Giáo án Lớp 2 - Tuần 24

I. MỤC TIÊU:

1.Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Phân biệt được lời của các nhân vật.

2.Hiểu ý nghĩa của truyện: ca ngợi sự thông minh của Khỉ, phê phán tính giả dối của cá Sấu sẽ không bao giờ có bạn vì không ai muốn kết bạn với một kẻ bội bạc, giả dối như nó.(trả lời được câu hỏi 1,2,3,5 –HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4)

3.Thái độ :GDHS luôn sống trung thực với bạn bè

4. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Ra quyết định: Biết lựa chọn tình huống để đối phó với kẻ thù.

- ứng phó với căng thẳng: Bình tĩnh sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng và biết cách xử lí và ứng phó.

- Tư duy sáng tạo: Biết nhìn nhận và giảI quyết vấn đề một cách sáng tạo và bình luận về các nhân vật trong câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh hoạ

- Bảng phụ ghi các câu văn dài cần ngắt hơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 32 trang Người đăng honganh Lượt xem 978Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i độ như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp ở đoạn 3.
Khi gặp việc làm mình lo lắng, sợ hãi, không bình tình được.
- Khỉ lừa Cá Sấu bằng cách hứa vẫn giúp và nói rằng quả tim để ở nhà nên phải quay về nhà mới lấy được.
- Đọc đoạn 3.
+ Y/c h/s đọc phần giải nghĩa từ "Bội bạc"
1 em
+ Vì sao Khỉ lại gọi Cá Sấu là con vật bội bạc?
Vì Cá Sấu đối xử tệ bạc với Khỉ trong khi Khỉ coi Cá Sấu là bạn thân của mình.
+ Tìm từ cùng nghĩa với “ bội bạc”
Phản bội, phản trắc, vô ơn, tệ bạc
- Đọc đoạn 4
Đọc thầm
+ Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò lủi mất?
Cá Sấu tẽn tò, lủi mất vì bị lộ bộ mặt bội bạc, giả dối.
- Đọc câu hỏi 5
2 em
Hãy tìm những từ nói lên tính nết của Khỉ và Cá Sấu?
Thảo luận nhóm bàn
Khỉ tốt bụng, thông minh, thật thà
Cá Sấu: giả dối, bội bạc, độc ác.
4. Đọc lại bài
- Đọc theo phân vai
5.Củng cố, liên hệ:
- Câu chuyện nói với em điều gì?
- Bây giờ các em đã biết vì sao Cá Sấu không có ai chơi?
- Chúng ta nên có mối quan hệ tốt với bạn
2 nhóm đọc thi: mỗi nhóm 3 em
- Phải chân thật trong tình bạn./ Những kẻ giả dối, bội bạc thì không bao giờ có bạn./ Không ai muốn chơi với kẻ ác.
- Nhiều ý kiến.
( Người ta thường nói "Nước mắt cá sấu" là để chỉ những kẻ giả dối , giả nhân giả nghĩa. Cá sấu thường chảy nước mắt do khi nhai thức ăn tuyến nước mắt của cá sấu bị ép lại chảy ra ngoài chứ không phải do nó thương xót hay buồn khổ gì.)
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu:
-Biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng Xxa=b;a xX=b
- Củng cố kĩ năng tìm một thừa số trong phép nhân .
- Củng cố khả năng giải toán có lời văn bằng 1 phép tính chia.(B1,3,4)
-Rèn tư duy lô gic và ý thức tự giác trong học tập .
II. Đồ dùng: Viết sẵn BT3
III. Các hoạt động dạy –học:
A. Bài cũ:
- Tìm y: y x 3 = 18 2 x y = 20
2 em làm bảng lớp, lớp làm vào nháp.
+ Nêu lại ghi nhớ tìm một thừa số chưa biết
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
2 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
- Y/c h/s giải thích cách làm. 
- Nhận xét về x trong hai phép tính này?
- Cách tìm x thì như thế nào?
x x 2 = 4 2 x x = 12 
- Giống nhau: đều là thừa số chưa biết.
Khác: Vị trí khácnhau.
- Đều giống nhau: đều lấy tích chia cho thừa số đã biết.
+ KL: Dù tìm thừa số thứ nhất hay thừa số thứ hai chúng ta đều lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Thảo luận nhóm 2
+ Đại diện 2 nhóm lên tham gia trò chơi 
“ tiếp sức”; Mỗi nhóm 3 em
+ Các nhóm nêu cách làm
+ Nhận xét và tuyên dương
Bài 4: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Học sinh tự tóm tắt và giải 
Làm vào VBT – 1 em lên giải
+ Chấm và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
Đạo đức: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. ( T 2 )
I. Mục tiêu:
- Như ở tiết 1.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Khi gọi và nhận điện thoại chúng ta cần phải ntn?
Học sinh trả lời
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
+ Nhận xét và đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Đóng vai
Mục tiêu: Học sinh thực hành kĩ năng nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống.
Cách tiến hành
- Đọc các tình huống lên
2 em
- Học sinh làm việc
Thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trả lời
+ Cách trò chuyện qua điện thoại như vậy đã lịch sự chưa? Vì sao?
Kết luận: Dù ở trong tình huống nào, em cũng cần phải cư xử lịch sự.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nhận hộ điện thoại.
Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu tình huống
Học sinh theo dõi
- Làm việc theo nhóm
Thảo luận nhóm 2
+ Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
Đại diện các nhóm lên trình bày cách giải quyết mỗi tình huống
Hoạt động 3: Liên hệ
- Trong lớp chúng ta, em nào đã gặp tình huống tương tự?
- Em đã làm gì trong tình huống đó?
- Em sẽ ứng xử thế nào nếu gặp lại những tình huống đó?
Kết luận: Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác.
Thứ 3 ngày 15 tháng 2 năm 2011
Chính tả: ( Nghe – Viết) Quả tim Khỉ
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng đoạn “ Bạn là ai? .. mà Khỉ hái cho”,trình bày đúng đoạn văn xuôI có lời nhân vật
- Củng cố quy tắc chính tả s/x; ut/ uc.
Rèn ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi sẵn các nội dung bài tập
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
- Học sinh viết: long lanh, nồng nàn
Viết bảng con – 1 em lên viết
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung
- Giáo viên đọc
Học sinh theo dõi
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?
Cá Sấu và Khỉ
+ Vì sao Cá Sấu lại khóc?
Không có ai chơi với Cá Sấu
+ Khỉ đối xử với Cá Sấu ntn?
Kết bạn với Cá Sấu hái hoa quả cho Cá Sấu ăn.
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Những chữ nào trong bài cần viết hoa?
- Đoạn trích sử dụng những dấu câu nào?
Dấu chấm hỏi, dấu chấm, dấu phẩy.
c. Viết từ khó
Viết vào bảng con
d. Viết chính tả:
- Giáo viên đọc – Học sinh viết
Viết vào vở ô li
e. Soát lỗi chính tả
Dùng bút chì để sửa lỗi.
g. Chấm và chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Đọc yêu cầu
2 em
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Làm bài
Làm vào VBT – 1 em lên làm vào bảng phụ
+ Nhận xét và chữa bài
Bài 3b. Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Thảo luận nhóm 2
+ 2 đội lên tham gia trò chơi “ Tiếp sức”; mỗi đội 3 em
Co lại: rụt
Dùng xẻng lấy đất, đá, cát: xúc
+ Đội nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc chơi
Chọi bằng đầu hoặc sừng: húc
4. Củng cố, dặn dò:
-Về nhà luyện viết thêm
Toán: Bảng chia 4
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Lập bảng chia 4 dựa vào bảng nhân 4.Nhớ được bảng chia 4
- áp dụng bảng chia 4 để giải bài toán có lời văn.
-Bồi dưỡng tư duy lụ gic và tư duy sỏng tạo trong học toỏn 
II. Đồ dùng: 3 tấm bìa mỗi tấm có 4 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Đọc thuộc bảng nhân 4
2 em
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu phép chia 4 từ phép nhân 4
- Giáo viên gắn lên bảng 3 tấm bìa.
Học sinh quan sát
+ Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?
4 chấm tròn
+ Muốn biết 3 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta làm ntn?
Lấy bốn nhân ba
+ Học sinh đọc
4 x 3 = 12
*Hình thành phép chia
GV nêu: Có 12 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, biết 1 tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
Có 3 tấm bìa
- Làm phép tính gì để biết được 3 tấm bìa?
Phép chia
- Học sinh nêu
12 : 4 = 3
+ Em có nhận xét gì giữa 2 phép tính này?
Phép chia là phép tính ngược lại của phép nhân.
- Dựa vào bảng nhân 4. Hãy lập bảng chia 4
Thảo luận nhóm 2
- Các nhóm nêu kết quả
4 : 4 = 1 24 : 4 = 6
+ Đọc bảng chia 4
8 : 4 = 2 28 : 4 = 7
+ Nhận xét các số trong phép chia
12 : 4 = 3 32 : 4 = 8 
16 : 4 = 4 36 : 4 = 9
20 : 4 = 5 40 : 4 = 10
+ Đọc thuộc lòng bảng chia 4
Đọc theo nhóm bàn
+ Gọi 1 số em lên đọc thuộc
3. Luyện tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Làm bài
Làm vào bảng con – 1 số em làm vào bảng phụ
+ Nhận xét và chữa bài
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
2 em
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Tóm tắt:
+ Học sinh tự tóm tắt và giải vào vở.
4 hàng : 32 học sinh
+ 1 em lên bảng làm
Mỗi hàng: .. học sinh?
+ Chấm và chữa bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bảng chia 4
Kể chuyện: Quả tim Khỉ
I. Mục tiêu: 
1. Rèn luyện kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
-Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện, bước đầu thể hiện đúng giọng người kể; Giọng Khỉ; Giọng Cá Sấu.(HS kha giỏi 
2. Rèn kĩ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể; Biết nhận xét đúng lời kể của bạn; Kể tiếp được lời của bạn.
II. Đồ dùng: 4 bức tranh minh hoạ nội dung từng đoạn trong SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Kể lại câu chuyện “ Bác sĩ Sói”
3 em kể theo phân vai
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện
- Quan sát tranh kể theo nhóm
Kể theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm lên kể
VD: Một hôm, Khỉ đang trèo trên cây dừa ở ven sông, bỗng thấy một con vật da sần sùi, dài thượt, để lộ hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc. Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt nhỏ với hai hàng nước mắt đầm đìa.
b. Phân vai, dựng lại câu chuyện:
- Câu chuyện này có những vai nào?
Người dẫn chuyện, Khỉ, Cá Sấu
- Kể theo nhóm
Kể theo nhóm 3
+ Gọi các nhóm lên kể thi
2 nhóm
+ Nhận xét và cho điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện các em rút ra được điều gì?
-Về nhà tập kể lại cho mọi người cùng nghe
Tập viết: Chữ hoa U, Ư
I. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng viết chữ.
1. Biết viết chữ hoa U,theo cỡ vừa và nhỏ.
2. Biết viết ứng dụng cụm từ “ ươm cây gây rừng” theo cỡ nhỏ.
- Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
3.Rèn ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ U đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ ô li
III. Các hoạt động dạy –học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
a. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ U, Ư
- Chữ U, Ư cao mấy dòng? Rộng mấy li? Gồm có mấy nét?
-Nhận xét gì về chữ U, Ư?
Cao 5 li,..
Giống nhau nhưng chữ ư chỉ thêm 1 nét râu phía trên đầu
- Giáo viên hướng dẫn cách viết
Học sinh theo dõi.
b. Học sinh viết chữ U, Ư
Viết vào bảng con
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc cụm từ ứng dụng
2 em
+ Em hiểu: “Ươm cây gây rừng” là ntn?
Là công việc mọi người đều phải tham gia trồng cây để bảo vệ môi trường.
b. Hướng dẫn học sinh quan sát cụm từ ứng dụng:
- Nhận xét độ cao của các con chữ 
Học sinh nêu
- Nêu khoảng cách giữa các con chữ bằng chừng nào?
c. Viết vào bảng con:
-Viết chữ “Ươm”
Viết bảng con
4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Viết 1 dòng chữ U, Ư cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
- Viết 1 dòng chữ “Ươm” cỡ nhỏ
- 1 dòng thành ngữ “Ươm cây gây rừng”
+ Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh viết bài.
5. Chấm và chữa bài.
6. Củng cố, dặn dò: Về nhà luyện viết thêm
 Thứ 4 ngày 16 tháng 2 năm 2011.
Tập đọc: Voi nhà
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát được cả bài.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Phân biệt được lời của các nhân vật.
2. - Hiểu ý nghĩa của truyện: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà ,làm nhiều việc có ích cho con người : giúp anh bộ đội kéo xe ra khỏi vũng lầy..
3.Thái độ :GDHS luôn yêu quý và bảo vệ loài voi.
4. Các kĩ năng được giáo dục trong bài:
- Ra quyết định: Biết lựa chọn tình huống thích đáng khi gặp chú voi ở trong rừng.
- ứng phó với căng thẳng: Biết xử lí tình huống khi chú voi xuất hiện.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ
- Bảng phụ ghi các câu văn dài cần ngắt hơi.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Đọc bài “Quả tim Khỉ”
2 em đọc
+ Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?
+Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc bài: 
b. Luyện đọc đọc đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn
3 em
+ Rút từ khó
Học sinh luyện đọc
- Đọc đoạn lần 2
+ Đọc đoạn 1: chú ý đọc ngắt nghỉ sau dấu câu và sau các cụm từ.
2 em đọc
+ Em hiểu “ khựng lại” là ntn?
Dừng lại đột ngột vì 1 động tác bất ngờ.
+ Ngồi thu lu là ngồi ntn?
Là thu mình gọn nhỏ lại.
+ Đọc đoạn 2: Hướng dẫn đọc lời của nhân vật Tứ
2 em
Thế này thì hết cách rồi!
Chạy đi! Voi rừng đấy!
Không được bắn! Nó đập tan xe mất. Phải bắn thội!
+ Đọc đoạn 3: Hướng dẫn ngắt giọng và nhấn mạnh 1 số từ ở đoạn “ Nhưng  bản Tun”
1 em
- Đọc đoạn lần 3
3 em đọc nối tiếp
c. Đọc theo nhóm
Đọc nhóm 3
d. Thi đọc.
Các nhóm đọc thi
3. Tìm hiểu bài:
- Đọc đoạn 1
1 em
+ Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?
Vì mưa rừng ập xuống làm cho xe bị trút xuống bùn.
+ Tìm những câu văn cho thấy các chiến sĩ cố gắng mà xe vẫn không chạy lên được?
Tứ rú ga mấy lầnkhông nhúc nhích.
GT: “ vục” chúi ngập hẳn xuống
- Đọc đoạn 2
1 em
+ Chuyện gì xảy ra khi trời gần sáng?
Một con voi già lững thững xuất hiện.
+ Từ nào cho biết con voi ở đây to lớn?
Lững thững
+ Mọi người lo lắng ntn khi thấy con voi đến gần xe?
Nép vào lùm cây định bắn voi vì nghĩ nó đập tan xe.
- Đọc đoạn 3
Lớp đọc thầm
+ Con voi đã giúp họ ntn?
Quặp chặt vòi lầy
GT:quặp chặt vòi” co mình lại
Dùng tranh để giảng
+ Vì sao mọi người nói đã gặp được voi nhà?
Biết cứu giúp mọi người để kéo xe lên
4. Đọc lại cả bài
2 em đọc thi
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài – chuẩn bị bài sau
Toán: Một phần tư.
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết bằng hình ảnh trực quan “ Một phần tư”; biết viết và đọc 1/4 
-Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau 
II. Đồ dùng: Các mảnh bìa hình vuông, hình tròn.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Đọc bảng chia 4
4 em
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu một phần tư
- Giáo viên gắn tấm bìa hình vuông lên
Học sinh quan sát
+ Hình vuông được chia làm mấy phần bằng nhau? Trong đó có mấy phần được tô màu?
Chia thành 4 phần bằng nhau và 1 phần được tô màu.
GV: Hình vuông được chia thành 4 phần bằng nhau, trong đó có 1 phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần bốn hình vuông ( một phần bốn còn gọi là một phần tư )
- Viết: 1 ; Đọc một phần tư
 4 
Học sinh viết bảng con
Kết luận: Chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau, lấy đi 1 phần ( tô màu ) được 1/4 hình vuông.
3. Luyện tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
2 em
+ Gắn các hình lên bảng
Học sinh quan sát
+ Làm việc theo nhóm
Thảo luận nhóm bàn
+ Đại diện nhóm trả lời
Hình a, b, c
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Làm bài
Làm vào vở – 1 em lên bảng làm
+ Nhận xét và chữa bài
Hình ở phần a có 1/4 số con thỏ được khoanh vào
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Học thuộc lòng bảng chia 4.
- áp dụng bảng chia 4 để giải các bài tập có liên quan.
-Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau 
- II. Chuẩn bị:
- Tranh phóng to BT5
III. Các hoạt động dạy – học:
a. Bài cũ:
- Giáo viên đưa ra một số hình học sinh nhận biết 1/4.
2 em
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm.
- Gọi h/s đọc nối tiếp kết quả.
- Các phép tính này có ở đâu?
Bài 2: Tính nhẩm.
- Hai phép chia 12 : 4 và 12 : 3 được lập từ phép nhân nào?
- Khi biết kết quả phép nhân 12 : 3 = 4 ta có thể tìm được kết quả của hai phép chia đó không? Vì sao?
- Làm bài vào vở .
- ở bảng chia 4
- Phép nhân 4 x 3 = 12
- Tìm được, vì lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia.
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Học sinh tự tóm tắt và giải vào vở
+ 1 em lên làm vào bnảg phụ
Tóm tắt:
+ Chấm và chữa bài
4 tổ: 40 học sinh.
Mỗi tổ: học sinh?
Bài 5: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Học sinh làm bài
Thảo luận nhóm vừa
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
Luyện từ và câu: Từ ngữ về loài thú. 
 Dấu chấm, dấu phẩy.
I. Mục tiêu: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến muông thú.
- Hiểu được các câu thành ngữ trong bài.
- Biết dùng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn.
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ BT1
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra: Đọc tên một số loài thú mà em biết.
- 2 h/s trả lời.
- Y/c h/s đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
- 2 h/s đặt và trả lời.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Từ ngữ về muông thú.
Bài1: Gọi h/s đọc y /c. G/v ghi bảng
- 1 h/s đọc
- Y/c h/s quan sát tranh và đọc tên các con vật.
- Cáo, gấu trắng, thỏ, sóc, nai, hổ
- H/s thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày. 
Gấu trắng: tò mò Hổ: dữ tợn
Cáo: tinh ranh Sóc: nhanh nhẹn
nai: hiền lành thỏ: nhút nhát
- Y/c h/s đọc lại tên các con vật và đặc điểm
- Y/c h/s tìm thêm tên các con thú khác và đặc điểm của chúng.
Bài 2: Gọi h/s đọc y/c.
- 1 h/s đọc.
- Y/c h/s đọc tên con vật vào chỗ thích hợp.
- Đây là những thành ngữ có hình ảnh so sánh dùng để chỉ đặc điểm con vật nhưng đồng thời cũng dùng để so sánh với tính nết của người.
3. Dấu chấm, dấu phẩy.
Bài 3.Điền dấu chấm hay dấu phẩy thích hợp vào ô trống.
- Y/c h/s làm vào vở, 1 h/s lên bảng làm.
- H/s đọc y/c
- Nhận xét bài của bạn.
- Gọi 1 h/s đọc lại bài sau khi đã điền dấu câu.
GV chốt: Cần sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy để câu văn rõ ràng dễ hiểu.
4. Củng cố dặn dò.
Thứ 5 ngày 17 tháng 2 năm 2011
Chính tả: ( Nghe – Viết ) Voi nhà
I. Mục tiêu: 
-Nghe và viết lại đúng đoạn “ Con voi lúc lắc vòi đến hướng bản Tun.
-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x; ut/uc.
-Rèn kỷ năng giữ vở sạch, viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng: Ghi sẵn nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy –học:
A. Bài cũ: 
- Học sinh viết: phù sa, xa xôi, ngôi sao, lao xao.
Viết bảng con
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết:
- Giáo viên đọc đoạn chép
Học sinh theo dõi
+ Mọi người lo lắng ntn?
Lo con voi đập nát chiếc xe
+ Con voi đã làm gì để giúp các chiến sĩ?
Kéo chiếc xe lên khỏi bãi lầy.
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Những chữ nào trong bài được viết hoa
Con, Nó, Phải, Lôi, Thật
c. Luyện viết tiếng khó
Học sinh viết vào bảng con
- lúc lắc, lo lắng, quặp, huơ.
d. Viết chính tả:
- Giáo viên dọc – Học sinh viết
Viết vào vở
e. Đọc khảo bài
Dùng bút chì để khảo
3. Luyện tập:
Bài 2a: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Học sinh làm bài
1 em lên làm vào bảng phụ –Lớp làm vào VBT
+ Nhận xét và chữa bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà luyện viết thêm.
 Thứ 6 ngày 18 tháng 2 năm 2011
Tập làm văn: Đáp lời phủ định.
Nghe, trả lời câu hỏi.
I. Mục tiêu:	
- Biết đáp lại lời phủ định của người khác bằng lời của em trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
- Nghe truyện ngắn “ vì sao” và trả lời câu hỏi về nội dung.
- Biết ghi nhớ và có thể kể lại câu chuyện theo lời của mình.
+ Các kĩ năng được giáo dục trong bài:
- Giao tiếp: ứng xử văn hóa.
- Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng: Máy điện thoại đồ chơi.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: 
- Đọc bài tập 3
2 em
+ Nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bàI tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Treo tranh minh hoạ
Quan sát tranh thảo luận nhóm 2
+ Bức tranh minh hoạ điều gì?
Bạn học sinh gọi điện thoại đến nhà bạn.
+ Khi gọi điện thoại đến, bạn nói thế nào?
Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ.
+ Cô chủ nhà nói thế nào?
ậ đây không có ai tên là Hoa đâu cháu ạ.
+ Bạn học sinh đã nói thế nào?
Thế ạ! Cháu xin lỗi cô.
- Học sinh lên bảng thể hiện.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Thực hành tình huống a
HS1: Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ.
HS2: Rất tiếc, cô không biết vì cô không phải là người ở đây.
HS1: Dạ, xin lỗi cô, không sao ạ.
Thực hành các tình huống còn lại
Thảo luận nhóm 2
+ Đại diện nhóm thực hành
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Bức tranh vẽ gì?
Học sinh trả lời
Bức tranh vẽ cảnh đồng quê, một cô bé ăn mặc kiểu thành phố đang hỏi một cạu bé ăn mặc kiểu nông thôn điều gì đó. Đứng bên cạnh cậu bé là một con ngựa.
+ Giáo viên kể
Học sinh theo dõi
+ Trả lời câu hỏi
Thảo luận nhóm 2
+ Đại diện nhóm trả lời
+ Nhận xét và cho điểm
-Gọi 2 HS lên bảng kể 
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà luyện thêm
Toán: Bảng chia 5
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:Biết cách thực hiện phép chia 5
- Lập bảng chia 5 ( chia trong bảng ).Nhớ được bảng chia 5
- áp dụng bảng chia 5 để giải toán có liên quan.
II. Đồ dùng: 4 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Đọc bảng nhân 5.
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn lập bảng chia 5
- Giáo viên gắn 4 tấm bìa.
Học sinh quan sát
+ Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?
5 chấm tròn.
+ Muốn biết 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta làm ntn?
5 x 4 = 20
+ Có 20 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, biết 1 tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
Có 4 tấm bìa
+ Làm thế nào để biết được có 4 tấm bìa?
Phép chia: 25 : 5 = 4
- Em có nhận xét gì về giữa 2 phép tính này?
Phép chia là phép tính ngược của phép nhân
- Dựa vào bảng nhân 5. Hãy lập bảng chia 5.
Thảo luận nhóm 2
- Các nhóm nêu kết quả
5 : 5 = 1 30 : 5 = 6
10 : 5 = 2 35 : 5 = 7
15 : 5 = 3 40 : 5 = 8
20 : 5 = 4 45 : 5 = 9
25 : 5 = 5 50 : 5 = 10
- Đọc thuộc bảng chia 5.
3. Luyện tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Học sinh làm bài
Thảo luận nhóm 2
+ Trình bày kết quả bằng hình thức trò chơi
2 nhóm tham gia trò chơi, mỗi nhóm 5 em.
“ Tiếp sức”
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Tóm tắt:
- Học sinh tự tóm tắt và giải vào vở
5 bình: 15 bông hoa
-1 em lên làm vào bảng phụ
Mỗi bình: bông hoa?
- Nhận xét và chữa bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà đọc thuộc bảng chia 5
Sinh hoạt: Nhận xét trong tuần24
I. Mục tiêu:
- Học sinh vạch ra được ưu và khuyết điểm trong tuần.
- Vạch ra được kế hoạch của tuần tới.
II. Lên lớp:
A. Lớp trưởng nhận xét:
B. Giáo viên nhận xét:
- Ưu điểm:
+ Các em đi học đúng giờ, chuyên cần
+ Nề nếp ra vào lớp nhanh nhẹn, nghiêm túc.
+ Ăn mặc đúng qui định
+ Vệ sinh trường lớp kịp thời, sạch sẽ.
 - Tồn tại: 
+ 1 số em còn nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học
 Kế hoạch:
+ Khắc phục tồn tại trên.
+ Thực hiện tốt kế hoạch của trường và đội đề ra.
Thủ công: Ôn tập chương II 
I. Mục tiêu: Tiếp tục ôn lại kiến thức, kĩ năng của học sinh qua sản phẩm là một trong những sản phẩm gấp, cắt, dán đã học.
II. Đồ dùng:
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
- Học sinh tự chọn một trong những nội dung đã học để làm tiếp.
+ Giáo viên tho dõi uốn năn 1 số em làm còn yếu.
3. Đánh giá sản phẩm:
4. Củng cố, dặn dò: Về nhà tập làm lại cho thành thạo.
Thể dục: Đi nhanh chuyển sang chạy. 
 Trò chơi: Kết bạn.
I. Mục tiêu:
- Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Ôn trò chơi “ Kết bạn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động, nhanh nhẹn.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Chuẩn bị một còi, kẻ các vạch chuẩn bị xuất phát, chạy, đích.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan thu 24.doc