Giáo án Lớp 2 - Tuần 3

I. Mục tiêu

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

 - Đọc trơn toàn bài : đọc đúng các từ ngữ :ngăn cản,hích vai .

 - Biết nghỉ hơi sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ

 - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với các lời nhân vật .

2.Rền kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ đã chú giải trong SGK :Ngăn cản, hích vai.

- Thấy được các đức tính ở bạn của Nai Nhỏ: khoẻ mạnh nhanh nhẹn, dám liều mình cứu bạn.

- Rút ra được nhận xét từ câu chuyện :người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng vì bạn

 II.Đồ dùng dạy học

 - GV tranh minh hoạ bài đọc SGK

 - HS có SGK

 III. Các hoạt động dạy học

 A. Ổn đinh:1/

 B. Bài cũ :3/

- 2HS đọc bài: Làm việc thật là vui.

? Em đã làm được những công việc gì?

- GV nhận xét cho điểm.

 C. Bài mới :30/

 1.Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài học.

 2.Luyện đọc:

 

doc 201 trang Người đăng honganh Lượt xem 1232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(tiết số6)
Tiêu hoá thức ăn
I. Mục tiêu
NS: 2 / 10 / 08
Thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2008
 Toán (Tiết số:29)
Luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
	- HS củng cố và rèn kỹ năng thực hiện phép cộng dạng:47 + 25; 47 + 5
7 + 5(cộng qua 10,có nhớ dạng tính viết).
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV nghiên cứu bài.	
III.Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định :1/
 2. Bài cũ :4/
- 3 HS đọc bảng cộng 7 cộng với một số.
- 2 HS lên bảng đặt tính, tính kết quả : 57 + 36 77 + 19
- GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới :30/
a. Giới thiệu bài.
b. HD làm bài tập :
Bài 1:
- Yêu cầu HS tính nhẩm dựa vào bảng cộng 7 cộng với một số để ghi ngay kết quả.
- HS tính nhẩm rồi lần lượt nêu kết quả.
- Lớp nhận xét kết quả.
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu hS nhắc lại cách đặt tính và tính.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 3 HS làm bài trên bảng.
- Lớp làm vở, đổi vở kiểm tra bài nhóm đôi.
- GV nhận xét cách trình bày bài của HS.
Bài 3:
- Củng cố giải toán có lời văn dựa theo tóm tắt.
- 2 em đọc bài toán,HS nhận dạng toán.
- HS làm bài vào vở rồi nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Gọi 1 em làm bài trên bảng.
- GVvà HS nhận xét bài
Bài 4:
- GV h/dẫn cách nhẩm ra kết quả rồi so sánh
VD: 19 + 7 = 26; 17 + 9 = 26 nên 19 +7 = 17 +9
- HS đọc yêu cầu bài(Điền dấu).
- HS làm vở theo h/dẫn rồi chữa bài.
19 + 7 = 17 + 9
17 + 9 > 17 +7
23 + 7 = 38 - 8
16 + 8 < 28 - 3
 4.Củng cố:2/
- GV tóm tắt nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
 5.Dặn dò:1/
- Hoàn thành bài tập.	
Thể dục ( tiết số 12)
Ôn năm động tác đã học của bài thể dục phát triển chung
 chính tả (Tiết số:12)
Ngôi trường mới
I. Mục tiêu: 
1.Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Ngôi trường mới.
2.Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần, âm dễ lẫn ai/ ay, s/x.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học
 1.ổn định :1/
 2.Bài cũ:3/
- GV đọc cho cả lớp viết bảng con, 2 em viết bảng lớp.
- Cả lớp viết:khay chén, hay hát, cái tai, bãi lầy.
- GV nhận xét chữ viết
 3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài.
b.H/dẫn nghe viết:
*GV đọc toàn bài chính tả.
- 2HS đọc lại bài.
? Dưới mái trường mới bạn HS cảm thấy có những gì mới?
+ tiếng trống rung động kéo dài.
+ H/dẫn HS nhận xét:có những dấu nào được dùng trong bài
- HS tìm và trả lời
- HS viết vào bảng con các chữ dễ viết sai: mái trường, rung động, trang nghiêm
* GV đọc bài cho HS viết vào vở, chú ý cách cầm bút và tư thế ngồi.
 - HS viết bài và soát lỗi theo nhóm đôi.
*GV chấm bài, nhận xét cho điểm.
c.H/dẫn làm bài tập
Bài 2:
- GV chia lớp làm 3 nhóm, 3 nhóm thi tiếp sức.
- 1 em đọc yêu cầu bài(thi tìm nhanh các tiếng có vần ai/ ay)
- Từng HS tiếp nối nhau lên bảng viết tiếng có vần ai/ ay.
- HS đọc lại kết quả làm bài của từng nhóm.
- GV lập một tổ gồm 3 trọng tài, đại diện đủ 3 nhóm nhận xét, chấm điểm thi đua.
Bài 3a:
- GV nêu nội dung bài, gọi HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài và chữa bài trên bảng lớp.
 (a.sẻ, sáo, sò, sung, si)
+ xôi, xào(nấu), xem, xinh.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4.Củng cố:3/
- GV gọi 1 HS nhắc lại ND bài.
- GV nhận xét giờ học.	
5.Dặn dò:1/
- Luyện viết lại những chữ viết sai.
Âm nhạc (tiết số 6)
Học hát bài: Múa vui
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và lời cacủa bài hát: múa vui.
- Tập biểu diễn bài hát.
II. GV chuẩn bị:
- Một vài động tác múa đơn giản.
- Nhạc cụ và băng nhạc.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định:1/
 2. Bài cũ:2/
- HS cả lớp hát bài: Xoè hoa.
- GV nhận xét.
 3. Bài mới: 30/
a. Các hoạt động:
* HĐ 1: Ôn tập bài hát Xoè hoa.
- Hát luân phiên theo nhóm.
- Cho HS hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
- HD cho HS biểu diễn trước lớp( đơn ca, tốp ca).
* HĐ 2: Hát kết hợp với trò chơI theo bài hát.
- Trò chơi 1: Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát trong bài.
HS nhận biết đó là âm hình tiết tấu của 3 câu hát 2,3, 4, trong bài Xoè hoa.
-Trò chơi 2: Hát giai điệu của bài bằng các nguyên âm o, a, u, i.
VD : câu hát:
 “ Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang.
 ò	 o	 ó o o o ó ò o o
Câu hát:
 “ Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.”
 a á a a a ạ à
 “ Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng”
 u ú ù ú ú u ù
 “ Tay nắm tay ta cùng xoè hoa”
 i í i i ì ì i
-GV cho HS biết các nguyên âm sẽ sử dụng. Khi hát GV lấy tay làm dấu hiệu chỉ các nguyên âm đó để HS hát.
 4. Củng cố:2/
-Cả lớp hát lại cả bài kết hợp gõ đệm.
-GV nhận xét đánh giá xép loại giờ học các tổ.
 5. Dặn dò:1/
-Về hát lại cho người khác nghe.
NS: 3 / 10 / 08
Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008
 Toán (Tiết số:30)
Bài toán về ít hơn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố "ít hơn" và biết giải toán về ít hơn( dạng đơn giản).
- Rèn kĩ năng giải toán về ít hơn( toán đơn 1 phép tính).
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình quả cam có gắn nam châm.
III.Các hoạt động dạy học :
 1.ổn định :1/
 2.Bài cũ :2/
- GV gọi 2 HS lên bảng đặt tính và tính.
- HS làm bảng con.
 37 + 8; 45 + 6
3.Bài mới:30/
a. Giới thiệu bài: Bài toán ít hơn.
 - HS quan sát hình vẽ trên bảng.
 - GV gài lần lượt các quả cam trên bảng, rồi nêu bài toán:
 + Hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả. Hỏi hàng dưới có mấy quả?
- GV h/dẫn tóm tắt bài
- 2,3 HS nhắc lại đề toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính và trả lời.
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài giải
Số quả cam ở hàng dưới là:
7 - 2 = 5( quả)
Đáp số: 7 quả cam
b.Thực hành:
Bài 1:
- GV h/dẫn HS hiểu đề bài qua tóm tắt hình vẽ.
- 2 HS đặt đề toán, HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
- HS nêu cách giải, giải bài vào vở.
- Một số HS đọc bài làm của mình
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 2:
- GV h/dẫn hiểu nội dung bài toán:thấp hơn là ít hơn.
- Gọi 1 em viết tóm tắt trên bảng, 1 em làm bài trên bảng, yêu cầu cả lớp làm vở.
- 1 em đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- Lớp làm vào vở rồi chữa bài.
 	4.Củng cố: 2/
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.	
 5.Dặn dò:1/
- Hoàn thành bài tập.
Tập làm văn (Tiết số:6)
Khẳng định, phủ định.
Luyện tập về mục lục sách
I. Mục tiêu: 
1.Rèn kỹ năng nghe và nói: biết TLCH và đặt câu hỏi theo mẫu khẳng định, phủ định.
2.Rèn kỹ năng viết:biết tìm và ghi lại mục lục sách.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ viết các câu mẫu bài tập 3
III.Các hoạt động dạy học :
 1.ổn định :1/
 2.Bài cũ:2/
-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
 3.Bài mới:30/
a.Giới thiệu bài
b.H/dẫn làm bài tập
Bài 1(M):
 - GV giúp HS nắm yêu cầu bài
 - GV viết lên bảng 6 câu trả lời cho 3 câu hỏi a,b,c.
 - 1 nhóm HS thực hành hỏi đáp theo mẫu.
 - Từng nhóm 3 HS thi thực hành hỏi - đáp, trả lời lần lượt các câu hỏi.
 - HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 2(M):
 GV nêu yêu cầu của bài, h/dẫn cách làm cho HS(đặt câu theo mẫu).
- HS đọc lại nội dung bài, nêu yêu cầu bài
- 3 HS tiếp nối nhau đặt 3 câu theo 3 mẫu.
 Cây này có cao đâu.
 Cây này đâu có cao.
 Cây này không cao đâu.
 - GV và cả lớp nhận xét.
Bài 3(viết):
Gọi 2 em đọc yêu cầu bài(tìm mục lục sách của tập truyện thiếu nhi).
- Mỗi Hs chuẩn bị 1 truyện thiếu nhi
- 3,4 em đọc mục lục truyệncủa mình.
- Mỗi HS viết vào vở tên 2 truyện tên tác giả, số trang theo thứ tự trong mục lục.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc bài viết.
- GVtheo dõi, h/dẫn HS viết đúng.
- GV nhận xét bài viết của các em.
- GV chấm điểm một số bài.
 4.Củng cố:2/
- GV tóm tắt nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học 
 5.Dặn dò:1/
- Nhắc HS chú ý nói viết các câu phủ định.
tập viết (Tiết số:6)
Chữ hoa: đ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết viết chữ Đ hoa cỡ nhỏ .
- Viết đúng, đẹp, sạch cụm từ ứng dụng : Đẹp trường đẹp lớp.
- Giữ gìn vở sạch đẹp.
II.Đồ dùng dạy học: 
- GV: mẫu chữ Đ trong khung chữ + bảng phụ.	
III.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định :1/
2.Bài cũ:3/
 GVkiểm tra vở viết của HS phần bài viết ôn tập- gv nhận xét
3.Bài mới:30/
a: Giới thiệu bài:
b: H/d viết chữ hoa:
*H/d HS quan sát và nhận xét chữ Đ 
+ Chữ Đ cỡ vừa cao 5li
+ Chữ Đ viết như chữ D thêm nét thẳng ngang ngắn.
 GV viết chữ Đ, vừa viết vừa nhắc lại cách viết
+ H/d HS viết chữ Đ lên bảng con.
- HS viết chữ Đ trên bảng con
c.H/d viết cụm từ ứng dụng:
- HS đọc cụm từ ứng dụng"Đẹp trường đẹp lớp"
- GV giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng.
- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.
+ 2,5 li:g,l 1,25 li:r
 2li :đ,p 1 li:các chữ còn lại
 GV h/d HS viết chữ Đẹp vào bảng con.
d. H/d HS viết bài vào vở.
- HS viết bài theo yêu cầu của bài.
- GV nêu y/c :1 dòng chữ Đ cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ, 2 dòng vừa.
- GV theo dõi nhắc nhở HS viết đúng.
e. Chấm bài,chữa bài: 
 - GV chấm 10 bài nhận xét và cho điểm.
 4. Củng cố:2/
- GV tóm tắt lại cách viết.
- GV nhận xét giờ học.
 5.Dặn dò:1/	
Về nhà viết luyện viết thêm.
Mĩ thuật ( tiết số 6)
Vẽ trang trí: Màu sắc, vẽ màu vào hình có sẵn
 I.Mục tiêu:
- HS nhận bíêt được đặc điểm của con vật.
- Biết xé dán con vật.
 II.Chuẩn bị:
- Sưu tầm tranh ảnh con vật.
- Một số bài HS năm trước.
- HS: Giấy vẽ, tranh ảnh.
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 1. ổn định: 1/
 2. Bài cũ: 3/
- GV kiểm tra đồ dùng HS.
 3. Bài mới: 30/
a. Giới thiệu bài- ghi đầu bài.
b. Các HĐ :
* Hoạt động 1( 5/ ): Quan sát nhận xét.
- GV giới thiệu một số bài xé dán con vật.
Gợi ý HS nhận xét.
?. Con vật có tên gọi là gì ?
?. Hình dáng và đặc điểm của chúng ra sao?
?. Nêu các phần chính con vật?
?. Con vật đó có màu gì?
?. Nhà em nuôI con vật gì?
*Hoạt động2: Cách vẽ, xé dán con vật.
- GV chọn những con vật định vẽ, xé dán.
- Yêu cầu nhớ lại đặc điểm, hình dáng, phần chính con vật
* Cách xé dán
- Xé hình con vật.
+ Xé phần chính trước, các phần nhỏ sau.
+ Xé hình các ch tiết.
+ Xếp hình con vật để xé lên giấy nền.
+ Dán từng phần con vật.
*Cách vẽ:
- Vẽ hình dáng con vật.
- Vẽ màu theo ý thích.
- GV nhắc nhở.
* Hoạt động 3( 10/): thực hành.
- HS thực hành.
- GV giúp HS yếu.
- GV gợi ý.
* Hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét.
- HS trình bày sản phẩm.
- N/x – khen.
 4. Củng cố: 2/
- GV tóm tắt nội dung bài.
 5. Dặn dò: 1/
- Sưu tầm tranh ảnh con vật có ích. 
-Tìm xem tranh dân gian.
Nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 NS: 6/ 10 / 08
Tuần 7
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2007
 Đạo đức (Tiết số:7)
 Chăm làm việc nhà (tiết1)
I. Mục tiêu: 
1.HS biết:
	- Trẻ em có bổn phận tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
	- Chăm làm việc nhà là thể hiện tình yêu thương của em đối với ông bà cha mẹ.
2.HS tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp.
3.HS có thái độ không đồng tình với hành vi chưa hăm làm việc nhà.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK+ thẻ xanh, đỏ
III.Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định:1/
 2.Bài cũ:3/
- Gọi 1 HS lên bảng hỏi:
? Sống gọn gàng ngăn nắp có lợi gì?
- HS lớp nhận xét
- GVnhận xét đánh giá
 3.Bài mới:30/
*Hoạt động 1:GV đọc bài thơ Khi mẹ vắng nhà, yêu cầu HS thảo luận:
?Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà? ? Việc làm của bạn thể hiện tình cảm gì đối với mẹ?
- HS lắng nghe và đọc lại bài thơ.- HS tìm hiểu bài thơ.
- Thảo luận nhóm đôi để TLCH trong VBT.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời- GVnhận xét.
 GV kết luận:Bạn nhỏ đã làm việc nhà vì bạn thương mẹ..., chăm làm việc nhà là một đức tính tốt nên học tập.
* Hoạt động 2:Bạn đang làm gì?
- GV phát cho mỗi nhóm HS 1 tranh và yêu cầu nêu tên việc nhà mà các bạn trong tranh đã làm.
- Lớp chia 3 nhóm, thảo luận và trình bày.
- HS suy nghĩ và thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày ý kiến trước lớp.
- HS khác nghe bổ sung, nhận xét.
T.1: Cảnh một em gái đang giặt quần áo phơi trên dây.
T.2:Một bạn trai đang dùng bình nhỏ tưới nước cho cây.
T.3:Cảnh 1 em trai đang vãi thóc cho gà ăn.
? Việc làm của bạn thể hiện tình cảm gì đối với mẹ?
- HS lắng nghe và đọc lại bài thơ.- HS tìm hiểu bài thơ.
- Thảo luận nhóm đôi để TLCH trong VBT.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời- GVnhận xét.
 GV kết luận:Bạn nhỏ đã làm việc nhà vì bạn thương mẹ..., chăm làm việc nhà là một đức tính tốt nên học tập.
* Hoạt động 2:Bạn đang làm gì?
- GV phát cho mỗi nhóm HS 1 tranh và yêu cầu nêu tên việc nhà mà các bạn trong tranh đã làm.
- Lớp chia 3 nhóm, thảo luận và trình bày.
- HS suy nghĩ và thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày ý kiến trước lớp.
- HS khác nghe bổ sung, nhận xét.
T.1: Cảnh một em gái đang giặt quần áo phơi trên dây.
T.2:Một bạn trai đang dùng bình nhỏ tưới nước cho cây.
T.3:Cảnh 1 em trai đang vãi thóc cho gà ăn.
- HS tìm hiểu bài thơ.
- Thảo luận nhóm đôi để TLCH trong VBT.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời- GVnhận xét.
 GV kết luận:Bạn nhỏ đã làm việc nhà vì bạn thương mẹ..., chăm làm việc nhà là một đức tính tốt nên học tập.
* Hoạt động 2:Bạn đang làm gì?
- GV phát cho mỗi nhóm HS 1 tranh và yêu cầu nêu tên việc nhà mà các bạn trong tranh đã làm.
- Lớp chia 3 nhóm, thảo luận và trình bày.
- HS suy nghĩ và thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày ý kiến trước lớp.
- HS khác nghe bổ sung, nhận xét.
T.1: Cảnh một em gái đang giặt quần áo phơi trên dây.
T.2:Một bạn trai đang dùng bình nhỏ tưới nước cho cây.
T.3:Cảnh 1 em trai đang vãi thóc cho gà ăn.
? Các em có thể làm được những việc đó không?
ị KL:Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng của mình.
*Hoạt động 3: Điền đúng hay sai:
- GV nêu ý kiến, yêu cầu HS giơ thẻ theo quy định và giải thích.
- HS giơ thẻ đỏ nêu ý kiến đúng, giơ thẻ xanh nếu ý kiến sai.
ị GV: Tham gia việc nhà là giúp đỡ và hiếu thảo với ông bà, bố mẹ.
- HS nhắc lại kết luận
 4.Củng cố:2/
- GV tóm tắt nội dung bài.
 5.Dặn dò:1/
- Chuẩn bị tình huống đóng vai HĐ 2( tiết 2)
 Tiết 2 ( Tuần 8 –Tiết số: 8)
 1. ổn định tổ chức:1/
 2. Bài cũ:2/
? Giờ học tuần trước học bài gì?
? Em đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ?
- Gv nhận xét.
 3. Bài mới:30/
a.Hoạt động1:Liên hệ
 - GV: ở nhà em làm việc gì?kết quả công việc ra sao?
? Những việc đó do phân công của bố, mẹ hay em tự làm?
? Bố mẹ tỏ thái độ gì về việc làm của em?
? Sắp tới em mong muốn làm việc gì?
- Gv khen ngợi những HS có việc làm tốt.
GV:Hãy làm việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia với bố mẹ.
b.Hoạt động 2:Đóng vai
- Các nhóm thảo luận đóng vai theo tình huống.
*.Hà đang quét nhà thì bạn rủ đi chơi.
*.Anh(chị) nhờ Hoà múc nước Hoà sẽ...
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 tình huống để đóng vai.
- GV đặt câu hỏi để lớp thảo luận.
? Em đồng tình với cách ứng xử của nhóm nào?
? Nếu ở tình huống ấy em làm gì?
ị KL: Cần làm xong việc nhà rồi mới đi chơi. Cần từ chối và giải thích rõ em
 còn quá nhỏ khi làm những việc đó.
c.Hoạt động 3:Trò chơi
- GV chia HS thành 2 nhóm"chăm" và "ngoan"
- GVphát phiếu học tập cho 2 nhóm với nội dung.
a.Nếu mẹ đi làm về, tay xách túi nặng, em sẽ...
b.Em bé muốn uống nước, em sẽ...
c.Nhà cửa bề bộn, bố mẹ đi vắng hết, em sẽ...
d.Nếu đi làm về trời nắng muốn uống nước...
- 2 nhóm chơi:mỗi nhóm 4 phiếu 
+ Nhóm "chăm" đọc tình huống thì nhóm"ngoan" phải có câu trả lời nối bằng thì và ngược lại.
- 2 HS làm trọng tài cùng GV.
- Sau mỗi nhóm chơi, Gv cùng 2HS nhận xét, bình chọn nhóm chơi tốt.
- GV đánh giá kết quả của các nhóm, tuyên dương các nhóm chơi tốt.
 4.Củng cố:2/
ị KL:Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài.
 5. Dặn dò:1/
- Học thuộc phần ghi nhớ.
 tập đọc ( Tiết số: 19+20)
Người thầy cũ
I. Mục tiêu: 
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:đọc trơn toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ
	- Biết đọc lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật:chú Khánh(bố của Dũng) và thầy giáo.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới: xúc động, hình phạt, các từ ngữ làm rõ ý nghĩa của bài: lễ phép, mắc lỗi.
- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa:hình ảnh người thầy giáo thật đáng kính trọng, tình thầy trò thật đẹp đẽ.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
 1: ổn định:1/
 2.Bài cũ:3/
- GV gọi 2 HS lên bảng đọc bài"Ngôi trường mới" và trả lời câu hỏi của bài.
? Ngôi trường mới có gì thay đổi?
- Cả lớp theo dõi 2 bạn đọc bài rồi nhận xét.
- Gv và cả lớp nhận xét.
 3.Bài mới:30/
a.Giới thiệu bài:
b.H/dẫn luyện đọc:
*GV đọc mẫu.
*H/dẫn luyện đọc+ giải nghĩa từ:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
? Trong bài có từ nào khó đọc?
- HS tìm từ khó đọc và luyện đọc:cổng trường, xuất hiện, lễ phép.
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn trong bài.
- HSđọc nghĩa các từ ở chú giải.
+ Gv h/dẫn đọc câu dài, chú ý nhấn giọng ở một số từ
“Nhưng.../ hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu!”//
- Gv giúp Hs hiểu nghĩa từ: lễ phép:có thái độ, cử chỉ lời nói kính trọng người trên.
? Có lời những nhân vật nào?
( Lời của thầy giáo, bố Dũng, Dũng) 
? Nêu cách đọc lời của từng nhân vật. 
- Gv HS hs đọc lời từng nhân vật.
Hs luyện đọc diễn cảm.
- Gv và lớp nhận xét, cho điểm.
Tiết 2(30/)
c.Hướng dẫn tìm hiểu bài
? Bố Dũng đến trường làm gì?
( Bố Dũng đến trường chào thầy giáo cũ.)
? Em đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở cổng trường.
? Khi gặp thầy giáo cũ bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
( Ngả mũ cúi chào lễ phép)
- HS đọc thầm đoạn 1, 1 HS đọc câu hỏi 1.
? Bố Dũng nhớ nhất kỷ niệm nào về thầy?
- Hs đọc thầm đoạn 2, đọc câu hỏi3.
+ Kỷ niệm thời đi học có lần trèo qua của sổ, thầy chỉ bảo ban mà không phạt.
? Dũng nghĩ gì khi bố ra về?
+Bố cũng có lần mắc lỗi, thầykhông phạt, nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt và nhớ mãi, mà không bao giờ nhắc lại.
d.Luyện đọc lại
- Đọc trong nhóm
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
e.Thi đọc 
- Đại diện một số nhóm đọc thi trước lớp.
- GV yêu cầu mỗi nhóm 4 Hs tự phân vai thi đọc toàn bộ câu chuyện.
 4.Củng cố:2/
? Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
(+Nhớ ơn thầy cô giáo cũ.)
- Gv tóm tắt ND bài học.
- GV nhận xét giờ học.	
 5. Dặn dò:1/
- Về kể lại cho người khác nghe.
 Toán (Tiết số:31)
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Củng cố khái niệm"ít hơn" , "nhiều hơn".
	- Củng cố rèn kĩ năng giải toán về ít hơn, nhiều hơn( toán đơn 1 phép tính).
I. Chuẩn bị:
- GV nghiên cứu bài, HS có đủ đồ dùng học tập.
III.Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định:1/
 2.Bài cũ:2/
- Gọi 1 em tự đặt bài toán dạng nhiều hơn.
- GV và cả lớp nhận xét.
 3.Bài mới:30/
* Bài 1:HS đọc y/ c bài tập a, b.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS đếm số ngôi sao trong mỗi hình rồi trả lời câu hỏi trong SGK.
( Lấy số lớn trừ đi số bé).
KL: Trong hình vuông có nhiều hơn số ngôi sao trong hình tròn.
? Tại sao em biết trong hình vuông có nhiều hơn trong hình tròn 2 ngôi sao?
- HS nối tương tự số ngôi sao ở 2 hình rồi so sánh.
- 1 HS lên bảng thực hiện y/c phần b.
+ 1 HS lên bảng vẽ vào hình tròn trên bảng 2 ngôi sao.
? Tại sao em vẽ thêm 2 ngôi sao?
( Vì 5 + 2 = 7)
- GV cùng lớp n/ xét chữa bài.
*Bài 2:HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Gv giúp HS hiểu "Em kém anh 5 tuổi, tức là em ít hơn anh 5 tuổi".
- 1 em viết tóm tắt trên bảng, 1 em khác lên bảng giải.
Bài giải
Tuổi em là:
16 – 5 = 11( tuổi)
 Đáp số: 11 tuổi.
- Cả lớp làm vở rồi chữa.
- GV kiểm tra bài làm trong vở HS.
Bài 3:quan hệ ngược lại bài 2, HS hiểu :anh hơn em 5 tuổi có nghĩa là em kém anh 5 tuổi và ngược lại"
- 1 em làm bài trên bảng, lớp làm vở.
- Một số em đọc bài làm của mình trước lớp.HS khác nhận xét bài bạn.
? So sánh cách giải bài 2 và bài 3?
( ít hơn thực hiện phép trừ, nhiều hơn thực hiện phép cộng).
Bài 4:Cho HS xem minh hoạ bài toán có trong thực tế sinh động.
- Gọi HS đọc bài toán và nêu cách giải.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
? Muốn biết toà nhà thứ hai có bao nhiêu tầng ta làm thế nào?
- 1 hs lên tóm tắt bài toán.
- Cả lớp tự giải bài vào vở.
- 1 em chữa bài trên bảng, lớp nhận xét.
Bài giải
Toà nhà thứ hai có số tầng là:
16 - 4 = 12 ( tầng)
 Đáp số: 12 tầng
- GV chấm điểm một số bài làm của HS
 4. Củng cố:2/
- Cho nhiều HS nêu cách giải bài toán về ;
- Số nhiều hơn:Số lớn = số bé + phần nhiều hơn
- Số ít hơn: Số bé = số lớn - phần ít hơn.
 GV nhận xét giờ học.	
 5.Dặn dò:1/
- Hoàn thành bài tập.
NS: 19 / 10 / 07
	 Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2007
 Toán(Tiết số:32)
Ki lô gam 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn.
	- Làm quen với cái cân, quả cân, cách cân(cân đĩa)
	- Nhận biết về đơn vị :ki lô gam, biết đọc, viết tên gọi và ký hiệu.
	- Tập thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
	- Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số kèm theo đơn vị.
II.Đồ dùng dạy học:
- Gv cân đĩa, các quả cân 1kg, 2 kg, 5 kg
- HS:một số đồ vật.	
III.Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định:1/
 2. Bài cũ: không.
 3. Bài mới:30/
a.Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn:
- Yêu cầu HS tay trái cầm sách toán 2, tay phải cầm vào một quyển vở.
- HS lần lượt làm thử và trả lời
? Quyển nào nặng hơn, quyển nào nhẹ hơn?
+quả cân nặng hơn, quyển vở nhẹ hơn.
-Yêu cầu HS lần lượt nhấc quả cân 1 kg lên và hỏi:
? Quả nào nặng hơn, quả nào nhẹ hơn
?GV: Trong thực tế có vật nặng hơn hoặc nhẹ hơn vật khác.Muốn biết vật
 nặng, nhẹ thế nào ta phải cân vật đó.
b.Giới thiệu cân đĩa, cách cân đồ vật:
- Gv cho Hs quan sát cân đĩa thật và giới thiệu cân đĩa đó.
- HS quan sát và thấy kim chỉ điểm ở chính giữa.
- Gv cân gói kẹo lên đĩa cân và gói bánh lên đĩa khác.
- HS nhìn vào cân và nói"gói kẹo nặng hơn gói bánh hoặc gói bánh nặng hơn gói kẹo.
c.Giới thiệu ki lô gam, quả cân 1 kg.
- GV: cân các vật để xem mức độ (nặng) nhẹ thế nào ta dùng đơn vị là ki lô gam viết tắt là kg.
- Một số HS đọc:ki lô gam viết tắt là kg.
- Gv viết lên bảng: ki lô gam- kg.
- Gv giới thiệu các quả cân 1 kg, 2, 5kg.
- HS đọc số do ghi trên quả cân.
d. Giới 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an buoi 1-hoa.doc