Giáo án Lớp 2 - Tuần 14

I/ MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

 - Biết thực hiện các phép trừ có nhớ (Số bị trừ có hai chữ số, số trừ có một chữ số).

 - Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng.

 - Củng cố cách vẽ hình theo mẫu.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 37 trang Người đăng honganh Lượt xem 1463Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, ngôn ngữ phù hợp.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa.
- Một bó đũa, 1 túi đựng như túi tiền trong truyện.
- Bảng ghi tóm tắt ý chính từng truyện.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu kể nối tiếp câu chuyện Bông hoa Niềm Vui.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Hướng dẫn kể từng đoạn truyện
- Treo tranh minh họa gọi 1 HS nêu yêu cầu 1.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh (tranh vẽ cảnh gì ?)
- Yêu cầu kể trong nhóm.
- Yêu cầu kể trước lớp.
- Yêu cầu nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
2.2. Kể lại nội dung cả câu chuyện
- Yêu cầu HS kể theo vai theo từng tranh. Lưu ý: Khi kể nội dung tranh 1 các em có thể thêm vài câu cãi nhau. Khi kể nội dung tranh 5 thì thêm lời các con hứa với cha.
- Kể lần : GV làm người dẫn truyện.
- Kể lần 2 : HS tự đóng kịch.
- Nhận xét sau mỗi lần kể.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒø
- Tổng kết chung về giờ học.
- Dặn dò HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nêu : Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn Câu chuyện bó đũa.
- Nêu nội dung từng tranh.
+ Tranh 1 : Các con cãi nhau khiến người cha rất buồn và đau đầu.
+ Tranh 2 : Người cha gọi các con đến đố các con. Ai bẻ được bó đũa sẽ được thưởng.
+ Tranh 3 : Từng người cố gắng hết sức để bẻ bó đũa mà không bẻ được.
+ Tranh 4 : Người cha tháo bó đũa và bẻ từng cái một cách dễ dàng.
+ Tranh 5 : Những người con hiểu ra lời khuyên của cha.
- Lần lượt từng em kể trong nhóm. Các bạn trong nhóm theo dõi và bổ sung cho nhau.
- Đại diện các nhóm kể chuyện theo tranh. Mỗi em chỉ kể lại nội dung của 1 tranh.
- Nhận xét như đã hướng dẫn ở tuần 1.
- Nhận vai, 2 HS nam đóng 2 con trai, 2 HS nữ đóng vai 2 con gái. 1 HS đóng vai người cha. 1 HS làm người dẫn chuyện.
Môn : Thủ Công
GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CHỈ LỐI
I/ MỤC TIÊU:
	- HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
	- Gấp, cắt, dán được biển báo chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
	- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II/ CHUẨN BỊ:
 - Hai hình mẫu : Biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều có hình vẽ minh họa cho từng bước.
	- Giấy thủ công hoặc giấy màu (màu đỏ, xanh và màu khác) giấy trắng, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA:
 - GV cho các tổ trưởng kiểm tra phần chuẩn bị của tổ
3. DẠY - HỌC BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. 
b. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
 - GV cho HS chú ý vào hai hình mẫu và đặt câu hỏi so sánh về hình dáng, kích thước, màu sắc hai hình mẫu. (Mỗi biển báo có hai phần : Mặt biển báo và chân biển báo. Mặt biển báo đều là hình tròn có kích thước giống nhau nhưng màu khác nhau, 1 là màu và 1 là màu đỏ, ở giữa hình tròn đều có hình chữ nhật màu trắng chân biển báo hình chữ nhật.
c. GVø hướng dẫn mẫu :
Bước 1 : Gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận.
 - Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh là 6 ô.
	- Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô rộng 1 ô.
	- Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10, rộng 1 ô làm chân biển báo. 
Bước 2 : Dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều.
 	- Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng (H1).
	- Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô (H2).
	- Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa hình tròn (H3).
 Hình 1 Hình 2 Hình 3
 - GV cho HS thực hàng gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và sửa chữa HS làm.
 * GV nhận xét sản phẩm cho HS.
- Cả lớp hát vui.
- Các tổ trưởng kiểm tra.
- Báo cáo.
- HS đọc lại.
- HS theo dõi và nhận xét.
- HS quan sát.
Môn : Tập Đọc
NHẮN TIN
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ : quà sáng, lồng bàn, quét nhà, que chuyền, quyển 
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
2. Hiểu
- Hiểu nội dung 2 tin nhắn của bài.
- Hiểu cách viết một tin nhắn (ngắn gọn, đủ ý)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài Câu chuyện bó đũa.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong bài tập đọc này, các em sẽ đọc được 2 mẫu Tin nhắn. Qua đó, các em sẽ hiểu tác dụng của tin nhắn và biết cách viết một mẫu tin nhắn.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1 sau đó yêu cầu đọc lại. Chú ý giọng đọc thân mật, tình cảm. 
b) Luyện phát âm
- GV cho HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi lên bảng.
- Yêu cầu HS nối tiếp từng câu trong từng mẫu tin nhắn.
c) Luyện ngắt giọng
- Yêu cầu HS luyện ngắt giọng hai câu dài trong hai tin nhắn đã ghi trên bảng phụ.
d) Đọc tin nhắn
- Yêu cầu đọc lần lượt từng tin nhắn trước lớp.
- Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm
g) Đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Hỏi : Những ai tin nhắn cho Linh ? Nhắn tin bằng cách nào ?
- Vì sao chị Nga và Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy ?
- Nêu : Vì chị Nga và Hà không gặp trực tiếp Linh không nhờ được ai nhắn tin cho Linh nên phải viết tin nhắn để lại cho Linh.
- Yêu cầu đọc lại mẫu tin thứ nhất.
- Chị Nga nhắn Linh những gì ?
- Hà nhắn Linh những gì ?
- Yêu cầu HS đọc bài tập 5.
- Bài tập yêu cầu em làm gì ?
- Vì sao em phải viết tin nhắn
- Nội dung tin nhắn là gì ?
- Yêu cầu HS thực hành viết tin nhắn sao đó gọi một số em đọc. Nhận xét, khen gợi các em viết ngắn gọn, đủ ý.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Hỏi : Tin nhắn dùng để làm gì ?
- Nhận xét chung về tiết học. Dặn HS khi viết tin nhắn phải viết ngắn gọn đủ ý.
- HS 1 : Đọc đọan 1, 2 và trả lời câu hỏi : Tại sao bốn người con không bẽ gãy được bốn bó đũa ?
- HS 2 : Đọc đọan 2, 3 và trả lời câu hỏi : Người cha bẻ gãy đôi đũa bằng cách nào ?
- HS 3 : Đọc cả bài và nêu nội dung của bài.
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Đọc từ khó dễ lẫn. 3 đến 7 em đọc cá nhân. Lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu. Lần lượt đọc hết tin nhắn thứ nhất đến tin nhắn thứ hai.
- 5 đến 7 HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh cả câu :
Em nhớ quét nhà, / học thuộc hai khổ thơ / và làm ba bài tập toán/chị đã đánh dấu. //
Mai đi học, / bạn nhớ mang quyển bài hát / cho tớ mượn nhé. //
- 4 HS đọc bài. 
- Cả lớp đọc đồng thầm.
- Chị Nga và bạn Hà nhắn tin cho Linh. Nhắn bằng cách viết lời nhắn vào 1 tờ giấy.
- Vì lúc chị Nga đi Linh chưa ngủ dậy. Còn lúc Hà đến nhà Linh thì Linh không có nhà.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Chị nhắn Linh, quà sáng chị để trên lồng bàn và dặn Linh các công việc cần làm
- Hà đến chơi nhưng không có Linh ở nhà. Hà mang cho Linh một bộ que chuyền và dặn Linh mang cho mượn quyển bài hát.
- Đọc bài.
- Viết tin nhắn.
- Vì bố mẹ đi làm, chị đi chợ chưa về. Em sắp đi học.
- Nội dung tin nhắn là: Em cho cô Phúc mượn xe đạp.
- Viết tin nhắn
Môn : Tự Nhiên Xã Hội
PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
I/ MỤC TIÊU:
	Sau bài học HS có thể :
	- Nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc.
	- Phát hiện được một số lý do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc bị ngộ độc qua đường ăn uống.
	- Ý thức được những việc bản thân và người lớn trang gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
	- Biết cách ứng xử khi người thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ SGK trang 30 - 31.
	- Một vài vỏ hộp hóa chất hoặc thuốc tây.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1 : Quan sát hình vẽ và thảo luận : Những thứ có thể gây ngộ độc.
	+ Mục Tiêu :
	- Biết được một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc.
	- Phát hiện được một số lý do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống.
	+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Động não.
	- Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống.
	- Mỗi HS nêu 1 thứ.
	GV ghi lên bảng.
Bước 2 : Làm việc theo nhóm.
	- GV hỏi cả lớp.
Ÿ Trong những thứ các em đã kể trên thì thứ nào thường được cất giữ trong nhà.
	- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3 trong SGK trang 30 và tìm ra lí do khiến cho chúng ta có thể bị ngộ độc.
	- GV cho HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi.
Ÿ Nếu bạn trong hình ăn bắp ngô thì điều gì có thể xảy ra? Tại sao?
 Hình 2 : 
Ÿ Trên bàn đang có những thứ gì?
Ÿ Nếu em bé lấy được lọ thuốc và ăn phải những viên thuốc vì tưởng đó là kẹo, thì điều gì có thể xảy ra.
 Hình 3 :
Ÿ Nơi góc nhà đang để những thứ gì?
Ÿ Nếu để lẫn lộn dầu hỏa, thuốc trừ sâu hay phân đạm với nước mắm, dầu ăn.thì điều gì có thể xảy ra với những người trong gia đình?
	- GV cho các nhóm thảo luận theo câu hỏi GV đưa ra.
Bước 3 : Làm việc cả lớp.
	- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
	- GV cùng cả lớp nhận xét, GV nhận xét chung và bổ sung.
 GVKL : Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc là : Thuốc trừ sâu, dầu hỏa, thuốc tây, thức ăn ôi thiu hay thức ăn có ruồi đậu vào
 Một số người có thể bị ngộ độc do ăn uống vì những lí do sau:
 + Uống nhầm dầu hỏa thuốc trừ sâu.do chai không có nhãn hoặc để lẫn với những thức ăn uống thường ngày.
 + Ăn những thức ăn ôi thiu hoặc những thức ăn có ruồi, dán chuột đụng vào.
 + Ăn hoặc uống thuốc tây quá liều vì tưởng là kẹo hay nước ngọt.
Hoạt động 2 : Quan sát hình vẽ và thảo luâïn : Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc.
	+ Mục tiêu : Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người
	+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
	- GV yêu cầu HS quan sát tiếp các hình 4, 5, 6 trong SGK trang 31 và trả lời câu hỏi.
Ÿ Chỉ và nói mọi người đang làm gì? Nêu tác dụng của việc làm đó.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
	- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
GVKL : Để phònh tránh ngộ độc trong nhà chúng ta cần : 
 + Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình thuốc men cần để đúng nơi quy định xa tầm với của trẻ em và nên có tủ thuốc gia đình.
 + Thức ăn không nên để lẫn với các chất tẩy rửa hoặc các hóa chất khác.
 + Xem xét trong nhà của mình và liệt kê những thứ nếu ta ăn hoặc uống nhầm sẽ bị ngộ độc và cho biết chúng được cất ở đâu.
 + Không nên ăn thức ăn ôi thiu. Phải rửa sạch thức ăn trước khi chế biến và không để ruồi, dán, chuộtđụng vào thức ăn dù còn sống hay đã nấu chín.
 + Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bả chuột, dầu hỏa, xăngcần được cất giữ riêng và có nhãn mác để tránh sử dụng nhầm lẫn.
Hoạt động 3 : Đóng vai.
	+ Mục tiêu : Biết cách ứng xử khi người thân hoặc người khác bị ngộ độc.
	+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm đôi.
	- GV cho từng nhóm đôi đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc.
	- GV cùng cả lớp nhận xét.
GVKL : Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc thưa gì.
- Lần lượt HS kể.
- HS tự liên hệ trả lời.
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi hình 1, 2, 3.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- HS nghe.
- Đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm đôi lên thể hiện tình huống.
- Lớp nhận xét.
Môn : Toán
LUYỆN TẬP 
I/ MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh :
- Củng cố về : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số và về kĩ thuật thực hiện phép trừ có nhớ.
	- Củng cố về giải toán và thực hiện xếp hình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	- 4 hình tam giác vuông cân như hình vẽ SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1, 2 : Tính nhẩm.
 - GV cho HS làm vào SGK trang 68 GV theo dõi HS làm bài.
15 – 6 = 9 14 – 8 = 6 15 – 8 = 7 15 – 9 = 6 
16 – 7 = 9 15 – 7 = 8 14 – 6 = 8 16 – 9 = 8 
17 – 8 = 9 16 – 9 = 7 17 – 9 = 8 14 – 9 = 9 
18 – 9 = 9 13 – 6 = 7 13 – 7 = 6 13 – 9 = 4 
	* Tính Nhẩm.
15 – 5 – 1 = 9 16 – 6 – 3 = 7 17 – 7 – 2 = 8
15 –6 = 9 16 – 9 = 7 17 – 9 = 8
	- GV gọi lần lượt HS đọc kết quả GV nhận xét sửa chữa.
	- GV cho HS làm bài vào vở bài 3, 4. GV theo dõi HS làm.
Bài 3 : Đặt tính rồi tính
a) 35 – 7	72 – 36	 81 – 9 	 50 – 17 
 35 72 81 50
 - 7 - 36 - 9 - 17
 28 37 72 33
Bài 4 : GV gọi 1 HS đọc đề toán. GV hỏi.
 Ÿ Bài toán cho biết gì ? (Mẹ vắt 50 lít sữa bò, chị vắt ít hơn 18 l).
 Ÿ Bài toán hỏi gì ? (Chị vắt được bao nhiêu lsữa bò?).
 - GV cho HS giải vào vở.
 Tóm tắt
 Mẹ vắt được : 50 lít sữa bò.
 Chị vắt được ít hơn : 18 lít sữa bò. 
 Chị vắt được : lít sữa bò ?
Tính	Giải
 50	Chị vắt được là.
- 18	 50 – 18 = 32 (lít)
 32	 Đáp số : 32 lít
	- GV gọi 1 HS lên bảng sửa bài. GV cùng cả lớp nhận xét.
 * Tổ chức trò chơi nhóm.
	- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 em, trong nhóm sẽ xếp 4 hình tam giác thành hình cánh quạt (SGK bài 5) nhóm nào làm đúng nhanh sẽ thắng, thời gian chơi 2 phút.
* GV nhận xét và đánh giá nhóm chơi thắng cuộc.
- HS làm vào SGK bài1, 2 trang 68.
- Lần lượt HS đọc kết quả.
- Lớp nhận xét và đánh dấu nếu đúng ghi Đ, sai ghi S.
- HS làm bài 3, 4 vào vở.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS giải vào vở.
- 1 HS lên bảng làm sửa bài.
- Lớp nhận xét và sửa chữa.
- HS theo dõi.
- Các nhóm thực hiện trò chơi.
Môn : Chính Tả
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I/ MỤC TIÊU
- Nghe và viết lại chính xác đoạn từ Người cha liền bảo  đến hết.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n, i/iê, ăt/ăc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ ghi nội dung các bài tập đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV đọc các trường hợp chính tả cần phân biệt của tiết trước, yêu cầu 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ chính tả này, các con sẽ nghe và viết lại chính xác đoạn cuối trong bài Câu chuyện bó đĩa. Sau đó, làm các bài tập chính tả phân biệt l/n, i/iê, at/ac.
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- GV đọc đoạn văn cuối trong bài Câu chuyện bó đũa và yêu cầu HS đọc lại.
- Hỏi : Đây là lời của ai nói với ai ?
- Người cha nói gì với các con ?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Lời người cha được viết sau dấu câu gì ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc, HS viết các từ khó. Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Viết chính tả
- GV đọc, chú ý cụm từ đọc 3 câu.
e) Soát lỗi
g. Chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
a) Tiến hành
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Yêu cầu cả lớp đọc các từ trong bài tập sau khi đã điền đúng.
b) Lời giải
Bài 2 : 
a) lên bảng, nên người, ăn no, lo lắng.
b) mải miết, hiểu biết, chim sẻ, điểm mười.
Bài 3 : 
a) ông bà nội, lạnh, lạ.
b) hiền, tiên, chín.
c) dắt, bắc, cắt.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Trò chơi : Thi tìm tiếng có i/iê.
- Cách tiến hành : GV chia lớp thành 4 đội, cho các đội thi tìm. Đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.
- Ví dụ về lời giải : lim, tìm hiểu, kìm, phím đàn, con nhím, chúm chím, bím tóc, in ấn, nhìn, vin cành,  tiên, hiền, liền, nghiền, chùa chiền, viền, liền, mạch, tiến lên, tiếng đàn, kiểng, viếng thăm, 
- Viết các từ ngữ sau : câu chuyện, yên lặng, dung dăng dung dẻ, nhà giời 
- 1 HS đọc thành từng tiếng. Cả lớp theo dõi.
- Là lời của người cha nói với các con.
- Người cha khuyên các con phải đoàn kết. Đoàn kết mới có sức mạnh, chia lẻ ra sẽ không có sức mạnh.
- Sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng.
- Viết các từ : liền bảo, chia lẻ, hợp lại, thương yêu, sức mạnh, 
- Nghe và viết lại.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài
- Nhận xét và tự kiểm tra bài mình.
- Đọc bài.
Môn : Tập Đọc
TIẾNG VÕNG KÊU
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ : phất phơ, vấn vương nụ cười, mênh mông, trong, sông, kẽo kẹt, võng,  
- Ngắt đúng nhịp thơ 4 chữ (2/2)
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : gian, phất phới, vấn vương
- Hiểu nội dung bài thơ : Qua bài thơ ta thấy tình yêu thương tha thiết của tác giả đối với quê hương và em gái của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu thơ cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu đọc tin nhắn viết trong bài tâp 5 tiết tập đọc trước và nêu tác dụng của tin nhắn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trần Đăng Khoa là một nhà thơ lớn rất quen thuộc với tuổi thơ các con. Anh làm thơ khi tuổi còn rất nhỏ. Những bài thơ của anh rất gần gũi với tuổi thơ. Hôm nay chúng ta sẽ học bài Tiếng võng kêu để biết được tình yêu thương của anh với quê hương và người em gái nhỏ của mình.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng nhẹ nhàng tình cảm.
b) Đọc từng câu và luyện phát âm
- Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện phát âm.
- Yêu cầu đọc từng câu thơ.
c) Đọc từng đoạn trước lớp
- Hướng dẫn ngắt nhịp. Chủ yếu là nhịp 2/2, riêng các câu 2, 3, 4 của khổ thơ cuối chỉ nghỉ ở cuối câu thơ.
- Yêu cầu đọc nối tiếp từng khổ thơ.
d) Đọc từng đoạn trong nhóm
e) Thi đọc giữa các nhóm
g) Đọc đồng thanh cả bài
2.3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc khổ thơ 1.
- Hỏi : Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?
- Câu thơ nào cho em thấy bạn nhỏ đang ru em?
- Gian có nghĩa là gì ?
- Tại sao nói : Ba gian nhà nhỏ. Đầy tiếng võng kêu ?
- Nêu : Điều đó cho ta thấy bạn nhỏ rất yêu em và chăm lo cho giấc ngủ của em. Chúng ta tìm hiểu tiếp khổ thơ dành xem bạn nhỏ còn tình cảm của mình cho gì nữa ?
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2.
- Câu thơ nào cho em thấy bạn nhỏ đang ngắm em của mình .
- Những từ ngữ nào cho thấy em bé Giang ngủ rất đáng yêu ?
- Ngoài việc ngắm em ngủ, bạn nhỏ còm làm gì nữa?
- Bạn nhỏ đoán em mơ thấy gì?
- Theo em, liệu có đúng là em bé sẽ mơ về những cảnh ấy không ? Vì sao bạn nhỏ lại nghĩ em sẽ mơ thấy về những cảnh này.
- Nêu : Điều đó chứng tỏ bạn nhỏ rất yêu quê hương của mình
2.4. Học thuộc lòng
- Yêu cầu HS học thuộc lòng khổ thơ em yêu thích.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng và giải thích vì sao em thích khổ thơ đó.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Tổng kết chung về tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ. 
- Một HS khá đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- 5 đến 7 HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu thơ.
- Luyện ngắt giọng khổ thơ cuối.
Em ơi / cứ ngủ /
Tay anh đưa đều /
Ba gian nhà nhỏ /
Đầy tiếng võng kêu /
Kẽo cà / kẽo kẹt. //
Kẽo cà kẽo kẹt
- Nối tiếp nhau đọc các khổ thơ 1, 2, 3.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Bạn đang ru cho em ngủ.
- Câu thơ : Tay anh đưa đều.
- Gian có nghĩa là một phần của nhà, có cột hoặc tường ngăn với các phần khác.
- Vì bạn nhỏ luôn kéo võng kêu đưa em không nghỉ nên khắp nhà đâu cũng nghe tiếng võng
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Câu thơ bé Giang ngủ rồi / tóc bay phơ phất / Vương vương nụ cười. // cho thấy bạn nhỏ đang ngắm em.
- Từ ngữ : Tóc bay phơ phất, nụ cười vương vương.
- Bạn còn đoán giấc mơ của em.
- Bạn nhỏ đoán em sẽ g

Tài liệu đính kèm:

  • docT14.doc