Giáo án Lớp 2 - Tuần 19

I/ MỤC TIÊU :

 Giúp học sinh.

- Nhận biết được của tổng của nhiều số.

- Biết cách tính tổng của nhiều số.

- Chuẩn bị học phép nhân

- Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính với các số đo đại lượng có đơn vị kg, lít.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 45 trang Người đăng honganh Lượt xem 1337Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng năm đều có vẻ đẹp riêng, đáng yêu.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, lần lượt từng em kể từng lời của các nàng tiên theo tranh.
- Khi một em kể các em khác lắng nghe, gợi ý cho bạn và nhận xét lời kể của bạn.
- Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi em chỉ theo 1 tranh sau đó kể cả đoạn 1.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã giới thiệu ở Tuần 1.
- 4 HS lần lượt trả lời sau đó một số HS kể lại lời của Đất nói với bốn nàng tiên.
- Nối tiếp nhau kể đoạn 1, 2. Kể 2 vòng.
- Tập kể trong nhóm và trình bày trước lớp.
- Một số HS phát biểu ý kiến cá nhân. 
-----------------ặb-----------------
Môn : Đạo Đức
TRẢ LẠI CỦA RƠI
I/ MỤC TIÊU :
	1. HS hiểu :
	- Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.
	- Trả lại của rơi là thật thà, được mọi người kính trọng.
	2. HS trả lại của rơi khi nhặt được.
	3. HS có thái độ quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
II/ CHUẨN BỊ :
	- Tranh tình huống hoạt động 1. T1.	
	- Phiếu học tập hoạt động 2. T1.
- Các tấm bìa nhỏ có 3 màu xanh, đỏ, vàng.
	- VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1 : Thảo luận phân tích tình huống
 + Mục tiêu : Giúp HS biết ra quyết định đúng, khi nhặt được của rơi.
 + Cách tiến hành :
 1. GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết nội dung tranh.
Tranh: Cảnh 2 em cùng đi với nhau nhặt trên đường; cả 2 cùng nhìn thấy tờ 20.000đ rơi ở dưới đất
 2. HS nêu về nội dung tranh.
 3. GV giơi thiệu tình huống.
Ÿ Hai bạn nhỏ cùng đi học về, bỗng cả hai cùng nhìn thấy tờ 20.000đ rơi ở dưới đất.
Ÿ Theo em, hai bạn nhỏ đó có thể có những cách giải quyết nào với số tiền nhặt được?
 - GV cho HS phán đoán các giải pháp có thể xảy ra.
	- GV ghi các ý kiến của HS lên bảng.
	- GV tóm tắt thành mấy giải pháp chính:
	Ÿ Tranh giành nhau.
	Ÿ Chia đôi.
	Ÿ Tìm cách trả lại cho người mất.
	Ÿ Dùng làm việc từ thiện.
	Ÿ Dùng để tiêu chung.
	- GV nêu câu hỏi cho các nhóm trả lời.
Ÿ Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống, em sẽ chọn cách gải quyết nào?
	- Khi các nhóm thảo luận xong, GV gọi đại diện từng nhóm báo cáo, HS nhận xét GV nhận xét chung.
GVKL : Khi nhặt được của rơi, cần tìm cách trả lại cho người mất. Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho họ và cho chính mình.
* Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ.
 + Mục tiêu : HS biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến có liên quan đến việc nhặt được của rơi.
 + Cách tiến hành :
	1. HS làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
	- GV nêu các tình huống cho HS suy nghĩ chọn và giơ tấm mà các em đã chọn (Màu đỏ em tán thành, màu xanh không tán thành, màu vàng lưỡng lự không biết.)
	- Khi HS giơ tấm bìa mà các em đã chọn và giải thích tại sao lại chọn màu đó.
 	- GV nhận xét chung và tuyên dương ý kiến đúng.
£ a) Trả lại của rơi là người thật thà, đáng quý trọng.
£ b) Trả lại của rơi là ngốc.
£ c) Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình.
£ d) Chỉ nên trả lại của rơi khi có người biết.
£ đ) Chỉ nên trả lại khi nhặt được số tiền lớn hoặc những vật đắt tiền.
 GVKL : Các ý kiến a,c là đúng, các ý kiến b,d,đ là sai.
 * Hoạt động 3 : Củng cố.
	+ Mục tiêu : Củng cố lại nội dung bài học cho HS.
	+ Cách tiến hành : 
	- GV cho HS hát vui bài “Bà Còng”.
GVKL : Bạn Tôm, bạn Tép nhặt được của rơi trả lại người mất là thật thà, được mọi người yêu quý.
	- Thực hiện trả lại của rơi khi nhặt được.
	- Sưu tầm các truyện kể, các tấm gương, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ nói về không tham của rơi.
- HS quan sát tranh.
- HS theo dõi các tình huống trên.
- HS tự phán đoán các giải pháp có thể xảy ra. 
- Lần lượt HS nêu lên ý kiến của mình
- Thảo luận nhóm theo câu hỏi của GV.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- HS theo dõi.
- HS thực hành chọn và giơ tấm phiếu 3 màu.
- HS nhận xét qua ý kiến của bạn.
- Cả lớp hát vui.
-----------------ặb-----------------
Môn : Thể dục
TRÒ CHƠI BỊT MẮT BẮT DÊ
-----------------ặb-----------------
Thứ tư ngày tháng năm .
Môn : Tập Đọc
LÁ THƯ NHẦM ĐỊA CHỈ 
I/ MỤC TIÊU :
1. Đọc :
- Đọc lưu loát được cả bài. Đọc cả phần bì thư.
- Đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm, phân biệt được lời các nhân vật.
2. Hiểu :
- Hiểu nghĩa từ : bưu điện.
- Hiểu nội dung bài : Câu chuyện về bức thư nhầm địa chỉ muốn nhắc nhở các em, khi gởi thư qua đường bưu điện, cần chú ý ghi đúng địa chỉ người nhận. Đồng thời nhắc các em không được bóc thư của người khác vì như thế mà mất lịch sự và vi phạm pháp luật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Một bì thư. 
- Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 1 HS lên kiểm tra bài cũ
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
2/ DẠY HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Hỏi : Các con đã bao giờ gởi thư qua đường bưu điện chưa ? Khi gởi thư qua đường bưu điện mà ghi nhầm địa chỉ của người nhận thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và giới thiệu : Đây là bạn Mai và mẹ bạn Mai. Hai mẹ con đang nói chuyện về một bức thư gởi nhầm địa chỉ. Muốn biết hai mẹ con bạn Mai đã làm gì với bức thư này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Lá thư nhầm địa chỉ.
2.2. Luyện đọc :
a) Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu lần 1. Chú ý phân biệt giọng của các nhân vật.
- Giọng bác đưa thư to, rõ ràng, dứt khoát : Giọng Mai ngạc nhiên : Giọng mẹ lúc bảo Mai đi hỏi bác tổ trưởng ôn tồn.
b) Luyện phát âm :
- Yêu cầu HS tìm hiểu các từ khó, dễ lẫn trong bài. (Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng)
- Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện phát âm, tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm.
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lối cho HS (nếu có) 
c) Luyện đọc đoạn :
- Hướng dẫn HS đọc nội dung phong bì thư : Đọc phần người gởi trước, sau đó đọc phần người nhận. Chú ý nghỉ hơi giữa các nội dung thông tin. (GV đọc mẫu)
- Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hướng dẫn HS chia bài thành 2 đoạn.
+ Đoạn 1 : Mai đang giúp mẹ  gửi cho nhà mình mà.
+ Đoạn 2 : Phần còn lại.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1. 
- Yêu cầu HS tìm cách đọc các câu cần luyện ngắt giọng sau đó cho HS luyện đọc các câu này.
- Hướng dẫn HS đọc lời các nhân vật cho phù hợp với nội dung sau đó yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
- Để đọc tốt đoạn này các con cần chú ý ngắt giọng câu nói của mẹ với Mai và sau câu văn cuối bài.
- Gọi HS đọc câu : À, hay là con  chuyển giúp họ.
- Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng câu văn trên.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét, rút ra cách ngắt giọng đúng.
- Hướng dẫn tương tự để HS rút ra cách ngắt giọng câu văn cuối bài.
- Tổ chức cho HS luyện ngắt giọng 2 câu văn trên.
- GV hướng dẫn giọng đọc : Để đọc hay đoạn văn này các em cần thể hiện giọng lo lắng, ân cần khi đọc lời của mẹ Mai.
- Gọi HS đọc lại đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn và đọc phong bì thư.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc :
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc các nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh :
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
2.3 . Tìm hiểu bài :
- GV đọc lại bài.
- Hỏi : Bưu điện là gì ?
- Nhận được thư Mai ngạc nhiên về điều gì ?
- Vì sao lại có sự nhầm lẫn ấy, có phải bác đưa thư đã nhầm không ?
- Hãy đọc lại bì thư và cho biết trên bì thư cần ghi những gì ?
- Ghi như thế để làm gì ?
- Tại sao mẹ bảo Mai đừng bóc thư ra ?
- Khi vô tình nhận được thư của người khác các con không nên bóc thư ra, như thế là mất lịch sự và cũng là vi phạm pháp luật về thư tín. Các con nên trả lại thư cho người được nhận nếu biết người ấy hoặc gởi trả lại bưu điện để bưu điện chuyển lại cho người gởi.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét chung về tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS 1 đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi : các mùa đã nói về nhau như thế nào ?
- HS 2 đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Bà Đất nói về các mùa như thế nào ?
- Khi gửi thư qua đường bưu điện mà ghi nhầm địa chỉ thì thư sẽ không đến được tay người nhận.
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Các từ đó là : Lạch Tray, Đà Nẵng, treo tranh, trả lại, chuyển, xa xôi,; Lạch Tray, Đà Nẵng, Tết, bảo, để trả lại, chuyển giúp, tổ trưởng, 
- 5-7 HS đọc bài các nhân, cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Một số HS đọc bài.
- Dùng bút chì để đánh dấu đoạn vào SGK. 
- 1 HS khá đọc bài. 
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu :
+ Mẹ ơi, / nhà mình có ai tên là Tường không nhỉ ?
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS khá đọc bài.
- 1 HS đọc bài.
- À, / hay là con đi hỏi bác Nga xem / bác có biết ai là Tường không, / chuyển giúp cho họ. //
- Cầm lá thư đi, / Mai thầm mong bác tổ trưởng biết ông Tường / để lá thư này không phải vòng về Hải Phòng xa xôi nữa.
- 5-7 HS đọc bài cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh.
- Một số HS đọc bài.
- Nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn. Đọc hết vòng một thì các em khác đọc tiếp vòng hai. - Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- Là cơ quan phụ trách việc chuyển thư, chuyển điện thoại, điện báo, bưu thiếp, bưu phẩm,  
- Mai ngạc nhiên vì tên người nhận là ông Tường mà nhà Mai thì không có ai tên là Tường cả.
- Không phải bác đưa thư nhầm do người gởi thư đã ghi nhầm địa chỉ.
- Trên bì thư cần ghi rõ địa chỉ của người gởi, người nhận.
- Để thư đến đúng tay người nhận.
- Vì đó không phải là thư của gia đình Mai, Mai không được bóc mà phải trả lại bưu điện hoặc tìm và đưa cho ông Tường. Đó là sự tôn trọng đối với thư từ của người khác. 
-----------------ặb-----------------
Môn : TNXH
ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I/ MỤC TIÊU :
	- Có 4 loại giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
	- Kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
	- Nhận biết một số biển báo trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua.
	- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh, ảnh trong SGK trang 40, 41.
	- 5 tấm bìa: 1 tấm bìa ghi chữ đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi đường hàng không.
	- Sưu tầm tranh ảnh các phương tiện giao thông.	
	- SGK + VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ :
3. BÀI MỚI :
 a/ Giới thiệu bài: “Khởi động”
	- GV nói:
+ Cô đố các em loại đường gì không có vị ngọt và không có nó chúng ta không thể đi đến những nơi khác được? (Đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy.)
	- GV nói: Tên gọi chung cho các loại đường đó là “Đường giao thông”. Đây cũng chính là nội dung của bài học ngày hôm nay. GV ghi tựa bài lên bảng.
 b/ Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường giao thông.
 Bước 1 : 
	- GV gọi 5 HS lên bảng, phát cho mỗi HS 1 tấm bìa (1 tấm ghi đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi đường hàng không) Y/c: Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
Bước 2 :
 GVKL: Trên đây là 4 loại đường giao thông. Đó là đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Trong đường thủy có đường biển và đường sông.
c/ Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông.
 * Làm việc theo cặp.
	- Treo ảnh trang 40 H1, H2.
	- GV h/dẫn HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi.
Ÿ Bức tranh 1 chụp phương tiện gì? (Ôtô)
Ÿ Ôtô là loại phương tiện dành cho loại đường nào? (Đường bộ)
Ÿ Bức tranh 2: Hình gì? (Hình đường sắt)
Ÿ Phương tiện nào đi trên đường sắt? (Tàu hỏa)
	- GV hỏi thêm.
Ÿ Kể tên những phương tiện đi trên đường bộ (Ôtô xe máy, xe đạp, xe buýt, đi bộ, xích lô)
Ÿ Phương tiện đi trên đường hàng không? (Máy bay, dù (nhảy dù), tên lửa, tàu vũ trụ) 
Ÿ Kể tên các loại tàu thuyền đi trên sông hay biển mà em biết? (Tàu ngầm, tàu thủy, thuyền thúng, thuyền có mui, thuyền không mui)
	- GV nhận xét bổ sung.
 * Làm việc theo lớp.
	- GV hỏi thêm.
Ÿ Ngoài các phương tiện giao thông đã được học nói em còn biết phương tiện giao thông nào khác? Nó dành cho loại đường gì?
Ÿ Kể tên các loại đường giao thông có ở địa phương em.
 GVKL: đường độ là đường dành cho đường đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, ôtôĐường sắt dành cho tàu hỏa, đường thủy dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thủyĐường hàng không dành cho máy bay.
d/ Hoạt động 3: Nhận biết 1 số loại biển báo.
 Bước 1: 
	- GV hướng dẫn HS quan sát 5 loại biển báo được giới thiệu trong SGK.
	- GV yêu cầu HS chỉ và nói tên từng loại biển báo. GV hướng dẫn các em cách đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo.
Ÿ Biển báo này có hình gì? Màu gì?
Ÿ Đố bạn loại biển báo nào thường có màu xanh?
Ÿ Loại biển báo nào thường có màu đỏ?
Ÿ Bạn phải làm gì khi gặp biển báo này?
 GV nói thêm: Biển báo “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”
+ Trường hợp không có xe lửa đi tới thì nhanh chóng vượt qua đường sắt.
+ Nếu có xe lửa sắt đi tới, mọi người phải đứng cách xa đường sắt ít nhất 5m để đảm bảo an toàn.
+ Đợi cho đoàn tàu đi qua hẳn rồi nhanh chóng đi qua đường sắt
 Bước 2:Liên hệ thực tế.
	- GV hỏi.
Ÿ Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy.
Ÿ Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết một số biển báo trên đường giao thông?
 GVKL: Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đường giao thông khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với 1 số biển báo thông thường.
e/ Hoạt động 4: Trò chơi: Đối đáp nhanh
	- GV gọi 2 tổ lên bảng, xếp thành hàng, quay mặt vào nhau (Mỗi tổ 4 HS)
	- HS thứ nhất ở tổ 1 nói tên phương tiện giao thông. HS thứ 1 ở tổ 2 nói tên đường giao thông và ngược lại.
	- HS chơi như vậy lần lượt đến hết hàng. Tổ nào có nhiều câu trả lời đúng thì tổ đó thắng cuộc.
	- GV nhận xét và tuyên dương.
 * Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS trả lời.
- HS đọc lại tựa bài.
- Cả lớp đọc ĐT.
- HS gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp
- Lớp nhận xét kết quả làm việc của bạn.
- HS quan sát ảnh.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- HS tự liên hệ trả lời.
- Làm việc theo cặp.
- HS thực hiện trò chơi.
-----------------ặb-----------------
Môn : Toán
THỪA SỐ – TÍCH
I/ MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh.
- Nhận biết được tên gọi các thành phần và kết quả của phép nhân.
- Củng cố cách tìm kết quả phép nhân thông qua việc tính tổng các số hạng bằng nhau.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- 3 miếng bìa ghi: Thừa số, thừa số, tích.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ :
	- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
 + Chuyển các phép cộng sau thành phép nhân tương ứng.
3 + 3 + 3 + 3 + 3
7 + 7 + 7 + 7
	- GV nhận xét ghi điểm từng em.
 * GV nhận xét tiết kiểm tra.
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 a/ Giới thiệu bài :
	- Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em về tên gọi các thành phần và kết quả phép nhân. GV ghi tựa bài lên bảng gọi HS nhắc lại tựa bài.
 b/ Giới thiệu “Thừa số – Tích”:
	- GV viết lên bảng phép tính 2 x 5 = 10 và yêu cầu HS đọc phép tính trên.
	- GV nêu.
+ Trong phép nhân 2 x 5 = 10 thì 2 được gọi là thừa số, 5 cũng được gọi là thừa số, còn 10 được gọi là tích (GV gắn các tờ bìa lên bảng) GV hỏi lại.
Ÿ 2 gọi là gì trong phép nhân 2 x 5 = 10? (2 gọi là thừa số)
Ÿ 5 gọi là gì trong phép nhân 2 x 5 = 10? (5 gọi là thừa số)
Ÿ 10 gọi là gì trong phép nhân 2 x 5 = 10? (10 gọi là tích)
Ÿ Thừa số là gì của phép nhân? (Thừa số là các thành phần của phép nhân)
Ÿ Tích là gì của phép nhân? (Tích là kết quả của phép nhân)
Ÿ 2 nhân 5 bằng bao nhiêu? (2 nhân 5 bằng 10)
Ÿ 10 gọi là tích 2 x 5 cũng gọi là tích.
	- GV y/c HS nêu tích của phép nhân 2 x 5 = 10
c/ Luyện tập – thực hành:
Bài 1 : 
	- GV hỏi.
Ÿ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Bài tập yêu cầu chúng ta viết các tổng dưới dạng tích)
	- GV viết lên bảng 3 + 3 + 3 + 3 + 3 và yêu cầu HS đọc.
	- GV hỏi tiếp.
Ÿ Tổng trên có mấy số hạng? Mỗi số hạng bằng bao nhiêu? (Đây là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 3)
Ÿ Vậy 3 được lấy mấy lần? (3 được lấy 5 lần)
Ÿ Hãy viết tích tương ứng với tổng trên. (GV gọi 1 HS viết)
Ÿ 3 nhân 5 bằng bao nhiêu? (3 nhân 5 bằng 15)
	- GV cho cả lớp làm vào SGK.
	- GV gọi 3 HS lên sửa bài, mỗi em sửa 1 bài.
	- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
a) 9 + 9 + 9 = 9 x 3 ; 9 x 3 = 27
b) 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 4; 2 x 4 = 8
c) 10 + 10 + 10 = 10 x 3; 10 x 3 = 30 
Bài 2 : 
	- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
+ Viết các tích dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau rồi tính.
	- GV nói: Bài toán này là bài toán ngược so với bài 1.
	- GV viết lên bảng phép tính 6 x 2 và yêu cầu HS đọc phép tính.
	- GV hỏi.
Ÿ 6 nhân 2 còn có nghĩa là gì? (6 được lấy 2 lần)
Ÿ Vậy 6 nhân 2 tương ứng với tổng nào? (Tổng 6 + 6)
Ÿ 6 cộng 6 bằng mấy? (6 cộng 6 bằng 12)
Ÿ Vậy 6 nhân 2 bằng mấy? (6 nhân 2 bằng 12)
	- GV cho HS làm bài vào vở.
	- GV gọi 2 HS lên bảng làm.
a) 5 x 2 = 5 + 5 = 10
 Vậy 5 x 2 = 10
 2 x 5 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
Vậy 2 x 5 = 10
b) 3 x 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12
Vậy 3 x 4 = 12
 4 x 3 = 4 + 4 + 4 = 12
Vậy 4 x 3 = 12
	- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV đưa ra kết luận.
	- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 : 
	- GV yêu cầu HS viết phép nhân có thừa số là 8 và 2, tích là 16.
	- GV cho HS làm các bài còn lại vào vở.
	- 3 HS lên bảng sửa bài. Mỗi em làm 1 bài
	- GV nhận xét và chấm 1 số bài cho HS.
4 x 3 = 12
10 x 2 = 20
5 x 4 = 20
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
	- GV hỏi lại.	
 Ÿ Thừa số là gì trong phép nhân? Tích là gì trong phép nhân?
 * Nhận xét tiết học.
- 2 HS làm lên bảng làm bài.
3 x 5 = 15
7 x 4 = 28
- 1, 2 HS nhắc lại tựa bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- 1, 2 HS đọc.
 + 2 nhân 5 bằng 10.
- Lớp theo dõi.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Tích là 10, tích là 2 x 5.
- 1 HS đọc phép tính bên.
- 1 HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con 3 x 5.
- HS làm bài vào SGK.
- 3 HS lên làm bài, mỗi em làm 1 bài.
- HS nhận xét.
- Lớp sửa bài của mình.
- 1 HS nêu.
- 1, 2 HS đọc.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét bài của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- 2 HS lên bảng viết. Cả lớp làm bài vào bảng con.
8 x 2 = 16
- HS làm các bài còn lại vào vở.
- 5, 7 HS nộp bài
- HS còn lại tự đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS trả lời.
-----------------ặb-----------------
Môn : Chính Tả
CHUYỆN BỐN MÙA
I/ MỤC TIÊU :
- Chép đúng, không mắc lỗi đoạn Xuân làm cho  đâm chồi nảy lộc trong bài Chuyện bốn mùa.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt n/l, dấu hỏi/dấu ngã.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI :
- Trong giờ học Chính tả này, các em sẽ tập chép một đoạn trong bài tập đọc Chuyện bốn mùa, sau đó làm các bài tập chính tả phân biệt n/l, dấu hỏi/dấu ngã.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI :
2.1. Hướng dẫn viết chính tả :
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép: 
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- Hỏi : Đoạn văn là lời của ai ?
- Bà Đất nói về các mùa như thế nào ?
b) Hướng dẫn trình bày :
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn có những tên riêng nào ?
- Hãy nêu cách viết 

Tài liệu đính kèm:

  • docT19.doc