếp nối nhau lên điền.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc 9 chữ và tên chữ đã điền đầy đủ.
- HS HTL tại lớp 9 chữ và tên chữ trong bảng.
- HS đọc thuộc 9 chữ và tên chữ vừa học.
- HS giỏi đọc thuộc, đúng thứ tự 28 chữ và tên chữ đã học.
	4. Củng cố - Dặn dò (2p)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài viết này, học thuộc 28 chữ cái đã học (theo thứ tự). 
Chuẩn bị bài chính tả sau.
Ngày dạy: Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2009.
Tập đọc (Tiết số 15)
Cuộc họp của chữ viết
I. Mục đích, yêu cầu 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Chú ý các từ khó: mũ sắt, trên trán 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; 
- Bước đầu biết đọc phận biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
	2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: 
- Hiểu nội dung bài: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung (được thể hiện dưới hình thức khôi hìa): Đặt dấu câu sai sẽ làm sai lạc nội dung, khiến câu và đoạn văn rất buồn cười.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Hiểu được cách tổ chức một cuộc họp.
II. Đồ dùng dạy- học 
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng viết khổ thơ 3, 4 để hướng dẫn luyện đọc.
- 6 tờ giấy kẻ bảng để HS làm câu 3.
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Tổ chức lớp (1p)
	2. Bài cũ (3-4p)
- Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau kể lại 2 đoạn câu chuyện “Người lính dũng cảm.” TLCH.
- GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới (34p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài 
b. Luyện đọc(15p)
* Giáo viên đọc mẫu- Tóm tắt nội dung - HD chung cách đọc.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu
GV nghe sửa lỗi phát âm cho HS (nếu có)
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ GV chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu  “Giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.”
Đoạn 2: Tiếp  “Trên trán lấm tấm mồ hôi.”
Đoạn 3: Tiếp  “ẩu thế nhỉ!”
Đoạn 4: Còn lại.
- Luyện đọc từng đoạn. GV chú ý HD HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng các kiểu câu.
 GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ mới trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm đôi (2p).
GV theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
- Mời 2 nhóm thi đọc
c. Tìm hiểu bài (12p)
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1.
? Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
+ GV ghi: không biết chấm câu
 Giảng: Hoàng không biết dùng đúng dấu chấm câu, nên đã viết những câu văn rất kì quặc. Các chữ cái và dấu câu họp để mong giúp đỡ Hoàng. 
- GV yêu cầu HS đọc thầm 3 đoạn còn lại.
? Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?
+ GV ghi: đọc lại câu văn
- Mời 1 HS đọc to câu hỏi 3 trong SGK
+ GV chia lớp thành 6 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy đã kẻ; Yêu cầu các nhóm đọc bài văn, trao đổi để tìm những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến cuộc họp theo các ý a, b, c, d, e. 
+ Đại diện nhóm trình bày (dán bài nhóm mình trên bảng)
- Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt kết quả đúng.
d. Luyện đọc lại (5p)
- Hướng dẫn phân vai: Cho 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em tự phân vai (người dẫn chuyện, bác chữ A, đám đông, Dấu Chấm) thi đọc lại chuyện.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Nhắc lại bài học
- Theo dõi bài và quan sát tranh minh hoạ
- HS nối tiếp nhau đọc mỗi em 1 câu trong bài.
- 4 HS nối tiếp đọc 4 khổ thơ
- HS luyện đọc từng đoạn theo HD của GV.
- HS giải nghĩa các từ khó trong bài (dựa vào chú giải, đặt câu)
- HS từng cặp đọc và trao đổi với nhau về cách đọc.
- Các nhóm thi đọc.
* HS đọc đoạn 1.
- Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng vì bạn Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu, nên đã viết những câu văn rất kì quặc.
* HS đọc thầm 3 đoạn còn lại.
- Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
* Học sinh thảo luận theo nhóm
a) Nêu mục đích yêu cầu cuộc họp
b) Nêu tình hình của lớp 
Hoàng hoàn toàn không boiết dấu chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này:
"Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân.Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi"
c) nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó 
Tất cả là do Hoàng chẳng bao giờ để ý đến dấu chấm câu. Mỏi tay chỗ nào là cậu ta chấm.
d) Nêu cách giải quyết 
Từ nay mỗi khi Hoàng bắt đầu chấm câu yêu cầu Hoàng đọc lại  
e) Giao việc cho mọi người 
Anh dấu chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa trước khi Hoàng định chấm câu.
- 2 nhóm thi đọc lại chuyện.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn.
4. Củng cố - Dặn dò (2p)
? Bài này giúp em hiểu điều gì? (Đặt dấu câu sai sẽ làm sai lạc nội dung, khiến câu và đoạn văn rất buồn cười.)
- GV liên hệ, nhắc nhở HS dùng dấu chấm cho đúng; ghi nhớ diễn biến cuộc họp.
- Dặn HS về đọc lại bài này. Chuẩn bị bài TĐ - KC: Bài tập làm văn.
Tập viết (Tiết số 5)
Ôn chữ hoa C (Tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu :
 Củng cố cách viết chữ hoa C (Ch) thông qua bài tập ứng dụng:
- Viết đúng chữ hoa C( 1 dòng Ch), V, A( 1 dòng)
- Viết đúng tên riêng "Chu Văn An"( 1 dòng) bằng chữ cỡ nhỏ. 
- Viết câu ứng dụng " Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
 Giáo dục học sinh tính cẩn thận 
II. Đồ dùng dạy- học :
 - Mẫu chữ viết hoa C (Ch), V, A, N; Chu Văn An
 - Câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 - Vở tập viết, bảng con, phấn 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Tổ chức lớp (1p)
2. Bài cũ (3-4p) 
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà 
- 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước 
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Cửu Long
- GV nhận xét, ghi điểm .
	3. Bài mới (32p)	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. HD HS viết trên bảng con (18p)
* Luyện viết chữ hoa:
? Trong bài có những chữ cái nào được viết hoa?
- GV đính lên bảng từng mẫu chữ viết hoa C, V, A, N.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ C, V, A, N.
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng).
- GV giới thiệu: "Chu Văn An" là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần (sinh năm 1292, mất 1370 ). Ông có nhiều học trò giỏi, nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước.
 - GV đính lên bảng mẫu chữ: 
- GV viết mẫu lên bảng.
* Luyện viết câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nội dung câu Tục ngữ: Con người phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.
 ? Trong câu này, những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
- GV đưa mẫu câu ứng dụng.
c. HD HS viết vào vở tập viết (10p).
- GV nêu yêu cầu: 
+ Các chữ viết hoa viết 2 dòng cỡ nhỏ.
+ Từ ứng dụng viết 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Câu ứng dụng viết 1 lần cỡ nhỏ.
- GV nhắc HS tư thế ngồi đúng.
GV quan sát HS viết bài, uốn nắn tư thế cho các em.
d. Chấm, chữa bài (4p)
- GV thu chấm 5 - 7 bài.
- GV nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
* HS đọc bài tập viết trong SGK.
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: C, V, A, N.
- HS quan sát nhận xét, nêu cách viết từng chữ.
- HS lên bảng viết, cả lớp viết từng chữ C, V, A, N vào bảng con.
* HS đọc tên riêng: Chu Văn An
- HS nghe.
- HS nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các con chữ và các chữ.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp.
* HS đọc câu ứng dụng: Chim khôn  dễ nghe.
- HS quan sát, nhận xét cách viết.
- HS tập viết vào vở nháp: Chim, Người.
- HS viết bài vào vở.
	4. Củng cố - dặn dò (2p)
- GV nhận xét giờ học. Biểu dương những HS viết chữ đúng đẹp.
- Dặn HS về viết tiếp phần còn lại của bài, HTL câu Tục ngữ.
	Chuẩn bị bài 6.
Toán (Tiết số 23)
Bảng chia 6
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Dựa vào bảng nhân 6 lập bảng chia 6 và học thuộc bảng chia 6.
- Thực hành chia trong phạm vi 6 (chia trong bảng).
- áp dụng bảng chia 6 để giải bài toán có lời văn (Chia thành 6 phần bằng nhau và chia cho nhóm 6).
II. Đồ dùng dạy học:
 Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn.
III. các Hoạt động dạy - học
1. Tổ chức lớp (1p)
	2. Bài cũ (3p)
- GV mời HS đọc thuộc bảng nhân 6.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Bài mới (34p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài:
b. HD HS lập bảng chia 6 (Dựa vào bảng nhân 6) (15p):
* Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: 
? Lấy một tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 6 lấy một lần được mấy?
? Hãy nêu phép tính tương ứng với 6 lấy một lần bằng 6 ((HS trả lời, GV đính bảng: 6 x 1 = 6)
- GV chỉ vào tấm bìa có 6 chấm tròn:
? Lấy 6 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì chia được mấy nhóm? (HS trả lời, GV đính bảng: 
6 : 6 = 1)
+ Cho HS đọc lại phép chia, GV ghi bảng lớp: 6 : 6 = 1
* Gắn lên bảng 2 tấm bìa và nêu: 
? Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
? Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn có trong cả 2 tấm bìa ((HS trả lời, GV đính bảng: 6 x 2 = 12)
? Lấy 12 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì chia được mấy nhóm? (HS trả lời, GV đính bảng: 
12 : 6 = 2)
+ Cho HS đọc lại phép chia, GV ghi bảng lớp: 12 : 6 = 2
- Tiến hành tương tự với phép tính: 
6 x 3 = 18; 18 : 6 = 3.
- Các phép tính còn lại không cần thiết phải sử dụng các tấm bìa, chỉ nên cho HS nêu công thức nhân 6 rồi tự lập công thức chia 6 tương ứng.
c. Học thuộc lòng bảng chia 6 (5p).
? Tìm điểm chung của các phép tính trong bảng chia 6.
? Em có nhận xét gì về số bị chia và thương các phép tính trong bảng chia 6?
- Yêu cầu HS nhìn bảng và nhẩm đọc thuộc lòng bảng chia 6.
- GV dùng hình thức xoá dần giúp HS học thuộc lòng bảng nhân 6.
- Mời vài HS đọc thuộc lòng bảng chia 6.
d. Thực hành (14p)
* Bài 1: 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
- GV mời 2 HS đọc bài làm.
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.
* Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. GV ghi các phép tính lên bảng.
- Mời 4 HS lên bảng làm bài.
- Cho HS nhận xét mqh giữa phép nhân và phép chia trong từng cột tính.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng và cách làm.
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
? Bài toán cho biết những gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán.
- Mời 1 HS lên bảng giải.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng và cách làm.
* HS lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn.
- 6 lấy 1 lần bằng 6.
- 6 x 1 = 6.
- 6 : 6 = 1 
- Học sinh đọc 6 chia 6 bằng 1.
* HS lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn.
- 2 tấm bìa như thế có 12 chấm tròn.
- 6 x 2 = 12.
- 12 : 6 = 2 
- Học sinh đọc 12 chia 6 bằng 2.
- Học sinh lập các phép tính còn lại của bảng chia 6.
- Số chia đều là 6.
- Số bị chia là dãy số đếm thêm 6, bắt đầu từ 6 đến 60; Thương là các số liên tiếp từ 1 đến 10.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng bảng chia 6.
- HS đọc thuộc lòng bảng chia 6.
* Tính nhẩm.
- HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
- 2 HS đọc bài làm.
Cả lớp nhận xét.
* HS đọc yêu cầu của bài.
- HS cả lớp làm vào vở.
 - 4 học sinh lên bảng làm bài.
 Học sinh dưới lớp nhận xét và giải thích cách làm.
* 1 học sinh đọc đề bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
- HS nhận xét.
 Bài giải:
 Mỗi đoạn dây đồng dài là:
 48 : 6 = 8 (cm)
 Đáp số: 8 cm.
4. Củng cố - Dặn dò (2p)
- Gọi 1 vài học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 6.
- Dặn HS về nhà đọc thuộc lòng bảng chia 6, làm BT4 .
	Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Tự nhiên và xã hội (Tiết số 9)
Phòng bệnh tim mạch
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số bệnh về tim mạch.
- Hiểu và biết về bệnh thấp tim: nguyên nhân, sự nguy hiểm đối với học sinh.
- Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
- Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
II. Đồ dùng dạy - học 
 Các hình SGK trang 20, 21.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Tổ chức lớp (1p)
2. Bài cũ (2p) 
? Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch?
 3. Bài mới (30p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: Kể tên một số bệnh về tim mạch (5p).
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau, mỗi HS kể tên một bệnh về tim mạch mà em biết?
 GV ghi tên các bệnh đó lên bảng.
- GV: Có nhiều bệnh về tim mạch, nhưng trong bài này chỉ nói đến một bệnh về tim mạch thường gặp rất nguy hiểm đối với trẻ em, đó là bệnh thấp tim.
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu về bệnh thấp tim (15p).
* Bước 1: Làm việc cá nhân.
GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trong SGK trang 20 và đọc lời hỏi - đáp trong các hình.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành 6 nhóm, cử nhóm trưởng, yêu cầu HS thảo luận theo 3 câu hỏi cuối trang 20/ SGK.
- GV yêu cầu nhóm trưởng sẽ điều khiển các bạn trong nhóm tập đóng vai bác sĩ, vai HS để hỏi và trả lời về bệnh thấp tim. GV đi đến từng nhóm quan sát giúp đỡ thêm.
* Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV mời đại diện các nhóm lên đóng vai dựa theo các nhân vật trong hình 1, 2, 3 (mỗi nhóm chỉ đóng 1 cảnh).
- GV nhận xét, kết luận nhóm đóng vai tốt nhất.
- GV kết luận HĐ1: 
+ Thấp tim là bệnh nguy hiểm rất hay gặp ở trẻ em. 
+ Nguyên nhân gây bệnh là do bị viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài, do thấp khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.
d. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phòng bệnh thấp tim (10p).
* Bước 1: Thảo luận theo cặp.
 Yêu cầu học sinh quan sát các hình 4, 5, 6 trong SGK/ 21, chỉ vào từng hình và nói với nhau về nội dung, ý nghĩa của việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim. 
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Mời 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- GV nhận xét, kết luận: 
Để phòng bệnh tim mạch, chúng ta cần: Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân và rèn luyện thân thể hằng ngày.
- Nhắc lại nội dung bài đọc 
- Liên hệ giáo dục ý thức.
- Chuẩn bị bài "Hoạt động bài tiết nước tiểu"
- Mỗi học sinh kể tên về bệnh tim mạch:
 Nhồi máu cơ tim; Thấp tim; Cao huyết áp; sơ vữa động mạch, 
- 1 HS đọc lại tên các bệnh.
- HS quan sát các hình 1, 2, 3 và đọc lời hỏi - đáp trong các hình.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm thảo luận và trình bày:
+ Bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em là bệnh thấp thấp tim.
+ Bệnh thấp tim rất nguy hiểm, để lại những di chứng rất nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim.
+ Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là do viêm họng, viêm a-mi- đan kéo dài hoặc do thấp khớp cấp không chữa trị kịp thời.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nhắc lại.
- Tiến hành thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trả lời, trình bày trước lớp.
- HS đọc mục “Bạn cần biết” SGK/ 21.
4. Củng cố - Dặn dò (2p)
- GV giúp HS khắc sâu cách phòng bệnh thấp tim.
 Liên hệ giáo dục học sinh 
- Dặn HS về ôn bài, thực hiện cách phòng bệnh thấp tim; làm bài trong VBT. 
Chuẩn bị bài 10: Hoạt động bài tiết nước tiểu.
Âm nhạc (Tiết số 5)
Học hát: Bài “Đếm sao”
(Nhạc và lời: Văn Chung)
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca. 
- HS nhaọn bieỏt tớnh chaỏt nhũp nhaứng cuỷa nhũp ắ qua baứi haựt “ẹeỏm sao”.
- Biết haựt kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát , biết thửùc hieọn moọt vaứi ủoọng taực phuù hoùa.
- Giaựo duùc tỡnh caỷm yeõu thieõn nhieõn.
II. Chuẩn bị:
* GV: - Thuộc bài hát.
	 - Bảng phụ viết lời ca.
 - Nhạc cụ quen dùng.
 - Một số động tác phụ hoạ đơn giản.
	* HS: Xem trước lời ca, thanh phách.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chức lớp (1p)
2. Bài cũ (2p)
- GV mời 2 HS lên biểu diễn bài “Bài ca đi học”.
- GV nhận xét.
	3. Bài mới (30p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài:
- GV moõ taỷ caỷnh buoồi toỏi khi ta ngửụực nhỡn leõn baàu trụứi thỡ ta thaỏy ủửụùc caực vỡ sao.
- GV cho HS xem tranh minh hoùa.
b. Hoạt động 1: Dạy hát bài: Đếm sao (20p)
- GV hát mẫu.
- GV cho HS taọp ủoùc lụứi ca: Duứng baỷng phuù cheựp saỹn lụứi baứi haựt. Sau ủoự cho HS ủoùc ủoàng thanh lụứi cuỷa baứi haựt.
- GV daùy haựt tửứng caõu ủeỏn heỏt lụứi cuỷa baứi haựt.
+ GV hát mẫu câu 1 - HS hát.
+ GV hát mẫu câu 2 - HS hát.
+ GV hát nối câu 1, 2 – HS hát câu 1, 2 
- GV caàn chuự yự nhửừng tieỏng ngaõn daứi 3 phaựch trong nhũp ắ 
- GV cho HS haựt laùi 3 – 4 laàn.
- GV chia HS thaứnh 4 nhoựm, laàn lửụùt moói nhoựm haựt moọt caõu noỏi tieỏp nhau chớnh xaực, nhũp nhaứng.
- GV HD HS hát kết hợp gõ đệm theo phách:
 Một ông sao sáng hai ông sáng sao 
 x x x x 
c. Hoaùt ủoọng 2: Haựt keỏt hụùp vụựi vaọn ủoọng phuù hoaù (10p).
- GV HD cho HS hát kết hợp caực ủoọng taực phuù hoùa.
( GV làm mẫu kết hợp phân tích động tác để HS làm theo)
+ ẹoọng taực 1: Thửùc hieọn hai caõu haựt ủaàu. Hai tay giụ leõn cao roài uoỏn cong cho hai tay chaùm nhau ụỷ ủaàu ngoựn, loứng baứn tay quay ra phớa trửụực. Nghieõng ngửụứi sang traựi roài nghieõng sang phaỷi
+ ẹoọng taực 2: Giửừ nguyeõn ủoọng taực quay troứn taùi choó khi haựt 2 caõu cuoỏi baứi.
- GV chia lụựp thaứnh 3 nhoựm, cho HS thi ủua hát kết hợp caực ủoọng taực phuù hoùa.
- GV nhaọn xeựt.
- HS ủoùc lụứi ca.
- HS taọp haựt laùi.
- HS vửứa haựt vửứa gõ đệm theo phách.
- HS thửùc haứnh muựa phuù hoùa.
-3 nhoựm thi vụựi nhau.
HS nhaọn xeựt.
4. Củng cố - Dặn dò (2p)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn lại bài hát. 
Ngày dạy: Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2009.
Toán (Tiết số 24)
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 6, bảng chia 6.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn( có 1 phép chia 6) 
- Biết xác định 1/6 của một hình chữ nhật trong một số trường hợp đơn giản.
- áp dụng để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia.
II. Đồ đùng dạy - học
III. các Hoạt động dạy - học 
1. Tổ chức lớp (1p)
2. Bài cũ (2p)
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp: 48 : 6 = ; 54 : 6 =
 1 HS đọc thuộc bảng chia 6. 
- GV nhận xét.
	3. Bài mới (34p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm phần a.
- Mời 4 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, hỏi:
? Khi đã biết 6 x 9 = 54, có thể ghi ngay kết quả của 54 : 6 được không? vì sao?
- Yêu cầu học sinh giải thích tương tự với các phép tính khác.
- Thực hiện tương tự với phần b.
* Bài 2: 
? Bài yêu cầu gì? 
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. GV ghi các phép tính lên bảng.
- Mời 3 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài.
- Mời 1 HS lên giải.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng và cách làm.
* Bài 4: 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh quan sát và tìm hình đã được chia thành 6 phần bằng nhau.
? Vậy đã tô màu vào 1/ 6 hình nào?
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 4 học sinh lên bảng làm bài.
HS nhậ xét.
-  có thể ghi ngay 54 : 6 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
* Tính nhẩm.
- HS tự làm bài vào vở. 
- 3 HS lên bảng làm bài.
HS nhận xét.
* 1 học sinh đọc đề bài.
- HS tự làm bài vào vở. 
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
 Mỗi bộ quần áo may hết số mét vải là:
 18 : 6 = 3 (m)
 Đáp số: 3 m.
- Tìm xem đã tô màu vào 1/ 6 hình nào?
- Hình 2, 3.
- Hình 2, 3.
4. Củng cố - Dặn dò (2p)
- 2 HS đọc thuộc bảng chia 6.
- Dặn HS về ôn bài, HS yếu làm lại BT1(25).
	Chuẩn bị bài sau: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Thể dục (Tiết số 10) 
 Trò chơi: “Mèo đuổi chuột’’ 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu HS biết thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Ôn động tác vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. 
- Học trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu HS biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
* Địa điểm: Trên sân trường được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
* Phương tiện: 1 còi, kẻ vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần tập đi chướng ngại vật và trò chơi vận động.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
phương pháp lên lớp
TG
SL
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông
- Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”.
2p
1p
2p
1p
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
 D GV
Cán sự tập trung lớp, báo cáo.
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
 ã CS
Cán sự điều khiển.
2. Phần cơ bản:
a. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
 - Chú ý: Thẳng hàng, khoảng cách phù hợp.
* Chia tổ thực hiện.
b. Ôn đi vượt chướng ngại vật. 
 - Chú ý: an toàn, trật tự.
c. Học trò chơi;
 “Mèo đuổi chuột”.
7p
10p
8p
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
 ã ã ã ã ã ã
 D GV
- GV nêu tên động tác và nhắc lại cách thực hiện động tác.
- GV hô cho HS tập đồng loạt 1-2 lần.
Sau mỗi lần GV có nhận xét 
CS ã ã ã ã ã 
 CS ã ã ã ã ã 
 D GV 
CS ã ã ã ã ã 
- GV chia tổ tập luyện.
GV đi tới các tổ quan sát và sửa sai cho HS. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA3- Tuan 5.doc