Giáo án Lớp 2 - Tuần 5

I. Mục đích yêu cầu

 1/Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Học sinh đọc trơn được cả bài

 - Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, dễ lẫn, ngạc nhiên , nức nở, loay hoay.

 - Nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ

 - Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.

 - Giọng người dẫn chuyện, thong thả, chậm rãi

 - Giọng Lan buồn

 - Giọng Mai dứt khoát nhưng có chút nuối tiếc

 - Giọng cô giáo dịu dàng, thân mật

 2/Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 - Hiểu nghĩa các từ: Hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.

 - Hiểu nội dung bài: Khen ngợi Mai vì em là một cô bé ngoan, tốt bụng, biết giúp đỡ bạn

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ

 - Bảng phụ viết sẵn nội dung cần luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 16 trang Người đăng honganh Lượt xem 1746Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng năm 200
TẬP ĐỌC ( tiết 13,14): CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục đích yêu cầu 
 1/Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Học sinh đọc trơn được cả bài
	- Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, dễ lẫn, ngạc nhiên , nức nở, loay hoay.
	- Nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ
	- Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.
	- Giọng người dẫn chuyện, thong thả, chậm rãi
	- Giọng Lan buồn
	- Giọng Mai dứt khoát nhưng có chút nuối tiếc
	- Giọng cô giáo dịu dàng, thân mật
 2/Rèn kĩ năng đọc hiểu :
	- Hiểu nghĩa các từ: Hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.
	- Hiểu nội dung bài: Khen ngợi Mai vì em là một cô bé ngoan, tốt bụng, biết giúp đỡ bạn
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
-Gọi 4 học sinh đọc và trả lời câu hỏi: bài Trên chiếc bè
* Sau mỗi học sinh đọc và trả lời giáo viên gọi học sinh khác nhận xét và giáo viên ghi điểm.
2. Dạy học bài mới:
2.1 Treo tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
 Muốn biết chuyện gì xảy ra trong lớp học của các bạn nhỏ chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc:”Chiếc bút mực”
- Ghi tên bài lên bảng
a. Đọc mẫu: Giáo viên đọc mẫu 1 lần
b. Đọc từng câu
- Hướng dẫn học sinh đọc tiếng khó dễ lẫn
c. Học sinh đọc đoạn trước lớp
- Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ hơi câu dài.
 - Học sinh đọc chú giải
d. Đọc đoạn trong nhóm
e. Các nhóm thi đọc
g. Đọc đồng thanh
- Tìm hiểu bài đoạn 1,2
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1
Hỏi: Trong lớp bạn nào còn phải viết bút chì?
- 1 học sinh đọc đoạn 2 hỏi:
Hỏi: Những từ nào cho thấy Mai rất mong đựơc viết bút mực.
- Một học sinh đọc và hỏi: Thế trong lớp còn mấy bạn phải viết bút chì?
Chuyển đoạn: Lan được viết bút mực còn Mai thì chưa. Vậy chuyện gì xảy ra chúng ta học tiếp đoạn còn lại.
 TIẾT 2
2.2 Luyện đọc đoạn 3
a. Đọc mẫu.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 1
b. Hướng dẫn phát âm từ khó: 
- Đọc từng câu
- Rút từ khó,luyện đọc .
c. Hướng dẫn đọc ngắt giọng
d. Đọc cả đoạn
e. Thi đọc giữa các nhóm
g. Đọc đồng thanh
2.3 Tìm hiểu đoạn 3,4
- Chuyện gì xảy ra với bạn Lan
- Lúc này, bạn Mai loay hoay với hộp bút như thế nào?
- Cuối cùng Mai đã làm gì?
- Thái độ của Mai như thế nào khi biết mình cũng được viết bút mực.
- Mai đã nói với cô như thế nào?.
- Theo em Mai có đáng khen không ? Vì sao?
2.4 Luyện đọc lại truyện
- Giáo viên đọc học sinh đọc theo vai
- Học sinh đọc toàn bộ bài và hỏi câu hỏi theo nội dung
*Trò chơi : Đọc tiếp sức .
HS trả lời .
HS đọc lại đề bài .
- Học sinh theo dõi lắng nghe
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu (tổ 3)
- Lớp, ngạc nhiên , nức nở, loay hoay
- 1 học sinh đọc chú giải
- Luyện đọc các câu sau:
Ở lớp 1A học sinh bắt đầu được viết bút mực chỉ còn / Mai và Lan vẫn phải viết bút chì.
Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì.
- Các nhóm đọc 
- Học sinh nhận xét đọc của bạn
- Đại diện nhóm thi đọc
- Cả lớp đọc
- Bạn Lan và Mai
- Hồi hộp nhìn cô, buồn lắm
- Một mình Mai
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu 
- Loay hoay, nức nở, ngạc nhiên.
- Luyện đọc câu
- Học sinh đọc
- Học sinh nhận xét
- Lan quen bút ở nhà
- Vì Mai nửa muốn cho Mai mượn bút nửa thì không.
- Mai đã cho Lan mượn 
- Mai thấy hơi tiếc
- Để Lan viết trước
- Có. Vì Mai biết giúp đỡ bạn bè
- 3 học sinh đọc
- 3 học sinh trả lời câu hỏi
HS tham gia chơi trò chơi đọc tiếp sức .
3. Củng cố - dặn dò:
	-Yêu cầu một học sinh đọc toàn bài. Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Thích Mai vì Mai là người bạn tốt luôn giúp đỡ bạn tốt.
 GV liên hệ giáo dục HS qua bài học .
 -Nhận xét tiết học ,tuyên dương những em học tốt , động viên khuyến khích các em đọc còn chậm ,nhỏ giờ sau cố gắng hơn .
	-Dặn: Về nhà học lại bài và luôn giúp đỡ người khác.
 Chuẩn bị bài sau :Mục lục sách .
 Thứ tư ngày thang năm 200
TẬP ĐỌC( tiết15):	MỤC LỤC SÁCH	
I.Mục tiêu:
 Đọc:
	- Đúng đúng bảng mục lục sách
	- Nghỉ hơi sau mỗi cột
	- Biết chuyển giọng khi đọc, tên tác giả, tên truyện.
Hiểu:
	- Các từ ngữ mới: mục lục, tuyển tập, tác giả, tác phẩm, hương đồng cỏ nội, vương quốc.
	- Biết xem mục lục sách để tra cứu
II. Đồ dùng dạy học;
	- Tranh minh hoạ trong SGK
	- Quyển sách: Tuyển tập truyên thiếu nhi
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
Cho học sinh đọc và TLCH bài :Chiêc bút mực
2. Giới thiệu bài: Treo bức tranh và hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì? 
- Để biết xem mục lục có ý nghĩa gì? Lớp chúng mình hôm nay học bài: Mục lục sách
a. Đọc mẫu
- Giáo viên đọc mẫu lần 1 to, rõ ràng.
- Đọc từng câu
- Hướng dẫn đọc các từ khó: Truyện, Quang Dũng, cỏ nội, vương quốc, nụ cười, Phùng Quán.
- Đọc đoạn trước lớp
- Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi câu dài: Mùa quả cọ/ Hương đồng cỏ nội / Bây giờ bạn ở đâu?/ Người học trò cũ / Bốn mùa, Vương quốc vắng nụ cười, Như con cò vàng trong cổ tích.
- Đọc đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Học sinh đọc đồng thanh
3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài tập đọc
Hỏi: Tuyển tập này có tất cả bao nhiêu truyện?
- Đó là những truyện nào?
- Tuyển tập này có bao nhiêu trang?
- Tập Bốn mùa của tác giả nào?
- Truyện “Bây giờ bạn ở đâu” ở trang nào?
- Mục lục sách dùng để làm gì?
* Kết luận: Đọc mục lục sách chúng ta có thẻ biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào..để ta nhanh chóng tìm những gì cần đọc.
- Đưa ra tuyển tập thiếu nhi và yêu cầu học sinh tra cứu mục lục theo yêu cầu cụ thể của giáo viên.
- Khen những học sinh hiểu bài biết tra cứu.
3. Luyện đọc lại bài
	- Gọi 3 học sinh đọc lại bài và hỏi một số câu về nội dung
	- Nhận xét cho điểm
4. Củng cố - dặn dò:
	Muốn biết cuốn sách có bao nhiêu trang, có những truyện gì, muốn đọc từng truyện ta làm gì?
	Nhận xét giờ học
	Dặn: Học sinh chuẩn bị luyện từ và câu.
Học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên.
- Ba bạn đang đọc mục lục sách
- Theo dõi GV đọc
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu.
- 3 đến 5 học sinh đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh các từ khó: Truyện, Quang Dũng, cỏ nội, vương quốc, nụ cười, Phùng Quán.
- Một học sinh đọc chú giải
- Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn đến hết bài
- Học sinh đọc các câu dài theo hướng dẫn
- Học sinh trong nhóm đọc cho các bạn nghe - Cả lớp giáo viên nhận xét
- Các nhóm thi đọc
- Cả lớp đọc
- 96 trang
- Băng Sơn
- Trang 37
- Tìm được truyện ở trang nào, của tác giả nào.
5 - 7 học sinh tập tra cứu
Gọi 3 học sinh đọc lại bài 
TẬP ĐỌC (Tiết20)	CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu:
 1/Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc trơn cả bài Cái trống trường em.
	- Đọc đúng các từ: Trống, nằm, ngẫm nghĩ, nghiêng đầu,tưng bừng 
	- Ngắt đúng nhịp thơ, biết nhấn giọng vào một số từ gợi tả,gợi cảm .
	- Hai khổ thơ đầu đọc chậm rãi, hai khổ thơ sau hào hứng.
 2/Rèn kĩ năng đọc hiểu :
	- Hiểu nghĩa các từ mới: ngẫm nghĩ, giá, năm học mới.,tưng bừng .
	- Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm thân ái ,gắn bó của các bạn học sinh đối với cái trống và trường lớp.
 3/Học thuộc lòng bài thơ .
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ của bài tập đọc
	- Bảng phụ ghi sẵn bài thơ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đọc mục lục sách và trả lời các câu hỏi 2,3,4 sgk . Nhận xét ,khen HS .
Dạy và học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Trống là đồ vật rất quen thuộc và gắn bó với các bạn học sinh..Tiếng trống trường luôn gắn bó với kỉ niệm về trường trong mỗi HS. Để hiểu tâm trạng cái trống khi mùa hè đến, hiểu tình cảm của bạn học sinh với ngôi trường và cái trống chúng ta học bài tập đọc: Cái trống trường em
* Ghi tên bài .Gọi 2HS đọc lại đề bài 
2.2 Luyện đọc:
 a. Đọc mẫu
- Giáo viên đọc mẫu một lần
 b. Hướng dẫn phát âm từ khó dễ lẫn.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu. Theo dõi và chỉnh các lỗi phát âm từ khó: Trống, ngẫm nghĩ, tưng bừng, nghiêng. đầu .
c. Hướng dẫn ngắt giọng:
- Đọc đoạn trước lớp
- Học sinh đọc từng đoạn câu khó.
-Yêu cầu 1 HS đọc chú giải .
 d. Luyện đọc từng khổ và cả bài:
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau từng khổ thơ.
- Đọc trong nhóm
 e. Thi đọc.
 g. Đọc đồng thanh.
2.3 Tìm hiểu bài thơ:
- Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 1
Hỏi: Cái trống mùa hè có phải làm việc không ?
- Suốt ba tháng hè trống làm gì?
- Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 2.
- Bạn học sinh xưng hô trò chuyện với trống như thế nào?
- Mùa hè trống làm bạn với ai?
- Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 3.
- Từ ngữ tả tình cảm hoạt động của trống.
- Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 4.
- Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn học sinh đối với ngôi trường.
2.4 Học thuộc lòng
- Xoá dần bài thơ trên bảng cho học sinh học thuộc lòng.
- Lưu ý giọng đọc của học sinh
*Trò chơi :Truyền điện 
Nhận xét ,tuyên dương HS đọc tốt
- Bác bảo vệ đang đánh trống, các bạn học sinh đang rảo bước đến trường.
- Mở SGK trang 45
2HS đọc đề bài học .
- Theo dõi đọc thầm theo
- Nối tiếp đọc từng câu thơ, đọc từ đầu đến hết bài.
- Giáo viên cho học sinh đọc cá nhân đồng thanh từ khó.
- Thực hành ngắt giọng theo hình thức cá nhân, tổ, cả lớp. 
 Buồn không/ hả trống !!
 Nó/ mừng vui quá!
 Kìa/ trống đang gọi!
 Tùng ! Tùng ! Tùng ! Tùng !
 Vào/ năm học mới !!
-1HS đọc chú giải .
- Nối tiếp nhau từng khổ thơ.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Các nhóm cử học sinh thi đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Một học sinh đọc - cả lớp đồng thanh.
- Mùa hè trống cũng nghỉ hè.
-Trống nằm ngẫm nghĩ.
- Hai học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- Xưng bạn mình và hỏi trống có buồn không.
- Trống làm bạn với tiếng ve.
- Một học sinh đọc cả lớp đọc thầm.
- Nghĩ, ngẫm, lặng im, nghiêng đầu, vui quá.
- Một học sinh đọc cả lớp đọc thầm.
- Bạn yêu trường học, yêu cảnh vật ngôi trường.
- Học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ
- Thi đọc thuộc cả bài thơ
 3. Củng cố - Dặn dò:
 Gọi 1 HS xung phong đọc diễn cảm toàn bài và trả lời câu hỏi :
	-Hãy nói lên tình cảm của em về mái trường ?
 GV liên hệ giáo dục HS qua bài học .
	Dặn học sinh về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
 Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2007
TẬP ĐỌC( Tiết 16,17)	MẪU GIẤY VỤN
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
	- Đọc trơn được cả bài
	- Đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sủa, mẫu giấy, lối ra vào, giữa cửa, lắng nghe, im lặng, xì xào, hưởng ứng, sọt rác, cười rộ.
	- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
	- Biết phân biệt lời kể với các lời nhân vật.
2. Hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
	- Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện. Câu chuyện khuyên chúng ta phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Nếu thấy rác làm xấu, làm bẩn trường lớp các em cần phải dọn ngay.
II. Đồ dùng dạy và học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to)
	- Bảng phụ ghi nội dung từ ngữ.
III. Các hoạt động dạy và học:
T gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Mục lục sách..
 Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy và học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
GV: Hãy nêu chủ điểm của tuần này
Hỏi Để trường thêm sạch đẹp ta phải làm gì?
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp câu hỏi này?
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
2.2 Luyện đọc:
a. Đọc mẫu: Giáo viên đọc mẫu 1 lần.
b. Hướng dẫn đọc từng câu phát âm từng tiếng khó.:
- Đọc từng câu
- Giáo viên ghi từ khó: Rộng rãi, sáng sủa, mẫu giấy, sọt rác, cười rộ, xì xào.
- Hướng dẫn phát âm từ khó
c. Hướng dẫn ngắt giọng.
- Đọc đoạn trước lớp
- Yêu cầu học sinh đọc, đọc đúng các câu khó.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau theo đoạn sau đó giáo viên sửa cho các em.
- Kết hợp giải thích các từ khó
- Đọc đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
d. Đồng thanh cả lớp
TIẾT 22.3 Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1
Giáo viên hỏi: Mẫu giấy nằm ở đâu ? Có dễ thấy không ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2
- Cô giáo yêu cầu học sinh làm gì ?
- Khi cả lớp đang hưởng ứng lời của bạn trai là mẫu giấy không biết nói thì chuyện gì xảy ra?
- Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói gì ?
- Đó có phải là lời của mẫu giấy không?
- Vậy đó là lời của ai ?
- Tại sao bạn gái nói được như vậy?
- Tại sao cô lại nhắc nhở các em cho rác vào thùng.
2.4 Thi đọc truyện theo vai.
- Tổ chức học sinh đọc theo nhóm.
* Củng cố - Dặn dò:
Giáo viên hỏi: Em thích nhân vật nào trong chuyện ? Tại sao? Học sinh trả lời theo câu hỏi theo suy nghĩ.
* Tổng kết giờ học:
 Dặn học sinh nhớ giữ vệ sinh trường học để trường học luôn sạch sẽ.
- Học sinh đọc và TLCH theo yêu cầu của giáo viên.
- Chủ điểm trường học
- Trả lời theo suy nghĩ
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu
- Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc cả lớp đồng thanh từng từ.
- Luyện đọc đúng các câu:
Lớp học rộng rãi / sáng sủa / sạch sẽ / nhưng không biết ai / vứt một mẫu giấy / ngay giữa lối ra vào //.
Lớp ta hôm nay sạch quá! // Thật đáng khen! // Nào các em hãy lắng nghe!
- Học sinh nối tiếp đọc đoạn 1,2,3,4
- Các nhóm đọc cho nhau nghe. 
- Các bạn trong nhóm nhận xét
- Các nhóm thi đọc
* Giáo viên và cả lớp nhận xét
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Đọc đoạn 1
- Mẫu giấy vụn nằm ngay lối ra vào rất dễ thấy.
- Đọc đoạn 2
- Nghe và nói mẫu giấy nói gì.
- Một bạn gái đứng lên nhặt mẫu giấy bỏ vào sọt rác.
- Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác.
- Đó không phải là lời của mẫu giấy.
- Lời của bạn gái.
- Vì bạn gái hiểu được điều cô giáo nhắc nhở. Học sinh hãy cho rác vào thùng.
- Cô giáo muốn nhắc nhở các em giữ vệ sinh trường lớp.
- Thực hành theo vai
Nhóm đọc hay đúng nhất là nhóm thắng cuộc
- Cô bé là người thông minh hiểu được ý cô giáo lại rất dí dỏm làm cả lớp được cười vui.
- Cô giáo dạy cho các em bài học quý một cách nhẹ nhàng hỏm hỉnh.
- Cậu bé: Vì cậu bé thật thà, hồn nhiên
 Thứ tư ngày tháng 10 năm 200
TẬP ĐỌC ( Tiết 18)	NGÔI TRƯỜNG MỚI
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
	- Đọc trơn được cả bài
	- Đọc đúng các từ ngữ: Ngôi trường, xây trên nền, lợp lá, tường vàng, lấp ló, bỡ ngỡ, xoan đào, sáng lên.
	- Nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ.
	- Biết nhấn giọng các từ gợi tả.
2. Hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Lấp ló, bỡ ngỡ, rung động, thân thương.
	- Hiểu nội dung bài: Qua việc tả ngôi trường mới, tác giả cho ta thấy niềm tự hào của em học sinh đối với ngôi trường với cô giáo và bạn bè của em.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung từ ngữ, câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài Mẩu giấy vụn.
* Giáo viên nhận xét ghi điểm
2.Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
- Các em thích học ngôi trường mới không? Vì sao?
2.2 Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu 1 lần giọng thong thả, tha thiết.
b. Đọc từng câu kết hợp giải nghĩa từ, phát âm tiếng khó.
- Học sinh đọc cá nhân lượt 2, 3
- Luyện đọc đoạn trước lớp
- Giáo viên hướng dẫn đọc câu dài câu khó đọc.
- Học sinh đọc chú giải.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Học sinh đọc đồng thanh
2.3 Tìm hiểu bài:
- 1 học sinh đọc toàn bài
- 1 học sinh đọc câu hỏi
Hỏi: Đoạn văn nào trong câu tả ngôi trường từ xa.
Hỏi: Ngôi trường mới xây có gì đẹp?
- Đoạn văn nào trong bài tả lớp học
- Cảnh vật trong lớp được miêu tả như thế nào?
- Cảm xúc của bạn học sinh dưới mái trường mới.
- Theo em bạn học sinh có yêu trường không
* Củng cố - Dặn dò: Trường học là nơi học tập sinh hoạt ở trường có thầy cô, bạn bè, bàn ghế lớp học gắn bó với tuổi thơ các em.
* Nhận xét tiết học.
- Học sinh 1: Đọc đoạn 1, 2
Tại sao cả lớp không thấy mảnh giấy nói gì?
- Học sinh 2 : Đọc đoạn 3, 4
Tại sao bạn gái nghe mẩu giấy nói chuyện.
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp phát âm tiếng khó giáo viên đọc, học sinh đọc cá nhân đồng thanh.
- Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn đến hết bài (lượt 1).
-Luyện đọc các câu: 
Nhìn từ xa/những mảnh tường vàng/ ngói đỏ/ như những cánh hoa lấp lánh trong cây”
Em bước vào lớp/ vừa bỡ ngỡ/ vừa thấy quen thêm
- Lần lượt học sinh trong nhóm đọc các bạn nghe và góp ý.
- Các nhóm thi đọc
 - 2 học sinh - lớp nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Trường mớitrồng cây.
- Những mảnh tường vàng ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
- Học sinh đọc đoạn 2
- Tường vôi trắng thơm tho.nắng thu.
- Đoạn văn cuối
- Bạn rất yêu trường của mình vì bạn đã thấy được vẻ đẹp của ngôi trường mới.
TẬP ĐỌC(T24)	MUA KÍNH
I. Mục tiêu:
	- Đọc trơn được cả bài
	- Đọc đúng các từ: lười học, nên, đọc sách, tưởng rằng, năm bảy, vẫn không, liền hỏi.
	- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ.
	- Biết phân biệt lời kể lời nhân vật.
II. Hiểu:
	Hiểu tính hài hước của câu chuyện. Cậu bé lười học, không biết chữ lại tưởng nhầm cứ đeo kính là sẽ đọc được.
III. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ nếu có (nếu có)
	Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng kiểm tra.
Nhận xét cho điểm
2. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Hỏi: Người như thế nào thì phải mua kính?
Nêu: Có một cậu bé không bị cận thị, viễn thị nhưng lại đi mua kính. Lý do đi mua kính của cậu bé làm bác bán kính phải phì cười. Vậy đó là lý do gì ? Chúng ta cùng học bài hốm nay để thấy rõ điều đó?
2. Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu
Đọc từng đoạn
- Luyện đọc tiếng khó kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu lượt 2,3.
* Luyện đọc trước lớp:
	Muốn đọc đúng và hay bài tập đọc này các em phải đọc đúng các câu sau:
- Giáo viên gọi học sinh đọc chú giải
- Học sinh nối tiếp từng đoạn trước lớp 
- Giáo viên hướng dẫn đọc câu dài câu khó đọc
- Cho học sinh đọc từng đoạn
* Luyện đọc đoạn trong nhóm
- Học sinh trong nhóm đọc cho nhau nghe
- Thi đọc giữa các nhóm
- Học sinh đồng thanh.
2.3 Tìm hiểu bài:
- 1 học sinh đọc toàn bài
- 1 học sinh đọc câu hỏi
- Tại sao cậu bé không biết chữ.
- Cậu bé mua kính để làm gì?
- Cậu bé đã thử kính như thế nào?
- Bác bán kính đã hỏi cậu như thế nào?
- Khi đó cậu bé trả lời sau
- Nghe cậu bé trả lời bác bán kính làm gì?
- Em có biết vì sao bác phì cười không?
- Bác bán kính khuyên cậu điều gì?
Luyện đọc lại: Luyện đọc theo vai
Củng cố - Dặn dò
HS1: Hãy đọc các đoạn văn miêu tả ngôi trường và lớp học.
Tại sao khi bước vào lớp bạn học sinh vừa thấy bỡ ngỡ thân quen.
HS2: Đoạn văn nào cho thấy tình cảm của học sinh với ngôi trường mới.
- Người già mắt kém, người bị cận thị, viễn thị
- Tổ 3 đọc nối tiếp đến hết bài.
- Lười học, nên, đọc sách, tưởng rằng, năm bảy, 
Tổ 1, tổ 4 đọc nối tiếp từng câu.
- 1 học sinh đọc chú giải
- ( 4 em)
* Luyện đọc các câu:
Thấy nhiều người/ khi đọc sách phải đeo kính
Cậu tưởng rằng/ cứ đeo kính / thì đọc được sách
Cậu thử đến năm bảy chiếc kính khác nhau/ mà vẫn không đọc được
Hay là/ cháu không biết đọc// ( giọng nghi ngại).
- Học sinh nối tiếp đọc lượt 2, 3
- Học sinh thi đọc trong nhóm
- Nhóm 1 thi nhóm 4
- Nhóm 6 thi nhóm 8
- Học sinh nhận xét
- Học sinh cả lớp đồng thanh
- 1 học sinh trả lời
- Vì cậu bé lười học.
- Cậu muốn đeo kính để đọc sách vì thấy nhiều người đọc sách đều đeo kính. Cậu tưởng đeo kính là đọc sách được.
- Cậu thử năm bảy kính khác nhau mà vẫn không đọc được.
- “ Hay là cháu không biết đọc”
- Cậu bé trả lời:” Nếu cháu biết đọc thì mua kính làm gì?”
- Phì cười
- Vì thấy cậu bé thật ngốc nghếch
- Muốn đọc được sách phải đọc cái đã

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 5.doc